Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CÁC HÌNH. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU . vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .viii

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC

KIỂM TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG. 5

1.1. NSĐP và chi thường xuyên ngân sách địa phương . 5

1.1.1. Ngân sách địa phương .5

1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách địa phương.8

1.1.3. Quản lý ngân sách địa phương và chi thường xuyên ngân sách địa

phương.11

1.2. Lý luận chung về công tác kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa

phương. 13

1.2.1. Tổ chức hoạt động kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương13

1.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa phương.23

1.2.3. Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng kiểm toán . 29

1.3. Vai trò của kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa phương. 32

1.4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan. 33

1.5. Kinh nghiệm công tác kiểm toán chi thường xuyên ngân sách địa

phương. 34

1.5.1. Kinh nghiệm về công tác kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm toán

chi NSĐP tại Kiểm toán Nhà nước Khu vực III.34

1.5.2. Kinh nghiệm về công tác kiểm toán chi thường xuyên trong kiểm

toán chi ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII . 36

Kết luận chương 1 . 38

pdf204 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính phủ, kiểm tra, việc huy động và sử dụng vốn vay theo quy định hiện hành chi các chương trình mục tiêu quốc gia và TƯ hỗ trợ đầu tư 59 theo mục tiêu, ... - Đối với chi thường xuyên: chiếm 55,41% tổng chi NSĐP, KTV cần tập trung vào một số khoản chi trọng yếu sau: + Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chiếm 41,78% số chi NSĐP, KTV cần tập trung vào việc sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo, công tác quản lý thu, sử dụng học phí, phí và lệ phí; + Chi sự nghiệp y tế, chiếm 11,25% số chi NSĐP, KTV cần chú ý việc sử dụng kinh phí phòng bệnh và chữa bệnh; công tác quản lý và sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu và y tế, kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; công tác quản lý thu, sử dụng viện phí, BHYT; + Lựa chọn kiểm tra, phân tích Báo cáo quyết toán kinh phí của một số đơn vị dự toán đế đánh giá theo dòng tiền những nhiệm vụ chi chiếm tỉ trọng cao và chi tăng vượt dự toán như: Sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chi sự nghiệp kinh tế; chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội làm cơ sở xác nhận báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN + Công tác trích lập, quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương; Việc quản lý sử dụng quỹ lương năm 2018 đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng của địa phương. - Việc sử dụng dự phòng ngân sách, sử dụng nguồn tăng thu ngân sách, nguồn thu tiền sử dụng đất; Các nội dung trọng yếu khác: KTV cần kiểm tra các quỹ ngoài ngân sách của như Quỹ đầu tư – phát triển, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ khuyến nông, Quỹ hỗ trợ nông dân,... các khoản tạm thu, tạm giữ, tài khoản tiền gửi của các đơn vị tại KBNN, (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán – KTNN Khu vực X) Đánh giá chung về bước phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập của KTV cho thấy, các KTV đã thực hiện các phương pháp để thu thập thông tin, thực hiện đánh giá hệ thống kểm soát nội bộ quản lý NSĐP 2018 của tỉnh 60 Thái Nguyên, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát từ đó xác định trọng tâm kiểm toán theo đúng hướng dẫn trong đề cương lập kế hoạch khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán ngân sách mẫu số 01/ĐCKS-NSĐP và hướng dẫn về lập kế hoạch kiểm toán ngân sách trong mẫu số 01/KHKT-NSĐP. Tuy nhiên, KTV thực sự chưa chú trọng đúng mức trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong bước chuẩn bị kiểm toán, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ còn chưa đầy đủ. KTV chưa áp dụng phương pháp cụ thể để xác định rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện; xác định và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo quy định trong chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 1320. Trong đó, KTV mới chỉ dựa vào kết quả khảo sát số liệu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và xét đoán chuyên môn của KTV để xác định rủi ro có xảy ra sai sót trọng yếu và trọng tâm kiểm toán. Thứ ba, lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán của năm cũng như kết quả của bước khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTNN khu vực X tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là tình hình và kết quả khảo sát thu thập thông tin về tỉnh Thái Nguyên, bao gồm thông tin cơ bản về tỉnh Thái Nguyên, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng tâm kiểm toán, như tác giả đã trình bày ở trên. Phần thứ hai là kế hoạch kiểm toán, bao gồm mục tiêu kiểm toán; nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán; phạm vi kiểm toán; địa điểm và thời gian kiểm toán; tổ chức đoàn kiểm toán; dự toán kinh phí và điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm toán. Cụ thể một số nội dung trong phần kế hoạch kiểm toán được xác định như sau: Mục tiêu kiểm toán chung trong kế hoạch kiểm toán tổng quát được KTV xác định bao gồm cả ba nội dung về kiểm toán tài chính là xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán NSNN của địa phương được kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền và tài sản của nhà nước. Mục tiêu kiểm 61 toán cụ thể được xác định gắn với qui trình NS bao gồm: Lập, phân bổ và giao dự toán NS; việc chấp hành NS và kế toán, quyết toán NS. Phạm vi kiểm toán bao gồm các đơn vị được kiểm toán, thời kỳ được kiểm toán cũng như các đối tượng kiểm toán. Các đơn vị được kiểm toán được lựa chọn chủ yếu dựa vào sự xét đoán chuyên môn của KTV. Giới hạn kiểm toán đối với hoạt động thu – chi NSNN, các dự án đầu tư; các nội dung kiểm toán cũng được xác định trong bản kế hoạch kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch kiểm toán tổng quát cũng đưa ra phương pháp kiểm toán được dự kiến sử dụng trong quá trình kiểm toán. Hiện nay, hầu hết các đoàn kiểm toán đều sử dụng kết hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản như chọn mẫu, phỏng vấn, phân tích, cân đối, đối chiếu, so sánh, kiểm toán chi tiết số phát sinh và số dư tài khoản; giải trình và xác nhận giải trình của nhà quản lý bằng văn bản đối với các nội dung quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến thông tin trên báo cáo quyết toán NSĐP. Kế hoạch nhân sự và tổ chức biên chế đoàn kiểm toán được thể hiện trong bản kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm: 01 trưởng đoàn, các phó trưởng đoàn và các KTV. Các tổ kiểm toán được sắp xếp bao gồm: kiểm toán tổng hợp gồm tổ kiểm toán tổng hợp thu NS, tổ kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên, tổ kiểm toán tổng hợp chi đầu tư XDCB, tổ kiểm toán thu tiền sử dụng đất và các tổ kiểm toán ở cấp huyện. Kế hoạch kiểm toán xác định rõ thời gian kiểm toán và kinh phí gồm công tác phí, tiền ngủ, phương tiện đi tại và các điều kiện vật chất khác như máy in, giấy in,... Nội dung bản kế hoạch kiểm toán NSĐP tỉnh Thái Nguyên được tác giả trích tóm tắt tại Bảng 2.6. 62 Bảng 2.6. Kế hoạch kiểm toán của KTNN khu vực X tại tỉnh Thái Nguyên ĐOÀN KTNN TẠI TỈNH TN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2018 TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Thực hiện Quyết định số 592/QĐ-KTNN ngày 29/3/2019 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán ngân sách địa phương năm 2018 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2018 của tỉnh Thái Nguyên. Đoàn kiểm toán tại tỉnh Thái Nguyên lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát như sau: PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN A. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN B. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ C. PHÂN TÍCH THÔNG TIN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, RỦI RO, TRỌNG YẾU KIỂM TOÁN PHẦN THỨ HAI KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN A. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN 1. Mục tiêu kiểm toán chung KTNN khu vực X xác định mục tiêu kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2018 của Tỉnh Thái Nguyên là: 63 - Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán NSNN của Tỉnh Thái Nguyên và Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán năm 2018 của các đơn vị được kiểm toán để phục vụ HĐND các cấp xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2018; - Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước; đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả trong việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại các đơn vị sử dụng ngân sách; đánh giá tính minh bạch, lành mạnh trong hoạt động quản lý tài chính NS ở các cấp NSĐP....; - Tập trung kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp cấp bách chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội; .. 2. Mục tiêu kiểm toán cụ thể - Về lập, phân bổ và giao dự toán NS: Đánh giá tính tích cực, vững chắc, bao quát nguồn thu, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong lập dự toán NS; việc thực hiện yêu cầu về bố trí dự toán chi đầu tư phát triển cho thanh toán dứt điểm nợ đọng, không dàn trải, không quá thời hạn quy định cho từng nhóm dự án, trả nợ vay; sự tuân thủ các quy định của Luật NSNN, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN;... - Về chấp hành NS: Thu NS: Phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm và đánh giá công tác quản lý thu NSNN tại các cơ quan thuế và một số đối tượng nộp thuế ở các nội dung: công tác kê khai, quyết toán thuế; công tác miễn, giảm, giãm và tạm hoàn thuế theo Nghị quyết của Chính phủ; công tác quản lý thu tiền thuê sử dụng đất, chuyển đổi mục đích,... Chi NS: Về chi đầu tư phát triển, đánh giá công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB trong việc chấp hành Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; kiểm toán 64 việc sử dụng nguồn trái phiếu chính phủ,... Về chi thường xuyên, thực hiện kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan tài chính tổng hợp của Tỉnh và kiểm toán chi tiết NS các huyện để đánh giá việc chấp hành pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,... - Về kế toán, quyết toán NS: Đánh giá việc chấp hành các quy định về công tác hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính tại các đơn vị. B. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN I. Nội dung kiểm toán - Nội dung kiểm toán chung là: Kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản thu, chi NSNN, tiền và tài sản nhà nước; kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB; kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính kế toán của Nhà nước. - Nội dung kiểm toán cụ thể trên từng lĩnh vực bao gồm: kiểm toán thu NSNN; kiểm toán chi NSNN trong đó có chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển; kiểm toán việc thu tiền sử dụng đất; đánh giá việc tuân thủ quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. II. Phương pháp kiểm toán C. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN KIỂM TOÁN 1. Phạm vi kiểm toán - Thứ nhất, phạm vi kiểm toán NS cấp tỉnh: + Kiểm toán tổng hợp: Việc lập và giao dự toán, việc chấp hành NS và quyết toán thu, chi NSNN tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp. Việc thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB... + Kiểm toán chi tiết: không thực hiện kiểm toán các đơn vị dự toán cấp huyện, thành phố, các DNNN, các dự án thuộc NS Tỉnh. 65 - Thứ hai, phạm vi kiểm toán NS cấp huyện: + Kiểm toán việc lập và giao dự toán chấp hành NS và quyết toán NS, tiền và tài sản nhà nước. Kiểm toán việc quản lý và sử dụng các quỹ ngoài NS. Việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, kiểm toán Ban quản lý dự án của quận, huyện, chọn mẫu một số dự án thực hiện kiểm toán chi tiết. Kiểm toán BCTC của các đơn vị dự toán do quận, huyện quản lý. Kiểm tra, đối chiếu các tờ khai quyết toán thuế của các đối tượng nộp thuế do các chi cục thuế quản lý. - Thứ ba, phạm vi kiểm toán NS cấp xã, phường: .... - Năm NS được kiểm toán: năm 2018 và các thời kỳ trước, sau có liên quan. - Các đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán tổng hợp tại cơ quan quản lý thu – chi NSĐP 1. Sở Tài chính 2. Sở Kế hoạch và đầu tư 3. Cục Thuế 4. Kho bạc NN Tỉnh Kiểm toán chi tiết tại các huyện, thành phố, thị xã 1. Thành phố Thái Nguyên 2. Thành phố Sông Công 3. Thị xã Phổ Yên 4. Huyện Đại Từ 5. Huyện Võ Nhai . 2. Giới hạn kiểm toán 66 ... D. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI HẠN KIỂM TOÁN E. TỔ CHỨC ĐOÀN KIỂM TOÁN F. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Thái Nguyên, ngày .. tháng năm 2019 TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TOÁN (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán – KTNN khu vực X) Dự thảo kế hoạch kiểm toán tổng quát hoàn thành được trình lên lãnh đạo KTNN để được xét duyệt. Sau quá trình xét duyệt, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực X chỉ đạo sửa chữa, hoàn hiện theo ý kiến kết luận của lãnh đạo KTNN tại cuộc họp xét duyệt. Sau khi Kế hoạch kiểm toán đã được chỉnh sửa, hoàn thiện, Tổng KTNN ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán và ra thông báo kiểm toán. Trước khi kiểm toán, Kiểm toán trưởng bố trí tập huấn các nội dung cần thiết, trọng tâm có liên quan đến nội dung, kế hoạch của cuộc kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán phổ biến nội dung kế hoạch kiểm toán (nội dung trọng tâm, thời gian, địa điểm, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, cơ sở vật chất, kinh phí...để thực hiện trong cuộc kiểm toán) và cơ chế chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước có liên quan cho các thành viên trong Đoàn kiểm toán hiểu rõ để triển khai thực hiện. Nhìn chung, qua thực hiện lập kế hoạch kiểm toán tổng quát của Đoàn kiểm toán tỉnh Thái Nguyên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán được chủ động thực hiện, đầy đủ nội dung theo đúng quy định và hướng 67 dẫn trong mẫu số 01/KHKT-NSĐP. Điều này giúp quá trình triển khai thực hiện kiểm toán của các tổ kiểm toán không bị bị động và KTV chủ động hơn trong nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch kiểm toán vẫn còn một số hạn chế như: Mục tiêu, đối tượng, phạm vi của cuộc kiểm toán NSĐP chưa xác định cụ thể đối với NS của từng cấp chính quyền; số lượng KTV để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán là không nhiều, còn nhiều KTV đang trong quá trình hướng dẫn kèm cặp và làm quen với nghiệp vụ kiểm toán. Do đó khi lập kế hoạch kiểm toán việc bố trí nhân lực theo yêu cầu mỗi một tổ kiểm toán phải được cơ cấu 2/3 KTV để đáp ứng công việc được phân công vẫn còn có bất cập và hạn chế. Thứ tư, xây dựng chương trình kiểm toán (kế hoạch kiểm toán chi tiết) Thực tế hoạt động kiểm toán NSĐP năm 2019 của KTNN khu vực X cho thấy, chương trình kiểm toán chi tiết tại các tổ kiểm toán được lập song song cùng với kế hoạch tổng quát. Sau khi kế hoạch tổng quát được phê duyệt, các tổ kiểm toán sẽ điều chỉnh và hoàn thiện chương trình kiểm toán chi tiết theo yêu cầu, nhận xét của KTNN. Ở huyện Võ Nhai, Tổ kiểm toán NSĐP tại huyện Võ Nhai xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết tại Huyện. Chương trình kiểm toán chi tiết được lập căn cứ vào kế hoạch kiểm toán NS tỉnh. Tổ kiểm toán sẽ tiếp tục thu thập thông tin bổ sung để đánh giá hệ thống KSNB, xem xét rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu và trọng tâm kiểm toán có thay đổi, bổ sung hay không. Đồng thời chương trình kiểm toán chi tiết mục tiêu kiểm toán, phạm vi và giới hạn kiểm toán, địa điểm và thời gian kiểm toán, phân công nhiệm vụ, phương pháp và thủ tục kiểm toán. Kiểm toán chi thường xuyên NSĐP tại huyện Võ Nhai là một nội dung kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán NSĐP tại huyện Võ Nhai. Nội dung kiểm toán chi thường xuyên NSĐP của Huyện được lồng ghép trong kế hoạch chi tiết kiểm toán NSĐP tại huyện Võ Nhai (Bảng 2.7). 68 Bảng 2.7. Kế hoạch kiểm toán chi tiết tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ĐOÀN KTNN TẠI TỈNH TN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ KIỂM TOÁN TẠI HUYỆN VÕ NHAI Độc lập – Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CHI TIẾT TẠI HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN Thực hiện Quyết định số 592/QĐ-KTNN ngày 29/3/2019 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán ngân sách địa phương năm 2018 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2018 của tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ Kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán tại tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt, Tổ kiểm toán tại Huyện Võ Nhai lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết như sau: 1. Một số thông tin cơ bản về đơn vị 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ 3. Rủi ro có sai sót trọng yếu và trọng tâm kiểm toán 4. Mục tiêu kiểm toán - Đánh giá sự phù hợp các văn bản chỉ đạo điều hành của HĐND và UBND huyện, các cơ quan quản lý tổng hợp...) trong chấp hành ngân sách. - Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán NSNN các cấp huyện, kiểm tra đối chiếu các đơn vị dự toán; phân tích báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách cấp xã đế đánh giá theo dòng tiền chiếm tỉ trọng cao và chi tăng vượt dự toán như: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo; Chi quản lý Nhà nước; Chi sự nghiệp kinh tế; Chi đảm bảo xã hội; Phân tích báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành tại các cơ quan quản lý tổng hợp (KBNN, cơ quan Tài chính) và của các Ban quản lý dự án đầu tư thuộc huyện được kiểm toán để đánh giá tính hợp lý của Báo cáo quyết toán ngân sách huyện. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật; hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. 69 - Chỉ ra các sai phạm để kiến nghị với đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - kế toán, hoạt động của đơn vị và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và chế độ tài chính, kế toán của nhà nước; phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. - Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho HĐND các cấp phê chuẩn quyết toán NSNN và thực hiện chức năng giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công và tài sản công. - Qua kiểm toán phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ lương; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 5. Phạm vi và giới hạn kiểm toán 5.1. Thời kỳ được kiểm toán Kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2018 và các thời kỳ trước sau có liên quan. 5.2. Đơn vị được kiểm toán * Các đơn vị tổng hợp 1. Phòng Tài chính - KH 2. Chi cục Thuế 3. Kho bạc Nhà nước * Các đơn vị dự toán 1. Văn phòng HĐND và UBND 2. Phòng Giáo dục và ĐT 70 3. Trạm Khuyến Nông 4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5. Phòng Tài nguyên và MT * Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản 1. Đường Na Rang - Khe Lạc - Cao Sơn xã Vũ chấn đi Cao Biển, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai 2. Đường Bản Cái - Thượng Lương, xã Nghình Trường, huyện Võ Nhai 3. Đường Tràng Xá - Phương Giao, huyện Võ Nhai nối huyện Lạng Sơn, Bắc Sơn 4. Đường Ngọc Sơn II - Tân Kim, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai 5. Đường giao thông từ xóm Đồng Chuối đến xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai * Các đơn vị được kiểm tra đối chiếu 1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội 2. Phòng Tài chính – Kế hoạch 5.3. Giới hạn kiểm toán - Đối với thu ngân sách nhà nước: Không kiểm toán chi tiết báo cáo tài chính tại doanh nghiệp nhà nước, việc kiểm toán điều hành, quản lý thu ngân sách chỉ kiểm toán tổng hợp trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do cơ quan thuế cung cấp, việc đối chiếu nghĩa vụ nộp thuế, quyết toán thuể của 7 đối tượng nộp thuế thực hiện tại Chi cục thuế, không thực hiện tại đơn vị - Đối với các dự án đầu tư: Không kiểm định chất lượng công trình, chất lượng thiết bị đã thực hiện lắp đặt; không tổ chức đối chiếu với các đơn vị thi công và các đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa cho dự án; không kiểm toán chi phí giải phóng mặt bằng của dự án được kiểm toán chi tiết. - Không kiểm toán chi tiết ngân sách xã 71 - Tổ kiểm toán chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính và các hồ sơ, tài liệu liên quan do đơn vị được kiểm toán cung cấp để thực hiện kiểm toán làm cơ sở phân tích đánh giá các chỉ tiêu liên quan. Đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho tổ kiểm toán. 6. Địa điểm và thời gian kiểm toán - Địa điểm kiểm toán: Tại Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước huyện Võ Nhai - Thời gian kiểm toán: Từ ngày 2/4/2019 đến ngày 16/4/2019 7. Phân công nhiệm vụ; phương pháp và thủ tục kiểm toán, đối chiếu (Có phụ lục đính kèm) Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi Kế hoạch kiểm toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành của Kiểm toán nhà nước./. Trưởng Đoàn kiểm toán Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng tổ kiểm toán 72 PHỤ LỤC KÈM THEO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2018 TẠI HUYỆN VÕ NHAI (Kèm theo Kế hoạch kiểm toán chi tiết ngày ..../.../2019 của Tổ kiểm toán). TT Nội dung kiểm toán Phương pháp kiểm toán Thời gian thực hiện KTV thực hiện I Kiểm toán thu - chi NS tại phòng Tài chính – Kế hoạch 1.1 Thu NSNN: 35.000 triệu đồng (theo dự toán huyện giao) - Kiểm toán, đánh giá công tác lập, phân bổ và giao dự toán thu có thực hiện đúng quy định không? - Dự toán đã sát khả năng nguồn thu chưa? Dự toán đã bao quát hết nguồn thu chưa? - Tính toán, cân đối, so sánh, phân tích, tổng hợp Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Phạm Hữu Thành Lê Mạnh Linh Nguyễn Duy Cường 1.2 Thu NSĐP: 695.069 triệu đồng (theo dự toán huyện giao) - Xác định thu NS huyện được hưởng, việc thực hiện tỷ lệ điều tiết của các cấp NS được hưởng theo Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND huyện - Tính toán, cân đối, so sánh, phân tích, tổng hợp Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Phạm Hữu Thành Lê Mạnh Linh Nguyễn Duy Cường 73 1.3 Chi Cân đối NS - Kiểm toán, đánh giá công tác lập, phân bổ và giao dự toán chi có thực hiện đúng quy định không? - Dự toán đã sát nhu cầu nguồn chi chưa? Dự toán đã bao quát hết nội dung chi chưa? - . Tính toán, cân đối, so sánh, phân tích, tổng hợp Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Phạm Hữu Thành Lê Mạnh Linh Nguyễn Duy Cường II Kiểm toán tổng hợp tại Kho bạc 2.1 Về thu NS - Kiểm toán tổng hợp BCQT thu NSNN năm 2018, so với BCQT của Phòng Tài chính – Kế hoạch và Báo cáo số thu của Chi cục Thuế - .. Tính toán, tổng hợp, so sánh, cân đối, đối chiều, phỏng vấn Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Hoàng Thị Hà Nguyễn Hải Sơn Nguyễn Thị Thái Hà 2.2 Các nội dung kiểm toán chi thường xuyên 1. Kiểm tra, đối chiếu tổng hợp số liệu quyết toán thu, chi NSĐP a. Phần xác nhận số liệu (BCQT của KBNN) - Tổng thu NSĐP - Tổng chi NSĐP Tính toán, cân đối, so sánh, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Hoàng Thị Hà Nguyễn Hải Sơn Nguyễn Thị Thái Hà 74 - Kết dư NS b. So sánh báo cáo Phòng Tài chính – Kế hoạch có chênh lệch về số liệu, về mục lục NSNN không? Nguyên nhân? 2. Kiểm toán công tác lập dự toán chi - Kiểm tra các căn cứ lập dự toán chi có đảm bảo đầy đủ cơ sở không? - Các căn cứ lập dự toán chi có phù hợp với các quy định, quyết định của Chính phủ, của UBND Tỉnh không? 3. Kiểm toán công tác phân bổ dự toán - Kiểm tra tính kịp thời trong phân bổ NS; - Kiểm tra sự phù hợp với dự toán được duyệt trong phân bổ NS; - Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến thu, chi NS và điều kiện phân bổ NSNN. 4. Kiểm toán công tác chấp Tính toán, cân đối, so sánh, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn Tính toán, cân đối, so sánh, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn 75 hành dự toán - Kiểm tra sự phù hợp của phân bổ dự toán so với dự toán được duyệt; - Kiểm tra sự phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN; việc vận dụng các chính sách có liên quan trong sử dụng NSNN; - Kiểm tra tính đầy đủ của các tài liệu, hồ sơ thanh toán theo quy định. - Kiểm toán tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong bản dự toán, nhất là đối với các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm. 5. Kiểm toán việc thực hiện công tác khóa sổ cuối năm, báo cáo kế toán - Kiểm tra sự phù hợp với hệ thống mẫu biểu được quy định; - Kiểm tra sự phù hợp về thời gian trong lập báo cáo; - Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ, mẫu biểu quyết toán theo quy định. Tính toán, cân đối, so sánh, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn 76 2. Các nội dung kiểm toán chi đầu tư XDCB - Kiểm toán báo cáo quyết toán năm NS - .. Cân đối, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, phỏng vấn Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Hoàng Thị Hà Nguyễn Hải Sơn Nguyễn Thị Thái Hà III Kiểm toán tổng hợp tại Chi cục Thuế - Kiểm toán, đánh giá thực hiện dự toán thu NS so với dự toán HĐND giao? - Xác định nguyên nhân của các chỉ tiêu không đạt hoặc vượt dự toán được giao? - .. Tính toán, cân đối, chọn mẫu, so sánh, phân tích, tổng hợp Từ 2/4/2019 đến ngày 9/4/2019 Hoàng Thị Hà Nguyễn Thị Thái Hà Nguyễn Duy Cường IV Kiểm toán chi tiết tại các đơn vị dự toán Chọn mẫu, đối chiếu, so sánh Từ 10/4/2019 đến ngày 13/4/2019 4.1 Kiểm toán báo cáo quyết toán thu, chi NS năm 2018 tại UBND và HĐND huyện - Phần xác nhận số liệu Tổng thu NSĐP Tổng chi NSĐP Kết dư NS - Kiểm tra các căn cứ lập dự toán c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_kiem_toan_chi_thuong_xuyen_nsdp.pdf
Tài liệu liên quan