Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh thương mại điện tử tại công ty cổ phần bán lẻ kts fpt giai đoạn 2013 đến 2015

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Kết cấu của luận văn .2

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .3

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .4

1.1.1. Khái niệm về chiến lược .4

1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh .4

1.1.3. Khái niệm về hoạch định chiến lược .6

1.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC .7

1.2.1. Phân tích những căn cứ để hình thành chiến lược .9

1.2.2. Hình thành chiến lược.11

1.2.3. Phương pháp hình thành chiến lược theo ma trận SWOT .11

1.3. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.15

1.3.1. Khái niệm về thương mại điện tử .15

1.3.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử .15

1.3.3. Điều kiện để tạo lập và phát triển hệ thống Thương mại điện tử .17

1.3.4. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử .18

1.3.5. Lợi ích của Thương mại điện tử.22

1.3.6. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng. .23

1.3.7. Các hình thức hoạt động thương mại điện tử.24

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC.26

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY FPT .27

2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn FPT .27

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty bán lẻ Kỹ thuật số FPT .27

2.1.3. Giới thiệu về hoạt động bán lẻ của công ty.29

pdf103 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh thương mại điện tử tại công ty cổ phần bán lẻ kts fpt giai đoạn 2013 đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng được chú trọng tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ còn nhiều đổi thay tích cực trong thời gian tới. Với việc hội nhập công nghệ, thế giới hiện tại trở thành thế giới phẳng, việc áp dụng công nghệ, coi thiết bị công nghệ là công cụ nhằm tiết kiệm thời gian, như dùng công nghệ để mua sắm, giải trí. Tuy nhiên đây sẽ là thách thức cho việc phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.2.5. Những thách thức và ảnh hưởng của của TMĐT với doanh nghiệp Do sự phổ cập tạo nên tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, việc áp dụng thương mại điện tử không còn là điều tùy chọn mà là lựa chọn duy nhất lien quan tới sự phát triển của nhiều doanh nghiệp. Thách thức lớn nhất mang yếu tố quyết định tới sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là việc Chính phủ ứng dụng thương mại điện tử như thế nào dưới các quy định về luật pháp do chính mình đặt ra, ngoài một số các rào cản tạo nên những thách thức đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Những thách thức ngoài chính sách, pháp luật còn là độ tin cậy của hệ thống bao gồm nhà cung cấp ứng dụng, cung cấp đường truyền, khả năng chất lượng của thiết bị đầu cuối... điều này là nhân tố quan trọng trong vấn đề cảm nhận độ an toàn hay mức độ rủi ro mà xã hội chấp nhận được. Thứ hai là các vấn đề liên quan tới nhân lực và trình độ nhân lực, các nhà quản lý lập trình hệ thống để đưa ra những sản phẩm thương mại dễ sử dụng, tương tác Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 38 tố, an toàn và phòng ngừa rủi ro tới mức thấp nhất. Vấn đề nhân sự còn thể hiện ở việc xã hội hóa đào tạo và tự đào tạo trong môi trường công nghệ nói riêng, điều này sẽ được đề cập rõ hơn trong phần thực trạng và giải pháp. Thứ ba là, về văn hóa đôi khi xã hội thiếu sự tin tưởng vào một vấn đề khi chưa có kiểm chứng thực tế thói quen tiêu dùng, sự e ngại trong tiếp cận công nghệ mới, sự lo lắng rủi ro và khả năng kiểm soát rủi ro khiến một bộ phận trong xã hội còn dè dặt trong sử dụng thương mại điện tử. Điều này được củng cố và chứng thực bởi các gian lận thương mại qua môi trường điện tử ngày càng tăng về số lượng cũng như giá trị. Đây là vấn đề nhạy cảm cần có khung pháp lý và chế tài răn đe đủ mạnh để tạo sự tin tưởng của xã hội trong vấn đề thương mại điện tử. Thứ tư là, chúng ta còn gặp nhiều vướng mắc bởi các rào cản thương mại quốc tế, các rào cản về thuế quan trong thương mại truyền thống, nhưng trong thương mại điện tử có thực tế là một số trang web không chấp nhận các truy cập có xuất xứ từ Việt Nam do lo ngại tính thanh khoản hay lừa đảo. Tất nhiên, mấu chốt của vấn đề là việc xây dựng mối quan hệ giữa bên cung cấp hàng hóa và bên tiêu thụ hàng hóa, trong thương mại điện tử, mối quan hệ này thường diễn ra trên trang Web của doanh nghiệp với những nội dung và có thể tìm kiếm một cách thuận tiện. Nội dung trang Web của daonh nghiệp luôn phải được cập nhật, chăm sóc và có nhiều bài viết mang tính chuyên nghiệp nhằm thu hút độc giả để tự quảng bá hình ảnh người thăm quan Web. Điều này ngoài một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính, văn phòng luật, báo chí... thì đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng, chýa quan tâm tới nội dung, hình thức, cập nhật và ðặc biệt chýa có nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Ðiều ðó khiến cho một bộ phận lớn khách hàng tiềm nãng tìm kiếm thị trýờng từ các tổ chức, cá nhân khác. Thách thức cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà ở đó sử dụng tới 60-70% lực lượng lao động của xã hội. Chính các doanh nghiệp thuộc nhóm này có khả năng thay đổi công Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 39 nghệ mới nhanh hơn các công ty lớn, tính linh động cao nên cạnh tranh tốt và có nhu cầu phát triển để tồn tại. Đầu những năm 2000, các chuyên gia hay đề cập tới những điểm hạn chế của thương mại điện tử gồm vấn đề an ninh, mức độ rủi ro, trình độ khai thác, mô hình kinh doanh, rào cản văn hóa, sự hạn hẹp về đối tượng, gian lận thương mại...nhưng quan trọng nhất vẫn là chính sách chưa đồng bộ, chưa có được những chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia nhận diện nhu cầu phát triển thương mại điện tử dưới những thách thức khác. Trước hết là năng lực tiếp cận của mỗi doanh nghiệp, thứ hai là vai trò tiên phong của chính phủ trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực công, cuối cùng là kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử hợp lý cho mỗi doanh nghiệp dựa trên những điểm đặc thù. Cả ba thách thức này phải được giải quyết thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Không phải tất cả các doanh nghiệp hay ngành kinh tế có cùng năng lực tiếp nhận thương mại điện tử giống nhau vào cùng thời điểm và với cùng phương cách như nhau. Thực tế cho thấy rằng các ngành có mối quan hệ mật thiết với thông tin và công nghệ thông tin có điều kiện triển khai thương mại điện tử dễ dàng hơn. Đó là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giáo dục, tư vấn và nhất là dịch vụ công từ hành chính đến thuế vụ, từ đấu thầu đến mua sắm công. Trong lĩnh vực sản xuất, các nhà máy công nghiệp nặng và các nhà sản xuất hàng hóa dễ vỡ hay dễ thay đổi giá lại tập trung thương mại điện tử vào dây chuyền tiếp liệu và hệ thống phân phối, song song với việc sẵn sàng điều chỉnh chất lượng và kiểu dáng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Nền tảng của môi trường kinh doanh là tập quán văn hóa, thói quen thương mại và hệ thống pháp luật nhà nước. Hiện nay, Chính Phủ nhận thấy rằng phát huy thương mại điện tử là nhu cầu của mỗi quốc gia nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững và sự ổn định của thị trường chống lại các biến động giá đột ngột do thiếu thông tin hoặc bị đầu cơ. Thách thức hiện tại là chính phủ có điều chỉnh hệ thống luật kịp thời để đáp ứng yêu cầu môi trường kinh doanh của xã hội cũng như các dịch vụ mà Chính phủ cung cấp qua phát triển chính phủ điện tử. Sự thách thức này căn bản dựa trên ba luận điểm: Chính Phủ là người mua sắm lớn nhất, là nhà Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 40 cung cấp dịch vụ nhiều nhất và là người có quyền thay đổi các luật lệ thương mại. Trong thập kỷ trước các chính phủ Romania, Philippines, Chile, Nga đã đi đầu trong vai trò ứng dụng thương mại điện tử. Một số Chính Phủ khác tập trung vào cải cách hành chính để thực hiện chính phủ điện tử song song với việc thúc đẩy thương mại điện tử . Thành công nhất trong các nước lân cận Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Ở đó mọi việc mua sắm công và các dịch vụ công đều được thực hiện trực tuyến. Chữ ký số không chỉ được khuyến khích mà còn là quy định trong mọi giao dịch nhà nước. Ảnh hưởng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Một là, sự tác động đến hoạt động marketing. Một mặt thương mại điện tử hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet, điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện nhanh và chính xác hơn. Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web. Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, dịch vụ trên webBên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, việc định vị sản phẩm ngày nay còn được bổ sung thêm những tiêu chí riêng của thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp nhanh nhất. Bốn chính sách của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng.Việc định giá cũng chịu tác động của thương mại điện tử khi doanh nghiệp Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 41 tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7,v.v Hai là, tác động đến mô hình và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc xuất hiện thương mại điện tử đã dẫn đến trào lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Bên cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B. Việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp công ty giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hoá. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ giảm chi phí lưu kho. Với mô hình của của doanh nghiệp bán hàng trên Internet, mua hàng theo nhóm hay đấu giá sản phẩm qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế và giá trị mới cho khách hàng bằng thương mại điện tử. Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể, một số mô hình phát huy rõ hiệu quả của thương mại điện tử trong sản xuất. Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như Internet banking, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, mobile banking, v.v Do đặc thù của Internet là rộng lớn trên toàn cầu, rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh thương mại quốc tế đều chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của thương mại điện tử. Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 42 2.3. PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TMĐT CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ 2.3.1. Phân tích môi trường kinh doanh thương mại điện tử ngành KTS Ngành sản phẩm kỹ thuật số là những sản phẩm công nghệ gồm có những nhóm mặt hàng chính sau: ƒ Điện thoại, điện thoại thông minh (smartphone) ƒ Máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn ƒ Máy tính bảng ƒ Máy ảnh, máy quay.. ƒ Trong phạm vi luận văn tôi đi phân tích Trong phạm vi luận văn tác giả tập trung phân tích những sản phẩm thông dụng để thây được thị trường hiện nay thị trường đang phát triển ở mức độ nào. ™ Phân tích thị trường Thương mại điện tử của sản phẩm Điện thoại Điện thoại là một trong những sản phẩm được mua bán phổ biến trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Đặc trưng của sản phẩm này là cần được bảo hành và có uy tín cao về chất lượng, việc mua bán qua mạng sẽ gặp nhiều khó khăn về mức độ tin tưởng vào sản phẩm. Dưới đây là những điểm mạnh, yếu trên thị trường thương mại điện tử của ngành điện thoại. Điểm mạnh: - Các sản phẩm điện thoại đa dạng và phong phú về chủng loại, có đầy đủ các dạng điện thoại cũ, mới, rẻ, đắt khác nhau với chất lượng khác nhau. - Các hãng mua bán và phân phối điện thoại lớn đều có trang web thương mại điện tử riêng và hầu như các trang web TMĐT ở Việt Nam đều có danh mục sản phẩm điện thoại ở trong đó. - Số lượng giao dịch xuất phát từ kênh thương mại điện tử rất cao, người tiêu dùng tìm kiếm đến các kênh này để tìm hiểu về sản phẩm trước khi đến cửa hàng, showroom xem xét sản phẩm. Điểm yếu: - Đây là sản phẩm có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, chính vì vậy, việc Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 43 mua bán trực tuyến dẫn đến nhiều hạn chế về e ngại chất lượng sản phẩm kém và không chính hãng. Đặc biệt, đối với các sản phẩm có giá thành cao như Iphone của Apple, Samsung,.. đòi hỏi phải có mức độ uy tín cao về chất lượng gây nên nhiều lo ngại cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử. - Chế độ bảo mật cũng như chất lượng bài viết, sản phẩm vẫn chưa được các trang web thương mại điện tử quy định và quản lý chặt chẽ. ™ Phân tích thị trường Thương mại điện tử của sản phẩm máy tính xách tay (laptop): Sản phẩm laptop cũng tương tự như ngành hàng điện thoại. Với các kênh thương mại điện tử mua bán trực tuyến, mặt hàng này cũng có những điểm mạnh, yếu tương tự như trên thị trường điện thoại nói riêng và các thị trường điện tử, điện lạnh nói chung. Theo báo cáo mà IHS công bố ngày 30/10/2013, lượng laptop tiêu thụ đã tăng 6% trong quý III/2013 so với quý II/2012, nhưng vẫn giảm 9% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể: 47,9 triệu laptop đã được bán ra thị trường trong quý III/2013, tăng 6% so với quý II/2013. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ khi đạt mức tăng 7% trong quý III/2011. Những con số trên cho ta thấy số lượng laptop được bán ra thị trường vẫn tiếp tục tăng khá mạnh những tháng cuối năm 2013, tuy nhiên, đây vẫn chưa thể coi là dấu hiệu tốt nhất bởi so với cùng kỳ năm 2012, lượng laptop tiêu thụ tiếp tục giảm 9%. Với quý giảm thứ 5 liên tiếp này, HIS cho rằng năm 2013 sẽ là năm thứ hai liên tiếp chứng kiến sự tụt dốc của thị trường laptop. Theo thông kê từ các trang web thương mại điện tử, mặt hàng laptop được giao dịch sơ khai và được người tiêu dùng tìm kiếm thông tin ban đầu chủ yếu từ các trang thương mại điện tử. Với những thương hiệu phân phối chính thức mặt hàng laptop, họ đã có uy tín sẵn trên thị trường và việc khách hàng tìm kiếm thông tin trên các trang web thương mại điện tử của chính những hãng này đang được phát triển rất mạnh . Riêng hệ thống thương mại điện tử của Thế giới di động hiện nay đã được phát triển rất mạnh, khách hàng có thể đặt hàng online, việc giao hàng và quản lý về chất lượng Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 44 sản phẩm được Thế giới di động thực hiện rất tốt. ™ Phân tích thị trường TMĐT của sản phẩm máy tính bảng Thị trường TMĐT của ngành hàng máy tính bảng hiện nay có những đặc trưng sau: - Các hãng máy tính bảng lớn như Samsung, Apple...., các đại lý phân phối đều có những trang web thương mại điện tử riêng và là kênh online các khách hàng thường xuyên tìm tới. - Các hãng máy tính bảng giá rẻ và các máy tính bảng xuất phát từ Hồng Kong, Trung Quốc,... liên tục được cập nhật trên các trang mua bán trực tuyến tại Việt Nam với chủng loại sản phẩm đa dạng. - Về thị phần, cuộc chiến trên thị trường máy tính bảng đang diễn ra rất khốc liệt, và những công ty như Apple, Samsung đang là những người chiến thắng. Những tên tuổi khác dường như không còn cơ hội. Theo báo cáo mới được DigiTimes công bố, một số hãng sản xuất thiết bị cầm tay dường như mất hy vọng khi thị trường máy tính bảng chỉ còn là cuộc đua của Apple và Samsung. Những công ty này sẵn sàng rút khỏi thị trường máy tính bảng. Như vậy, có thể thấy, theo tình hình chung, trên thị trường máy tính bảng nói chung, các sản phẩm của Apple và Samsung đang chiếm đa số. - Trên thị trường thương mại điện tử, các sản phẩm máy tính bảng vẫn chưa được giao dịch phổ biến trên các trang mua bán. Kênh Online giao dịch chủ yếu là các trang thương mại điện tử của các thương hiệu uy tín như thế giới di động. 2.3.2. Phân tích thị trường kinh doanh Thương mại điện tử của một số ngành khác đang bán trên kênh TMĐT tại Việt Nam ™ Phân tích thị trường TMĐT của ngành máy lọc nước R.O Theo thống kê vào những tháng cuối năm 2013, thị trường máy lọc nước tại Việt Nam đã tăng trưởng vượt 500%/năm trong vòng 5 năm qua. Với sự bùng nổ dân số, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa chóng mặt, ô nhiễm nguồn nước đang lên mức báo động, thị trường máy lọc nước công nghệ cao lại sôi động hơn bao giờ hết. Theo số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về số liệu dân số, sự Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 45 bùng nổ về dân số và tốc độ đô thị hóa sẽ làm cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trở nên cấp bách. Lúc này, thị trường giao dịch các máy lọc nước, trong đó có máy lọc nước R.O sẽ phát triển rất mạnh. Một trong số các kênh giao dịch và tìm hiểu thông tin sản phẩm chính là các kênh thương mại điện tử. Nhìn chung, thị trường thương mại điện tử của ngành máy lọc nước R.O hiện nay vẫn chưa được phát triển đúng mức. Các trang web thương mại điện tử vẫn đưa máy lọc nước R.O vào danh mục sản phẩm khác. Các công ty phân phối chính thức dòng sản phẩm này thì lập sẵn một trang web riêng để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến các trang web này vì độ phủ sóng khá hạn chế. Điều này dẫn đến những hạn chế trên thị trường thương mại điện tử của ngành máy lọc nước. ™ Phân tích thị trường TMĐT của ngành đồ nội thất Về thị trường thương mại điện tử của ngành hàng đồ nội thất, tình hình tiêu thụ cũng như thị phần các thương hiệu có các đặc điểm sau: - Ngành hàng đồ nội thất chưa được chú trọng đúng mức trên thị trường thương mại điện tử. Các sản phẩm đồ nội thất vẫn chưa có những danh mục riêng trên các trang thương mại điện tử. Hầu hết các sản phẩm nội thất đều được người tiêu dùng lựa chọn thông qua các cửa hàng, showroom là chủ yếu, các kênh thương mại điện tử hầu như chưa được chú trọng. - Các sản phẩm đồ nội thất rất đa dạng , từ bàn, ghế, giường, tủ đến các vật dụng rất nhỏ trong phòng, nội thất của gia đình. Chính vì vậy, danh mục sản phẩm sẽ rất đa dạng. Hiện nay, nhiều phần giới thiệu về đồ nội thất lại được đưa vào mục đồ linh tinh hoặc vật dụng khác. Nhìn chung, thị trường thương mại điện tử của ngành đồ nội thất hiện nay chưa được phát triển đúng mức, cần có những phương án phát triển mạnh hơn nữa về thị trường này. ™ Phân tích thị trường TMĐT của ngành thời trang quần áo Thời trang, quần áo là những thứ không thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt, đời sống con người ngày càng cao, xã hội ngày càng hiện đại dẫn đến Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 46 nhu cầu về thời trang ngày càng cao và đòi hỏi nhiều về chất lượng và các kênh giao dịch. Nhìn chung, thị trường thương mại điện tử của ngành thời trang quần áo là một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất thời gian qua trong ngành thương mại điện tử. Dưới đây là một số đặc trưng về thị trường TMĐT của ngành thời trang quần áo nói chung: - Danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú, từ loại hình, giá cả đến chất lượng sản phẩm. - Các thương hiệu thời trang lớn nhỏ đều đã và đang xây dựng kênh thương mại điện tử riêng và tìm mọi cách để kênh mua sắm trực tuyến đến với người tiêu dùng. - Ngành hàng quần áo có số lượng giao dịch qua các kênh thương mại điện tử cao nhất trong số các ngành còn lại. Các trang web thương mại điện tử lớn tại Việt Nam hiện nay đều có danh mục quần áo, thời trang với những phân mục nhỏ trong đó. Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Tuy đây mới là những ngày đầu của thương mại điện tử nhưng lại là thời điểm thích hợp để các đơn vị đầu tư. Việt Nam có dân số trẻ, yêu thích điều mới mẻ và mức thu nhập đang tăng trưởng mạnh. Dân số 90 triệu người, đông thứ 13 trên thế giới nên hứa hẹn các cơ hội trong tương lai, đặc biệt từ các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, giải trí và làm đẹp. Với những đặc điểm trên, thị trường thương mại điện tử trong ngành hàng thời trang sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian sắp tới. 2.3.3. Phân tích một số hình thức kinh doanh thương mại điện tử thông qua các website đang phát triển tại Việt Nam Để phân tích thị trường kinh doanh Thương mại điện tử của một số ngành đang phát triển tại Việt Nam, ta xét bảng sau: Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 47 Bảng 2. 1: Giới thiệu thị trường kinh doanh TMĐT tại Việt Nam STT Địa chỉ website Thông tin sơ lược 1 Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam là đơn vị sở hữu. Xây dựng các gian hàng kinh doanh trực tuyến 2 5giay.vn là một diễn đàn mua bán trực tuyến sôi động tại khu vực các tỉnh miền Nam. Công ty sở hữu là Nhật Nguyệt. Có gần 700.000 thành viên với số lượng bài viết gần 70 triệu. Rao vặt quảng cáo 3 Muare.vn là một diễn đàn mua bán trực tuyến sôi động tại khu vực các tỉnh miền Bắc. Sở hữu của công ty CP truyền thông Việt Nam. Có hơn 10.000 thành viên online thường xuyên. 4 Ra đời tháng 10/2010 Sở hữu của DiaDiem.com và Rebate Networks –thuộc quỹ đầu tư của Đức. Là một những các website về Groupon khá thành công tại thị trường việt nam. 5 Ra đời tháng 11/2010 Sở hữu của Công ty VC Corp Các sản phẩm Deal: ăn uống, giải trí (chiếm 70%), các sản phẩm tiêu dùng như: điện thoại, USB, lò sưởi (10%) và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 6 Enbac.com là thế giới phong phú của thời trang với đa dạng sản phẩm từ giá rẻ đến hàng hiệu. Các sản phẩm: Thời trang nam, thời trang nữ, mỹ phẩm, phụ kiện... 7 Chuyên trang về rao vặt. Thuộc sở hữu của Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp). Phương châm hoạt động: “Rao nhanh, tìm dễ”. Hoạch định chiến lược phát triển thị trường các sản phẩm kỹ thuật số trên kênh Thương mại điện tử tại công ty Cổ phần bán lẻ KTS FPT giai đoạn 2013 đến 2015 Đỗ Mạnh Tuyên Luận văn Thạc sỹ QTKD 48 8 Xây dựng trên nền tảng công nghệ E4Portal. Được VINASA và Bộ Bưu chính – Viễn thông (MPT) đánh giá và xét gắn 1 trong 3 biểu tượng 5 sao khẳng định đẳng cấp quốc tế của một giải pháp CNTT thuần Việt. Các giải thưởng đã đạt được: Giải pháp TMĐT tiêu biểu Nhất 2006, cúp “Sao Khuê”, Sao Vàng Đất Việt”, nằm trong top website thương mại điện tử tiêu biểu do www.trustvn.gov.vn bình chọn Chính thức hoạt động vào tháng 4/2006. Hiện có gần 2.000.000 lượt truy cập mỗi tháng. 9 10 Thuộc sở hữu của công ty Vinagame . Các sản phẩm: Kim khí điện máy, Thời trang, Hoa – quà tặng, Sách – Báo chí – Đĩa, Thẻ cào điện thoại và thẻ game.. Điểm mạnh: thanh toán trực tuyến 100% trên mạng, tiện ích 123mua ePlaza – cho phép khách hàng thuê gian hàng trực tuyến. (Nguồn:www.itcnews.com.vn ITC News) Để nhìn nhận sâu hơn về các website thương mại điện tử trên đây, đề tài sẽ đi vào phân tích loại hình thương mại điện tử của từng Website riêng biệt cùng với định hướng phát triển của từng website. Cụ thể như sau: Thứ nhất, trang website vatgia.com là website thương mại điện tử hoạt động dựa trên hình thức B2C giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Các hàng hóa sẽ được giao dịch thông qua hệ thống gian hàng trên vatgia.com. Định hướng phát triển trong thời gian tới của website là đa dạng hóa hơn danh mục sản phẩm, đem lại nhiều hơn sự thoải mái cho người tiêu dùng, xây dựng trang web trở thành một trong những trang web thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Thứ hai, trang web 5giay.vn và muare.vn là hai website thương mại điện tử hoạt động dựa trên hình thức B2C và C2C, tức là có những giao dịch giữa doanh Hoạch định chiến lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273600_4473_1951541.pdf
Tài liệu liên quan