Luận văn Hình tượng biển trong trường ca Thu bồn, Thanh thảo, Hữu Thỉnh

MỤC LỤC

DẪN NHẬP .6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Lịch sử vấn đề.7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10

3.1. Đối tượng . 10

3.2. Phạm vi . 10

4. Phương pháp nghiên cứu .11

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.12

6. Cấu trúc của luận văn.12

CHƯƠNG 1. BIỂN TRONG ĐỜI SỐNG TÂM HỒN .13

VÀ TRONG THƠ CA NGƯỜI VIỆT.13

1.1. Biển trong đời sống người Việt .13

1.2. Biển trong văn học dân gian .15

1.3. Biển trong thơ ca.21

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG BIỂN .30

TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN, THANH THẢO, HỮU THỈNH.30

2.1. Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn .30

2.1.1. Biển trong kí ức, hành trang của những người con đất Việt trong cuộc chiến đấu giữ

nước của dân tộc . 32

2.1.2. Biển, đảo-một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam. 36

2.1.3. Biển đời đầy khó nhọc gian truân . 38

2.2. Hình tượng biển trong trường ca Thanh Thảo.42

2.2.1. Duyên nợ với biển trong sáng tác của Thanh Thảo. 42

2.2.2.Biển hiện thân cho nỗi khó nhọc của con người . 45

2.2.3.Biển- triết lý về sức mạnh của nhân dân . 47

2.3. Biển trong trường ca Hữu Thỉnh.53

2.3.1. Từ trường ca “Đường tới thành phố” đến “Trường ca Biển”, người lính tiếp tục cống

hiến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc. 53

2.3.2. Biển- một không gian sống và chiến đấu mới. 55

2.3.3. Ý chí người lính đảo. 58

pdf101 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng biển trong trường ca Thu bồn, Thanh thảo, Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên suốt của biển trong các sáng tác của nhà thơ Thu Bồn. Đó chính là tấm lòng hướng biển của một người con đất Việt: tự nhiên mà rất đỗi chân thành. Viết về biển, nhà thơ Thu Bồn đã dẫn lối cho bao trái tim người Việt Nam tình yêu biển đảo, bảo vệ chủ quyền cho dân tộc hôm nay và mai sau. 2.2. Hình tượng biển trong trường ca Thanh Thảo 2.2.1. Duyên nợ với biển trong sáng tác của Thanh Thảo Sinh ra ở Quảng Ngãi, mảnh đất biển nhưng đến năm 8 tuổi Thanh Thảo mới thực sự thấy biển, biển Quy Nhơn, khi cùng mẹ xuống tàu Ba Lan tập kết ra Bắc. Trong tâm thức của một cậu bé 8 tuổi, biển vô cùng đáng sợ. Cộng thêm việc bị say sóng, nhà thơ chỉ mong sao cho nhanh nhanh thoát biển. Sau giải phóng, nhà thơ có dịp gặp lại biển khi cùng nhà thơ Ngô Thế Oanh xuống Vũng Tàu. Từng ngọn sóng tung bọt trắng xóa, tràn qua tuổi ba mươi làm cho nhà thơ cảm thấy bồi hồi. Lúc này nhà thơ chợt nhận ra, biển không hề đáng sợ hay dữ dằn như những suy nghĩ thời thơ bé mà biển cũng đẹp và đáng yêu lắm chứ. Từ lúc ấy, biển đã đọng vào kí ức của nhà thơ, để khi đi qua Tuy Hòa cảm xúc về biển đã dâng trào “Biển trào lên phút chốc Tuy Hòa” trong bài thơ “Phút chốc Tuy Hòa”. Năm 1976, để lấy nguồn cảm hứng sáng tác, Thanh Thảo ra ở hẳn Sơn Mỹ. Nhờ vậy ông có dịp sống cạnh biển để cảm nhận. Hằng ngày ông ra biển Mỹ Khê chơi với trẻ con rồi cùng bà con thả lưới, kéo chài. Những ngày tháng ở đây đã giúp ông sáng tác thành công trường ca Trẻ con ở Sơn Mỹ và một vài chương trong trường ca Những người đi tới biển. Theo tác giả, chính biển đã đẩy nguồn cảm hứng của ông lên cao. “Ở trường ca đầu tay của tôi, biển đã chiếm hẳn một chương, chương vĩ thanh "Tới biển". Đó là khúc coda cho trường ca được tôi viết liền một mạch với tất cả niềm hứng khởi như là kết quả của những ngày tôi lang thang trên bờ biển Mỹ Khê-Sơn Mỹ, nhưng lại có nguyên nhân sâu hơn từ khát khao suốt những năm chiến tranh của tôi mong một ngày về với biển: 43 ...Cho anh về với em một buổi sáng thường Đi kéo lưới và đi gánh cá Nói chuyện lợp nhà trồng lại hàng dương Hoa muống biển tím lúc mình xúc động Anh muốn kêu ngược tiếng hò reo của sóng Phút này đây anh là của biển rồi”... (Những người đi tới biển) [93] Nói như vậy có nghĩa, biển đảo đã có một vị trí vững chắc trong lòng nhà thơ, để rồi hình ảnh của biển, sóng luôn tràn ngập trong những trang trường ca. Biển bờ không chỉ có trong Những người đi tới biển mà còn có trong Trẻ con ở Sơn Mỹ, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc và mới nhất là có trong trường ca Chân đất, ở chương Chân sóng, tác giả mới hoàn thành năm 2011. Nhà thơ Thanh Thảo được mệnh danh là “Ông vua trường ca” bởi số lượng trường ca đồ sộ cũng như sức sáng tạo không ngừng nghỉ của ông qua những đứa con tinh thần. Trường ca của ông không chỉ đa dạng về cấu trúc mà còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc. Hình tượng biển trong trường ca Thanh Thảo có một ý nghĩa đặc biệt. Dường như nó bao hàm tất cả các tầng nghĩa, thâu tóm vào trong mình bản chất thế giới hiện hữu. Tìm hiểu hình tượng biển sẽ cho chúng ta thấy rõ nét đặc sắc trong thơ ông. Dù “gặp biển” khá muộn nhưng không vì vậy mà nhà thơ không “nặng tình” với biển. Điểm qua các sáng tác của ông, ta bắt gặp hình ảnh biển, sóng khá nhiều. Qua khảo sát 6 trường ca của nhà thơ Thanh Thảo, từ biển được đề cập đến 71 lần, từ sóng được đề cập 60 lần và rất nhiều từ liên quan đến biển như gió, cát, bão, lốc (xem phần phụ lục 1). Đặc biệt trong trường ca Những người đi tới biển và Trẻ con ở Sơn Mỹ có hơn 100 từ ngữ nói về biển và các từ khác liên quan đến biển. Điều đó có thể khẳng định vị thế vững chắc của biển trong tâm hồn nhà thơ. Với Thanh Thảo, biển hiện lên với những hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thuộc. Đó là hình ảnh của những khoang thuyền đầy cá; những làng chài lao xao người mua kẻ bán. Đó còn là bức tranh đầm ấm của gia đình bên bếp lửa vui niềm vui sum họp: Những con thuyền thở dài trên cát trắng Nghe da thịt nồng hơi biển mặn Mùi cá tanh quanh bến cá buổi buổi chiều Người bán mua gồng gánh lao xao 44 Bao bếp lửa nhóm niềm vui sum họp (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Và hiện lên trên hết là hình ảnh của người mẹ hiền, quanh năm tần tảo. Nhà thơ không ví mẹ là biển cả bao la, như câu ca quen thuộc: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông mà ví mẹ như hàng cây vùng nước mặn, kiên nhẫn vươn lên xanh tốt, để giữ từng tấc đất phù sa: Suốt cuộc đời lấn biển thương đau Mẹ bền bỉ như cây vùng nước mặn Mọc hàng đầu giữ từng tấc phù sa (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Để rồi từ đó biển trong lòng con trở thành biển mẹ mênh mông, biển của tình mẫu tử thiêng liêng: Những ngọn sóng bạc đầu trào dâng và chìm lắng Cả niềm vui, nỗi đau sức mạnh của Người đều vô thủy vô chung. Biển còn hiện lên trong giấc mơ tuổi thơ với nhiều mơ mộng: Là trẻ thơ tôi đổi thay Nhiều giấc mộng Nhiều sóng biển lắm chân trời Mang tấm áo cánh chuồn rách tơi Chạy căng phồng gió ngược (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Ở đó, những đứa trẻ chân trần chạy hồn nhiên trên cát với những trò chơi thơ dại, tung bọt sóng cười vang trên mặt biển. Giống như đất liền, biển là không gian sống, không gian văn hóa của biết bao người. Khi xa biển, chắc chắn trong lòng người sẽ không khỏi bâng khuâng, bởi đơn giản, biển đã trở thành quê hương. Trong không gian sống ấy, biển hiện thân cho nỗi nhớ, là tình yêu vô bờ của chàng trai đối với người con gái nước mặn: Bây giờ trên ngực em muối trắng đọng thành dòng Sữa của biển mùi oi nồng âu yếm Tay em mở muôn ngàn trang sóng Cát dàng dàng anh là cát của em thôi (Những người đi tới biển) 45 Câu ca dao mang vị oi nồng của biển đã chứng minh cho tình yêu đôi lứa: Ngó ra thấy cát dàng dàng/ cát bao nhiêu hạt dạ em thương chàng bấy nhiêu. Biển gắn bó với mỗi người, mỗi nhà. Biển trở thành một đối tượng thân thuộc, để tác giả cất lên tiếng gọi trìu mến. Đặc biệt là khi kết hợp với từ ơi: Biển ơi Người mê hoặc tôi bằng ngọn sóng thiếu nữ Những đường cong chói sáng Tự xóa bỏ mình Hay chỉ là một tiếng gọi, một câu nói thân thương: Biển ơi biển ơi biển ơi Như vậy, Thanh Thảo đã viết về biển bằng tất cả tình cảm của mình. Biển hiện lên trong thơ ông tự nhiên, gần gũi nhất. Có lẽ đây vừa là cái duyên, vừa là cái nợ của ông với mảnh đất vùng đất duyên hải này, mảnh đất Quảng Ngãi quê hương ông. 2.2.2.Biển hiện thân cho nỗi khó nhọc của con người Biển thân thuộc, gần gũi là thế nhưng trong sâu thẳm nỗi lòng của những người con đất Việt, biển còn là hiện thân của bao nỗi khó khăn, nhọc nhằn ở đời. Trong kí ức người Việt hiện lên hình ảnh của một vùng quê đầy cơ cực. Ở nơi đó, những nóc nhà mất hút: Người già nhớ vùng quê hao gầy Đất vặn xoắn giữa hai triền núi biển Bão phủ đầu người ở xa mới đến Mưa sầm sập mưa lê thê giận dỗi oán hờn Đá lở rền vang vùi giấc ngủ Những nóc nhà mất hút (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Đó còn là nơi mà sự sống được đánh đổi bằng cả tính mạng. Con người vật lộn từng ngày với thiên nhiên. Ở nơi ấy dấu ấn của chiến tranh còn đậm nét, những trái mìn còn nổ sau chiến tranh: Mấy gàu mồ hôi đổi một củ khoai Máu đỏ thẫm lấn từng thước cát Trẻ lên bảy lên năm đã mang nặng đầy kí ức Những trái mìn còn nổ sau chiến tranh (Những người đi tới biển) 46 Những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, đồng bào ta hướng về biển với nỗi khao khát muối cháy bỏng. Với một quốc gia biển nhiều hơn đất liền như nước ta, thiếu muối trở thành một nỗi đau không gì bù đắp được. Khi đồng bào ta chia nhau từng hạt muối cắn đôi, biển đã hiện lên như một nỗi khao khát: Anh đã đi qua heo hút những buôn làng Trẻ con khát muối hơn chúng mình khát nước Những người già trong buổi chiều tắt lửa Bàn tay khô gầy vốc từng nắm tàn tro Nhìn mắt họ xói qua những dãy núi mây mù (Những người đi tới biển) Cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng nhưng đầy gian khổ của nhân dân ta cũng được biển chứng kiến tất cả. Đó là hình ảnh của làng Tư Cung, nơi diễn ra vụ thảm sát 504 thường dân vô tội của đế quốc Mỹ vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Bọn giặc xả súng vào bất cứ cái gì chuyển động, đốt sạch những gì đứng yên. Ở nơi đó, những người mẹ khó nhọc, rặn đẻ trong đường hầm. Phút giây chào đời của những đứa bé cũng không được bình yên: Giờ đây Mẹ rặn đẻ trong đường hầm Chìm sâu dưới nền nhà mười thước Biển thắt ruột trời xanh nín thở Vách hầm trán mẹ mướt mồ hôi (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Nơi đó, không cuộc đời nào còn yên tĩnh, những tâm hồn ngây thơ bị vùi lấp: Cùng với thủy triều Nơi đây tiếp liền trảng cát Đã vùi sâu những cặp mắt trong veo (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Những ngọn sóng trắng xóa, ngày đêm vỗ bờ không ngừng còn làm cho lòng mẹ “dậy sóng”. Trong trường ca Chân đất, Thanh Thảo ví mỗi làn sóng như một dải khăn tang. Nhìn thấy biển với những con sóng xô bờ, lòng người mẹ lại quặn thắt. Nhìn về biển để nhận rõ hơn biết bao mất mát, hy sinh của dân tộc. Nhìn về biển để chúng ta thấy nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi. Bao chua sót, mất mát, hy sinh đều đọng lại trên mái đầu của mẹ: 47 Con nào biết mẹ bạc đầu vì biển Mỗi làn sóng như một dải khăn tang Con nào biết mẹ đau vì biển Đau vì thiếu biển Đau vì thừa biển Đau vì biển thiếu con mình Đau vì biển thừa hy sinh Ở nơi đó, cuộc sống không hề dễ dàng. Những đứa trẻ gầy nhom, phơi ra từng dẻ xương sườn. Dù hòa bình nhưng chứng tích chiến tranh thì còn mãi: Những mộ gió những hình nhân phơ phất... Những phận người bó chiếu giữa mênh mông (Chân đất). Nhưng trong không gian ấy, con người vẫn kiên nhẫn vươn lên dù khó khăn, dù vất vả: Gạt ra ngoài đám bọt bèo giặc giã Đối đầu biển mênh mông cuồng nộ Đất lầm lì chuyển động trong đêm Những cây giá toàn thân hóa đá (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Chiến tranh đã khiến bao gia đình ly tán, bao người khốn khổ. Biển với không gian rộng lớn của mình dường như không chứa hết được những khó khăn, nhọc nhằn ấy, để rồi từ đây không cuộc đời nào yên nghỉ/ muối mặn đắng mặt trời gay gắt. Biển trong trường ca Thanh Thảo không còn vẻ bình yên nữa mà đã “dậy sóng”. Biển hiện thân cho biết bao nỗi khó khăn, vất vả ở đời nhưng nhờ có những “thử thách” đó mà con người càng ngày càng vững vàng hơn. Đứng trước những thử thách đó, con người càng phải cố gắng vượt qua, dù phía trước chân trời mù mịt: Bãi cát bãi cát dài Dù phía trước chân trời mù mịt Dù bước chân dẫn về cõi chết Không thể không đi (Đêm trên cát) 2.2.3. Biển- triết lý về sức mạnh của nhân dân Biển luôn có trong tâm thức của mỗi người, mỗi nhà với nhiều tình cảm. Tuy nhiên, biển trong trường ca Thanh Thảo không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đó mà biển trong trường ca của ông còn tiềm ẩn sức mạnh, ý chí của nhân dân. 48 2.2.3.1. Hành trình đi tới biển “Theo ý kiến của Chu Văn Sơn: Trong các nhà thơ kháng chiến chống Mỹ, Thu Bồn là người hùng về trường ca với số lượng lớn và sức vạm vỡ của nó. Nhưng Thanh Thảo mới thực là ông vua trường ca. Nhìn chung, các sáng tác của ông giai đoạn này vẫn hướng về vùng hiện thực mà văn học cả thời đại quan tâm: hiện thực chiến tranh cùng với những vấn đề nhân sinh được đặt ra trong đó. Tuy nhiên, điều mà Thanh Thảo không nhoà lẫn với bất cứ một nhà thơ nào là cách phản ánh hiện thực với một cái nhìn, một giọng điệu rất riêng. Là một người nghĩa khí, trung thực, yêu thiết tha quê hương đất nước và quý trọng vô ngần mạng sống của nhân dân, của đồng đội mình, Thanh Thảo đã chọn cho mình một giọng thơ trữ tình đằm thắm, giàu “chất thực” và “chất nghĩ” (Chu Văn Sơn). Thơ Thanh Thảo giàu chất suy tư, chất triết lí và rất trí tuệ. Nói như Thiếu Mai: Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy Thơ Thanh Thảo có khả năng gợi dậy những suy nghĩ của người đọc bởi vì thơ ấy là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ” [79]. Đi dọc theo các sáng tác của nhà thơ thì câu nhận xét trên hoàn toàn có lý. Không phải ngẫu nhiên mà ở trường ca đầu tiên tác giả lại đặt tên là Những người đi tới biển. Phải hiểu và yêu biển nhà thơ mới có được sự so sánh đầy ý nghĩa khi nói về hành trình đi tới thành công của những người lính trong kháng chiến chống Mĩ cũng giống như hành trình tới biển. Hành trình đi tới biển là cuộc hành trình đầy cam go và mất mát. Những người lính ra đi khi mái đầu còn xanh, trải qua những năm tháng khốc liệt nhất cùng núi rừng, về tới biển là về với chiến thắng, cất cao lên khúc ca khải hoàn: Giờ anh về với biển Ngọn sóng gào từ xa bỗng phủ trắng chân mình Anh ngấm muối toàn thân Anh dầm trong gió dầm trong nắng Câu ca dao vị mùa thu đầm đậm Những con còng vẽ ngoằn ngèo trên cát Những dấu hiệu hồn nhiên gửi đến đất trời. (Những người đi tới biển) 49 Thế nhưng, biển ồn ào nhưng cũng có lúc lặng lẽ, biển dữ dội nhưng cũng có lúc dịu êm, về tới biển cũng là lúc chúng ta lặng hơn một chút để nhìn rõ sự mất mát hy sinh. Hòa mình vào biển cả, con người cảm nhận được sự hy sinh của biết bao thế hệ: Nếu không có các anh Ngã xuống như muôn ngàn đợt sóng Hóa những chiếc neo cắm sâu lòng biển Đất nước này sẽ trôi dạt về đâu. (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Cuộc hành trình đã có điểm dừng nhưng chưa hẳn là kết thúc. Về với biển chưa phải là hoàn toàn yên nghỉ mà đó mới chỉ là nơi bắt đầu: Những dòng sông băng qua những vết thương Về với biển đâu phải tìm yên nghỉ Tới cửa sông là bắt đầu sóng gió Những cây giá xoay trần ngâm nước giữ phù sa (Những người đi tới biển) Vẫn viết về đề tài chiến tranh nhưng trường ca Thanh Thảo đã bớt miêu tả không khí hào hùng của dân tộc bằng cảm hứng ngợi ca mà đi vào những số phận, những con người riêng. Bên cạnh đó đào sâu sự kiện bằng giọng điệu suy tư, triết lý. Đây cũng là giọng điệu chung của nền văn học hậu chiến sau 1975. Qua hình ảnh “những người đi tới biển” nhà thơ xây dựng nên những con người tự ý thức- tự ý thức về bản thân về Tổ quốc, về nhiệm vụ trước mắt. Những người đi tới biển cũng là một nhan đề đậm chất triết lý. Đi tới biển là con đường đi đến chiến thắng, là ngày ca lên khúc ca khải hoàn. Nhưng khi đã về đến đích rồi, những người đi tới biển chưa dừng lại. Bởi tới biển chưa phải là nới kết thúc. Chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã về nhưng vẫn còn đó nhiều nỗi lo. Còn đó nhiều khó khăn, nhiều trở ngại mới. Chúng mang trong mình một dạng thức mới, một hình hài mới mà người lính từ rừng về biển phải tỉnh táo đương đầu. “Những dòng sông băng qua những vết thương/ về với biển đâu phải tìm yên nghỉ”. Với những câu thơ đậm tính triết luận, nhà thơ Thanh Thảo làm cho người đọc trường ca của ông phải suy nghĩ nhiều hơn. Khúc vĩ thanh Tới biển tưởng chừng là khúc ca cuối, kết thúc bản trường ca, nhưng nó lại mở ra một chiều kích mới, bao la, rộng lớn như biển cả. Hành trình đi tới biển là một cuộc hành trình về với nhân dân, hòa vào nhân dân trong một hành trình lịch sử (vốn khởi sự từ quá khứ và còn tiếp diễn đến tương lai). Những người đó 50 là một thế hệ mới, cùng thế hệ với nhà thơ, đi tới một không gian, tươi mới hơn, rộng mở hơn và chắc chắn có nhiều lạ lẫm, khó khăn hơn, nhiều thử thách mới Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân “đi tới” ở đây là một hành động tự ý thức- tự ý thức bằng một hành động lịch sử của cả thế hệ: đem xương máu bảo vệ Tổ quốc [6,20]. Hành trình đi tới biển là một cuộc hành trình hòa với nhân dân. Đó là chủ đề xuyên suốt mà nhà thơ Thanh Thảo nhắc đến bằng những hình ảnh của biển cả trong nhiều tác phẩm: Những người đi tới biển: Hạt muối nhỏ ngây thơ thuần khiết Nó sung sướng được hòa trong sóng nước Trẻ con ở Sơn Mỹ: Tôi lại bắt gặp chân trời ngay trên cát Cả người tôi hòa trong biển vô cùng Những nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đứng trước người tôi chỉ là đứa trẻ Mỉm cười dút dát Như e sợ ngọn sóng kia vùi dập Cho tới khi tôi hòa nhập cùng người... Đứng trước biển con người như đối mặt với chính cuộc đời của mình. Có một chút e dè, sợ hãi nhưng người lính trong cuộc hành trình về với biển sẵn sàng dấn thân vào biển đời như hạt muối hòa trong sóng nước. Hạt muối nhỏ nhoi nhưng không hề đơn độc, không hề vô giá trị: Khi đó tôi thành hạt muối nhỏ nhoi Đọng mặt trời tan trong nước Đi lại dễ dàng giữa hai bờ sống chết Lấp lánh lặng im ca hát mặn mòi (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Những hạt muối ngây thơ thuần khiết làm cho cuộc sống thêm đủ đầy. Hạt muối nhỏ cũng góp phần khiến cho biển mặn. Con người cũng như vậy, dấn thân vào biển đời với một tinh thần sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Điều đó đã khiến cho vẻ đẹp của người lính trong hành trình đi tới biển bỗng rạng rỡ hẳn lên. Tìm về với biển để được tan mình ra như con sóng vô minh, để được làm chính con người mình: tự do, tự tại với đất trời, với biển bao la. Sóng biển cứ mãi xô bờ, vòng tuần hoàn ấy không bao giờ ngừng lại, tới biển rồi không phải là đến lúc nghỉ ngơi, bởi cuộc sống luôn luôn tươi mới, vẫy gọi ta không ngừng: Khi triều lên sóng gào giọng khàn khàn 51 Trên bãi cát những con còng hoảng sợ Đó là giờ lao xao hàng dương non Bức thành xanh ngày mai ngăn gió cát Hát lên nhờ gió cát Sóng đất chìm từng đợt lấn ra khơi. (Trẻ con ở Sơn Mỹ) Khí chất của dải đất miền Trung với gió, cát, bão, lốc; với cái gầm gào nhưng có lúc lặng lẽ của biển làm cho thơ Thanh Thảo mang một vị rất riêng. Hành trình đi tới biển là một cuộc hành trình dài đầy triết lý. Trường ca của nhà thơ Thanh Thảo vì vậy cũng đậm chất triết lý. Và điều đó có thể thâu tóm lại trong hai câu thơ: Đừng nghĩ nước chảy xuôi là buông trôi tất cả/ mỗi dòng sông đều vật vã đến bạc đầu. Quả đúng là như vậy, bởi cuộc sống là không ngừng và những người đi tới biển không dừng lại ở đó. 2.2.3.2. Sóng- sức mạnh bùng nổ của nhân dân Biển luôn thể hiện tâm trạng của mình bằng ngọn sóng. Nhà thơ Thanh Thảo cũng nêu bật lên sức mạnh của quần chúng nhân dân bằng con sóng. Con sóng không hề đơn độc mà có những con sóng, những đợt sóng, muôn đợt sóng, ngàn con sóng, lớp lớp sóng Những con sóng ấy ngày ngày vỗ bờ, không bao giờ ngơi nghỉ ví như sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh ấy cũng không bao giờ ngừng: Những cuộc đời như sóng/ lớp lớp lặng chìm lớp lớp trào lên hay lớp người sau sẽ đến/ những ngọn sóng trong đêm. Từ những anh hùng từ thuở xa xưa như Nguyễn Trung Trực, Cao Bá Quát, Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu đến những người dân đi kháng chiến với tên gọi anh Sáu Như, anh Tư Tròn, anh Ba Tốt, cậu Tám Hùng; những người nghĩa sĩ Cần Giuộc, những du kích Ba Tơ được Thanh Thảo dựng lên như ngàn ngàn lớp sóng, nối tiếp nhau đến không ngừng. Lớp người này ngã xuống đã có lớp người khác đứng lên, chiến đấu cho quê hương, Tổ quốc: Đã bao lần xuống biển lên trời rồi trở lại Đã cháy khô tới gọt cuối cùng Mà trong như thể trong nguồn Tràn trề như thể chưa từng cạn vơi Dò tận đáy cũng xong thôi Nhưng vô ích. Sóng đời nào yên Ngàn con sóng chết cuối đêm Sinh ngàn con sóng trước thềm rạng đông 52 Đẩy thuyền lật thuyền dễ không Mát mềm mài đá đá mòn thấu xương (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) Sóng còn biểu hiện cho sức mạnh bùng nổ dữ dội của nhân dân trước kẻ thù xâm lược, giống như những ngọn sóng thần có khả năng cuốn trôi tất cả: bao nhiêu rác rưởi/ sóng thần cuốn phăng. Khi viết về những con sóng, nhà thơ Thanh Thảo đã gắn lên mình con sóng những tính chất đầy sáng tạo. Đó là những ngọn sóng thiếu nữ, ngọn sóng bình minh, sóng đời, sóng đen hào hển, ngọn sóng mặt trời Những ngọn sóng đó là những ngọn sóng của lòng quyết tâm, ý chí nung nấu, sức mạnh thiêu đốt kẻ thù của quần chúng nhân dân: Không ngập ngừng Từ biển và từ núi Những ngọn sóng mặt trời Những ngọn sóng cuộn lên bờ đời sống Chói chang ánh mặt trời (Bùng nổ mùa xuân) Khi biển đã nhập vào tâm thức thì cho dù ở đâu, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, hễ khi thơ tuôn ra là tất có hơi hớm của sóng, gió, bão, giông và cả loài hoa vùng biển. Lời tâm sự của cụ Đồ Chiểu với thầy Kỳ Nhân Sư rực sắc hoa xương rồng trên cát: Một đời thầy cay cực và kiên trì chiến đấu rút ra một điều như cây xương rồng mọc trên cát người ta có thể sống được nơi tưởng chừng cạn nước mà vẫn lặng lẽ nở hoa. Gió cuốn những bông hoa trên cát gió cuốn chúng ta chuyến đi sẽ dài và sóng biển âm vang như không hề tham dự vào số phận con người (Trò chuyện với nhân vật của mình). Trong trường ca Chân đất nhà thơ mới hoàn thành trong thời gian gần đây (năm 2011), vấn đề biển đảo được đề cập đến một cách sâu sắc và toàn diện. Biển, đảo là nhân dân, là Tổ quốc, vì vậy giữ gìn biển đảo quê hương là một nhiệm vụ khẩn thiết hơn bao giờ hết. Hai câu thơ: Không thể sống thiếu Hoàng Sa Không thể sống thiếu biển (Chân đất) 53 như một lời tuyên ngôn, là kim chỉ nam cho biết bao trái tim yêu nước Việt Nam đi đúng hướng. Nhà thơ cũng đưa ra những suy nghĩ của mình về vấn đề biển đảo bằng những câu thơ lên án thói “đạo đức giả” một cách mạnh mẽ: Anh yêu biển mà không biết bơi Anh yêu biển mà đứng trên bờ (Chân đất) Bằng duyên nợ với biển, nhà thơ Thanh Thảo đã viết nên những trang trường ca đầy sức sống và mang một phong cách rất riêng. Biển đối với ông là quê hương nguồn cội với nhiều sóng biển, lắm chân trời. Biển còn hiện lên trong kí ức tuổi thơ hồn nhiên, qua tình mẫu tử thiêng liêng và cả tình yêu đôi lứa. Biển còn là hiện thân của biết bao nỗi khó khăn, cực khổ của cuộc đời. Nhắc đến biển, ta có cảm giác vừa thương vừa đau, bởi nơi đó thấm đẫm bao máu xương và nước mắt của đồng bào. Tuy nhiên nhà thơ Thanh Thảo viết về biển không phải bằng những dòng thơ bi lụy, kể lể dài dòng mà ánh lên niềm tin về một tương lai tốt đẹp. Những người lính tiến ra biển, bắt đầu một cuộc hành trình mới. Đó là cuộc hành trình hướng tới quảng đại quần chúng nhân dân. Biển và các hình ảnh liên quan đến biển như gió, sóng, cát... còn biểu trưng cho sức mạnh của nhân dân. Đó là một sức mạnh to lớn không gì có thể ngăn cản được. 2.3. Biển trong trường ca Hữu Thỉnh 2.3.1. Từ trường ca “Đường tới thành phố” đến “Trường ca Biển”, người lính tiếp tục cống hiến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Chặng đường sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh đi theo hai nhiệm vụ cơ bản, một là các đề tài viết về nhiệm vụ giải phóng Tổ quốc và hai là đề tài biển đảo với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hai đề tài ấy xuất hiện xuyên suốt trong các sáng tác của nhà thơ. Hiểu như vậy có nghĩa, Trường ca Biển chính là mạch cảm hứng tiếp theo từ trường ca Đường tới thành phố. Từ con đường giải phóng dân tộc, người lính tiếp tục cống hiến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc. Là một người con của vùng đất trung du nhưng biển đảo vẫn canh cánh trong tâm trí nhà thơ Hữu Thỉnh. Theo lời kể của nhà thơ, ông đã từng đi qua nhiều vùng biển khác nhau như biển Quảng Bình, biển Sầm Sơn, các vùng biển ở phía Đông Bắc Những năm 1980, 1981 ông đã sống ở Bạch Long Vĩ và các đảo ở Quảng Ninh. Khoảng thời gian sống và 54 giao lưu với các chiến sĩ bộ đội ở Bạch Long Vĩ để lại nhiều cảm hứng trong lòng nhà thơ để rồi nhiều bài thơ về biển đảo ra đời, đầy ắp hương vị biển cả. Trường ca là một thể loại Hữu Thỉnh viết rất tốt. Nếu Thanh Thảo, Thu Bồn với số lượng trường ca đồ sộ được độc giả đánh giá cao thì trường ca của Hữu Thỉnh cũng có một vị trí rất riêng. “Hữu Thỉnh đã thành công trong việc khái quát tổng hợp về một giai đoạn lịch sử, về nhiều mặt đời sống, về thế giới khách quan rộng lớn và chiều sâu tâm lý của con người Vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Chính những bản trường ca này đã khẳng định tư duy khái quát, đồng thời cũng nói lên được tầm vóc của nhà thơ không chỉ dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái chung của cộng đồng, của cả một dân tộc” [20,65]. Nếu trường ca Đường tới thành phố là bức tranh tổng quát về con đường chiến đấu giành độc lập của dân tộc với bao mất mát hy sinh thì ở Trường ca Biển, những trăn trở của người lính được Hữu Thỉnh nâng lên thêm một bậc, nâng lên ở tầng triết lý. Người lính đối thoại với biển cũng chính là đối thoại với bản thân mình. Chặng đường khó khăn còn ở phía trước. Dù đất nước đã hòa bình nhưng không vì vậy mà người lính được phép buông xuôi. “Đó là một bản trường ca gần 1000 câu lại một lần nữa được Hữu Thỉnh dồn sức thổi vào trong đó những tâm trạng, những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khôn nguôi của chính nhà thơ về cuộc sống, về hạnh phúc, về thân phận con người trước cuộc đời đầy vất vả, lo toan, với những cám dỗ, bươn trải hằng ngày của cuộc sống thời bình nhưng chắc gì đã ít khốc liệt hơn những năm tháng chiến tranh” [20,70]. Ngay từ những năm trước giải phóng, vấn đề biển đảo luôn thường trực trong những sáng tác của ông. Trong trường ca Đường tới thành phố, ở chương cuối, khúc vĩ thanh Hồi âm nhà thơ đã viết những vấn đề rất nóng về biển đảo. Tiếp sau đó, với thi pháp đối thoại với biển khá độc đáo, nhà thơ đã viết nên tác phẩm Trường ca Biển mang phong cách rất riêng, rất H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_9126687291_1286_1869301.pdf
Tài liệu liên quan