Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ thông tin viễn thông và tự động hóa dầu khí (paic) đến 2020

MỤC LỤC . 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 4

DANH MỤC BẢNG . 5

DANH MỤC HÌNH . 6

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu cần đạt được . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2

4. Phương pháp nghiên cứu . 3

5. Cấu trúc của luận văn . 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP . 4

1.1.Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . 4

1.1.1. Khái niệm chiến lược . 4

1.1.2.Khái niệm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . 5

1.2.Phân loại chiến lược kinh doanh . 6

1.2.1. Căn cứ vào phạm vi chiến lược: . 6

1.2.2. Căn cứ theo hướng tiếp cận thị trường . 6

1.2.3. Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh . 7

1.2.5. Căn cứ vào cấp chiến lược kinh doanh . 7

1.3.Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp . 8

1.4.Hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp . 9

1.4.1. Xác định Tầm nhìn/Sứ mệnh của doanh nghiệp . 10

1.4.2. Phân tích môi trường bên ngoài . 11

1.4.3. Phân tích môi trường bên trong – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 17

1.4.4. Hoạch định và lựa chọn chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp . 20

pdf103 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ thông tin viễn thông và tự động hóa dầu khí (paic) đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng tuyệt đối -59.287.929 -10.023.284 Tăng trưởng tương đối (%) -58 -278 (Nguồn: Công ty PAIC) 38 Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của Công ty PAIC tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Công ty tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, doanh thu đạt 65.108.529 nghìn đồng, lợi nhuận đạt 4.046.899 nghìn đồng. Sang năm 2010 hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc với doanh thu tăng mạnh lên 104.702.558 nghìn đồng (tăng 39.594.025 nghìn đồng ; 60,8%), lợi nhuận cũng tăng lên 4.924.713 nghìn đồng (tăng 877.814 nghìn đồng ; 21,7%). Bước sang năm 2011 tình hình kinh doanh bắt đầu có sự sút giảm, doanh thu giảm còn 101.816.400 nghìn đồng (giảm 2.886.158 nghìn đồng ; 2,7%) kéo theo lợi nhuận giảm xuống còn 3.604.221 nghìn đồng (giảm 1.320.492 nghìn đồng; 26,8%). Sang năm 2012 hoạt động kinh doanh giảm sút rõ rệt, doanh thu giảm mạnh còn 42.528.471 nghìn đồng (giảm 59.287.929 nghìn đồng ; 58%), lợi nhuận âm tới 6.419.063 nghìn đồng. Với kết quả trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty PAIC còn thấp, khả năng quản lý chi phí, tích lũy từ nội bộ để tăng cường năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động vẫn còn hạn chế. Điều này có tác động lớn đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty PAIC. 2.3. Phân tích môi trường hoạt động của Công ty PAIC đến 2020. 2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.3.1.1. Điều kiện chính trị, pháp luật Trong những năm vừa qua, luật pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tạo sự cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Chính phủ đã cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia vào khai thác thị trường viễn thông tại Việt Nam, xoá bỏ thế độc quyền trong cung cấp dịch vụ này. Bộ TT &TT tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên. 39 Đặc biệt là sau khi chính phủ ban hành quyết định 217(27/10/2003) về giá cước dịch vụ BCVT thì các doanh nghiệp mới đã có thể sử dụng một vũ khí cạnh tranh quan trọng là giá cước. Theo quy định mới, Bộ BCVT chỉ kiểm soát giá cước một số dịch vụ viễn thông đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế, các doanh nghiệp không có thị phần khống chế được quyền tự quyết định giá cước của mình. Các dịch vụ quan trọng mà các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được quyền quyết định giá cước là: điện thoại di động, điện thoại dường dài trong nước và quốc tế, Internet. Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường viễn thông. Cùng với lộ trình hội nhập kinh tế như hiện nay sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia khai thác thị trường viễn thông đầy tiềm năng này làm cho cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Trong quan hệ đối ngoại Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ trong đó có một cam kết quan trọng là việc mở rộng thị trường dịch vụ. Việt Nam cho phép các công dân và công ty Mỹ đầu tư vào hàng loạt các dịch vụ: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ chuyên ngành viễn thông như phân phối các sản phẩm nghe nhìn và các dịch vụ khác theo kế hoạch đã được chấp thuận của Hiệp định Thương mại. Theo lộ trình mở cửa thị trường viễn thông của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, lộ trình mở cửa đối với các dịch vụ giá trị gia tăng là sau 2 năm, đối với các dịch vụ Internet là sau 3 năm, đối với dịch vụ cơ bản là sau 4-6 năm (6 năm đối với dịch vụ điện thoại cố định). Lộ trình này phù hợp với tình hình đang chuyển đổi của ngành viễn thông tạo điều kiện cho CNTT, viễn thông Việt Nam có thời gian chuẩn bị để có thể hội nhập một cách chủ động, tích cực. Hiệp định về viễn thông trong khuôn khổ WTO hướng tới việc xoá bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm CNTT. Hiệp định trong khuôn khổ WTO nhằm thúc đẩy 40 thương mại quốc tế về dịch vụ viễn thông cơ bản đã có hiệu lực từ tháng 2 năm 1998. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ điện thoại, truyền số liệu, telex, điện tín, fax, dịch vụ cho thuê thiết bị (chẳng hạn như mua bán khả năng truyền dẫn), hệ thống vệ tinh di động và cố định, điện thoại di động, dịch vụ số liệu di động, hệ thống nhắn tin và liên lạc cá nhân. Như vậy, về mặt chính trị pháp luật đã tạo điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty PAIC nói riêng, ngành viễn thông, CNTT nói chung. Tuy nhiên Công ty PAIC sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sẽ có ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh; đây cũng là một thách thức lớn đối với Công ty PAIC. Trong lĩnh vực tự động hóa hiện nay thị phần cung cấp thiết bị cũng như dịch vụ hiện nằm chủ yếu trong tay các công ty nước ngoài. Công ty PAIC đã nhận thấy sự khó khăn khốc liệt của lĩnh vực tự động hóa, những hạn chế khi phụ thuộc các công ty nước ngoài trong ngành Dầu khí. Chính vì thế đây cũng là cơ hội và thách thức cho Công ty PAIC khai thác các thế mạnh và loại bỏ các điểm yếu của mình trong lĩnh vực CNTT, viễn thông và tự động hóa trong ngành Dầu khí tại Việt Nam. 2.3.1.2 Điều kiện kinh tế Phân tích môi trường kinh tế lại bao gồm phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, sự biến động của giá cả và tỷ giá, chỉ số chứng khoán và đầu tư ngoài đến doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh hay điều chỉnh chiến lược hiện hành cho phù hợp với điều kiện của môi trường, tận dụng được những cơ hội và khắc phục những nguy cơ đưa đến. a) Kinh tế thế giới 41 Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế của 30 nước thành viên OECD trong năm 2007 tăng 2,5%. Tuy nhiên, do việc mất cân đối của các tài khoản vãng lai trên toàn cầu còn rất lớn nên dẫn tới giá trị đồng Đôla Mỹ giảm mạnh, chính điều đó làm tăng tỷ lệ lãi suất và giảm mạnh giá nhà đất trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của những quốc gia này cũng giảm xuống (kinh tế Mỹ năm 2006 tăng trưởng 3,3%, năm 2007 tăng trưởng còn 2,4%, tới nay vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi suy thoái). Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Á, trừ Nhật Bản, chậm lại trong năm 2006, xuống còn 7,2%, so với 7,4% năm 2005, do tỷ lệ lãi suất tăng và giá dầu mỏ giảm ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế. Năm 2007, kinh tế Châu Á sẽ tiếp tục tăng chậm lại, chỉ đạt 7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cũng đáng hài lòng, xuất phát từ sự hồi phục kinh tế của các nước công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu của Châu Á tăng lên. Kinh tế Trung Quốc năm 2006 tăng chậm lại, đạt 9,5% và tiếp tục giảm xuống 8,8% trong năm 2007. ADB dự báo triển vọng tăng trưởng của toàn khu vực nhìn chung đều thuận lợi nhờ các điều kiện địa lý và dân số, và tin chắc rằng các nền kinh tế ngoài Trung Quốc sẽ tăng đầu tư để duy trì hoặc tăng tốc độ tăng trưởng. Như vậy, Sự chững lại của nền kinh tế thế giới (tiêu biểu là nền kinh tế Mỹ) làm suy giảm khả năng thanh toán phần nào ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Công ty PAIC nói riêng. Cũng nhìn từ góc độ nền kinh tế thế giới thì sự phát triển của kinh tế Trung Quốc lại mang lại nhiều thuận lợi đối với Công ty PAIC bởi quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội giữa hai nước sẽ thường xuyên hơn. b) Tiềm năng tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 25 năm vừa qua, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc (tính đến năm 1997 42 - năm trước cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á) và chỉ thấp hơn kỷ lục 28 năm mà Trung Quốc đang nắm giữ. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 được thể hiện qua biểu đồ sau: 6.80 6.90 7.10 7.30 7.70 8.40 8.17 8.48 6.23 5.32 6.78 5.89 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 % GDP Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong 10 năm qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt mức trung bình khoảng 7,2%, mức tăng trưởng được đánh giá thuộc các nước cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đáng chú ý nhất, năm 2005, tăng trưởng GDP đã đạt 8,40%, mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Năm 2006 con số này là 8,17% và trong năm 2007 là 8,48%. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu GDP trong năm 2008 chỉ đạt mức 6,23% tiếp tục giảm xuống còn 5,23% trong năm 2009, năm 2010 GDP đã tăng trở lại, đạt 6,78%. Năm 2011 GDP Việt Nam đạt mức 5.89%. Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2020 là Phát triển bền vững, GDP dự kiến bình quân khoảng 7%/năm. 43 Cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Nền kinh tế phát triển nhanh môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, thông tin trở thành hàng hoá, sự trao đổi thông tin càng trở nên thường xuyên hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nền kinh tế phát triển nhanh với chính sách khuyến khích đầu tư làm cho số lượng, quy mô doanh nghiệp tăng nhanh, từ đó làm tăng số lượng và quy mô khách hàng. Trong tình hình hiện nay, thị trường Việt Nam đang dần thay da đổi thịt do việc mở rộng hơn nữa sự tham gia của các công ty nước ngoài thông qua các hiệp định thương mại, các quy định về một thị trường tự do giữa các nước ASEAN thì người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy dịch vụ công nghệ sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh hơn, không chỉ về chất lượng mà còn về giá, về công nghệ, về các dịch vụ đi kèm. Xét về dài hạn, sau giai đoạn suy thoái kinh tế vào năm 2008-2009, dự kiến từ năm 2010 trở đi, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tương đương với trước. Theo đó trong 10 năm từ 2001-2010 với mức tăng trưởng trung bình 7,2%/năm thì kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào việc mở rộng đầu tư, gia tăng quy mô theo chiều rộng, dựa vào tăng trưởng vốn. Tuy nhiên với chiến lược phát triển 2011-2020 thì mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý. Mức tăng trưởng được dự kiến từ 6,5% -7%/ năm, được đánh giá là phù hợp, bền vững. Đây là động lực để tạo dựng niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và kéo theo sự tăng trưởng của ngành viễn thông và CNTT nói riêng, từ đó tạo cơ hội phát triển cho Công ty PAIC. 44 c) Thu nhập bình quân đầu người Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá cao nên thu nhập thực tế bình quân đầu người theo GDP cũng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng 30 triệu đồng/người. Với chính sách điều hành linh hoạt của Nhà nước thu nhập quốc dân đã được cân đối lại, điều chỉnh mức lương tối thiểu để nâng cao thu nhập cho những người làm công ăn lương, đây là nhân tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty PAIC vì khi thu nhập tăng tiêu dùng sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn. d) Lãi suất ngân hàng Từ đầu năm 2008, lãi suất chủ đạo của các Ngân hàng nhà nước tăng cao hơn trước. Tháng 2/2008, lãi suất tăng từ 8,25% lên 8,75% và đến tháng 8/2008 lãi suất của ngân hàng Nhà nước tăng lên đến 14%. Lãi suất cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đến nay việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước đã đưa lãi suất dần ổn định, nhưng vẫn còn cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc tăng lãi suất trong thời gian dài đã làm giảm sự phát triển của Công ty PAIC, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của PAIC. e) Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ Tại thị trường Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND đã được duy trì khá ổn định trong vài năm gần đây, năm 2012 giá USD tăng khoảng 5%. Giá của đồng USD trong một thời gian dài giữ ở mức khá ổn định khoảng 20.500 đồng. Sự ổn định này của tỷ giá hối đoái là nhờ lượng cung ngoại tệ tương đối dồi dào với biểu hiện cụ thể nhất là cán cân thanh toán của Việt Nam thặng 45 dư. Những diễn biến của USD tăng mạnh so với VND những năm trước đó là do tâm lý đầu cơ và lo sợ đồng USD tăng của người dân mà không phải do biến động của nền kinh tế nên khi có sự can thiệp của Nhà nước - không tăng lãi suất dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ, tỷ giá đã ổn định trở lại và tăng có kế hoạch, hiện ở mức 20.836 VND/USD. Công ty PAIC là một doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị nên tỷ giá ngoại tệ thay đổi có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Với tình hình ổn định về tỷ giá và chính sách tiền tệ chặt chẽ để hỗ trợ mục tiêu kìm chế lạm phát sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh. f) Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã và đang được coi là một trong những yếu tố đáng được quan tâm trong thời gian vừa qua. Sau giai đoạn không có nhiều biến động từ 2002-2006, dấu hiệu lạm phát bắt đầu có xu hướng quay trở lại kể từ năm 2007 với việc chỉ số giá tiêu dùng tăng lên 02 con số và đặc biệt cao trong năm 2008 (19,9% do giá năng lượng và thực phẩm trên thế giới tăng cao đột biến). Với các biện pháp linh hoạt và hiệu quả được Chính phủ áp dụng trong năm 2009, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 6,88%. Nhưng năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng lại tăng cao trở lại ở mức 11,75% và năm 2011 thì lên tới 18,12%. Áp lực lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư của nền kinh tế nói chung và của Công ty PAIC nói riêng. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2002-2011 được thể hiện qua biểu đồ sau: 46 4.00 5.00 9.50 8.40 6.60 12.63 19.90 6.88 11.75 18.12 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Series1 Hình 2.3: Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2002-2011 (Nguồn: Tổng cục thống kê) g) Dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI: Về hành lang pháp lý: nhiều quy định quy chế mới được ban hành kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO về các thủ tục pháp lý để đầu tư vào Việt Nam, về các quy định liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua đó đã đơn giản hóa các thủ tục và quy chế để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam đồng thời tạo thuận lợi để mở rộng giao thương với nước ngoài. Về quy mô thị trường vốn FDI: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được các chuyên gia kinh tế đánh giá là thành quả lớn nhất của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Thực tế, ngay trong năm đầu tiên - năm 2007, thu hút vốn FDI đã tăng gấp đôi so với năm 2006. Sang năm 2008, các số liệu thống kê tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam còn khích lệ hơn rất nhiều, gấp gần ba lần năm 2007. Đây là con số kỷ lục trong hơn 20 năm Việt Nam nỗ lực thu hút vốn FDI. 47 Tổng mức vốn FDI vào Việt Nam giai đoan 2002-2011 được thể hiện qua biểu đồ sau: 2.99 3.19 4.55 6.84 12.00 21.35 71.73 23.11 19.89 15.60 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Series1 Hình 2.4: Biểu đồ tổng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, có thể thấy, thị trường Việt Nam vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty PAIC nói riêng trong việc thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư ra nước ngoài, đa dạng hóa danh mục đầu tư. 2.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội . Việt Nam là nước có dân số đông với hơn 86 triệu người. Tốc độ tăng dân số khoảng 1,14%/năm, dân số dưới độ tuổi 30 chiếm trên 50%. Như vậy có thể thấy Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, các nhu cầu về tiêu dùng cũng như đầu tư là khá lớn; xu hướng và tâm lý tiêu dùng, đầu tư của dân cư dễ dàng biến đổi theo hướng thử nghiệm cái mới, thích khẳng định một vị trí 48 nhất định trong xã hội. Đồng thời đây cũng là một nguồn lực quan trọng để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển ngành công nghệ nói chung và Công ty PAIC nói riêng. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến lực lượng lao động chuyển dịch nhanh theo hướng từ lao động ở nông thôn chuyển dịch ra thành thị (tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm xuống, số người lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên), lao động phi chính thức sang lao động chính thức. Mọi thành phần kinh tế và cá nhân đều có thể trở thành nhà đầu tư tài chính, thành cổ đông thông qua đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Khi thu nhập dân cư tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và xu hướng thu nhập của dân cư sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ đầu tư tài chính ngày càng tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên thành thị. Các thói quen tích lũy, đầu tư tài chính và sử dụng dịch vụ đầu tư tài chính dần hình thành và phát triển mạnh. Đây là cơ hội để các Doanh nghiệp nói riêng và Công ty PAIC thu hút nguồn vốn đầu tư tăng cường khả năng tài chính. 2.3.1.4 Môi trường công nghệ Ngày nay khoa học công nghệ có bước phát triển như vũ bão, mỗi ngày thế giới lại chứng kiến một loạt những phát minh mới hoặc những cải tiến mới làm thay đổi toàn cảnh khoa học công nghệ của thế giới. Kinh doanh dịch vụ công nghệ là lĩnh vực khá đặc thù nên liên tiếp được cập nhật phát triển để ứng dụng phục vụ cho mục tiêu phát triển của nền công nghệ nói chung và ngành Dầu khí nói riêng. Vì vòng đời thay đổi công nghệ ngày càng thu ngắn dẫn tới việc lựa chọn công nghệ phù hợp với từng nhu cầu của thị trường là điều cực kỳ quan trọng. Việc lựa chọn công nghệ sai sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường do 49 chi phí đầu tư cho thiết bị phục vụ dịch vụ là rất lớn. S-Phone chọn công nghệ CDMA để kinh doanh mà không tính tới việc CDMA bị hạn chế vì số lượng thiết bị đầu cuối do chỉ có một số nước sử dụng công nghệ này dẫn tới việc người sử dụng gặp khó khăn trong việc lựa chọn các mẫu điện thoại CDMA. Bên cạnh đó CDMA không phải là công nghệ của xu hướng phát triển tương lai, khi các hãng viễn thông lớn đã coi GSM là hướng phát triển của công nghệ viễn thông. Chính những yếu tố về công nghệ đã đẩy S-Phone tiến tới hoạt động không hiệu quả và phá sản trong năm 2012 mặc dù khi mới tham gia thị trường S-Phone là một tên tuổi rất đình đám và đầy hứa hẹn. Tại Tập đoàn Dầu khí trước đây triển khai hệ thống quản lý đầu tư cũ, việc thực hiện các báo cáo nhằm mục đích giám sát thực hiện các khoản đầu tư theo quy định của nhà nước mất rất nhiều thời gian, nhiều thiếu sót và khó khăn trong quản lý; từ khi hệ thống mới được triển khai việc quản lý được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, kịp thời điều hành công tác trong quản lý đầu tư. Có thể nói việc lựa chọn công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc thành, bại của doanh nghiệp. Do vậy các công ty trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ nói chung và Công ty PAIC nói riêng cần phải hết sức cẩn thận, tỉnh táo và kỹ lưỡng trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp đối với khách hàng. Tóm lại sự phát triển nhanh về công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới và hiện đại, đem lại dịch vụ và giá trị tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng đem lại những thách thức và sức ép ngày càng lớn lên các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ khi chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng ngắn thì việc lựa chọn các công nghệ cho phù hợp với xu thế, không bị lỗi thời là một yếu tố cực kỳ quan trọng. 50 2.3.2. Phân tích môi trường vi mô 2.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại Hiện tại Công ty PAIC kinh doanh trong lĩnh CNTT, lĩnh vực tự động hóa và dịch phần mềm cung cấp các hệ thống CNTT và dịch vụ gia tăng. Phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ có chiến lược và tiềm lực hơn hẳn mình trong lĩnh vực viễn thông, phần mềm. Các lĩnh vực giá trị gia tăng phải cạnh tranh với VNPT là một trong những nhà cung cấp chính tại Việt Nam. Về phần mềm và các dịch vụ như Hệ thống viễn thông IP-Telephone; Web hosting, Hosting Server, Mail online, VPN network, Video Conferencing, phải cạnh tranh với tập đoàn FPT, về lĩnh vực tự động hóa phải đương đầu với các công ty trong và ngoài nước. - VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009. Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu. Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet. 51 Tháng 1/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt. Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những ưu thế của VNPT : + Là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên cung cấp dịch vụ viễn thông trên 10 năm tại Việt Nam, hiện VNPT đã thu hút được cho mình những lớp khách hàng có thu nhập cao nhất. + Thị trường lớn nhất của VNPT là tại thành phố, tại đây VNPT luôn dẫn đầu về thương hiệu, hình ảnh và doanh số bán hàng. + Đã có trên 10 năm kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ viễn thông, có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo và có trình độ cao. Điểm yếu của VNPT là việc quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao không tốt để một số đã bỏ ra ngoài và chạy sang đầu quân cho Viettel. - Tập đoàn FPT: Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty CNTT và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). 52 Thuộc lĩnh vực CNTT và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu. FPT đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanma, Lào, Campuchia. FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới có quy mô lớn. Sau 24 năm hoạt động, hiện FPT là công ty số 1 tại Việt Nam trong các lĩnh vực Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các sản phẩm CNTT, Bán lẻ sản phẩm CNTT... Ở lĩnh vực viễn thông, FPT là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm. Ở lĩnh vực nội dung số, FPT hiện là đơn vị quảng cáo trực tuyến số 1 tại Việt Nam (chiếm 50% thị phần) và tự hào sở hữu hệ thống báo điện tử có hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, tương đương số người sử dụng Internet tại Việt Nam. Ngoài ra, FPT còn sở hữu một khối giáo dục đại học và dạy nghề với tổng số hơn 15.000 sinh viên và là một trong những đơn vị đào tạo về CNTT tốt nhất tại Việt Nam. Con đường FPT chọn chính là công nghệ, vươn tới tầm cao năng suất lao động mới bằng những tri thức mới thông qua công nghệ. Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và linh hoạt để nắm bắt những cơ hội mới, nỗ lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ trong mọi hoạt động ở mọi cấp là yêu cầu đối với từng người FPT, hướng tới mục tiêu chung OneFPT - Tập đoàn Công nghệ Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam. Những ưu thế của FPT: + Điểm mạnh nhất của mạng FPT là có sự hậu thuẫn về đầu tư, nguồn lực của các cổ đông. 53 + Khách hàng của FPT thường là các tổ chức cá n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272626_7045_1951726.pdf
Tài liệu liên quan