Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển tổng công ty giấy Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỰC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN

LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1

1.1 Khái niệm và vai trò của hoạch định chiến lược phát triển công ty 1

1.1.1 Khái niệm về chiến lược 2

1.1.2 Khái niệm về hoạch định và quản trị chiến lược 3

1.1.3 Vai trò của hoạch định chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp 3

1.2 Các loại chiến lược 3

1.2.1 Theo cấp độ quản lý 3

1.2.2 Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược 4

1.2.3 Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh 4

1.2.4 Các chiến lược cạnh tranh 5

1.2.5 Các chiến lược chức năng 5

1.3 Các căn cứ và quy trình xây dựng chiến lược phát triển 6

pdf143 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển tổng công ty giấy Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Chính phủ đã tác động tích cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Năm 2011, 2012 nên kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu của Tổng công ty tăng nhưng lợi nhuận giảm do: giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng giá thành sản phẩm; các khoản giảm trừ doanh thu tăng; các loại chi phí tăng trong đó có lãi vay, Bảng 2.5: Doanh thu của Tổng công ty Giấy Việt Nam năm 2008-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2008 2010 2012 2008-2012 Thực hiện So với tổng DT đạt (%) Thực hiện So với tổng DT đạt (%) Thực hiện So với tổng DT đạt (%)) Tổng Bình quân so với tổng DT đạt (%) Tổng doanh thu 2.169,808 2.360,758 3.302,035 7.832,60 * Công ty mẹ - Giấy in, viết 1.298,196 59,83 1.371,128 58,08 2.078,031 62,94 4.747,601 60,61 - Giấy tissue 186,603 8,60 272,431 11,54 332,515 10,07 791,550 10,11 - Dăm mảnh XK 287,500 13,25 303,830 12,87 363,224 11,00 954,553 12,19 - Thiết kế lâm nghiệp 3,038 0,14 2,361 0,10 3,962 0,12 9,361 0,12 - Vận tải và CBLS 24,302 1,12 0,000 0,00 0,000 0,00 24,302 0,31 - Lâm nghiệp 24,302 5,55 108,595 4,6 172,696 5,23 401,716 5,13 * Công ty con, liên kết - Văn phòng phẩm 169,245 7,8 224,508 9,51 268,786 8,14 662,539 8,46 - Các sản phẩm khác 80,500 3,71 77,905 3,30 88,551 2,50 240,956 3,08 Nguồn Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 52 Bảng 2.6: Lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam năm 2008-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 2010 2012 2008-2012 Thực hiện So với tổng LN đạt (%) Thực hiện So với tổng LN đạt (%) Thực hiện So với tổng LN đạt (%)) Tổng Bình quân so với tổng LN đạt (%) Tổng lợi nhuận 93,697 72,278 41,140 207,115 * Công ty mẹ - Giấy in, viết 76,054 81,17 47,862 66,22 29,427 71,53 153,344 74,04 - Giấy tissue 0,750 0,80 4,655 6,44 2,654 6,45 8,058 3,89 - Dăm mảnh XK 7,777 8,30 3,997 5,53 2,802 6,81 14,575 7,04 - Thiết kế lâm nghiệp 0,009 0,01 4,655 6,44 2,139 5,20 6,803 3,28 - Vận tải và CBLS 1,049 1,12 -0,130 -0,18 -0,049 -0,12 0,870 0,42 - Lâm nghiệp 0,000 0,00 -0,976 -1,35 -1,020 -2,48 -1,996 -0,96 * Công ty con, liên kết - Văn phòng phẩm 6,034 6,44 9,179 12,70 4,102 9,97 19,315 9,33 - Các sản phẩm khác 2,024 2,16 3,036 4,20 1,086 2,64 6,146 2,97 Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam. Từ Bảng 2.5 và 2.6 ta có thể nhận thấy các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) của Tổng công ty là: Giấy in, viết chiếm 60,61%, Xuất khẩu dăm mảnh chiếm 12,19%; Giấy tissue chiếm 10,11%; Văn phòng phẩm chiếm 8,46% và lâm nghiệp chiếm 5,13% tổng doanh doanh thu. Và lĩnh vực kinh doanh chiến lược của Tổng công ty là: Giấy in, viết chiếm 74,04% tổng lợi nhuận. Khối lâm nghiệp lỗ là do triển khai các dự án trồng rừng thư nghiệm từ những năm trước, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt (rét đậm, rét hại). Năm 2012, doanh thu của Tổng công ty tăng nhưng lợi nhuận giảm có một phần do các khoản giảm trừ doanh thu tăng (giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại). Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 53 Như vậy, kết quả kinh doanh của Tổng công ty phụ thuộc rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm chính (giấy in, viết Bãi Bằng). Trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng trong những năm qua (2008-2012) hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vẫn được duy trì tương đối ổn định và có lãi, đảm bảo việc làm và thu nhập cho CBCNV. - Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty là sản xuất kinh doanh sản phẩm chính (giấy in, viết); - Kết quả kinh doanh của Tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm giấy in, viết Bãi Bằng. 2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường Trong khuôn khổ thời gian để thực hiện đề tài, tác giả lựa chọn và tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty là sản phẩm giấy in, viết. 2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô Những thông tin về môi trường vĩ mô như tình hình chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội và văn hóa, trình độ kỹ thuật và công nghệ, môi trường pháp lý sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiểu được môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động để qua đó đưa ra những chính sách thích hợp. Nắm bắt sâu sát môi trường kinh doanh cũng giúp người làm công tác quản lý xác lập xu hướng thị trường vốn là một yếu tố quyết định cho việc hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với Tổng công ty. - Môi trường kinh tế Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 54 Trong những năm gần đây Việt Nam được xếp là quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng hàng thứ hai (sau Trung Quốc) trong khu vực Đông Á. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2008-2012 là 5,78%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt với tỉ lệ tăng GDP vào khoảng trên 7%/năm (xem Hình 2.4). Đây là mức tăng trưởng cao và lý tưởng đối với tiềm năng phát triển thị trường. Điều này cho phép dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể về dung lượng thị trường, nhất là đối với sản phẩm tiêu dùng như sản phẩm giấy. Hình 2.5: Lạm phát và GDP (%) ở Việt Nam giai đoạn 2002-2012 0 5 10 15 20 25 2002 2005 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ lạm phát Nguồn: Tổng cục Thống kế. Trong những năm gần đây, tình hình lạm phát tương đối cao nhưng đã được kiểm soát tương đối tốt bởi những chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, tỉ giá ngoại tệ của Chính phủ. Lãi suất được điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của suy thoái nền kinh toàn cầu đang có nhiều biến động phức tạp và lạm phát trong nước cao nên lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam đồng hiện đang ở mức cao, gây ảnh hưởng không nhỏ cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Việc huy động vốn của Tổng công ty cho trồng rừng nguyên liệu Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 55 và đầu tư phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7/1995; được kết nạp vào APEC tháng 11/1998; đã và đang ký kết các Hiệp định thương mại đa phương, song phương với nhiều quốc gia, đặc biệt là BTA (2000); đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-WTO, có thể xem như là chiếc chìa khoá mở toang cánh cửa cho việc thông thương trong môi trường toàn cầu hoá, nó sẽ mở ra những cơ hội to lớn cũng như những thách thức không nhỏ cho Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bảng 2.7: Tiêu thụ giấy in, viết khu vực Asean các năm 2008-2012 Đơn vị tính: Tấn. STT Nước 2008 2009 2010 2011 2012 1 Indonesia 1.656.000 1.739.000 1.833.000 1.800.556 1.881.581 2 Thái Lan 821.000 886.000 956.000 944.815 1.007.645 3 Malayxia 355.000 360.000 355.000 400.000 420.000 4 Singapore 227.000 227.000 209.000 230.000 250.000 5 Phillipine 296.000 308.000 328.000 350.000 370.000 6 Việt Nam 305.550 365.342 265.000 302.600 308.400 Tổng cộng: 3.660.550 3.885.342 3.946.000 4.027.971 4.237.626 Tăng trưởng: 106.14% 101.56% 102.08% 105.20% Nguồn: Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Tiêu thụ giấy in, viết trong khu vực vẫn tiếp tục tăng mở ra thị trường xuất khẩu rất lớn. - Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường chính trị và pháp luật tác động bởi thái độ và phản ứng của con người, của chỉ trích xã hội và của chính quyền. Chủ nghĩa dân tộc có thể tác động đến môi trường kinh doanh. Môi trường pháp luật có ảnh hưởng đến chiến lược Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 56 kinh doanh và càng mạnh hơn khi liên quan đến khía cạnh bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng và tự do cạnh tranh. Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định và là quốc gia an toàn tại khu vực Châu Á. Là một doanh nghiệp Nhà nước nên Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi hoạt động trong môi trường chính trị ổn định như vậy. Tuy nhiên, luật pháp kinh doanh Việt Nam con nhiều bất cập, nhiều điều Luật chưa quy định rõ ràng, chưa nhất quán, hay thay đổi, thiếu đồng bộ trong việc thực thi giữa các cấp có thẩm quyền, các địa phương và chưa sát với tình hình thực tế gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp. Các rào cản về thuế, hải quan và những thủ tục hành chính dù đã được buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trốn thuế vẫn còn là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, Chính phủ Việt Nam đã và đang chỉnh sửa để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều người gọi đùa ngành giấy là ngành "con cưng" của Việt Nam. Do có vai trò tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng mà ngành giấy đã được Nhà nước dành cho rất nhiều sự ưu ái đặc biệt. Trong một thời gian dài từ năm 2003 trở về trước, ngành giấy được Nhà nước bảo hộ thông qua các chính sách về thuế và đầu tư. Thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm giấy vào Việt Nam rất cao, khoảng từ 40-50%, cộng với khoản phụ thu vào khoảng 10%. Mức thuế này đã hạn chế rất nhiều những áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp giấy có thể an tâm xây dựng, ổn định cơ sở vật chất. Có một thời gian, Tổng công ty đã thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp này. Luật doanh nghiệp thống nhất chính thức được ban hành năm 2006 (thay thế dần Luật doanh nghiệp cũ và Luật doanh nghiệp Nhà nước) nhằm thể hiện sự bình đẳng trong đối xử của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Là một doanh Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 57 nghiệp Nhà nước chuyên sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, một mô hình mà cơ chế quản lý và hành lang pháp lý vẫn chưa được cụ thể hóa. Việt Nam cũng đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA, WTO, đã mở ra các cơ hội mới về mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nó sẽ là một trở ngại khi doanh nghiệp không đáp ứng được khả năng cạnh tranh. Tổng công ty cần phải nghiên cứu lịch trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty và phải nghiên cứu luật chơi mới trong sân chơi toàn cầu hoá hiện nay. Tuy một số chính sách của Nhà nước tỏ ra chưa thật sự có hiệu quả đối với ngành giấy, nhưng những sự trợ giúp mà các doanh nghiệp giấy nhận được từ phía Nhà nước là không hề nhỏ. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã có ảnh hưởng tích cực đến việc tiêu thụ sản phẩm trong nước nói chung và sản phẩm giấy nói riêng. Chính phủ cần có những chính chính sách ưu đãi hơn cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, đặc biệt là vốn vay trồng rừng và đầu tư phát triển. Đây là thuận lợi to lớn của doanh nghiệp trong việc huy động vốn bởi đặc thù của ngành giấy là suất đầu tư cho sản xuất lớn, có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường, thời gian thu hồi vốn dài. - Môi trường văn hóa – xã hội Môi trường văn hoá xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích của con người. Có thể nói, với tư cách là yếu tố môi trường, văn hoá có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Văn hoá có ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể là hoạt động thị trường trong Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 58 quá trình kinh doanh. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hoá đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Việt Nam với trên 86 triệu dân và có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hứa hẹn một tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hoá nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lưu và giới thanh niên đã bị ảnh hưởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của họ: xu hướng ưa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thương hiệu, chất lượng, giá trị của sản phẩm. Trình độ văn hoá của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, người tiêu cùng Việt Nam không những đòi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất. Đây chính là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty. Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân cư. Đây là một trong những nhân tố hấp dẫn đối với nhà kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trường. Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con người tăng, nhưng không có nghĩa là thị trường tăng lên trừ khi có đủ sức mua. Nếu dân số tăng gây sức ép quá mức cho nguồn cung ứng thực phẩm và tài nguyên hiện có thì chi phí sẽ tăng vọt và mức lời sẽ giảm xuống. Dân số nước ta đông và ngày càng tăng qua các năm nên có thể nhận thấy thị trường tiêu thụ nội địa cho các doanh nghiệp còn nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết. Hơn nữa, việc khai thác triệt để thị trường trong nước cũng là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nhằm ổn định thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng ngoại nhập và làm cơ sở nền tảng để xuất khầu ra nước ngoài. Bảng 2.8 Thống kê tiêu thụ giấy trong nước các năm 2008-2012 Đơn vị tính: Tấn Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 59 Loại giấy 2008 2009 2010 2011 2012 Giấy in báo 98.000 107.000 115.000 118.645 120.000 Giấy in,viết 305.550 365.342 265.000 302.600 308.400 Giấy làm lớp mặt catông 454.004 509.000 590.000 632.000 650.000 Giấy làm lớp giữa cattông 298.175 365.000 431.673 459.324 475.000 Giấy tráng phấn 174.433 192.211 222.800 235.000 250.000 Giấy tissue 39.400 40.000 43.000 48.750 50.000 Giấy vàng mã 6.200 10.000 13.000 15.000 17.500 Giấy khác 161.669 180.000 200.000 215.000 230.000 Tổng: 1.556.582 1.768.553 1.880.473 2.026.319 2.100.900 Tiêu dùng Kg/người/năm 18,00 21,00 24,00 23,21 23,61 Nguồn: Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam   Hiện nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung khai thác thị trường nội địa vì nhu cầu sử dụng giấy trong nước vẫn ở mức cao. Tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu sử dụng giấy có xu hướng ngày càng tăng, thị trường giấy trong nước còn rất nhiều tiềm năng. - Môi trường tự nhiên Việt Nam là một quốc gia nửa lục địa có bờ biển trãi dài suốt chiều dọc của đất nước, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm (các sản phẩm giấy của Tổng công ty cũng bị ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên này, dễ bị hút ẩm), có nguồn tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Có nhiều hệ sinh thái đặc sắc, đa dạng; bờ biển dài, sông ngòi có nhiều kênh rạch thuận lợi cho giao thông thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch. Tài nguyên rừng: rừng Việt Nam có nhiều hệ sinh thái đa dạng, phong phú, rừng có tác dụng làm cho không khí trong lành, chống xói mòn, điều hoà khí hậu. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ phát triển ngành công nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 60 giấy. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm cho tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá và thu hẹp nhanh chóng khiến cho các diễn biến về khí hậu và thời tiết trong những năm gần đây ngày càng thất thường, phức tạp; Tài nguyên đất, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở nước ta trong thời gian qua làm cho quỹ đất sản xuất của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác trồng rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty những năm gần đây. Tình trạng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi tất yếu sẽ dẫn đến tăng trưởng sản xuất sẽ ngừng lại, khủng hoảng sinh thái sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, để có thể phát triển bền vững, cần phải nhanh chóng chuyển đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu, nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả, khai thác kết hợp với tái tạo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Một trong những lợi thế của Tổng công ty Giấy Việt Nam là có một hệ thống đơn vị thành viên trực thuộc rãi đều các tỉnh từ Bắc vào Nam với các vị trí kinh doanh thuận lợi và 19 Công ty lâm nghiệp (lâm trường) có tiềm năng để khai thác, phát triển vùng nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp, hiện nay năng suất rừng trồng còn thấp. Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng dồi dào nhưng hiện nay sản xuất bột giấy trong nước vẫn còn hạn chế, hằng năm vẫn còn nhập khẩu bột giấy với khối lượng lớn (lượng bột giấy nhập khẩu năm 2012 là 110.000 tấn – Nguồn: Hiệp hội Giấy Việt Nam). Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước cần đặc biệt quan tâm để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và là một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. - Môi trường công nghệ Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 61 Một trong những yếu tố mà doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và thích ứng được với điều kiện cạnh tranh trên thị trường là trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ được vận dụng vào doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã cung cấp hay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành mua hoặc tự mô phỏng để có được máy móc công nghệ hiện đại nhằm nâng cao công suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, Do vậy, doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải ứng dụng được máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Hơn nữa, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chính phủ đã khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ. Điều tất yếu là doanh nghiệp nào tiếp cận, vận dụng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại thì khả năng đứng vững và giành thắng thắng lợi trong cạnh tranh càng lớn. Điều quan trọng cần chú ý là máy móc, công nghệ hiện đại phải phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Nền công nghệ thế giới đã và đang phát triển từng ngày nhất là công nghệ thông tin, viễn thông đã làm cho thế giới như nhỏ lại và không còn nhiều rào cản như trước. Là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là nguyên liệu. Vì vậy, với xu hướng hội nhập hiện nay, việc tranh thủ tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến là một tất yếu khách quan cho quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp In đã phát triển vô cùng mạnh mẽ với những thay đổi lớn cả về công nghệ và thiết bị với sự ra đời các máy in khổ lớn, tốc độ cao đòi hỏi về chất lượng giấy in, chủng loại giấy ngày càng gắt gao. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với ngành công nghệp Giấy (cung cấp nguyên liệu đầu vào chính của ngành In) và càng khó khăn hơn với những nhà máy sản xuất giấy trong nước có công nghệ sản xuất lạc hậu so với thế giới. Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 62 Việc công nghệ thông tin phát triển đã tác động, làm thay đổi văn hóa đọc của nhiều đối tượng đặc biệt là giới trẻ (báo điện tử, sách điện tử, ) cũng đã phần nào ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giấy và xu hướng này sẽ còn tăng trong tương lai. Tuy nhiên, do vấn đề bảo vệ môi trường thì sản phẩm giấy mà đặc biệt là giấy bao gói lại được ưu tiên sử dụng. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong nhữngnăm gần đây là một cơ hội mà Tổng công ty cần quan tâm, nắm bắt và khai thác triệt để. Trong những năm qua, Tổng công ty Giấy Việt Nam luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp dây chuyền thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày cao của khách hàng. Sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hiện nay là quá trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện tại, so sánh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì Tổng công ty không phải chịu áp lực lớn từ việc thay đổi công nghệ, đây thực sự là một lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty nhưng so với khu vực và thế giới thì có nguy cơ hụt hậu về cả công nghệ và quy mô. 2.2.1.2 Môi trường vi mô Tình hình cạnh tranh giữa doanh nghiệp và các đối thủ, những diễn biến từ khách hàng và các nhà cung cấp, những sản phẩm có thể thay thế và khả năng thâm nhập thị trường của những sản phẩm mới, là những thông tin cần thiết giúp cho việc xây dựng chiến lược được chính xác hơn. - Đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại Từ năm 2000 trở về trước, Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp trong nước sản xuất giấy in, viết dẫn đầu toàn ngành cả về quy mô và chất lượng do vậy không chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành. Sau năm 2000 và nhất là những năm gần đây cùng với việc hội nhập kinh tế khu vực, thế giới thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty vấp phải sự Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 63 cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm giấy nhập ngoại. Các đối thủ cạnh tranh trong nước hiện nay tập trung ở miền Bắc và miền Nam. - Các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam là: + Công ty Giấy Xương Giang + Công ty Giấy Việt Thắng + Công ty Thành Đạt + Công ty Trường Xuân + Công ty Giấy Tân Mai (hiện nay đang dừng sản xuất) + Các công ty sản xuất Giấy ở Bắc Ninh (nhiều công ty sản xuất nhỏ lẻ) - Các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài là: + Giấy Double A (Thái Lan) + Giấy IK Plus, Paper One (Indonesia) + Giấy nhập lậu Trung Quốc, Hiện nay việc giành giật thị trường diễn ra khá gay gắt, quyết liệt. Thị trường giấy in, viết của Tổng công ty chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên Tổng công ty chủ yếu phải cạnh tranh với các sản phẩm giấy nhập ngoại có chất lượng và giá thành tương đương hoặc cao hơn. Thị phần sản phẩm giấy in, viết Bãi Bằng của Tổng công ty vẫn đứng đầu thị trường trong nước và chiếm khoảng 32%. Bảng 2.9: Nguồn cung cấp giấy photocopy (giấy chế biến) tại Việt Nam năm 2008-2012 Đơn vị tính: Tấn, %. Sản lượng tiêu thụ Đơn vị cung cấp Tổng Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS. Phạm Thị Kim Ngọc Luận văn Thạc sỹ QTKD Nguyễn Anh Tuấn 64 Nhập khẩu Bãi Bằng Tân Mai Đơn vị SX nhỏ CS Gia công - Năm 2008 58950 7079 2800 4200 40000 113029 - Năm 2010 63947 11199 2500 4600 50000 132246 - Năm 2012 56000 13500 5000 4000 53500 132000 Tổng: 178897 31778 10300 12800 143500 377275 - So với tổng tiêu thụ (%) 47,42 8,42 2,73 3,39 38,04 Nguồn: Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Sản xuất giấy chế biến (chủ yếu là giấy ram - giấy in, photocopy) trong nước chỉ đáp ứng 52,58% nhu cầu tiêu dùng còn lại phải nhập khẩu một lượng lớn và sản phẩm giấy chế biến của Tổng công ty chiếm 8,42% tổng sản lượng tiêu thụ. Cuối năm 2012, do tình hình suy thoái kinh tế trong nước nên nhiều doanh nghiệp ngành giấy phải dừng sản xuất, trong đó có Giấy Tân Mai (Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giấy in báo, in viết lớn ở thị trường miền Nam và miền Trung). Đây là cơ hội để Tổng công ty mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Tổng công ty lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271887_9327_1951688.pdf
Tài liệu liên quan