Lắp đặt các POS tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn
để triển khai dịch vụ chấp nhận thẻ ATM trong thanh toán cho khách hàng.
+ Tăng cường đầu tư các thiết bị thanh toán, rút tiền như ATM, máy đa
năng và tăng cường sự liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng, sự đồng bộ của hệ
thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ tiện ích (liên kết
thẻ).
- Ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể mở rộng kênh phân phối thông
qua các “đại lý” như: Đại lý chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ
quốc tế, phát hành thẻ ATM
- Hệ thống máy ATM phục vụ 24/24, dịch vụ Homebanking,
Internetbanking, Phonebanking và các trang web là những công cụ hỗ trợ
đắc lực trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi cho khách
hàng. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng các phần mềm công nghệ đang có
những ảnh hưởng đáng kể tới mô hình hoạt động của ngân hàng theo hướng
xử lý tập trung và chuyên môn hoá sâu (mô hình giao dịch một cửa, mô hình
xử lý tập trung tác nghiệp ). Trên thực tế, đây là một hiệu ứng có kết quả
đặc biệt, bởi lẽ nếu không có vai trò đòn bẩy của công nghệ thì quá trình
chuyển đổi mô hình hoạt động ở ngân hàng sẽ diễn ra rất lâu dài và phức tạp
125 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng SCB Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SD đạt tốc độ tăng trưởng là 29%. Trong năm
2013, tốc độ tăng trưởng đạt mức khá cao. Doanh số mua ngoại tệ đạt mức
5.129.000 USD với tốc độ tăng trưởng là 38,8% trong khi doanh số bán ngoại
tệ là 5.598.000 USD tốc độ tăng trưởng khá là 43,8%.
- Về chi trả kiều hối và dịch vụ chuyển tiền:
Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng SCB Quảng Ninh qua các năm
cũng có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2010, doanh số chi trả kiều hối là 680
triệu đồng, tốc độ tăng là 15,8% thì tới năm 2011 đã tăng lên mức 821 triệu
đồng, với tốc độ tăng trưởng là 20,7%. Tốc độ tăng trưởng này tăng nhẹ trong
năm 2012. Trong năm này doanh số chi trả kiều hối đã đạt mức là 992 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng là 20,8%. Trong năm 2013, doanh số chi trả kiều hối
tăng mạnh đạt 1.498 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 51%.
Doanh số chuyển tiền của Ngân hàng SCB Quảng Ninh cũng tăng trưởng
khá cùng theo xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một phát triển
hơn. Doanh số chuyển tiền trong năm 2010 là 93.280 triệu đồng, tốc độ tăng
trưởng là 9,8% thì năm 2011, doanh số chuyển tiền đạt mức 119.382 triệu
đồng, tốc độ tăng là 28%. Trong năm 2012 và 2013, doanh số chuyển tiền tiếp
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 47
tục tăng tương ứng mức 166.598 triệu đồng và 232.178 triệu đồng tương
đương tốc độ tăng trưởng lần lượt là 39,6% và 39,4%.
Lợi nhuận:
Biều đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai
đoạn 2009 – 2013.
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng SCB Quảng Ninh các năm)
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB Quảng Ninh trong các năm qua
nhìn chung khá ổn định. Năm 2009, chịu ảnh hưởng lớn của suy giảm kinh tế
nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt mức là 22 tỷ đồng. Năm 2010, lợi nhuận
trước trước thuế cũng đạt mức 24 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2011, do việc tăng
trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ xấu phát sinh,
làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nên lợi nhuận trước thuế bị
giảm sút, chỉ còn 18 tỷ đồng. Sang năm 2012, tình hình kinh doanh được cải
thiện nên lợi nhuận trước trước thuế đã tăng trở lại đạt mức 29 tỷ đồng và tiếp
tục đạt 32 tỷ đồng trong năm 2013.
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 48
2.2. Phân tích, dự báo nhu cầu dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.
Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược “có một không hai” (nguồn tài
nguyên vô giá), được ví “là đất nước Việt Nam thu nhỏ”; đây là cơ hội lớn để
Quảng Ninh phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại, có khả năng hội
nhập quốc tế sâu rộng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, ở điểm đầu khu vực
hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, trong khuôn khổ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, Hợp tác kinh tế liên vùng Vịnh
Bắc Bộ mở rộng; tiếp giáp với Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới;
nằm trong khu vực trung chuyển, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn
giữa Đông Bắc Á - Đông Nam Á. Những lợi thế đó tạo cho Quảng Ninh là
cầu nối giữa Việt Nam với các nước ASEAN và khu vực Đông Bắc Á.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới nhưng là tỉnh
duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc (đường biên
giới trên bộ dài 118,825 km; đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên
191 km); diện tích tự nhiên trên 6.102 km2 và ngư trường rộng tương đương.
Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với dải bờ biển dài 250 km,
trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh; có 2/12 huyện đảo
của cả nước; có 3/28 KKT cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh)
và 01/15 KKT ven biển (Vân Đồn); có 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái
Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc, tỷ lệ đô
thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyên Hải phía Nam Trung Quốc nơi
đang được đầu tư phát triển để trở thành các "cực tăng trưởng" chính trong
khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn
Đông Hưng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (Quảng Tây – Trung Quốc),
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 49
Trạm Giang (Quảng Đông – Trung Quốc) và Tam Á (Hải Nam –Trung
Quốc).
Đồng thời với điều kiện tự nhiên thuận lợi (rừng vàng, biển bạc) và vị trí
địa lý đắc địa, cùng với 2 thành phố lớn phía bắc là Hà Nội và Hải Phòng,
Quảng Ninh được xác định là đầu tàu và là một trong ba trung tâm kinh tế lớn
của vùng Tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là động lực
phát triển của Miền Bắc. Với ưu thế này việc đa dạng hóa, phát triển không
ngừng dịch vụ vận tải cả trong và ngoài nước ngày càng lớn. Không những
phát triển dịch vụ vận tải đường biển mà cả về đường bộ và hàng hóa xuất
nhập khẩu qua biên giới. Đây chính là nguồn lực rất lớn để các ngân hàng
phát triển hoạt động cho vay đầu tư phương tiện vận tải thủy, bộ (tầu thuyền,
xe cơ giới) và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại địa bàn Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh với nhiều cảnh quan nổi trội “có một không
hai”, là cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch (biển đảo, sinh thái, văn
hóa lịch sử...) và hướng đến phát triển ngành công nghiệp văn hóa - giải trí.
Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy
đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ... đặc biệt có
Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và
vừa được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát
triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí.
Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật,
độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3
số đảo của cả nước).
Di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích
lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thương
cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông... Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng,
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 50
biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên độc đáo ;
hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng ghép
với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách gần
xa trong và ngoài nước. Đây chính là nguồn lực rất lớn để phát triển dịch vụ
du lịch, 1 ngành dịch vụ có lợi nhuận cao và có thể coi như là 1 ngành công
nghiệp không khói. Với nguồn lực như vậy, nhu cầu về vốn vay đầu tư các
khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, sẽ ngày càng tăng cao, là cơ
hội rất lớn để các ngân hàng phát triển hoạt động cấp tín dụng của mình.
Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, nhất
là than đá, đá vôi, đất sét là điều kiện và cơ hội tốt để phát triển trung tâm
khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, như than đá
ở mức (-300 mét) so với mực nước biển là 3,2 tỷ tấn (chiếm hơn 90% trữ
lượng than đá cả nước), đất sét, đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ
biển đa dạng (cát, ti tan). Trữ lượng tài nguyên đá vôi xi măng (2.300 triệu
m3), sét xi măng (1.900 triệu tấn), cao lanh (69 triệu tấn), cát thủy tinh (6,2
triệu tấn), cát sỏi xây dựng (11,7 triệu tấn). Đây là cơ hội để Quảng Ninh phát
triển các ngành khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh. Ngành Than Quảng
Ninh thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam không ngừng đầu tư mua
sắm trang thiết bị tuyển mộ nhân công để mở rộng sản xuất khai thác than với
chi phí đầu tư bình quân hàng năm trên 22.000 tỷ đồng. Ngành điện – đặc biệt
là Nhiệt điện tập trung phần lớn tại Quảng Ninh (5 nhà máy nhiệt điện: Uông
Bí, Mạo Khê, Hà Khánh, Cẩm Phả, Mông Dương) để cung cấp điện cho cả
nước đã được Chính phủ tập trung đầu tư xây dựng. Chính vì vậy nhu cầu về
việc huy động tiền gửi thanh toán và cho vay vốn đầu tư cơ sở vật chất và vốn
lưu động phục vụ sản xuất sẽ ngày càng lớn theo sự phát triển chung của các
ngành khai thác khoáng sản và nhiệt điện tại Quảng Ninh.
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 51
Đầu năm 2013, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đề án báo cáo bộ
Chính trị về việc thí điểm thành lập hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Vân Đồn, Móng Cái trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh và về cơ bản chủ trương
này sẽ được Quốc hội thông qua.
- Về Khu kinh tế ven biển Vân Đồn, có tổng diện tích khoảng 2.171 km2,
trong đó diện tích đất tự nhiên 551 km2; là 01 trong 15 KKT ven biển của cả
nước. Huyện đảo Vân Đồn, gồm quần thể đảo đá và đất thuộc Vịnh Bái Tử
Long; có nhiều giá trị khác biệt về cảnh quan sinh thái và phát triển kinh tế
biển trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, với vùng biển rộng 1.620 km2 với
trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ (phần lớn là đảo đất); Vân Đồn có 1 thị trấn và 11
xã; nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long - Móng Cái, thông
thương với các địa phương trong nước qua Quốc lộ 18A và thông qua đường
biển đến với các nước trên thế giới. Vân Đồn nằm trên tuyến đường hàng hải
quốc tế sôi động của khu vực. Từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1 - 2 giờ bay là
đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (như Thượng Hải, Hồng Kông,
Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc) và thủ đô của các nước trong khu
vực Đông Nam Á; Từ 3 - 4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc),
Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE). Từ cảng Vạn Hoa hoặc
cảng biển phía Bắc đảo Cái Bầu theo đường biển đến các cảng của đảo Hải
Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapore
1.300 hải lý, là khoảng cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế.
Vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển, đảo đã tạo cho Vân Đồn
nhiều điều kiện lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch chất lượng cao và
trở thành trung tâm tài chính, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển đảo
lớn có đủ sức cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.
- Về Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, là thành phố cửa khẩu quốc tế; có
tổng diện tích khoảng 1.211 km2, trong đó đất liền 661 km2. Khác với các đô
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 52
thị biên giới khác, Móng Cái có cả đường biên giới trên đất liền và đường
biên giới trên biển (70 km); có đất đai, rừng, núi, sông, hồ, biển, đảo, với bãi
biển Trà Cổ dài nhất Việt Nam (khoảng 17 km); bên cạnh nền kinh tế lớn thứ
2 thế giới, một thị trường dễ tính (Trung Quốc); có cửa khẩu quốc tế Móng
Cái và cửa khẩu biển Vạn Gia (năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần
6 tỷ USD; cửa khẩu có lượt khách đi qua nhiều nhất Việt Nam - trên 3,3 triệu
lượt/năm). Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (thủ phủ của tỉnh)
186 km đường bộ, cách thủ đô Hà Nội 230 km, cách Phòng Thành – Quảng
Tây (Trung Quốc) 45 km, cách Nam Ninh – Quảng Tây (Trung Quốc) 150
km, cách Trạm Giang - Quảng Đông (Trung Quốc) 250 km. Trong xu thế mở
cửa và hội nhập, Móng Cái là điểm hội tụ, là cửa ngõ thông thương giao lưu
kinh tế chính giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố
miền duyên hải phía Nam Trung Quốc cũng như trong tiến trình hợp tác của
khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
Mặt khác, Quảng Ninh đang tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và được trung ương ưu tiên hỗ trợ vốn để
xây dựng như: hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long
(đường 5B kéo dài); đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái;
đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Hoàn thành xây mới sân
bay Vân Đồn và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ bảo vệ biên
giới, hải đảo tại địa bàn Quảng Ninh. Như vậy, Quảng Ninh sẽ có nguồn vốn
rất lớn từ địa phương, chính phủ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hoàn
thành các đề án đã được Quốc hội, chính phủ phê duyệt. Khi các đề án này
chính thức thực hiện, nhu cầu về vốn vay đâu tư từ ngân hàng sẽ rất lớn.
Vì vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2010 – 2015, 2016 – 2020 cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của Tỉnh trong nhiều lĩnh vực, nhu cầu về vốn vay đầu tư
từ ngân hàng tại địa bàn là rất lớn. Từ việc phát triển hoạt động cho vay, sẽ
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 53
kéo theo nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ phi tín dụng (thanh toán trong
ngoài nước, chuyển tiền, thu – chi hộ, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ
ATM, ...). Có thể thất đây là cơ hội, là tiền đề để các ngân hàng tại địa bàn
trong đó có Ngân hàng SCB Quảng Ninh phát triển dịch vụ của mình. Nhận
định chiến lược sẽ hình thành các cặp dịch vụ ngân hàng – loại khách hàng
chính yếu ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
Bảng 2.4. Kết quả xác định luận giải nhu cầu các cặp dịch vụ ngân hàng
– loại khách hàng chính yếu ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.
Tên các loại cặp dịch vụ
ngân hàng – khách hàng
chính yếu
Cơ sở của nhu cầu
Huy động vốn thị
trường 1 từ tiền gửi
tiết kiệm – Dân cư
trên địa bàn
Quảng Ninh là tỉnh nằm trong Top 10 tỉnh/TP trực
thuộc TW có nguồn thu ngân sách lớn nhất cả nước,
đồng thời cũng là tỉnh duy nhất có 04 thành phố tập
trung đông dân cư, với mức thu nhập bình quân đầu
người tương đối cao (hiện tại khoảng trên 2.000
USD/đầu người/năm). Dự kiến, giai đoạn 2011 –
2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của Quảng Ninh
đạt 12%-13%/năm, GDP bình quân đầu người (giá
thực tế) năm 2015 đạt từ 3.600 – 4.000 USD; năm
2020 đạt 8.000 – 8.500 USD. Đây là điều kiện rất
thuận lợi cho các ngân hàng trong việc huy động
vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Cho vay vốn đầu tư
trung dài hạn và vốn
lưu động phục vụ
SXKD – Các Tổ chức
kinh tế trên địa bàn
Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, giúp cho Quảng Ninh tăng trưởng và phát triển
kinh tế trên mức bình quân chung của cả nước, và
với mục tiêu dài hạn từ nay tới năm 2020, Quảng
Ninh sẽ trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện
đại, trung tâm du lịch quốc tế và là một trong những
đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước, sẽ tạo
điều kiện cho Quảng Ninh ngày càng thu hút thêm
nhiều dự án, phương án đầu tư vào đa lĩnh vực: chế
biến, khai thác than và khoáng sản; dịch vụ cảng
biển, kho bãi, vận tải thủy bộ; thương mại, dịch vụ
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 54
du lịch; công nghiệp điện; công nghiệp SX vật liệu
xây dựng (xi măng, gạch tuynel) và hàng tiêu dung;
nuôi trồng, chế biến thủy hải sản,do đó, nhu cầu
vốn vay đầu tư từ ngân hàng là rất lớn.
Cho vay tiêu dùng
(mua mới, sửa chữa
nhà cửa; mua sắm xe
máy, ôtô và các nhu
cầu tiêu dùng khác) –
Cá nhân, hộ gia đình
Quảng Ninh được coi là tỉnh có mức thu nhập bình
quân cao hơn mức bình quân chung cả nước, cùng
với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển
thì nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao,
đây là một điều kiện rất tốt cho các ngân hàng đẩy
mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, một mặt giảm
thiểu rủi ro tín dụng trên nguyên lý cơ bản “lấy số
đông bù số ít” đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh tiền tệ cho ngân hàng.
Dịch vụ chuyển tiền
trong nước – Các tổ
chức kinh tế và cá
nhân trên địa bàn
Theo xu hướng chung, các tổ chức, cá nhân có
hướng sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng
vừa đảm bảo an toàn tài sản, tiết kiệm thời gian,
đồng thời chi phí rẻ hơn các hình thức chuyển tiền
khác (chuyển tiền qua bưu điện,), do đó tốc độ
tăng dịch vụ chuyển tiền qua các ngân hàng trên địa
bàn ngày càng phát triển ổn định, trong đó có SCB.
Dịch vụ thanh toán
quốc tế - Các doanh
nghiệp hoạt động
XNK hàng hóa, dịch
vụ trên địa bàn
Với lợi thế có Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái giáp
biên với Trung Quốc, nhu cầu XNK hàng hóa giữa
các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc không
ngừng gia tăng, bên cạnh đó hoạt động XK hàng
hóa trên địa bàn: thủy hải sản, xi măng ngày càng
lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mở
rộng dịch vụ Thanh toán quốc tế.
2.2.1. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính
yếu của dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm gần nhất (từ 2009 –
2003).
Theo số liệu thống kê toàn thị trường do các chuyên gia đánh giá 5 năm
qua, có thể thấy nhu cầu của các cặp dịch vụ ngân hàng – loại khách hàng
biến động qua mỗi năm. Số liệu cụ thể như sau:
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 55
Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng
chính yếu của dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm qua gần nhất.
Năm/Cặp
KH-DV
Số lượng
(KH)
Giá trị,
( tỷ đồng)
Yếu tố làm tăng,
giảm chính
Tốc độ
tăng
giảm
Huy động vốn thị trường 1 từ tiền gửi tiết kiệm – Dân cư trên địa bàn
2009 326.500 29.695
Thu nhập bình quân của
người dân vẫn có xu hướng
tăng, thị trường BĐS đóng
băng, ngoại trừ những cá
nhân dùng tiền đầu tư kinh
doanh vàng, dự trữ ngoại tệ
(USD), đầu tư chứng
khoán, thì nhiều KH tiếp
tục lựa chọn kênh đầu tư an
toàn hơn thông qua hình
thức gửi TK ngân hàng làm
tăng nguồn huy động cho
các ngân hàng trên địa bàn.
10,5%
2010 343.415 33.435 Như trên 12,6%
2011 355.960 38.211 Như trên 14,3%
2012 410.300 52.140 Như trên 36,5%
2013 417.450 66.000 Như trên 26,6%
Cho vay vốn đầu tư trung dài hạn và vốn lưu động phục vụ SXKD –
Các Tổ chức kinh tế trên địa bàn
2009 3.650 43.195
So với năm 2008, tốc độ
tăng trưởng tín dụng năm
2009 chỉ đạt 4,8% thấp hơn
4,8%
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 56
15% so với tốc độ tăng
trưởng năm 2008 (năm
2008 đạt 19,8%). Nguyên
nhân chính do các doanh
nghiệp trên địa bàn cũng
chịu ảnh hưởng trực tiếp
cuộc khủng hoảng kinh tế
trong nước và khu vực xảy
ra từ đầu quý 1/2008, việc
cung ứng hàng hóa dịch vụ
bị đình trệ, trong năm 2009
các ngân hàng chủ yếu cho
vay bổ sung vốn lưu động
để các doanh nghiệp ổn
định SXKD, hầu như
không cho vay đầu tư them
TSCĐ nên tăng trưởng tín
dụng tăng chậm.
2010 3.890 44.826
Tiếp tục chịu ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế
trong nước và khu vực,
nguồn vốn ngân hàng cho
vay chủ yếu là VLĐ phục
vụ ổn định SXKD nên tốc
độ tăng trưởng tiếp tục
giảm (1%) so với năm
2009.
3,8%
2011 4.018 51.440
Sang năm 2011, thực hiện
chủ chương chung của
Chính phủ cũng như chỉ
đạo của NHNN TW, các
ngân hàng trên địa bàn đã
dần tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, đảy mạnh
cho vay vào một số lĩnh
vực, ngành mũi nhọn trên
địa bàn (bổ sung vốn kinh
doanh cho các đơn vị chế
biến kinh doanh XK than,
xuất khẩu hải sản, nhà máy
14,8%
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 57
nhiệt điện, xi măng, vật
liệu xây dựng, khách sạn và
trung tâm thương mại,)
nhằm ổn định kinh tế địa
phương, và tạo công ăn
việc làm cho người lao
động, do đó làm tăng tốc
độ tăng trưởng tín dụng so
với năm 2010 thêm 11%.
2012 4.250 57.420
Sang năm 2012, các ngân
hàng trên địa bàn tiếp tục
giải ngân cho các doanh
nghiệp theo các cam kết tín
dụng đã ký năm 2011 và bổ
sung vốn kinh doanh cho
các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả, tuy nhiên, để đảm
bảo an toàn vốn, các ngân
hàng vẫn dè dặt cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp
mới quan hệ do tâm lý e
ngại nền kinh tế chưa có
dấu hiệu phục hồi hoàn
toàn, trong khi hầu hết các
ngân hàng đều có xu hướng
đảy mạnh cho vay vào lĩnh
vực phi SX (cho vay tiêu
dùng) nhằm giảm thiểu rủi
ro, đã làm cho tốc độ tăng
trưởng tín dụng giảm (-
3,2%) so với năm 2011.
11,6%
2013 4.386 55.780
Sang năm 2013, tốc độ
tăng trưởng tín dụng cho
lĩnh vực SX bị giảm cả số
tương đối (-2,9%) và số
tuyệt đối (-1.640 tỷ đồng),
mặc dù tốc độ tăng trưởng
tín dụng toàn địa bàn tăng
15 tỷ đồng, tương ứng tăng
0,02%. Nguyên nhân chủ
(-2,9%)
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 58
yếu do tâm lý e ngại về tình
hình kinh doanh của các
doanh nghiệp chưa phục
hồi, các ngân hàng đã
chuyển hướng đảy mạnh tỷ
trọng cho vay tiêu dùng và
giảm tương ứng việc cấp
tín dụng cho lĩnh vực SX
nên làm ảnh hưởng trực
tiếp tới tốc độ tăng trưởng
tín dụng đối với lĩnh vực
SXKD.
Cho vay tiêu dùng (mua mới, sửa chữa nhà cửa; mua sắm xe máy, ôtô
và các nhu cầu tiêu dùng khác) – Cá nhân, hộ gia đình
2009 18.250 2.275
Các ngân hàng có xu
hướng đảy mạnh hoạt động
bán lẻ cho vay tiêu dùng,
một mặt giảm thiểu rủi ro
tín dụng, đồng thời nâng
cao hiệu sử dụng vốn, nên
tốc độ tăng trưởng tín dụng
đối với lĩnh vực phi SX đều
tăng qua các năm, năm sau
cao hơn năm trước.
18,3%
2010 23.210 2.862 Như trên 25,8%
2011 35.320 5.716 Như trên 99,7%
2012 38.120 8.580 Như trên 50,1%
2013 41.075 10.235 19,3%
Dịch vụ chuyển tiền trong nước – Tổ chức kinh tế và cá nhân
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 59
2009 28.350 85.759
Nhằm sử dụng tối đa tiện
ích các dịch vụ của ngân
hàng, trong đó có dịch vụ
chuyển tiền trong nước,
theo xu hướng chung, các
tổ chức, cá nhân có hướng
sử dụng dịch vụ chuyển
tiền qua ngân hàng vừa
đảm bảo an toàn tài sản,
tiết kiệm thời gian, đồng
thời chi phí rẻ hơn các hình
thức chuyển tiền khác
(chuyển tiền qua bưu
điện,), do đó tốc độ tăng
dịch vụ chuyển tiền qua các
ngân hàng trên địa bàn ổn
định và năm sau cao hơn
năm trước cả về số tuyệt
đối và tương đối.
7,6%
2010 32.175 92.620 Như trên 8%
2011 36.218 101.880 Như trên 10%
2012 40.055 113.596 Như trên 11,5%
2013 42.510 127.227 Như trên 12%
Dịch vụ thanh toán quốc tế - Các doanh nghiệp hoạt động XNK hàng
hóa, dịch vụ trên địa bàn
2009 2.068 236
Với lợi thế sẵn có về Cửa
khẩu Quốc tế Móng Cái,
cửa khẩu Hoành Mô, cửa
khẩu Bắc Phong Sinh và hệ
thống cảng biển cho hoạt
động XNK hàng hóa, nhu
16,2%
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 60
cầu sử dụng dịch vụ TTQT
trên địa bàn có xu hướng
ngày càng tăng, với tốc độ
tăng trưởng ổn định, năm
sau cao hơn năm trước.
2010 2.350 275 Như trên 16,5%
2011 2.410 321 Như trên 17%
2012 2.580 379 Như trên 18%
2013 2.628 452 Như trên 19,5%
(Nguồn số liệu: Lấy từ các chuyên gia phân tích hoạt động ngân hàng tại QN)
2.2.2. Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng – khách hàng chính yếu
của thị trường Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020.
Từ dữ liệu thực tế về nhu cầu các cặp dịch vụ ngân hàng – loại khách hàng
trong 5 năm gần nhất tại địa bàn Quảng Ninh đã phân tích cụ thể ở trên,
tiến hành tổng hợp dự báo nhu cầu của từng cặp dịch vụ ngân hàng – loại
khách hàng giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng chính yếu của thị
trường Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020.
Năm/Cặp
KH-DV
Số lượng
(KH)
Giá trị,
( tỷ đồng)
Yếu tố làm tăng,
giảm chính
Tốc độ
tăng
giảm
b/q năm
(%)
Huy động vốn thị trường 1 từ tiền gửi tiết kiệm – Dân cư trên địa bàn
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 61
Hiện
trạng 417.450 66.000
2016 542.100 96.000
Thu nhập bình quân đầu
người tới năm 2020 của
Quảng Ninh dự kiến đạt
8.000 USD/người/năm.
Ngoại trừ các cá nhân tham
gia đầu tư tiền nhàn rỗi
vào các kênh khác như:
BĐS, chứng khoán, thì
kênh đầu tư gửi tiền tiết
kiệm vẫn được kỳ vọng là
an toàn, hiệu quả, huy động
TT1 của ngân hàng từ
nguồn vốn nhàn rỗi của dân
cư có xu hướng tăng về số
tuyệt đối, nhưng giảm về số
tương đối do nhu cầu tiêu
dùng của dân ngày càng
tăng cao, người dân chấp
nhận đầu tư vào các kênh
khác có lợi nhuận lớn hơn
và kèm theo sự rủi ro cao
hơn như: BĐS, chứng
khoán,
22,75%
2018 625.000 132.480 Như trên 19%
2020 702.150 175.205 Như trên 16%
Tăng trưởng bình quân 19,25%/năm
Cho vay vốn đầu tư trung dài hạn và vốn lưu động phục vụ SXKD –
Các Tổ chức kinh tế trên địa bàn
Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh
Kiều Quang Vinh CH QTKD BK 2011A 62
Hiện
trạng 4.386 55.780
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273641_3064_1951424.pdf