LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN.iii
ABSTRACT .iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .v
MỤC LỤC .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỀ TÀI.ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH .ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.1.Nhận diện vấn đề nghiên cứu .1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.2
1.3.1 Mục tiêu chung.2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể .2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu.3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .3
1.6 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính: .3
1.6.1. Thu thập dữ liệu.3
1.7 Ý nghĩa nghiên cứu .3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU5
2.1. Khái niệm về hoạt động bán hàng. .5
2.1.2 Các lý thuyết liên quan đến bán hàng ngành dược phẩm.5
2.1.2 Các lý thuyết liên quan đến bán hàng ngành dược phẩm.5
2.2- Quy trình bán hàng.6
2.3 Khái quát về quản lý lực lượng bán hàng.8
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hướng động viên của kế hoạch bù
đắp bán hàng. Cái gì là giải pháp?
Một giải pháp là có một hệ thống quản lý các tỷ lệ hoa hồng khác nhau
cho các sản phẩm khác nhau. Tỷ lệ cao hơn có thể được áp dụng cho các sản
phẩm có giới hạn tổng doanh số cao hơn, cho các sản phẩm khó bán hơn, hoặc
cho các sản phẩm cần nhiều thời gian để bán. Ví dụ, một nhà bán sỉ thuốc tây
có hoa hồng tương đối thấp trên số bán ra dễ dàng, nhưng có một hoa hồng cao
hơn nhiều trên sản phẩm bán chậm hơn.
Hai là, sự công bằng: Một kế hoạch động viên, khuyến khích phải được
cân bằng cho cả hai (công ty và nhân viên). Khi việc bù đắp là một chi phí của
công ty, công ty phải tạo ra giá trị công bằng cho nó. Đối với các nhân viên bán
hàng, các sự khác biệt về bù đắp cần dựa trên cái mà họ kiểm soát, chứ không
phải là chức năng của bên ngoài. Ví dụ, một nhà bán sỉ hàng hoá đã thay đổi
đáng kể phần khuyến khích của kế hoạch bù đắp của họ khi phát hiện ra rằng ở
một số khu vực, nó là người cung cấp độc nhất của 90% các khách hàng. Khi
các nhân viên bán hàng ở khu vực này không có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ
tăng doanh thu bán hoặc thu nhận các khách hàng mới, họ đã có phần thiệt thòi
hơn so với các nhân viên ở những khu vực có thị phần thấp hơn.
Ba là, động viên: Một trong các dạng động viên là tiền và một kế hoạch bù
đắp được xây dựng tốt sẽ động viên các nhân viên hoàn thành các mục đích riêng
của họ cũng như thời gian đối với việc công ty đạt các mục đích của mình.
Bốn là, kiểm soát: Một kế hoạch kiểm soát tốt, sẽ tăng cường chứ không
phải loại ra, sự giám sát của giám đốc cơ sở và quan hệ với lãnh đạo của lực
lượng bán hàng. Kế hoạch bù đắp như vậy có thể trực tiếp góp phần vào chức
30
năng kiểm soát các hoạt động của nhân viên của giám đốc mà không đòi hỏi
giám đốc phải xem xét họ theo nghĩa đen. Mặt khác, một công ty phải thận
trọng trong việc phát triển các kế hoạch bù đắp mà chúng cho phép các nhân
viên bán hàng cơ sở rằng họ có thể làm sai các phương hướng quản trị.
Năm là, cạnh tranh: Một kế hoạch bù đắp cần phải cung cấp cho nhân
viên có thu nhập, cạnh tranh với những gì mà nhân viên bán hàng kiếm được,
hoặc không thoả mãn và tuần hoàn lao động gần như chắc chắn xảy ra. Để tác
động và giữ một lực lượng bán hàng chất lượng cao, có hiệu quả họ cần phải
được trả những gì xứng đáng với khả năng và đóng góp của họ.
Sáu là, rõ ràng và đơn giản: một câu châm ngôn cũ nhưng hoàn toàn đúng
là càng tổng hợp một hệ thống càn có nhiều chỗ yếu dễ bị phá vỡ và thất bại.
Một kế hoạch cũng có thể quá tổng hợp, với các tỷ lệ hoa hồng cho các sản
phẩm khác nhau, các tầng lớp khách hàng khác nhau, các thời gian của năm và
các điều kiện thanh toán. Kết quả là những hiểu lầm, dự đoán và không chắc
chắn hướng tới sự lôi cuốn và giảm thiểu sự tham gia. Tuy nhiên, kế hoạch bù
đắp cần phải càng đơn giản và dễ hiểu khi có thể. Với mục đích làm cho đơn
giản, số lượng các mục tiêu cần phải giữ ở mức thấp nhất.
Bảy là, đúng lúc và chính xác: Một kế hoạch bù đắp sự phụ thuộc nhiều
vào các khuyến khích là tác động tới tính đúng lúc và chính xác của các khoản
chi khuyến khích. Chính các khoản chi trả phải được thi hành ngay khi có thể
từ khi chúng đã được tạo ra. Điều này làm tăng giá trị của chúng, bởi vì chúng
liên quan ngay tức thì với kết quả mà nó đưa tới sự thanh toán. Chúng cũng cần
phải chính xác để nhấn mạnh lòng tin của nhân viên vào công ty và phương
pháp mà công ty tiến hành.
Tám là, đảm bảo tính linh hoạt: Mục tiêu của kế hoạch bù đắp là tăng số
lượng và chất lượng sức lao động đã được sắp đặt, sau đó vấn đề đối với công
ty là xác định các nhân viên nào nhạy cảm với thay đổi trong kế hoạch. Thứ
hai, nó có thể được thiết kế các loại khả năng cho những nhân viên nhạy cảm
hơn với những kích thích khác. Thứ ba, các tình huống thị trường khác nhau và
chúng làm thay đổi.
2.6 Các nghiên cứu có liên quan
31
2.6.1. Ngiên cứu trong nước
Nguyễn Tiến Dũng (2008) đã nghiên cứu đề tài“Quản trị lực lượng
bán hàng trong kinh doanh bia chai của Tổng công ty bia rượu nước giải khát
Hà Nội”. Trong luận văn của mình tác giả đã nghiên cứu những vấn đề về quản
lý lực lượng bán hàng, trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích tình hình quản lý
lực lượng bán hàng của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội để đánh
giá những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng
trong công ty. Tác đã phân tích đánh giá được thực tế của Công ty, thấy được
những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Tác giả cũng đã
đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán
hàng của công ty. Tuy nhiên, tác giả chưa xác định được rõ lực lượng bán
hàng trong công ty mà mình nghiên cứu.
Phạm Thị Mỹ Hạnh (2010) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng kim khí tại công ty cổ phần kim khí
Miền Trung”. Luận văn thạc sỹ này đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
quản lý lực lượng bán hàng chưa thật sự hiệu quả và thiếu thường xuyên, trên
cơ sở đó vận dụng vào việc phân tích thực tế hoạt động của Công ty Cổ phần
Kim khí Miền Trung để đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, qua đó đề
xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng của Công
ty Cổ phần Kim khí miền Trung. Luận văn đưa ra những tồn tại, hạn chế trong
công tác quản lý lực lượng bán hàng của Công ty Cổ Phần Kim khí Miền Trung
đã dẫn đến việc hiệu quả kinh doanh không được hiệu quả. Luận văn đã xây
dựng được một số giải phải nhằm hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán
hàng của một công ty vốn là công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp của nhà
nước nay đang chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên công
trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu trong công ty Cổ phần Kim khí Miền
Trung mà chưa thấy được mối liên hệ các vấn đề tồn tại trong công ty này với
thực trạng nói chung của các Công ty thuộc ngành thép của nước ta.
- Mai văn Dũng “Hoàn thiện Quản lý lực lượng bán hàng ở Công ty Sơn
Jotun Việt Nam”, 2008, K14.
32
Luận văn nghiên cứu những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác quản
lý lưc lượng bán hàng của công ty Sơn Jotun Việt Nam từ đó đề ra những giải
pháp để cải tiến hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng ở Công ty Sơn
Jotun Việt Nam đảm bảo duy trì tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng và
phát triển thị trường.
+ Đóng góp của Luận văn:
Luận văn làm rõ và khẳng định sự cần thiết phát triển hoạt động quản lý
lực lượng bán hàng.
Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về hoạt động công tác quản
lý hoạt động bán hàng.
Luận văn đã phân tích, đánh giá được hoạt động của công ty từ đó tìm ra
những hạn chế cần khắc phục đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoàn
thiện hoạt động quản lý lực lượng bán hàng của công ty Sơn Jotun Việt Nam.
+ Hạn chế của Luận văn:
Luận văn chưa xác định và phân loại được lực lượng bán hàng của Công
ty là những đối tượng nào.
2.6.2. Nghiên cứu nước ngoài
- J.Calvin(2004), “Nghệ thuật quản trị bán hàng”, NXB TP.Hồ Chí Minh
Trình bày những kĩ năng quản lý bán hàng cơ bản như thành lập lực
lượng bán hàng, chiến lược tổ chức bán hàng, đánh giá thành tích và tự động
hoá lực lượng bán hàng qua Internet.
- Philip Kotler (2001), “Những nguyên lý tiếp thị”, NXB Thống kê.
Cuốn sách giúp nắm bắt và áp dụng các quan điểm cũng như những thực
tiễn cơ bản của tiếp thị hiện đại khi được vận dụng vào đủ mọi thứ loại hoàn
cảnh: trong các công ty sản phẩm và dịch vụ, các thị trường kinh doanh và tiêu
dùng, các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận, các công ty quốc tế và quốc nội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả đã hệ thống hóa tổng quan lý thuyết và tài liệu nghiên
cứu. Khái quát về quản lý lực lượng bán hàng gồm các nội dung như: Khái
niệm, vai trò; Đưa ra các nội dung của hoạt động quản lý lực lượng bán hàng
33
gồm: Mô hình tổ chức, Lựa chọn kênh phân phối, tuyển dụng, đào tạo lực
lượng bán hàng, kiểm tra, giám sát và đánh giá lực lượng bán hàng, động viên
khuyến khích lực lượng bán hàng.
34
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng
3.1.1. Thực trạng về Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk
Tên Công ty: CÔNG TY CP DƯỢC-VẬT TƯ Y TẾ ĐĂKLĂK
Tên giao dịch quốc tế: DAKLAK PHARMACEUTICAL MEDICAL
EQUIPMENT JOINT - STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: BAMEPHARM
Địa chỉ: 9A Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đăklăk
Điện thoại: 0500.3852462 - Fax: 0500.3858805
Email:cntt@bamepharm.com.vn
Website:
Mã số thuế: 6000449389
Số TK: 5201.211.030.286 - NH nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tp. Buôn Ma Thuột
Tổng Giám đốc: Dược sỹNguyễn Thị Kim Liên
TRỤ SỞ CÔNG TY
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Đắk Lắk (gọi tắt là BAMEPHARM) được
thành lập ngày 14/04/1976 theo quyết định số 28/QĐ-TC của Uỷ ban nhân dân
35
cách mạng tỉnh Đăklăk với tên gọi là Công ty dược phẩm Đăklăk. Sau quá trình
hình thành và phát triển, Công ty đã mở rộng quy mô và trải qua những lần đổi
tên như sau:
-Ngày 02/08/1982 đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp dược Đăklăk theo
quyết định số 358/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăklăk trên cơ sở sáp
nhập Công ty dược phẩm và Xưởng sản xuất dược tại địa phương.
-Ngày 21/12/1992 đổi tên thành Cty Dược-Vật tư y tế Đăklăk theo quyết
định số 860/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăklăk trên cơ sở sáp nhập Xí
nghiệp liên hợp dược, Công ty vật tư thiết bị y tế và các Công ty dược cấp III
trên địa bàn tỉnh.
-Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần, tại quyết định số 3849/QĐ-UB ngày 03/12/2003
của UBND tỉnh Đắklắk, Công ty có tên mới là Công ty cổ phần dược-vật tư y
tế Đắk Lắk
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty được cơ cấu như sau:
+ Quản lý cấp cao: Ban Tổng giám đốc điều hành
+ Quản lý cấp trung: Kế toán trưởng, Giám đốc kinh doanh, các trưởng
phòng tài chính-nghiệp vụ, Tiếp thị bán hàng, Tổng hợp nội vụ, QA-Giám đốc
các chi nhánh
+ Quản lý cấp cơ sở: Phó phòng, Trưởng kho và trưởng các nhà thuốc
trung tâm tại các huyện và thành phố thuộc tỉnh Đắc Lắc
3.1.1.3. Ngành nghề và hoạt động kinh doanh
-Sản xuất thuốc chữa bệnh con người, các sản phẩm thực phẩm dinh
dưỡng, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
-Mua bán thuốc, dược phẩm, vắcxin-sinh phẩm, hóa chất các loại và sản
phẩm thực phẩm dinh dưỡng.
-Mua bán thiết bị quang học, thiết bị y tế, nha khoa, thiết bị bệnh viện.
-Dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị y tế chuyên dụng.
-Dịch vụ nhà trọ bình dân, hoạt động thương mại và dịch vụ.
-Trồng cây dược liệu, chế biến dược liệu.
36
-Xuất, nhập khẩu thuốc, dược liệu và thiết bị y tế.
3.1.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược –
Vật tư y tế Đắk Lắk
3.1.2.1. Tình hình tổ chức nhân sự
Đến cuối năm 2015, số lượng cán bộ nhân viên tại công ty là 166 người
Số lượng nghỉ theo chế độ 06 người, nghỉ hưu trước tuổi 07 người; số
lượng lao động tuyển dụng mới 08 người.
Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước và các quy chế, chính
sách của Công ty đối với người lao động. Các chính sách: Tiền lương, tiền
thưởng, khen thưởng, kỷ luật, nội dung lao động, chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ tết,
BHXH, ốm đau, thai sản, an toàn vệ sinh lao động, bổ nhiệm, tuyển dụng, đào
tạo. Sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi nhằm động viên khuyến khích
người lao động tăng cường hiệu quả công việc, gắn bó với doanh nghiệp.
3.1.2.2. Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống mạng lưới của Công ty bao gồm : Chi nhánh Tỉnh ĐăkNông,
Chi nhánh Bắc Banmê và 18 Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm tại các huyện
trên địa bàn Tỉnh Đăklăk và Tỉnh ĐăkNông:
1. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm TP. Buôn Ma Thuột
-Địa chỉ : 56 Phan Bội Châu - Tp. Buôn ma Thuột - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 86
2. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Easoup
-Địa chỉ : 36 Lạc Long Quân - Thị trấn Easoup - Huyện Easoup-Tỉnh
Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 12
3. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Buôn Đôn
-Địa chỉ : Thị trấn Buôn Đôn - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 17
4. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện EaHleo
37
-Địa chỉ : Thị trấn EaHleo - Huyện EaHleo - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 28
5. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện CưMgar
-Địa chỉ : Tỉnh lộ 8 - Thị trấn Quảng Phú - Huyện CưMgar - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 34
6. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Buk
-Địa chỉ : 189 Hùng Vương - Thị trấn Buôn Hồ - Huyện Krông Buk -
Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 27
7. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Năng
-Địa chỉ : Số 1 khối 2 - Thị trấn Krông Năng - Huyện Krông Năng - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 30
8. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Pak
-Địa chỉ : 249 Giải Phóng - Thị trấn Phước An - Huyện Krông Pak - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 44
9. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Eakar
-Địa chỉ : 125 Nguyễn Tất Thành Thị trấn Eakar- Huyện Eakar - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý:
10. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện MDrăk
-Địa chỉ : 111 Nguyễn Tất Thành - Thị trấn MDrăk - Huyện MDrăk -
Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 8
11. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Ana
38
-Địa chỉ : 155 Nơ Trang Ghư - Thị trấn Buôn Trấp - Huyện Krông Ana -
Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 30
12. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Bông
-Địa chỉ : Tổ dân phố 5 - Thị trấn Krông Kmar - Huyện Krông Bông -
Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 11
13. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Lăk
-Địa chỉ : Trung tâm thị trấn Liên Sơn - Huyện Lăk - Tỉnh Đăklăk
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 12
14. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện Krông Nô
-Địa chỉ : Tổ 4 - Thị trấn ĐăkMâm - Huyện Krông Nô - Tỉnh ĐăkNông
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 4
15. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện CưJút
-Địa chỉ : Số 1 khối 12 - Thị trấn EaTling- Huyện CưJút - Tỉnh ĐăkNông
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 12
16. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện ĐăkMil
- Địa chỉ : 49 Nguyễn Tất Thành - Thị trấn ĐăkMil- Huyện ĐăkMil - Tỉnh
ĐăkNông
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 9
17. Nhà thuốc doanh nghiệp trung tâm huyện ĐăkRlấp
-Địa chỉ : 24 Nơ Trang Long - Thị trấn Kiến Đức - Huyện ĐăkRlấp - Tỉnh
ĐăkNông
Tổng số đại lý và các Nhà thuốc liên doanh, liên kết, quốc doanh mà đơn
vị quản lý: 13
39
18. Đại lý huyện ĐăkRlấp và huyện ĐăkGlong (Thuộc tỉnh ĐăkNông)
Bản đồ 3.1: Địa bàn hoạt cộng của Bamepharm
3.1.2.1. Thị trường tiêu thụ
Cùng với sự phát triển của Công ty trong thời gian qua, để đáp ứng nhu
cầu thị trường Công ty CPDP Dược-Vật tư y tế Đắc Lắc đã liên tục mở rộng
danh mục mặt hàng tiêu thụ. Từ những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có
một số sản phẩm để đưa ra thị trường thì đến thời điểm này Công ty CPDP
Dược-Vật tư y tế Đắc Lắc đã có trong tay một danh mục hơn 30 sản phẩm đưa
đến tay người tiêu dùng.
Các thương hiệu mạnh này đã giúp cho Dược-Vật tư y tế Đắc Lắc có
được vị thế cạnh tranh tốt, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, đây là
nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Dược-Vật tư y tế Đắc Lắc.
40
Hình 3.1: Danh sách các sản phẩm là thương hiệu mạnh
Hình 3.2: Bamepharm độc quyền phân phối sản phẩm Arcolife
41
Hình 3.3: Bamepharm độc quyền phân phối sản phẩm Bameplex
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng
Là Công ty cổ phần 100% vốn thuộc về tổ chức và cá nhân. Chức năng
chủ yếu phân phối, kinh doanh mặt hàng dược phẩm chăm sóc sức khỏe cho
cộng đồng và cung cấp thiết bị y tế cho các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng
khám nhằm mục đích chữa bệnh và hoàn thiện cuộc sống của người dân.
b. Nhiệm vụ
Kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán, thống kê, Luật thuế hiện hành và
các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Quản lý và sử dụng lao động theo quy định của Luật lao động. Chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho
người lao động.
Quản lý và phát triển có hiệu quả nguồn vốn. Chấp hành nghiêm chỉnh
các nguyên tắc, chế độ theo qui định của Nhà nước.
Thực hiện các qui định về bảo vệ Công ty, bảo vệ tài nguyên môi trường,
Quốc phòng và an ninh Quốc gia.
42
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
(tài chính)
Tổng
kho
P. Kế
hoạch
nghiệp
vụ
P.Tổng
hợp nội
vụ
P. Kế
toán-Tài
chính
P. Tiếp
thị bán
hàng
P. Đảm
bảo chất
lượng
Các Nhà thuốc trung tâm Các Chi nhánh
Đại lý
Ban kiểm soát
Quầy thuốc
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bảng 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Đắk Lắk
(Nguồn : Phòng Tổng hợp nội vụ)
a. Hội đồng quản trị: Bao gồm 5 thành viên do Đại Hội đồng cổ đông
bầu chọn. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các
vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, cổ đông phù hợp với
luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
b.Ban Tổng Giám đốc:
- Tổng Giám đốc: Là người đại diện pháp luật của Công ty trong mọi
giao dịch kinh doanh, là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.Tổng Giám đốc chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm điều
hành Công ty.
43
- Phó Tổng Giám đốc tài chính:
Là người giúp Tổng Giám đốc thực hiện những công việc của mình, đồng
thời thay mặt Tổng Giám đốc điều hành Công ty khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
+ Chức năng: chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hệ thống tài chính kế
toán toàn công ty. Đôn đốc chỉ đạo việc lập báo cáo quyết toán, báo cáo thuế,
báo cáo thống kê. Trong lĩnh vực tài chính, thuế theo quy định của pháp luật
hiện hành và những công việc khác có liên quan đến tài chính, kế toán.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tổng hợp oc năm, oc quý trên cơ sở
mục tiêu phát triển của công ty.
Lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn trình HĐQT/ Ban TGĐ. Quản lý
tài chính các dự án đầu tư. Tham mưu cho Tổng Giám đốc phê duyệt dự án đầu
tư và đánh giá hiệu quả của dự án.
Tham mưu cho TGĐ trong việc quản lý vốn, sử dụng vốn, tài sản của
công ty có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật thông qua việc phân tích,
đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty.
Kiểm soát chi phí tồn kho, công nợ nhằm đảm bảo sử sử dụng vốn có hiệu
quả nhất. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Thực hiện quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư
vốn, sử dụng hiệu quả vốn vay.
Phụ trách đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.
a. Hệ thống các phòng ban:
- Phòng Kế hoạch và nghiệp vụ:
+ Chức năng: Đảm bảo oc hóa cung ứng đầu vào, tham gia các chương
trình đấu thầu cung ứng thuốc cho các tuyến điều trị, nghiệp vụ xuất oc hóa
cho các nhà thuốc trung tâm trực thuộc Công ty quản lý.
+ Nhiệm vụ: Tham mưu cho Tổng giám đốc về chọn nhà cung cấp, sản
phẩm kinh doanh theo mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và
quy định GDP.
Xây dựng giá bán sản phẩm, vòng quay sản phẩm, dự trữ tồn kho trong
từng thời điểm.
Xây dựng chiến lược tham gia chương trình đấu thầu.
44
Lập chiến lược sản phẩm, xác định giá bán sản phẩm, điều phối kế
hoạch cung ứng.
- Phòng Tiếp thị bán OTC :
+ Chức năng: Hỗ trợ cho ban tổng Giám đốc trong việc định hướng phát
triển Công ty, thực hiện công tác Marketing, thống kê tình hình sản xuất kinh
doanh, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích những số
liệu để phát hiện thách thức và cơ hội làm cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh trong tương lai.
+ Nhiệm vụ: Lập giải pháp phát triển thị trường tổng thể và chi tiết cho
từng khu vực theo tháng, quý, năm.
Quản lý trực tiếp đội ngũ giám sát bán otc và trình dược viên.
Triển khai, điều hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các giải pháp cụ
thể cho từng khu vực.
Chịu trách nhiệm doanh thu khoán, hiệu quả hoạt động tổng thể khu vực.
Quyết định việc triển khai cụ thể các chương trình hành động để đạt mục
tiêu giải pháp đề ra cho từng khu vực.
Xây dựng, phát triển, củng cố thương hiệu của công ty.
- Phòng Kế toán – Tài chính:
+ Chức năng: Giúp ban tổng Giám đốc trong quản lý tài chính (bao gồm
quản lý vốn, ngân quỹ, phân tích, hoạch định, kiểm soát tài chính) nhằm đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ổn định và hiệu quả.
+ Nhiệm vụ: Đánh giá, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của
những năm tài chính trước, cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, trả nợ, rủi ro về mặt tài chính, giúp các nhà quản trị ra quyết định về mặt
tài chính và việc dự kiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp, cung cấp thông tin kinh tế trung thực, chính xác, kịp thời,
minh bạch trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cho các nhà quản trị
kinh doanh để ra quyết định chính xác trong kinh doanh, sử dụng các nguồn lực
và thông tin về mặt kỹ thuật.
Khai thác, ứng dụng các công nghệ thông tin mới trong hệ thống phần
mềm quản lý giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt các thông tin mọi mặt
45
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhanh nhất, trên cơ sở đó có
những quyết định và chỉ đạo kịp thời trong việc hoạch định chiến lược trước
mắt và tương lai.
- Phòng Tổng hợp nội vụ:
+ Chức năng: Giúp Giám đốc các công tác về tổ chức nhân sự, quản lý
cán bộ công nhân viên chức, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao
động, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ công nhân, thực hiện quản
lý công tác hành chính và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trong
Công ty. Quản lý hệ thống thông tin trong toàn hệ thống. Tham mưu giải pháp
Quản trị và điều hành công ty dựa trên cơ sở phần mềm quản lý và các trang
thiết bị công nghệ thông tin
+ Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về nhân sự toàn
công ty đáp ứng mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty.
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức, của
người lao động, hướng dẫn và đào tạo để người lao động đáp ứng yêu cầu hoạt
động của công ty.
Xây dựng bảng giá hoạt động của người lao động.
Lập, lưu trữ, quản lý hồ sơ của người lao động trong công ty. Quản lý
hoạt động lao động, báo cáo tăng – giảm lao động trong kỳ.
Lập kế hoạch năm về chi phí lao động của người lao động và chi phí
khác phù hợp hoạt động của công ty.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho người lao động và các đối
tượng khác lien quan theo quy định của pháp luật và quy chế công ty.
Thực hiện chế độ trả lương cho người lao động, theo dõi chế độ phép
của người lao động và hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Quản lý thủ tục, hồ sơ của mạng lưới kinh doanh.
Quản lý thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của toàn công ty.
Áp dụng công nghệ thông tin phù hợp theo từng thời điểm.
Lập kế hoạch năm báo cáo tình hình sử dụng trang thiết bị tin học của
công ty.
46
Công tác quản lý, điều hành hệ thống phần mềm: tiếp nhận, giải quyết
tất cả những thắc mắc, trục trặc lien quan đến hệ thống phần mềm mà nhà
thuốc đang áp dụng.
Quản lý mạng nội bộ và bảo mật thông tin. Quản lý thư điện tử nội bộ.
Đào tạo, huấn luyện người lao động trong công ty.
Công tác vệ sinh – bảo trì – bảo dưỡng – sửa chữa
- Tổng kho:
+ Chức năng: Quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra của sản phẩm, bảo
quản, lưu trữ dược phẩm và vật tư y tế. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình
hình xuất nhập, tồn kho, các sản phẩm trong kho để giúp ban tổng giám đốc
kiểm soát lượng hàng hóa một cách tốt nhất.
+ Nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc trong việc: quản lý, bảo
quản và xây dựng sơ đồ tổ chức kho theo tiêu chuẩn thực hành tốt GSP và GDP.
Xây dựng kế ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_luc_luong_ban_hang_tai.pdf