MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 4
LỜI CẢM ƠN . 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 6
DANH MỤC CÁC BẢNG. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 9
MỞ ĐẦU. 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP . 13
1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp.13
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh.13
1.1.2. Quản trị chiến lược .13
1.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh.14
1.1.4. Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh.14
1.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh .16
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.17
1.2.1. Những yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh.17
1.2.2. Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh .19
1.2.3. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .19
1.2.4. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.20
1.2.5. Phân tích môi trường kinh doanh .21
1.3. Phân đoạn chiến lược – hình thành và lựa chọn chiến lược.26
1.3.1. Phân đoạn chiến lược.27
1.3.2. Xây dựng các mô hình chiến lược.28
1.3.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược .30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6. 39
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng
Sông Đà 6 .39
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty.39
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn vừa qua .46
2.2. Phân tích môi trường vĩ mô.50
2.2.1. Môi trường kinh tế.50
131 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông Đà 6 giai đoạn 2012 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên công nghệ tụt hậu rất nhanh, trong
khi đó công việc đầu tư và thực hiện dự án ở nước ta lại hay kéo dài, đến khi dự
án hoàn thành thì công nghệ đã lạc hậu.
- Ở nước ta chưa hình thành dịch vụ tư vấn công nghệ chuyên nghiệp để giúp cho
các nhà đầu tư.
61
- Thủ tục đầu tư xây dựng quá phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng
tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, vì các dự án thường được chuẩn bị
trong kế hoạch từ 2 – 5 năm trước rồi để thực hiện trong cả 3 – 5 năm tiếp theo,
như vậy nhanh nhất thì cũng phải mất từ 5 – 10 năm từ khi có chủ trương đầu tư
đến khi ra được sản phẩm mới, nhưng đã thuộc thế hệ công nghệ cũ.
Tóm lại: Công nghệ thi công xây dựng hiện tại đang liên tục phát triển, song song
với nó là yêu cầu của chủ đầu tư đối với các công trình ngày càng tăng lên không chỉ
là chất lượng mà còn về giá thành, tiến độ thi công Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra
trước mắt đối với Công ty cổ phần Sông Đà 6 là phải tích cực cải tiến công nghệ thi
công của mình để có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư hiện tại và trong
tương lai.
2.2.6. Tổng hợp phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ta tổng hợp phân tích
thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):
Để đánh giá và phân tích đúng đắn môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới Công ty,
cần tham khảo ý kiến chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản và có cái
nhìn chiến lược về các xu hướng của thị phần xây dựng. Để làm được việc này, tác giả
thiết kế bảng câu hỏi (đính kèm ở phần phụ lục – mẫu 01).
Thành phần chuyên gia: Ban giám đốc 4 người và 5 trưởng phòng thuộc công ty,
tổng cộng thu được 9 phiếu.
Cách chấm điểm: Phân loại điểm tác động của mỗi yếu tố đến doanh nghiệp thông
qua mức độ, cụ thể:
- Rất nhiều: 4
- Nhiều: 3
- Ít: 2
- Không tác động: 1
- Dấu (+): Tính chất tác động tích cực tới doanh nghiệp, dấu (-): Tính chất tác
động tiêu cực tới doanh nghiệp.
- Phân loại tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với doanh nghiệp: Có giá trị từ 0.0
đến 1.0. Số điểm quan trọng là tích số giữa (điểm tác động trung bình) x (tầm
quan trọng).
- Phương pháp cho điểm: Chuyên gia chấm điểm.
- Điểm tác động ghi trong ma trận là điểm trung bình của các chuyên gia (không
trọng số).
62
Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công ty cổ phần Sông Đà 6
Các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài
doanh nghiệp
Điểm
tác
động
(trung
bình)
Mức
độ
quan
trọng
Tính
chất
tác
động
Số
điểm
quan
trọng
I. Yếu tố kinh tế
1. Tăng trưởng của nền kinh tế nước ta sẽ ở mức
cao, đặc biệt giai đoạn sau khủng hoảng
2. Nhu cầu xây dựng tăng nhanh
3. Lạm phát, thiểu phát dẫn đến giá cả nguyên vật
liệu biến động thất thường
II. Yếu tố chính trị, pháp luật
1. Chính phủ chú trọng phát triển xây dựng
2. Tăng vốn đầu tư xây dựng
3. Cải thiện môi trường kinh doanh
4. Cải thiện dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ bản
5. Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới
6. Hệ thống quản lý của Nhà nước còn quan liêu,
gây khó khăn cho doanh nghiệp
7. Luật Đầu tư, luật doanh nghiệp được điều chỉnh
nhưng chưa hợp lý
8. Đã ban hành luật xây dựng, luật đấu thầu, luật
kinh doanh bất động sản
9. Triển khai luật tại nhiều địa phương chưa thống
nhất
III. Yếu tố công nghệ
1. Công nghệ xây dựng của thế giới không ngừng
phát triển
2. Thiết bị thi công lạc hậu so với nhà thầu nước
ngoài
IV. Yếu tố văn hóa – xã hội, tự nhiên
3.20
3.50
3.55
3.35
2.23
2.13
2.75
2.25
3.55
2.11
2.17
2.85
2.41
3.17
0.085
0.084
0.035
0.079
0.052
0.025
0.045
0.03
0.017
0.026
0.077
0.025
0.043
0.045
+
+
-
+
+
+
+
+
-
-
+
-
-
-
0.272
0.294
0.124
0.265
0.116
0.053
0.124
0.068
0.060
0.055
0.167
0.073
0.104
0.143
63
1. Nhận thức và nhu cầu xã hội đã thay đổi về chỗ
ở, xu hướng dân cư thành thị sẽ sống tập trung
tại các khu đô thị lớn nhiều hơn
2. Tình trạng quan liêu nhũng nhiễu trong xây
dựng
3. Cạnh tranh trong đấu thầu không lành mạnh
V. Yếu tố kinh tế hội nhập
1. Chính phủ không còn bảo hộ cho các doanh
nghiệp trong nước
2. Các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài sẽ đầu
tư vào Việt Nam
3. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài sẽ vào Việt Nam
4. Cạnh tranh trong ngành sẽ quyết liệt
Tổng cộng
3.20
3.45
3.50
2.19
2.74
2.90
2.87
60.07
0.079
0.045
0.045
0.025
0.031
0.032
0.075
1
+
-
-
-
-
+
+
0.252
0.155
0.158
0.055
0.085
0.093
0.215
0.907
So sánh với số điểm trung bình là 2.5 trong khi tổng số điểm quan trọng đánh giá
các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty là 0.907 cho thấy các yếu tố bên ngoài có
phần không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của Công ty. Qua phân tích chi tiết,
Công ty cổ phần Sông Đà 6 có những cơ hội và nguy cơ sau:
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của Công ty cổ phần Sông Đà 6
Các cơ hội Các nguy cơ
1. Tăng trưởng kinh tế của nước ta
thời gian tới sẽ ở mức khá cao.
2. Nhận thức của xã hội và nhu cầu
về nhà ở của đại bộ phận dân cư
thành thị sẽ sống tập trung nhiều
hơn tại các chung cư cao tầng,
các khu biệt thự, nhà liền kề trong
các khu đô thị lớn.
3. Nước ta vẫn là thị trường hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài
1. Tụt hậu về công nghệ xây dựng.
2. Tình trạng rườm rà, nhũng nhiễu
trong công việc thực thi các quy định
về đầu tư và xây dựng cơ bản.
3. Cạnh tranh trong đấu thầu chưa
thật lành mạnh.
4. Giá cả biến động bất thường (lạm
phát tăng gây bất lợi về chi phí đầu
vào của dự án. Giảm phát gây sụt
giảm đầu tư, thiếu công ăn việc làm).
64
trong lĩnh vực bất động sản và
sản xuất công nghiệp.
4. Chính phủ đang và sẽ đẩy mạnh
lĩnh vực xây dựng hạ tầng quốc
gia – yếu tố tiên quyết cho phát
triển kinh tế đất nước
5. Dễ dàng tiếp cận công nghệ và kỹ
thuật cao trong ngành xây dựng
từ các nước phát triển trên thế
giới.
5. Mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong ngành ngày càng
gay gắt. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
ngày càng nhiều và mạnh hơn.
2.3. Phân tích môi trường ngành
2.3.1. Khái quát chung về môi trường kinh doanh xây dựng
Các doanh nghiệp xây dựng có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội, cụ thể:
- Ngành công nghiệp khai khoáng như dầu khí, than đá, quặng sắt, bô xítvv rất
cần xây dựng hệ thống giàn khoan, nhà máy lọc dầu; các bến cảng, bãi chứa;
đường dẫn, lò nungvv.
- Ngành công nghiệp điện là một ngành quan trọng trong nền an ninh năng lượng
của quốc gia, rất cần xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các đập chứa
kênh mương dẫn dòng, trạm cao thế, trạm hạ thế, hệ thống truyền tảivv.
- Sự phát triển của ngành giao thông vận tải rất cần xây dựng cầu, đường,vv.
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản muốn phát triển tốt cũng rất cần một
hạ tầng phát triển.
- Đối với ngành y tế rất cần xây dựng các bệnh viện, trạm y tế với hạ tầng cơ sở
vật chất hiện đại.
Một đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có một hạ tầng
cơ sở tốt để thu hút đầu tư. Người dân phải có điều kiện sống tốt, đảm bảo về hạ tầng,
chất lượng môi trường.
Như vậy, rõ ràng khó có ngành kinh tế nào phát triển được nếu không có xây dựng.
Xây dựng là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng liên quan chặt
chẽ với nhau như: Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu đường,
xây dựng thủy lợi, xây dựng hạ tầng kỹ thuật
65
Sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng có tác động tích cực đến sự phát triển
của nền kinh tế, do vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp xây
dựng thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh để vạch ra từng bước đi trong từng giai
đoạn là rất cần thiết. Tuy nhiên để các chiến lược kinh doanh phát huy tối đa vai trò và
hiệu quả của nó thì việc tìm hiểu các đặc trưng riêng của các doanh nghiệp xây dựng là
điều các nhà hoạch định chiến lược cần phải quan tâm.
Đặc thù của ngành xây dựng: Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình,
những dự án mang tính đơn lẻ, đơn chiếc. Sản phẩm của ngành xây dựng phân bố khắp
nơi dẫn đến chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính vùng miền như: Địa lý, xã hội, tư
liệu sản xuất. Sản phẩm của ngành xây dựng có quá trình sản xuất kéo dài dẫn đến chịu
ảnh hưởng của các yếu tố như: Nguồn vốn, nhân lực, nguồn vật tư. Sản phẩm của
ngành xây dựng có nhiều cách sản xuất khác nhau. Nó phụ thuộc vào công nghệ sản
xuất của từng doanh nghiệp hoặc cách áp dụng công nghệ cho từng sản phẩm xây dựng
khác nhau.
Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hóa: Tổ chức sản xuất trong một
doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào quy trình công nghệ, quy trình sản xuất các sản
phẩm. Nhìn chung đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp
xây dựng nói riêng thì việc tổ chức sản xuất được thực hiện theo nguyên tắc chuyên
môn hóa, nghĩa là phân chia lao động xã hội cho từng bộ phận, tổ, đội. Chuyên môn
hóa đòi hỏi tập trung sản xuất một khối lượng lớn hàng hóa trong từng doanh nghiệp và
do vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác với các doanh nghiệp chuyên môn hóa khác để được
cung cấp các bộ phận của sản phẩm được chế tạo tại doanh nghiệp mình. Như vậy khi
xây dựng các chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng cần hết sức chú ý
đến đặc điểm này, đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng
để làm sao có biện pháp giảm tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà cung ứng
này đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính không ổn định của thị trường các yếu tố đầu vào: Với doanh nghiệp xây dựng,
khi xây dựng chiến lược kinh doanh cũng cần quan tâm đến vấn đề thị trường các yếu
tố đầu vào, trong đó đặc biệt là năng lượng và nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất
của doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu, nguyên liệu như:
Đá, cát, xi măng, sắt thép, vật liệu hoàn thiện, thiết bị điện, nước Đặc biệt thị trường
xăng, dầu, gas của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào thị trường xăng dầu thế giới, nên việc
dự báo để xây dựng chiến lược đảm bảo chiến lược có tính linh hoạt khi xảy ra những
biến động trên thị trường này giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó và đạt được mục
66
tiêu đề ra là rất cần thiết. Ngoài ra về nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp ngành xây
dựng thì thép là một trong những nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm. Trong khi đó Ngành thép Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào phôi
thép nhập khẩu từ nước ngoài về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động giá trên
thị trường thép thế giới. Điều này tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xây dựng.
Do vậy có thể thấy một đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp xây dựng là tính không ổn
định của thị trường các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào. Vậy phải tính toán cân nhắc để
lập một kế hoạch trung và dài hạn về nguyên vật liệu như thế nào để đảm bảo thực hiện
tốt mục tiêu trung và dài hạn đã đặt ra là một câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải giải
quyết khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Trình độ máy móc thiết bị chưa cao: Thực trạng về trình độ máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ của ngành xây dựng nói chung hiện nay chưa cao, còn chậm đổi
mới. Do vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần lưu ý về vấn đề quyết định đầu tư
lựa chọn công nghệ tối ưu để đảm bảo theo kịp sự phát triển của công nghệ để tránh lạc
hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, số lượng sản phẩm và tác động xấu đến
hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh.
Vấn đề con người còn nhiều bất cập: Ngoài vấn đề về nguyên vật liệu, dây chuyền
công nghệ thì vấn đề con người cũng cần có sự quan tâm nhất định khi xây dựng chiến
lược kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm
xây dựng đòi hỏi chất lượng cao, kỹ thuật, mỹ thuật phải đảm bảo, do đó đòi hỏi trình
độ, tay nghề của đội ngũ công nhân và kỹ sư xây dựng phải tương xứng, đồng đều để
tạo ra một ê kíp làm việc ăn khớp hiệu quả. Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Nếu ý thức trách nhiệm, trình độ kém dẫn tới sản phẩm
kém chất lượng, mất uy tín với khách hàng, từ đó làm mất thị trường, doanh nghiệp có
nguy cơ phá sản. Do đó cần phải tạo ra một tập thể, một đội ngũ công nhân lành nghề
có tay nghề cao và những kỹ sư có trình độ chuyên môn sâu. Như vậy vấn đề đặt ra khi
xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp là phải có kế hoạch, chiến lược phát triển con
người của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai để có đủ sức, đủ trình độ đáp ứng
yêu cầu của công việc.
Đánh giá chung:
Xây dựng là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành khác nhau liên quan hữu cơ
và có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các chuyên ngành khác trong nền kinh
tế quốc dân. Sự phát triển của doanh nghiệp xây dựng có tác động tích cực, đóng vai
trò đáng kể đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo sự phát triển
67
bền vững của các doanh nghiệp xây dựng thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh để
vạch ra từng bước đi trong từng giai đoạn là rất cần thiết.
Hiện nay, trong ngành xây dựng ở Việt Nam, chuyên ngành xây dựng các công trình
công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng, đặc biệt công nghệ thi công nhà cao
tầng còn kém phát triển. Có thể nhận thấy việc lạc hậu về công nghệ; yếu kém trong
công tác quy hoạch, trong cơ chế quản lý; thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ chuyên
môn sâu là những nguyên nhân chín dẫn đến sự chậm phát triển của ngành.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự đổi mới cơ
chế chính sách kịp thời, cộng với nhu cầu xã hội ở lĩnh vực này ngày một tăng cao. Đây
đồng thời cũng là sứ mạng, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng. Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, nắm bắt được thời cơ, thì
trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình, các Nhà lãnh
đạo – những người hoạch định chiến lược phải đặc biệt quan tâm đến những đặc trưng
riên của ngành để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, có chất lượng góp
phần tạo nên sự thành công và phát triển cho các doanh nghiệp nói riêng và cho ngành
xây dựng nói chung.
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh
đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục
tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh
tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối
thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như các
xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược
kinh doanh đúng đắn.
Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng, giữa các đơn vị có năng lực và trình độ ngang
nhau thì ngoài sự cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng dịch vụ thì yếu tố thương hiệu
cũng không kém phần quan trọng. Thương hiệu được khách hàng nhớ tới, được tạo
dựng nơi khách hàng được thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm, sự chấp nhận của
xã hội là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình sản xuất của Công ty đều có những đối thủ cạnh tranh thực sự
đáng phải quan tâm. Vì thế trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty, trong
phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tiến hành phân tích, xem xét dựa trên hai lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty, đó là:
68
- Lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp – ngành nghề chính, xương sống
của công ty.
- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng
Thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty – hoạt động trên địa bàn cả
nước và nước bạn Lào, tác giả nhận thấy một số doanh nghiệp có những đặc điểm khá
tương đồng với công ty về đối tượng khách hàng, loại hình, lĩnh vực hoạt động, doanh
số, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức Các doanh nghiệp này được tác giả xác định là
các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số doanh nghiệp khá điển hình trong nhóm các
đối thủ cạnh tranh của Công ty, cụ thể là:
1. Công ty cổ phần xây dựng số 1 VINACONEX (VC1)
2. Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam –
CONSTREXIM HOLDINGS (CTX)
3. Công ty cổ phần LICOGI 16 (LCG)
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu so sánh của Công ty cổ phần Sông Đà 6 với các
đối thủ cạnh tranh năm 2011 - 2012
Các chỉ tiêu
Năm 2011
SD6 VC1 CTX LCG
Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
2. Lợi nhuận gộp
3. LNST thu nhập DN
919.803.324
161.860.901
39.145.627
630.185.873
101.151.345
57.807.832
1.091.136.844
90.602.646
68.043.435
1.545.128.613
296.278.951
175.132.150
Cân đối kế toán
1. Tài sản ngắn hạn
2. Tổng tài sản
3. Nợ phải trả
4. Nợ ngắn hạn
5. Vốn chủ sở hữu
745.939.354
1.119.923.738
801.426.903
799.151.907
275.883.243
690.213.604
787.582.798
543.388.374
542.398.166
244.194.423
1.866.486.330
2.323.113.116
1.982.603.859
1.619.647.742
318.623.947
1.202.092.605
2.201.391.539
982.825.568
964.836.815
1.160.363.203
Các chỉ tiêu
Năm 2012
SD6 VC1 CTX LCG
Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
2. Lợi nhuận gộp
3. LNST thu nhập DN
811.272.974
203.510.887
41.312.207
502.999.578
71.764.965
30.005.440
554.156.353
63.961.552
5.383.969
689.490.102
116.319.777
(34.423.560)
69
Cân đối kế toán
1. Tài sản ngắn hạn
2. Tổng tài sản
3. Nợ phải trả
4. Nợ ngắn hạn
5. Vốn chủ sở hữu
816.219.574
1.155.249.419
842.084.113
799.151.907
313.165.205
739.926.948
778.073.812
524.563.134
523.702.226
253.510.678
2.867.638.654
3.337.363.097
3.013.962.972
2.667.935.755
301.660.501
1.169.577.251
2.018.974.606
865.300.226
849.203.789
1.093.740.110
a. Công ty cổ phần xây dựng số 1 VINACONEX (VC1)
Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1 - JSC) là doanh nghiệp hạng 1 -
Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam
(VINACONEX JSC), có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả
nước.
Trụ sở Công ty tại: D9 - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội.
Ngày 16 tháng 11 năm 1973, Công ty Xây dựng Mộc Châu, tiền thân của Công ty
cổ phần Xây dựng số 1 - VINACONEX 1 hiện nay được Bộ Xây dựng dựng ra quyết
định thành lập số 1969-BXD tại mảnh đất cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Từ năm 1995 đến nay Công ty là thành viên của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex với thương hiệu Công ty Cổ phần Xây dựng
số 1 - Vinaconex 1. Trong giai đoạn này Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc,
năng lực Công ty được nâng cao mọi mặt từ năng lực quản lý của cán bộ, năng lực thiết
bị trong thi công xây lắp và đã mở rộng thêm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo
hướng đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Với năng lực được nâng cao, Công ty đã tham
gia thi công nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia và nhiều công trình
bằng nguồn vốn nước ngoài, thể hiện đẳng cấp cao và khẳng định là doanh nghiệp có
uy tín và năng lực hàng đầu trong thị trường xây dựng hiện nay. Địa bàn hoạt động của
Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trải rộng khắp cả nước, từ Cao Bằng, Quảng Ninh,
Lào Cai đến Thành phố Hồ Chính Minh, tỉnh Bạc Liêu, khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long. Hiện nay Công ty đang đồng loạt thi công hơn 40 công trình, trong đó có nhiều
công trình đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và nhiều công trình trọng điểm.
Với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm,
luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công
nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 sẽ mạng lại cho
khách hàng sự hài lòng với các công trình có chất lượng cao nhất, thời gian thi công
nhanh nhất và giá cả hợp lý nhất.
70
Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty bao gồm :
- Xây dựng dân dụng công cộng công nghiệp
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước và môi trường
- Xây dựng công trình giao thông bến cảng...
- Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện (đê, kè, hồ chứa nước...)
- Trang trí nội ngoại thất
- Thi công cơ giới
- Sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng
- Kinh doanh nhà, bất động sản, vật tư thiết bị và các hoạt động kinh doanh khác...
Thế mạnh của công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX:
- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, lâu năm trong lĩnh vực thế
mạnh.
- Công ty có đội ngũ công nhân lao động được đào tạo rất bài bản. Đây là thế
mạnh của VC1, hiện tại rất nhiều doanh nghiệp xây lắp rất thiếu lực lượng lao
động này.
Hạn chế của công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX :
- Là một trong các Công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây, được thành lập khá
sớm do đó bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém linh hoạt.
- Thiết bị thi công khá cũ, giá trị tài sản còn thấp
b. Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam –
CONSTREXIM HOLDINGS (CTX)
Tiền thân là công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng thành lập ngày 23/04/1982.
Được chuyển đổi (cổ phần hóa) theo Quyết định số 565/QĐ-BXD ngày 13/04/2007
của Bộ xây dựng về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đầu tư xây dựng và
xuất nhập khẩu Việt Nam thành Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
Việt Nam. Tổng công ty được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 25/05/2007.
Trụ sở chính của công ty: Tầng 36 – tòa nhà Keangnam Lanmark Tower – 72, Phạm
Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Các lĩnh vực hoạt động:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện,
công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện, văn hoá, thể thao, sân bay, bến
71
cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát
nước và môi trường, công trình đường dây và trạm biến thế điện.
- Tư vấn xây dựng trong các lĩnh vực: Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, văn
phòng cho thuê và dịch vụ công công (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề); thiết
kế lập dự toán các công trình đến nhóm B; tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu và
đánh giá hồ sơ dự thầu; tư vấn giám sát thi công và tư vấn quản lý dự án; tư vấn
hợp đồng kinh tế; tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị công nghệ đối với các loại hình
công trình xây dựng.
- Gia công lắp dựng kết cấu thép, lắp đặt các hệ thống và các thiết bị cơ điện kỹ
thuật công trình (điều hoà không khí – thông gió, thang máy, hệ thống điều
khiển điện năng, báo cháy, camera quan sát, hệ thống âm thanh).
- Thí nghiệm kiểm định chất lượng vật liệu; thí nghiệm nền móng.
- Thi công các loại cọc (bê tông, cát, nhồi Barette); khai thác, sản xuất đá.
- Hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Đầu tư các nhà máy sản xuất công nghiệp, thuỷ điện, xi măng, chế tạo đồ gỗ.
- Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế mới, cho thuê văn phòng và nhà ở.
Thế mạnh của Tổng công ty CONSTREXIM HOILDINGS:
- Có kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực thi công xây lắp nhà cao tầng, hạ tầng.
- Có kinh nghiệm tư vấn thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.
Hạn chế của Tổng công ty CONSTREXIM HOILDINGS:
- Hiện tại thị trường bất động sản đang đóng băng nên hoạt động kinh doanh hạ
tầng đô thị bị hạn chế.
c. Công ty cổ phần LICOGI 16 (LCG)
Công ty cổ phần Licogi 16 tiền thân là Công ty xây dựng số 16, là doanh nghiệp
Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (Licogi) được thành lập
theo quyết định số 427/QĐ – BXD ngày 08/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên
cơ sở tổ chức lại Chi Nhánh của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng tại Tp
Hồ Chí Minh.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước
thành Công ty cổ phần. Năm 2005 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm
2006 Công ty Xây dựng số 16 chính chuyển thành Công ty Cổ phần Licogi 16 theo
72
Quyết định số 327/QĐ-BXD ngày 28/02/2006 và Quyết định số 844/QĐ-BXD ngày
31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty chính thức nhận giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cấp ngày 02/06/2006, với vốn điều
lệ là 12 tỷ đồng.
Ngay từ khi thành lập, Công ty đã chú trọng thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, công nhân lành nghề, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực và
khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Những ngày đầu thành lập, với số vốn ít
ban đầu là 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271900_2428_1951691.pdf