Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam

Gió mát trăng thanh, câu thơchén rượu, hương thơm trà đượm, vừa là tài, vừa là sắc,

cảnh đẹp, tình say, Thúc Sinh đã mê mệt Kiều lúc nào chẳng biết. Tú Bà thì chỉbiết có tiền

nên thấy Kiều có thể đem vềcho mụrất nhiều tiền từtúi Thúc Sinh nên càng ra sức trau

chuốt cho Kiều. Nàng hầu rượu, gảy đàn, ca múa,. cho Sinh cũng nhưnàng phục vụcho bao

nhiêu người đàn ông khác. Bởi đó là nghềnghiệp của nàng. Vềphần Sinh, trước chỉlà thỏa

thói trăng hoa, nhưng đã bịcái sắc và tài năng của Kiều làm cho say đắm. Sinh đã thề ước đá

vàng cùng Kiều.

pdf104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Người đọc tưởng rằng cô Kiều mà mình thương yêu đã có thể nương náu đời mình, đã tìm được hạnh phúc, bình yên bên Từ Hải, thế mà Nguyễn Du lại khéo đặt ra những tình huống trớ trêu. Vì ông biết rằng, xã hội đảo điên ấy làm sao có thể để cho những người như Kiều có hạnh phúc. Vì mắc mưu Hồ Tôn Hiến mà Kiều đã hại chết Từ Hải. Mất Từ Hải, Kiều như mất đi nguồn sống duy nhất của mình ở đời này. Nàng đã bị mang tiếng là giết chồng. Điều này xuất phát từ tâm hồn rất thiện của Kiều, cùng với tâm lý nơm nớp lo sợ, niềm tin lung lay vào một hạnh phúc không vững chãi. Tâm lý này của Kiều là sản phẩm mà xã hội đã tạo ra. Kiều là một minh chứng cho những nạn nhân chịu đựng sự áp bức của xã hội một cách thường xuyên, dai dẳng. Mất chồng, nhưng nàng thì còn đó với trọn vẹn sắc đẹp và tài năng nên nàng lại rơi vào hoàn cảnh bi đát. Còn nỗi nhục nhã nào cho bằng phải hầu rượu kẻ đã giết chồng mình. Cuối cùng, nàng đành phải chọn con đường tự giải thoát bằng cách nhảy xuống sông Tiền Đường. Đây là cách duy nhất nàng có thể làm vào lúc này. Đó cũng chính là cách chống đối yếu ớt và bất lực của một con người sống triền miên trong đau khổ. Có đi dọc cuộc đời Kiều như lúc này mới hiểu được vì sao Nguyễn Du lại yêu Kiều đến như vậy. Một con người phải chịu sóng gió cuộc đời ngay từ khi còn là một thiếu nữ, làm một nghề hèn mạt, bị bao nhiêu kẻ bất lương lừa bịp, gián tiếp hại chết chồng, cuối cùng tìm đến cái chết. Nhưng đâu đơn giản như Kiều nghĩ là tìm đến cái chết để xóa sạch tất cả. Nàng được cứu sống, kết thúc mười lăm năm đoạn trường là màn đoàn viên cũng chất chứa bi kịch không kém những năm sóng gió trước kia. Buộc lòng phải từ chối tình cảm của người mình hết lòng yêu thương, nàng tan nát cõi lòng. Tác giả không để mối tình này có một kết thúc vẹn toàn khi họ đoàn viên. Làm sao Kiều đoạn tình với Kim Trọng một cách dễ dàng như thế? Cái hạnh phúc tưởng như đã nằm trong tầm tay, bỗng nhiên Kiều lại lên tiếng từ chối. Chuỗi bi kịch của cuộc đời Kiều vẫn cứ đeo đuổi nàng. Kiều đành phải " Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ". Hơn ai hết, Kim Trọng thấu hiểu nỗi lòng của Kiều và nói: Bấy lâu đáy bể mò kim Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa? (Truyện Kiều) Nghe những lời đó, Kiều xúc động thực sự. Nàng vội vã đứng lên, "sửa áo, cài trâm": Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng và nói lên sự biết ơn chân thành, nói lên cái nguyên nhân của lòng kính phục: Thân tàn gạn đục khơi trong Là nhờ quân tử khác lòng người ta. (Truyện Kiều) Đau đớn biết bao khi trước đây là tình yêu nồng thắm, tươi đẹp mà giờ đây phải "khấu đầu lạy tạ". Người mình yêu đứng đây, rất gần, hạnh phúc đã đến rất gần, chỉ cần Kiều với tay. Vậy mà… Lý do nàng buộc phải từ chối niềm hạnh phúc đó là vì vết nhơ của những năm tháng "mưa Sở mây Tần" trong lầu xanh làm sao có thể gột rửa? Làm sao nàng có thể đến với Kim Trọng khi "con ong đã tỏ đường đi lối về". Kỹ nữ Thúy Kiều không chỉ đau đớn khi chịu cảnh nhục nhã trong kỹ viện mà nỗi đau ấy còn hiển hiện khi tưởng như chỉ cần một cái gật đầu, cuộc đời nàng từ đây sẽ viên mãn. Nỗi đau về những năm tháng làm kỹ nữ thật là nặng nề và khó lòng có thể quên đi một cách dễ dàng. Mà Kiều có tạo ra nỗi đau này cho mình, tất cả là do "tài tình chi lắm cho trời đất ghen". Luận văn đề cập đến số phận của Thúy Kiều với một dung lượng khá nhiều chỉ để làm rõ một điều: không phải tất cả những người làm nghề kỹ nữ đều đáng bị lên án như định kiến của số đông người. Kiều là một người vừa đẹp, vừa có tài thực sự, có một tâm hồn rất trong lành, một nhân phẩm cao quý. Rõ ràng những tủi hổ mà nàng phải chịu đựng không phải do nàng tạo ra. Là một người có tài và có tâm hồn như vậy, đáng ra phải được trọng dụng, nhưng vào thời đó thì tình hình hoàn toàn trái ngược. Buồn thay, những nhân vật khác của Nguyễn Du mang tên gọi là những ca kỹ cũng có thân phận cũng không sáng sủa so với Kiều. Cuộc đời người ca nữ trong bài " Điếu La Thành ca giả" chẳng khác Đạm Tiên, Thúy Kiều là bao, cũng chỉ là một cuộc đời vô nghĩa. Xinh đẹp, nổi tiếng, nàng được yêu quý, được ngợi khen. Tất cả những điều đó không còn tồn tại nữa khi nàng chết đi: Cõi thế ai thương người bạc mệnh Dưới mồ riêng hối kiếp phù sinh ( Điếu La Thành ca giả) Chẳng ai trên thế gian này có thể đồng cảm được với nàng. Cuộc đời kỹ nữ là cuộc đời mua vui cho người khác. Người vui, còn ta thì ê chề, đau đớn. Bi kịch đáng sợ nhất của con người là không tìm được người tri âm, đồng cảm. Hàng ngày, những kỹ nữ gặp gỡ và tiếp xúc với bao nhiêu con người, đem đến niềm vui cho bao người, còn riêng họ, thông thường là phải sống một cuộc đời cô đơn. Những người khách có thể quay lưng với những kỹ nữ khi họ tìm được một niềm vui khác. Vì suy cho cùng, kỹ nữ cũng chỉ là một trò để giải trí mà thôi, theo cái nhìn bình thường của xã hội. Người đời đã từng nói:"xướng ca vô loài". Ấy vậy nên họ chẳng cần bận tâm tới một kỹ nữ để làm gì. Kỹ nữ khi còn sống thì đều là những người nổi tiếng. Người kỹ nữ trong bài thơ trên có lẽ cũng nổi danh không kém Đạm Tiên, Thúy Kiều. Nhưng đã khoác chiếc áo kỹ nữ thì đừng mong người đời thấu hiểu, có chăng chỉ là những lời dè bỉu, chê bai. Người ca nữ đất La Thành chỉ có nỗi cô đơn làm bầu bạn. "Kiếp phù sinh", một kiếp sống trôi nổi, vô định. Nếu có quyền được chọn lựa cho cuộc sống cho mình, có lẽ nàng chẳng bao giờ lại chọn con đường trôi nổi, bấp bênh này. Cũng giống như bao người, nàng cũng muốn có được một hạnh phúc đơn sơ, một con đường êm ả. Nhưng nàng không có quyền chọn lựa. Xã hội đâu dễ gì chấp nhận một người phụ nữ tài giỏi và xinh đẹp như vậy. Sống, nhưng lại sống trong "kiếp phù sinh", cũng có thể coi như chưa hề được sống Phấn son lúc sống chưa rồi nợ Trăng gió đời sau luống để danh Y hẳn trần gian không kẻ biết Suối vàng đành bạn với Kỳ Khanh. (Điếu La Thành ca giả) Cõi trần thế không ai bầu bạn nên đành xuống suối vàng làm bạn với Kỳ Khanh. Hóa ra, người duy nhất có thể bầu bạn với nàng là một người ở cõi âm. Còn gì đau đớn bằng khi chết đi rồi, xuống cõi âm mới có người để chia sẻ. Mà đâu phải khi sống ở dương thế nàng luôn khép kín, không giao tiếp với ai, ngược lại còn rất nhiều. Nhưng nàng đâu biết rằng, khi nàng chết đi, một con người đã tỏ sự thương cảm với nàng, ca ngợi, đồng cảm với số kiếp của nàng, đó là Nguyễn Du. Xuất phát từ trái tim đa cảm, đầy yêu thương, nhà văn này luôn hướng đến những giá trị nhân văn, luôn đồng cảm với những người bất hạnh. Nghe được những lời này của Nguyễn Du, có lẽ nàng sẽ nguôi ngoai. Người gảy đàn cầm đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca) là một ca nữ trong cung vua dưới triều Lê. Triều đại phong kiến rối ren, loạn lạc, nhà Tây Sơn dấy cờ khởi nghĩa, chiến tranh li biến. Đội ca nữ đó người chết, kẻ bỏ đi. Nàng phải ôm đàn lưu lạc nơi đầu chợ cuối phố mua vui cho người để sống. Rồi nàng được tuyển vào đội ca nữ dưới triều Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn bại vong, nàng lại lưu lạc làm ca nữ trong thành hầu vui cho các quan lại triều Nguyễn. Cuộc đời nàng bị đưa đẩy hết nơi này đến nơi khác, triều đại này đến triều đại khác. Kết cục cuộc đời nàng thảm hại trong thân xác phai phấn nhạt hương. Chỉ còn tiếng đàn, cái tiếng đàn một thời như hiện thân, chứng nhân cho cuộc đời nàng. Quy luật của lịch sử, sự hoán đổi các vương triều thì con thuyền của các ca nữ lại càng lênh đênh và dập dềnh trên sóng nước. Người đẹp đất Long Thành Họ tên không nhớ rõ Riêng giỏi đàn cầm Nguyễn Nên mọi người trong thành gọi nàng là cô Cầm ( Long Thành cầm giả ca) Nàng được người ta gọi bằng cái tên là cô Cầm là vì nàng là ca nữ, cây đàn là vật bất li thân, chứ họ tên của nàng là gì thì không ai rõ. Một khi đã gắn với nghiệp ca nữ thì nàng đành chấp nhận những điều xót xa. Thời gian rồi sẽ trôi qua dù con người có muốn điều đó hay không. Thời gian trôi đi thì tuổi trẻ cũng qua đi. Quy luật của thời gian rất từ từ nhẹ nhàng nhưng không kém phần nghiệt ngã, nhất là đối với những ca nữ. Nghiệt ngã ở chỗ thời gian sẽ lấy đi tuổi trẻ và nhan sắc của họ. Cô Cầm ở đây cũng vậy, thời gian cứ chầm chậm trôi qua, và cứ thế, nó lấy đi những gì là đẹp nhất của nàng, để đến lúc chợt nàng nhìn lại sau hai mươi năm: Riêng ở cuối chiếu có người tóc hoa râm Mặt gầy, thần sắc võ vàng, người nhỏ nhắn Lông mày xác xơ không điểm tô Ai biết đó lại là người tuyệt diệu nhất kinh thành thời xưa ( Long Thành cầm giả ca) Nàng đã đi qua tuổi trẻ, đi qua thời vàng son, đi qua thời xuân sắc nhất của đời người. Dửng dưng và cô độc. Đến cái chốn nương thân nàng cũng không có, không người thân, không gia đình, không người bầu bạn. Con người ngồi đó với một thân hình tiều tụy, không buồn điểm tô ấy chính là người đã từng được ca ngợi là "người tuyệt diệu nhất kinh thành xưa". Nàng chẳng còn gì ngoài tiếng đàn nức lòng người. Tiếng đàn đó cũng có thể được xem như một người bạn , vì giờ đây, tiếng đàn là thứ duy nhất nàng có thể gửi gắm tâm sự. Đi hết cuộc đời để rồi trở về với con số không, trở về với thân xác võ vàng và mái tóc hoa râm. Sau hai mươi năm, đến giờ gặp lại, nhìn người đẹp ngày xưa giờ tiều tụy, xác xơ, Nguyễn Du xót xa cho thân phận ấy. Ông thương cho cuộc đời nàng, thương cho kiếp hồng nhan mà phải chịu bao sóng gió, lênh đênh để rồi cuối đời là một con số không. Nghĩ từ mình để nghĩ cho người nhiều hơn: Trăm năm thấm thoắt được mấy nỗi Buồn cho chuyện cũ, áo đẫm lệ rơi Ta từ Nam ra đầu bạc cả rồi Trách chi người đẹp nhan sắc cũng tàn phai ( Long Thành cầm giả ca) "Trăm năm", con số tượng trưng cho một đời người, chẳng mấy chốc mà qua. Dẫu biết quy luật cuộc sống là phải chấp nhận khi "cái tuổi đuổi cái xuân", thế nhưng thay đổi như cô Cầm ở đây thì thật thảm hại. Hình ảnh của nàng ở hai thời điểm: ngày xưa và bây giờ sao quá khác nhau. Nguyễn Du xót thương cho nàng và cho những kiếp kỹ nữ khác cũng đồng thân phận. Tuổi trẻ xinh đẹp đã trôi qua trong cảnh mua vui cho người. Khi tuổi trẻ đi qua, sắc đẹp không còn thì chẳng ai đoái hoài. Đánh mất tuổi xuân, đánh mất những ngày tháng tười đẹp nhất, để rồi khi về chiều chẳng còn lại gì. Có chăng chỉ còn sự tiều tụy, và một nỗi cô đơn đáng sợ suốt phần đời còn lại. họ trở thành nạn nhân đáng thương của cuộc đời và thời gian lạnh lùng. Cũng nằm trong chùm thơ viết về số phận các ca nữ, Ngộ gia đệ cựu ca cơ vẫn có những nét tương đồng nhưng lại có những nét riêng. Nhân vật đất phồn hoa, sau cơn loạn lạc, đều đổi khác, Chim hạc đen bay về chốn cũ, mấy ai biết Xưa áo hồng phất phới, từng được nghe lời ca uyển chuyển Nay ta đầu bạc, gặp nhau, khóc vì cảnh lưu ly Chậu nghiêng nước đổ, thế là xong, khó lòng vét lại cho đầy Buồn thay thơ còn vấn vương ngó sen gãy Nghe nói lấy chồng đã có ba mặt con Nhưng vẫn mặc áo thời trước, đáng thương thay! ( Ngộ gia đệ cựu ca cơ) Hình ảnh người ca nữ ngày xưa duyên dáng trong màu áo hồng xinh tươi là thế, vậy mà nay tàn tạ rách nát. Sau cơn loạn lạc, tất cả đều đổi thay, sắc đẹp của người phụ nữ cũng tàn phai theo. Có sự đối lập rất rõ rệt giữa ngày xưa và hiện tại. Ngày xưa thì "áo hồng phất phới", "lời ca uyển chuyển" còn nay thì "lấy chồng đã có ba mặt con – Nhưng vẫn mặc áo thời trước". Đau lòng sao khi "khó lòng vét lại cho đầy" thời xuân sắc thuở trước. Tuổi xuân qua thì cái sắc cũng không còn. Người ca nữ ở đây còn phải chịu một cuộc sống cơ cực. Sau bao năm gặp lại, nhà thơ vẫn thấy nàng mặc chiếc áo cũ ngày xưa, đã tả tơi. Thật cám cảnh cho số phận của một người đẹp. Chắc hẳn gia cảnh phải rất khó khăn, nàng phải bươn chải với cuộc sống, phải lo lắng cho các con, cho gia đình đến nỗi không còn thời gian nào cho mình. Người con gái trẻ trung, xinh đẹp ngày xưa giờ xơ xác, tiêu điều. Cuộc sống quả không hề dễ dàng đối với nàng. Theo thời gian, mọi thứ rồi cũng phải thay đổi. Với những con người có một thứ vũ khí lợi hại là sắc đẹp thì quả thời gian là kẻ thù không đội trời chung. Chậu nước nghiêng đổ thì không thể vét lại cho đầy. Biết là thế, biết đó là quy luật của tạo hóa nhưng sao nhà thơ vẫn thấy nó quá khắc nghiệt. Tấm lòng của ông lúc nào cũng hướng về con người, luôn vì con người. Ông mong muốn con người, đặc biệt là những người bị tạo hóa ngược đãi sẽ tìm được hạnh phúc cho mình. Thế mà những gì ông chứng kiến lại hoàn toàn ngược lại, nó xót xa và tàn tạ hơn nhiều. Nếu được chọn lựa, chắc hẳn nàng không bao giờ muốn chọn cho mình cuộc sống điêu đứng như thế. Mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc sao lại khó với những người đẹp như vậy? Mong muốn thì có thể sẽ đạt được hoặc không. Nhưng khốn thay trong xã hội nàng đang sống, cái điều mong muốn ấy không hề khả thi. Tất cả rồi sẽ phải tuân theo dòng đời nghiệt ngã đã được ấn định sẵn. Có thể nói Nguyễn Du là người có sự đồng cảm với những kiếp người hồng nhan một cách sâu sắc nhất. Thông qua một số tác phẩm của ông, chúng ta gần như đang xem một cuốn phim quay chậm về cuộc đời các kỹ nữ. Xem hết cuốn phim, chúng ta cảm thấy thương yêu một người con gái phải chịu quá nhiều bi kịch khi mới chỉ là một thiếu nữ. Chúng ta cũng thấu hiểu hơn nỗi lòng của những ca nữ trong cung thông qua cuộc đời bấp bênh của họ, xót xa cho những người xưa từng là người đẹp, đàn hay hát giỏi vì cuộc sống cơ cực đã phải chịu cảnh tàn tạ, rách nát. Nhưng nếu hỏi vì sao họ phải cực khổ thì đôi khi chính họ cũng không thể tìm ra câu trả lời. Họ chỉ biết ta thán rằng:" Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". Thân phận của các cô đầu ở thế kỷ XIX cũng không tránh khỏi sự bi đát. Họ cũng bất hạnh và chịu nhiều thiệt thòi như các kỹ nữ đã được đề cập ở trên. Về cơ bản, cô đầu, kỹ nữ, ca nữ,... đều là những người dùng giọng hát, tiếng đàn của mình để biểu diễn nghệ thuật. Ấy thế mà họ lại chịu rất nhiều bất công, mà trước hết là chịu sự khinh rẻ của người đời. Người đời vẫn thường gọi họ là “xướng ca vô loài”. Trong lịch sử, những người theo nghiệp hát cũng được đề cập đến với một sự coi thường. Năm 1462, vua Lê Thánh Tông quy định rằng: “ Nhà phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người làm hộ, thì trị theo luật.”[75, 42]. Phường chèo, con hát bị đánh đồng, đứng chung với đám phản nghịch, ngụy quan. Họ bị vùi dập có lẽ chỉ vì: “Xã hội xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, mà chỉ vì vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây. Ở đấy luân thường không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn.”[46, 43]. Mặc dù vậy, các ca quán, phường chèo vẫn nở rộ và các tài tử văn nhân vẫn dập dìu đến để thưởng ngoạn tài năng của các đào nương. Đọc những bài thơ của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê,... thì thấy các cô đầu rất được trân trọng tài năng. Họ hoàn toàn không phải phường gió trăng, lang chạ, họ dành hết tình cảm của mình cho khách phong lưu. Những cuộc vui, trận cười với người tri kỷ không đi vào quên lãng mà trở thành những phút thăng hoa của tâm hồn để họ có thể sống trọn vẹn với cái nghề bạc bẽo này. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, cảnh biệt ly nào cũng sẽ đến khi tiệc vui đã vãn, chẳng ai muốn nghĩ tới nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Cuộc đời của cô đầu không biết phải chứng kiến biết bao nhiêu cuộc chia ly như thế. Họ thiết tha với khách, nhưng không thể níu kéo. Khách về, chỉ còn lại cô đầu với sự trống trải và tiếc nuối. Nhiều bài thơ đã diễn tả những cuộc chia ly ấy: Kẻ về người ở Bồi hồi thay lúc phân kỳ Khéo quấy người hai chữ tình si Lửa ly biệt bừng bừng không lúc nguội Trót đa mang khúc hát tiếng đàn Nên dan díu mối tình chưa dứt Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời Khi ra vào tiếng nói giọng cười Một ngày cũng là tri kỷ Sao nỡ để kẻ vui người tẻ Gánh tương tư riêng nặng bề bề Thương thay người ở đôi quê Nẻo đi thì nhớ nẻo về thì thương Tin sao cho vẹn trăm đường ( Cảnh biệt ly – Nguyễn Công Trứ) Tài tử và giai nhân gặp nhau, một ngày cũng là nghĩa, điều đó cũng dễ hiểu vì hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau, thì dầu có ngắn ngũi nhưng cũng làm cho họ không quên. Nguyễn Công Trứ đã nói thế này: Ngao ngán nhẽ kẻ về người ở Sao kẻ về người ở đôi nơi Cất chén quỳnh hãy tạm làm vui Dòng lệ chảy, vắn dài chua chát Nào những lúc tiếng đàn chen tiếng hát Nào những khi tiếng phách lẫn tiếng sênh Bấy lâu nay dan díu biết bao tình Mà con tạo lọc lừa chi lắm thế Chẳng trăm năm cũng một ngày là nghĩa Lúc phân kỳ ai nấy ngẩn ngơ Để ai tháng đợi năm chờ ( Một ngày là nghĩa- Nguyễn Công Trứ) Con tạo lọc lừa, xoay vần, cô đầu đành mang mệnh bạc, khó lòng cãi lại như thể đó là số phận của họ đã được định sẵn từ muôn đời. Say sưa với sắc đẹp của cô đầu, chìm trong tiếng đàn lời ca, tài tử văn nhân sáng tác rất nhiều để lưu lại cảm xúc này. Nguyễn Công Trứ đã nói: ... Mở mặt thấy giang sơn cười chúm chím Khách thập thúy say màu hoa diễm Đối mặt hoa mà cầm mà kỳ Khuyên ai đừng dở cuộc ly phi Trân trọng lấy hương trời cho trọn vẹn Hoa với khách như đà có hẹn Ưa màu nào màu ấy là xinh Trăm hoa cũng bẻ một cành! ( Yêu hoa – Nguyễn Công Trứ) Trăm hoa đây là trăm cô đào hát, người nào cũng có sắc hương người đó. Tên hoa cũng thường trùng tên người đẹp, một hoa một màu, mỗi người một sắc, khách chơi xuân say màu hoa, lại đuợc dịp cùng hoa mà cầm mà kỳ mà tửu mà thi. Yêu hoa, Nguyễn Công Trứ xin người xem hoa hay trân trọng giữ lấy hương trời vì có đưọc cuộc gặp gỡ cũng là nhờ: Minh quân lương tướng tao phùng dị Tài tử giai nhân tế ngộ nan Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên Trong nhất kiến tiên duyên như đã Tỳ bà hữu hạnh phùng Tư Mã Quân tử đa tình cánh khả lân Nọ mấy người tài tử giai nhân Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đưa lại Dầu nghìn dặm băng sơn quế hải Đã tình duyên se lại cũng nên gần (Duyên gặp gỡ - Nguyễn Công Trứ) Nguyễn Khuyến lại có bài: Giai nhân nan tái đắc Mười ba năm một giấc bâng khuâng, Động hơi thu chợt nhớ đến vầng trăng, Chén non nước tưởng chừng đâu bữa nọ. Quá nhãn quan âm quân dĩ ngộ Thiếu thời phong độ ngã do liên. Lại may mà gió mát đưa duyên Mượn thơ thánh, đàn tiên khuây truyện cũ. Đối tửu mạc đề ly biệt cú, Chốn non Vu vân vũ hãy đi về, Cánh hồng nào biết đông tê ? ( Duyên nợ – Nguyễn Khuyến) Cô đầu hiện lên trong sự cảm mến, trân trọng của các nhà thơ. Các cô đầu là truyền nhân thực thụ của ca trù Việt Nam, là tri kỷ của tài tử văn nhân, và họ cũng không thể tránh được quy luật “hồng nhan bạc mệnh”. Nhìn lại cuộc đời, thân phận của những kỹ nữ xuất hiện trong văn học, chúng ta đều thấy một điểm chung, đó là sự bấp bênh về tương lai, nỗi cô đơn, lẻ loi khi tuổi về chiều. Cá biệt, có những kỹ nữ mà cả cuộc đời là một chuỗi những bi kịch như Thúy Kiều. Tuy sống một cuộc đời " ngày vui ngắn chẳng tày gang", mà miên man là một nỗi khốn khổ, ấy vậy mà những con người hồng nhan này vẫn giữ trong mình những phẩm chất đáng quý và đáng tự hào. III. NÉT ĐẸP TÂM HỒN 1. Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc Tuy bị xã hội và người đời xem là hạng đàn bà lẳng lơ, trắc nết, nhưng ở một khía cạnh nào đó, kỹ nữ là những con người dám sống vì tình yêu và sống hết mình với cuộc đời mà tạo hóa ban tặng. Hàn Than ( Chuyện nghiệp oan của Đào Thị - Nguyễn Dữ) được tuyển sung vào làm cung nhân. Nhờ thông minh, ứng đối nhanh nhẹn mà được nhà vua yêu mến. Nhưng nàng cũng bị thải ra phố khi vua băng hà. Bị bà vợ của quan Nhược Chân đánh ghen rất tàn nhẫn, nàng phản ứng một cách gay gắt bằng cách thuê thích khách đến trả thù. Công lý, công bằng xã hội không đứng về phía nàng nên nàng phải tự đứng lên, tự tìm lấy công lý cho mình. Nàng dốc hết tiền bạc để thuâ thích khách trả thù kẻ đã đánh đập mình tàn nhẫn. Không chỉ thế, nàng luôn tỏ ra bất mãn và hiếu chiến. Nàng muốn mình phải là kẻ mạnh, phải là người chiến thắng. Là một danh kỹ, nàng có sắc đẹp và có tài. Thế nhưng, khi bị thải ra phố, thì cái tài năng của nàng không thể biến nàng thành một kẻ mạnh được. Khi còn được vua yêu mến, nàng là một ca kỹ nổi tiếng. Nhưng khi đã lang bạt nơi đường đời gió bụi, nàng chỉ là một phụ nữ bình thường, thậm chí là tầm thường. Chỉ còn lại chăng là một chút sắc đẹp trời phú. Thế là nàng đã dùng cái sắc ấy làm vũ khí cho mình. Khi vào chùa, nàng không ngại ngần lấy sắc đẹp để quyến rũ sư Vô Kỷ. Nhà chùa vốn là nơi linh thiêng, ấy vậy mà: " Hàn Than tuy ở chốn thanh tịnh nhưng nết cũ vẫn chưa từ bỏ. Mỗi lúc ở nhà dưới đi lên, mặc áo lụa, mang quần là, điểm môi son, tô má phấn"[33,64]. Rồi cả hai cùng nhau tư thông. Sau khi chết, nàng vẫn chưa quên được mối tư thù " món nợ oan gia ngày trước", chưa trả thù được nhà Nhược Chân, nàng vẫn chưa cam chịu. Nàng tha thiết: " Thiếp buổi trước ngàn dâu xế bóng, cửa Phật nương mình, đáng cười thay chưa dứt lòng trần, thêm ngán nỗi còn vương nợ nghiệt, đài Dao mệnh đứt, đến nỗi chia bầy, sống còn chưa được thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quít. Mong chàng hiểu câu kệ lục như, bỏ cõi thiên tứ đại tạm rời cảnh Phật, về chốn suối vàng, để thiếp được ngửa nhờ Phất lực, thác hóa đầu thai, để trả cho xong một cái nợ oan gia ngày trước"[33,66]. Chẳng lâu sau thì Vô Kỷ cũng đi theo nàng. Cả hai cùng đầu thai vào nhà quan Nhược Chân, đợi đến thời cơ để trả xong mối thù. Không phản ứng một cách mạnh mẽ và quyết liệt bằng sự tính toán như Hàn Than, nhưng Túy Tiêu ( Chuyện nàng Túy Tiêu – Nguyễn Dữ) cũng bằng mọi cách quyết giữ trọn tình yêu của mình dành cho Dư Nhuận Chi, mặc cho Trụ quốc họ Thân cưỡng bức. Cuộc đấu tranh của nàng với một tên quan bạo tàn cho thấy sức mạnh tinh thần của một cô gái, vốn được xem là một thân phận mỏng manh trong xã hội lúc ấy. Sự quyết liệt của Túy Tiêu được thể hiện ở sự cứng rắn, bản lĩnh khi không hề bị vật chất, danh vọng cám dỗ. Tấm lòng của nàng luôn hướng về người mà nàng yêu. Kết cục của người ca nữ này là một kết thúc đẹp cho một mối tình trong sáng và cao cả. Kết thúc truyện đẹp như cổ tích, Nhuận Chi đỗ đạt, họ sống hạnh phúc bên nhau suốt quãng đời còn lại. Hạnh phúc mà họ có như một phần thưởng cho tấm lòng chung thủy, quyết chống lại cái xấu để bảo vệ tình yêu cho đến cùng. Tuy nhiên, con đường để có được hạnh phúc của Túy Tiêu không hề bằng phẳng và dễ dàng. Người đọc yêu mến Túy Tiêu bởi tấm lòng trung trinh và tình yêu mãnh liệt. Nàng không bị quyền lực, danh vọng và tiền bạc làm lóa mắt. Trước sau, nàng chỉ tin tưởng vào tình yêu duy nhất của mình. Nàng vượt qua được tất cả những gian truân. Để chống lại tên Trụ Quốc họ Thân, với một cô gái yếu ớt không phải là một điều dễ dàng. Tên quan Trụ Quốc này vừa tàn ác, vừa nham hiểm thâm độc, vì hắn có "uy thế rất lớn, các tòa, các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử"[33,27]. Vì hắn "làm quan đến ngôi thượng công, quyền cao lộc hậu, việc khoản đãi khách khứa mỗi ngày tốn phí đến hàng chuông thóc"[33,27]. Quyền hành là thế nhưng dưới mắt của Túy Tiêu, hắn "chỉ là đồ yếu hèn mà làm đến bậc Vệ Hoắc, kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rập những người ra vào, vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy"[33,28]. Thế lực và giàu có không hề làm lay động tình yêu của Túy Tiêu vốn đã dành hết cho Nhuận Chi, và nàng sẽ bảo vệ tình yêu đó đến cùng. Đã có lúc nàng nghĩ đến cái chết để thoát khỏi sự giam cầm của tên quan bạo ngược, để giữ được lòng mình. Nhưng chính tình yêu và niềm tin, chính khát khao được hội ngộ người yêu, cùng được sống chung dười một mái nhà đã làm nàng cứng cỏi, tiếp thêm sức mạnh để nàng vượt qua tất cả. Cuối cùng, nàng đã chạy thoát được, đã gặp lại người mình yêu. Dù có sóng gió, tình yêu của họ vẫn luôn bền vững, vẫn ở nguyên đấy trong trái tim rực lửa. Tuy xuất thân là một ca nữ, nhưng Túy Tiêu đã tìm được người đàn ông cho cuộc đời của mình. Đây có lẽ là một kết thúc đẹp duy nhất trong rất nhiều cuộc đời những kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Tình yêu và sự đấu tranh vì tình yêu của nàng cuối cùng đã được đền đáp. Sau bao gian truân, sóng gió, nàng đã trở về trọn vẹn với tình yêu và hạnh phúc của mình. Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, lòng chung thủy son sắt đã đem lại hạnh phúc cho nàng. Người ca nữ trong "Ngộ gia đệ cựu ca cơ" của Nguyễn Du thì luôn chăm sóc và lo lắng cho gia đình khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Nàng phải mặc lại chiếc áo cũ từ ngày xa xưa, đó là hình ảnh diễn tả sự khốn cùng trong cuộc sống của nàng. Đã có chồng và ba con, trong buổi loạn lạc thì làm sao cuộc sống không cơ cực? Thế mà nàng vẫn một lòng chăm lo cho gia đình, cho chồng con, không thấy một lời oán than. Với một ca nữ, vừa đẹp, vừa hát hay thì nếu như không đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN045.pdf