LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC HÌNH.vi
DANH MỤC BẢNG.vii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . 4
1.1. Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh . 4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh . 4
1.1.2. Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh. 6
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp. 6
1.1.4. Quản trị chiến lược. 7
1.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh. 9
1.2.1. Khái niệm . 9
1.2.2. Trình tự, nội dung các bước hoạch định chiến lược kinh doanh10
1.2.3. Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược chiến lược của Công ty11
1.3. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty. 11
1.3.1. Môi trường vĩ mô . 12
1.3.2. Phân tích môi trường vi mô. 18
1.3.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp. 22
1.3.4. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược. 25
1.3.5. Xây dựng các giải pháp để thực hiện các phương án chiến lược36
Kết luận chương I . 37
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CP XI MĂNG SÔNG THAO38
2.1. Giới thiệu về Công ty CP xi măng Sông Thao. 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 38
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . 40
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và giới thiệu sản phẩm của Công ty. 43
134 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Sông thao đến năm 2015 tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -51- Viện Kinh tế và quản lý
xuất chính thức, giá thành sản phẩm phải chịu một phần không nhỏ tác động
từ biến động tỷ giá, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi mới đưa
sản phẩm Xi măng Sông Thao ra thị trường.
2.2.2. Phân tích điều kiện chính trị
Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đều có
những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời
gian vừa qua sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đến nền kinh
tế Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần xi măng Sông Thao nói riêng
chính là sự kiện vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO sau gần 11 năm nỗ lực
đàm phán xin gia nhập tổ chức này.
Việc gia nhập WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những
luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho nước ngoài đổ vào Việt
Nam tiếp tục tăng mạnh, thị trường xuất nhập khẩu không ngừng được mở
rộng, nhiều mặt hàng do thực hiện cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, đó
là không phân biệt về mức thuế so với các mặt hàng cùng loại do doanh
nghiệp trong nước sản xuất Theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi –
Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam
chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật
quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Còn theo
nghiên cứu của TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, quan hệ giữa
Chính phủ với khu vực kinh tế tư nhân đã có thay đổi tích cực, bằng chứng là
Chính phủ thừa nhận kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ
nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến hải quan – lĩnh vực đến hải quan – lĩnh
vực đượ phàn nàn nhiều nhất trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cho
biết đã có sự cải thiện đáng kể nhờ sức ép của WTO.
Ngoài ra nước ta còn có một lợi thế lớn đó là hệ thống chính trị ổn định
vững chắc, có hình thái xã hội tiến bộ do nhân dân lựa chọn, do đó là cơ sở
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -52- Viện Kinh tế và quản lý
vững chắc củng cố thêm thành công trong quá trình phát triển kinh doanh của
Công ty cổ phần xi măng Sông Thao.
Tóm lại, việc Việt Nam gia nhập WTO cùng một hệ thống chính trị ổn
định vững chắc vừa là cơ hội đối với sự hoạch định chiến lược phát triển kinh
doanh của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao.
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện văn hóa – xã hội
Có thể nói chung văn hóa Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều
những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh
hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận
dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Về mặt xã hội, từ ngày 01/08/2008 theo Nghị
quyết Hà Nội sẽ mở rộng gấp 3,6 diện tích, bao gồm: thành phố Hà Nội hiện
tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện
Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Tổ chức không gian sẽ theo mô hình chùm đô thị,
gồm 4 khu vực đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân
Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn). Có thể nói việc mở rộng thủ đô và các trung
tâm kinh tế cũng là một cơ hội lớn cho ngành xây dựng nói chung và ngành
vật liệu xây dựng nói riêng.
Tóm lại, văn hóa – xã hội và dân số là cơ hội đối với sự hoạch định
chiến lược kinh doanh của ngành sản xuất xi măng và Công ty cổ phần xi
măng Sông Thao nói riêng.
2.2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách luật pháp
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất
trong khu vực Đông Nam Á, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội
nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện
các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế.
Các chế tài của Luật không hàm chứa những phân biệt đối xử bất hợp
lý và xóa bỏ những đối xử mang tính không bình đẳng, bất hợp lý giữa các
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -53- Viện Kinh tế và quản lý
nhà đầu tư, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa các sản phẩm
trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên đây là một nguy cơ đối với sự
hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao
do gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các sản phẩm xi măng nhập khẩu
của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc
Theo quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050
và quyết định của Thủ tướng, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị,
phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Hà Nội,
rộng hơn 3.340km2. Dự báo năm 2020, dân số Hà Nội đạt khoảng 7,3-7,9
triệu người và đạt 9 triệu vào năm 2030. Chuỗi khu đô thị mới này sẽ góp
phần thu hút rất lớn dân số dịch chuyển từ trong nội đô thành phố ra ngoài và
tiếp nhận nhiều dự án từ hơn 750 đồ án, dự án được rà sát, cập nhật. Trong đó
có các dự án lớn như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Xuyên Á,
đường trên cao Phạm Hùng... là những công trình mà Công ty cổ phần xi
măng Sông Thao đã và đang là nhà cung cấp nguồn xi măng chủ yếu.
Bên cạnh đó, sau nhiều nỗ lực quy hoạch, kêu gọi đầu tư và chính sách
khuyến khích phát triển ngành năng lượng của Chính phủ, tính đến năm 2011
trên khu vực Tây Bắc (trong đó có các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang) đã
có trên 50 dự án thuỷ điện được các UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, và được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư như: thủy điện Thái An, Thanh Thủy 2, Sông
Chừng, Bát Đại Sơn, Nậm Ly 1 Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thuỷ điện,
thời gian qua, nhiều nhà đầu tư rất chủ động, nỗ lực triển khai, đẩy nhanh tiến
độ thực hiện dự án theo đúng cam kết. Đây là một trong những cơ hội có ảnh
hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần xi
măng Sông Thao bởi vì Tây Bắc là một trong những thị trường tiêu thụ tiềm
năng của Xi măng Sông Thao.
Tóm lại, sự thay đổi về các chính sách kinh tế, luật pháp, các văn bản
luật đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có ngành sản xuất
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -54- Viện Kinh tế và quản lý
xi măng của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao. Các thay đổi này vừa tạo
ra những cơ hội nhưng cũng có không ít những thách thức đối với sự hoạch
định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao.
2.2.5. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc, giúp cho
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xi măng có thể tiếp cận đầu tư trang
thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ tạo ra các dòng sản phẩm xi
măng với công nghệ tiên tiến, tiêu hao ít năng lượng, hầu như không ảnh
hưởng tới môi trường, phục vụ nhu cầu xây dựng mang đến cho người tiêu
dùng cảm giác hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Đây là địa chỉ đầu tiên lắp đặt các sản phẩm của dự án khoa học công
nghệ, thuộc chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm của Chính phủ, dự án:
"Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây chuyền đồng bộ
sản xuất xi măng lò quay, công suất 2.500 tấn clanhke/ngày, thay thế nhập
ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hoá" (gọi tắt là Dự án KHCN ) do TCty Lắp
máy Việt Nam làm chủ dự án. Trong đó, nhiều chủng loại thiết bị công nghệ
hoàn chỉnh gồm: Băng tải, gầu tải, vít tải, máng khí động, các loại quạt (trong
đó có quạt lò nung lưu lượng 480 nghìn m3/giờ do Lilama 69/3 chế tạo) và
lọc bụi công suất bé, các loại van, cầu trục, palăng... là kết quả nghiên cứu của
dự án KHCN, do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo và cung cấp. Điều đáng ghi
nhận là lần đầu tiên, Việt Nam đã chế tạo một số thiết bị chính trong dây
chuyền sản xuất xi măng 2.500 tấn clanhke/ngày như: lò nung, thiết bị làm
nguội clanhke, máy nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng, máy rải liệu, rút
liệu kho tròn bằng bản vẽ thiết kế của mình theo bản quyền, bảo hành của
Viện nghiên cứu thiết kế Thiên Tân Trung Quốc và hãng Loesche (CHLB
Đức) với tỷ lệ nội địa hoá cụm lò nung: 41,2%, cụm nghiền liệu: 69,6% (riêng
máy nghiền đứng 49,2%, máy phân ly 100%), cụm máy nghiền than đạt:
74,1% (riêng máy nghiền than đạt: 69,84%). Riêng Viện Nghiên cứu máy –
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -55- Viện Kinh tế và quản lý
Bộ Công Thương - NARIME làm chủ trọn vẹn một gói thầu công đoạn đóng
bao từ khâu thiết kế công nghệ, chế tạo, mua sắm (chỉ nhập khẩu 02 máy
đóng bao) cung cấp, lắp đặt và vận hành chạy thử thiết bị thành công.
‐ Khâu chế biến nguyên liệu và đồng nhất phối liệu: sử dụng kho tròn
thay thế kho dài, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thế hệ mới để nghiền
nguyên liệu và nghiền than.
‐ Công đoạn nung hai bệ đỡ thay thế lò ba bệ đã giúp giảm tiêu hao vật
liệu chịu lửa, trọng lượng thiết bị và chi phí xây lắp, bảo dưỡng, sử dụng tháp
trao đổi nhiệt 5 tầng, hệ thống Calcinner hiệu suất cao.
‐ Công đoạn làm nguội clinker: sử dụng thiết bị clinker với máy cán
thế hệ mới.
‐ Công nghệ nghiền xi măng: sử dụng máy nghiền con lăn 2+2, 3+3, máy
nghiền Horomill để nghiền xi măng cho phép giảm tới 20 - 30% tiêu hao năng
lượng so với máy nghiền bi (máy nghiền Horomill tiêu hao 24kWh/tấn xi
măng, máy nghiền con lăn tiêu hao 20kWh/tấn xi măng) và cải thiện độ mịn
xi măng đạt tới 3.600cm2/g.
‐ Công đoạn đóng bao: sử dụng silo chứa xi măng hai nòng với máy
đóng bao hoàn toàn tự động năng suất cao, đảm bảo độ chính xác trọng lượng
bao xi măng nhỏ hơn 0.25kg/bao, sử dụng thiết bị xuất xi măng bao, xuất
clinker năng suất cao với thiết bị kiểm tra chính xác.
Những lợi ích đang kể do ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới, thiết bị
hiện đại bao gồm:
- Tiêu hao điện năng giảm chỉ còn 85 - 90kWh/tấn xi măng
- Chất lượng xi măng được cải thiện rõ rệt, hàm lượng vôi tự do trong
clinker nhỏ hơn1%, clinker đạt mác PC50, có nơi có lúc đạt gần PC 60;
- Môi trường sinh thái được cải thiện do nồng độ bụi tại đầu thải ra của
các ống khói thấp, đạt dưới 30mg/Nm3.
Việc áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại thời gian qua ở một số
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -56- Viện Kinh tế và quản lý
nhà máy xi măng đã đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao và đưa trình độ
công nghệ của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam lên một bước phát triển mới.
Tính đến hết 2010, cả nước đã có 59 nhà máy với 105 dây chuyền sản
xuất xi măng có tổng cộng suất thiết kế khoảng 62.56 triệu tấn/năm và tiếp tục
tăng trong các năm tiếp theo khi các dự án mới đi vào hoạt động. Các nhà
máy này bao gồm: các nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng
Việt Nam (VICEM), các nhà máy liên doanh nước ngoài, các nhà máy xi
măng của địa phương. Như vậy, trung bình ít nhất mỗi tỉnh có một nhà máy xi
măng. Với mật độ dày đặc các nhà máy, ngành xi măng đang bước vào giai
đoạn cạnh tranh khó khăn.
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại dây chuyền sản xuất xi măng: lò quay –
gồm 2 loại lò quay khô (loại tiên tiến nhất) và lò quay ướt; lò đứng – là công
nghệ lạc hậu được nhập từ Liên Xô cũ hoặc Trung Quốc từ những năm 70 –
80 của thế kỷ trước. Trong số các nhà máy đang hoạt động, chỉ có 50 nhà máy
sử dụng công nghệ lò quay, trong đó chỉ có một số ít dây chuyền sản xuất
theo công nghệ lò quay khô. Tuy nhiên, các nhà máy xi măng cỡ nhỏ (nhà
máy xi măng địa phương) hiện tại đang sử dụng lò đứng và vẫn có xu thế
nhập khẩu các lò đứng từ Trung Quốc, hoặc các loại thiết bị phế thải ở Nhật,
Hàn. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý cần siết chặt quản
lý, bởi các loại thiết bị này không những gây ô nhiễm môi trường nặng khi
sản xuất mà còn gây hao phí tài nguyên khoáng sản lớn bởi lượng phế phẩm
lớn trong quy trình sản xuất của nó, đi ngược với quan điểm CNH – HĐH nền
kinh tế của Nhà nước.
Đó đều là nhưng tiến bộ về khoa học công nghệ trong ngành sản xuất xi
măng. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm sản xuất
được, là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của doanh
nghiệp.
Tóm lại, việc lựa chọn nhà cung cấp có thương hiệu, ứng dụng công
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -57- Viện Kinh tế và quản lý
nghệ hiện đại trong sản xuất là một lợi thế về mặt công nghệ trong kinh
doanh tiêu thụ xi măng của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao.
2.3. Phân tích môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạch định chiến
lược phát triển của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao
Ngành xi măng hiện nay đang phát triển mất cân đối giữa các vùng
miền, dư cung miền bắc, cầu cao ở miền Nam. Sản xuất xi măng tập trung ở
một số tỉnh vùng Đông bắc bộ (Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa). Mấy năm
gần đây, cung đã vượt quá cầu, tuy nhiên miền Nam vẫn phải nhập khẩu xi
măng từ Thái Lan, Campuchia, vì giá rẻ hơn so với vận chuyển từ Bắc vào.
Hình 2.2: Tăng trưởng hàng năm ngành xi măng
28.18 31.5
36.3 39.1
44.5
49.1
55
76
94
114
12% 12%
15%
8%
14%
11%
9%
11%
5%
7%
0
20
40
60
80
100
120
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2015E 2020E 2030E
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%Tăng trưởng hàng năm ngành Xi măng
nhu cầu tiêu thụ
tốc độ tăng trưởng ngành
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện
cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường,
khách hàng và mục tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần
xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân
tích các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có
thể thấy được tầm quan trọng, cũng như cách xác định, nhận dạng đối thủ
cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp quản trị đưa ra chiến lược kinh doanh
đúng đắn.
Thị trường xây dựng nói chung, thị trường xi măng nói riêng ngày càng
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -58- Viện Kinh tế và quản lý
phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng nên việc cạnh tranh trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh xi măng này ngày càng trở nên quyết liệt, nhất là
trong điều kiện nền kinh tế mở sau gia nhập WTO, các doanh nghiệp đều
đồng loạt đưa ra các chiến lược nhằm giành giật và lôi kéo khách hàng (kể cả
khách hàng tiểm năng) về phía mình, sự cạnh tranh được thể hiện không chỉ ở
khu vực hàng hóa được sản xuất trong nước mà còn là các hàng hóa và các
thương hiệu có uy tín từ nước ngoài. Dòng sản phẩm chủ yếu hiện nay của
Công ty cổ phần xi măng Sông Thao cung cấp ra thị trường chủ yếu là sản
phẩm: Xi măng Portland hỗn hợp PCB40, dòng sản phẩm này chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong doanh thu hàng năm của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao.
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và
cung cấp xi măng ra thị trường. Mỗi công ty có những điểm mạnh, điểm yếu
khác nhau tùy thuộc vào năng lực công nghệ cũng như chiến lược kinh doanh
riêng của mình. Tuy nhiên để có thể tập trung làm rõ việc hoạch định chiến
lược cho sản phẩm của công ty, trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh và
trong khuôn khổ luận văn của mình, tôi lựa chọn việc tiến hành phân tích đối
thủ cạnh tranh cùng cung cấp dòng sản phẩm Xi măng Portland hỗn hợp
PCB40 (bao & rời) – dòng sản phẩm chủ yếu và quan trọng nhất của Công ty
cổ phần xi măng Sông Thao.
2.3.1.1. Sơ lược về nhu cầu thị trường xi măng ở Việt Nam
Thị trường xi măng trong nước phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế của
từng vùng, từng khu vực. Trong đó sự phát triển đô thị, các công trình cơ sở hạ
tầng, các khu công nghiệp, các công trình thủy lợi và thủy điện chiếm vai trò
quyết định trong cơ cấu thị trường xi măng tiêu thụ
Trong cơ chế cũ, vấn đế tiêu thụ xi măng do Nhà nước phân phối cho
từng ngành, từng lĩnh vực. Tiêu thụ xi măng không phải là vấn đề đặt ra gay gắt
vì khi đó ngành xi măng sản xuất và phân phối theo các địa chỉ được Nhà nước
quy định trước. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, ngành công nghiệp xi măng được ưu tiên đầu tư phát triển và được xác
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -59- Viện Kinh tế và quản lý
định là một trong những ngành trọng điểm.
Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2000 - 2007 bước vào giai đoạn
phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng
xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là động lực
quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước
đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia (trên thế giới
hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có
ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và
Indonesia).
Hình 2.3 : Thị phần xi măng trong nước 2011 – 2012
Th phn x i măng trong n c
năm 2010
38%
40%
22%
(Nguồn: Bộ công thương)
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng
hàng năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các
khu vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm, riêng
châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài ra tình
trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông Nam
Á (Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ). Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong
những năm qua phải kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc,
Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin, Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai
Cập, Pháp, Đức
Thị phần xi măng trong nước
năm 2011
50%
30%
20%
Thị phần xi măng trong nước
năm 2012
TCT XM VN
(VICEM)
Liên doanh
Thành phần
khác
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -60- Viện Kinh tế và quản lý
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm
nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của
ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay đã có khoảng 90 Công ty,
đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước,
trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, 5
công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Tuy nhiên
sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ trong nước.
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ
vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì
thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ
phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập
trung nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng
mạnh mẽ. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14
nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55
cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu
tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong
nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật
khô, ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật
lạc hậu, thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến
2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với nhữn
nhà máy khác ở Đông Nam Á.
Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất
thiết kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập
trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam).
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -61- Viện Kinh tế và quản lý
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực.
Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu
đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó
nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt.
Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là
rất lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn
gia tăng công suất, đổi mới công nghệ.
Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền
Bắc thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam
khoảng 200.000 đồng/ tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch
này. (tính đến cuối tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này:
lá do các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của
nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại miền Nam
chiếm tới 40% tổng nhu cầu trong khi các doanh nghiệp miền Nam chỉ đáp
ứng được 50% tổng nhu cầu đó. Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế nên Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả
bị chặn đầu ra – nhưng giá nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên.
Đó là khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong ngành.
Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam
chiếm khoảng 40% toàn thị trường – Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng
đầu năm 2008 con số này là 41,1%. Các doanh nghiệp lớn trong ngành đều
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam như: Hà Tiên 1, 2, Xi măng Hoàng
Thạch, Xi măng Hải Phòng hơn 33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ
phần - tổng công ty nắm quyền chi phối, công ty liên doanh liên kết.
Trong thời gian qua, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư
công đã hạn chế đầu tư vào bất động sản, xây dựng. Các ngân hàng đã dừng
không ưu tiên cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản. Do đó, nhu cầu
sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng sụt giảm đáng kể. Điều này đã
gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -62- Viện Kinh tế và quản lý
nghiệp trong ngành nói chung và của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao nói
riêng. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình hình chi
phí đầu vào tăng cao. Ví dụ như than, xăng dầu, điện, vỏ bao đều tăng giá.
Trước tình hình khó khăn trên của thị trường bất động sản và ảnh hưởng của
thời tiết, tiêu thụ xi măng có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm 2012 đến nay.
Doanh thu và lợi nhuận các năm sẽ không có sự đột phá lớn do đặc thù
của ngành sản xuất đều có kế hoạch dài hơi, công suất máy móc không thể
thay thế một sớm một chiều.
2.3.1.2. Liệt kê các đối thủ cạnh tranh dòng sản phẩm xi măng
Portland hỗn hợp PCB40 của Công ty cổ phần xi măng Sông Thao
Hiện nay trước sức ép cạnh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp sản
xuất xi măng trong nước, Công ty cổ phần xi măng Sông Thao phải đối mặt
với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn cho phép
tôi được đề cập đến hai trong số các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty.
- Công ty cổ phần xi măng Hải Phòng (trực thuộc Tổng công ty xi
măng Việt Nam – Vicem):
Địa chỉ: Thị trấn Minh Đức- Xã Minh Tân - Huyện Thuỷ Nguyên- TP
Hải Phòng.
Website: ximanghaiphong.com.vn
Công ty CP xi măng Hải Phòng tiền thân là Nhà máy xi măng Hải
Phòng, được người Pháp khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất
ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý, là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên
tại Việt Nam và Đông Dương.
Công suất thiết kế: Nhà máy cũ là 350.000 tấn xi măng/năm. Nhà máy
mới (hoạt động từ cuối năm 2005): 1.400.000 tấn xi măng/năm.
Sản xuất, kinh doanh các chủng loại xi măng và clinker:
- Xi măng thông dụng: PC30, PC40.
- Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30, PCB40.
- Xi măng đặc biệt: xi măng Portland bền sulfat, xi măng ít tỏa nhiệt.
Luận văn Thạc sỹ QTKD 2013 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Văn Khánh -63- Viện Kinh tế và quản lý
Thị trường cung ứng: địa bàn các tỉnh Thái Bình, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP. Hải Phòng.
- Công ty cổ phần xi măng Yên Bình (trực thuộc Tổng công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX):
Địa chỉ: Thị trấn Yên Bình – Huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái
Website: ximangyenbinh.com
Năm 2004, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của tổ quốc,
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và
xây dựng Việt Nam – VINACONEX đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Yên
Bình tại km10, thuộc thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây
được coi là địa điểm lý tưởng để xây dựng nhà máy xi măng, do nơi đây hội
tụ đầy đủ những điều kiện về nguồn nguyên liệu và giao thông thuận tiện.
Công suất thiết kế: 910.000 tấn xi măng/năm.
Khai thác, sản xuất các loại đá vôi, đá xây dựng, clinker và các loại xi
măng portland hỗn hợp PCB30 và PCB40.
Thị trường cu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272665_5401_1951737.pdf