Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên trên địa bàn Thành Phố Huế

Cùng với việc nâng cao quyền tự chủ cho các trường THPT công lập cần

nghiên cứu sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các trường THPT, mạnh dạn hơn

trong việc đầu tư xây dựng các trường THPT công lập ở khu vực thành phố,đặc

biệt là trường có uy tín về chất lượng giáo dục.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về xã hội

hoá giáo dục để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về chủ trương đúng đắn của

Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội hoá giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của

các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của HĐND, UBND các cấp; phát huy vai

Trường Đại học Kinh tế Huế74

trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền

phong, Hội khuyến học huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp

giáo dục. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách để các cấp uỷ Đảng, chính

quyền các cấp, các cơ sở giáo dục công lập, và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ,

thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

3.2.5. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính

Đơn vị cơ sở giáo dục là nơi trực tiếp sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư

cho giáo dục. Yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý tài chính ở đây là quản lý, sử

dụng tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ các khoản thu chi ngân sách, tăng

cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, các chủ tài

khoản trong công tác quản lý tài chính trong đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị sử

dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những khoản thu,

chi sai chế độ, tiêu chuẩn, lãng phí, không đúng mục đích. Nếu vi phạm làm tổn

thất ngân sách của Nhà nước phải bồi thường, tuỳ theo tính chất, mức độ vi

phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

theo quy định của pháp luật.

Để đáp ứng yêu cầu trên đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các

đợ vị cơ sở phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để quản lý chặt chẽ và hạch

toán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi từ các nguồn khác nhau. Xuất phát từ thực trạng

thời gian vừa qua cán bộ là công tác quản lý tại các đơn vị cơ sở giáo dục đào tạo

chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; chủ tài khoản đơn vị chỉ sâu về quản lý chuyên

môn giáo dục, không am hiểu về quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ kế toán không

thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, có một số lại phải kiêm nhiệm công việc khác.

Vì vậy, củng cố nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở

cần chú trọng đến việc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính nói

chung, công tác kế toán nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán cơ sở.

Trong thời gian tới cần tập trung rà soát, đánh giá khả năng nghiệp vụ chuyên môn

của đội ngũ này để có phương án sắp xếp lại thích hợp.

 

pdf84 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở các trường trung học phổ thông công lập trên trên địa bàn Thành Phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp khá, giỏi 30.53%, tăng 19,19% so với năm học trước. Trên địa bàn thành phố Huế chất lượng 2 mặt hạnh kiểm và học lực được duy trì ở mức ổn định trong vòng 3 năm 2009-2012 Bảng 2.1: Kết quả xếp loại học lực của học sinh trên địa bàn thành phố Huế Đơn vị tính:% Năm học Cấp trung học phổ thông Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Không xếp loại 2009-2010 12,0 39,7 39,4 8,6 0,3 2010-2011 12,6 38,2 40,3 8,6 0,3 2011-2012 11,8 37,7 40,8 9,4 0,3 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TT-Huế Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trên địa bàn thành phố Huế Đơn vị tính:% Năm học Cấp trung học phổ thông Tôt Khá Trung bình Yếu 2009-2010 68,5 24,3 6,1 1,1 2010-2011 67,7 25,5 6,3 1,2 2011-2012 67,4 25,4 6,2 1,1 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TT-Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 Kết quả các kỳ thi đã phản ánh khá sát với tình hình chất lượng giáo dục đào tạo ở các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố: - Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011 - 2012: Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% (cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh là 0,09%,). Trong đó Giỏi 11,95% ); Khá 40,08%.. - Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh phản ánh một cách chính xác về thành tích đạt được của các đơn vị và đã động viên khuyến khích được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các đơn vị trường học.Đặc biệt là trường THPT chuyên Quốc Học.Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh trường THPT chuyên Quốc Học đạt 200 giải(18 giải nhất, 31 giải nhì, 54 giải ba, 97 giải khuyến khíc).THPT Nguyễn Huệ đạt 67 giải: 4 giải Nhì (ở bộ môn Sinh, Tiếng Anh, Tiếng Pháp); 16 giải Ba (các môn Văn, Sử, Tiếng Anh, Địa, Tin, Máy tính cầm tay) và 47 giải Khuyến khích. Toàn đoàn được xếp thứ Ba của Tỉnh. - Kết quả thi Học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 trường THPT Quốc Học tham gia đã đạt 57 giải quốc gia (Trong đó có 01giải nhất môn Hóa, 03 giải nhì, 27 giải ba, 26 giải khuyến khích).năm 2012 là năm có số lượng học sinh đạt giải cao nhất từ trước đến nay,đặc biệt là môn Hóa năm đầu tiên đạt giải nhất quốc gia.hai em Nguyễn Tất Thiên Phước giải nhất môn Hóa và em Tô Hữu Quân giải nhì môn Tin đã tham gia kỳ thi chọn vào đội tuyển dự thi Quốc tế - Kết quả xếp hạng qua kì thi Đại học năm 2012 TP Huế có 03 trường THPT nằm trong tốp 200 trường có tổng điểm trung bình 3 môn thi cao nhất toàn quốc ( trường THPT chuyên Quốc Học; THPT Nguyễn Huệ; THPT Hai Bà Trưng). 2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Huế và những kết quả, hạn chế của công tác này Các trường THPT công lập là loại hình trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quản lý. Công tác quản lý tài chính căn cứ vào Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu và tiếp tục được đổi mới, thay thế bằng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp đó là văn Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 38 bản hướng dẫn của Nhà nước: Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó các trường THPT công lập được: Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường THPT công lập tại địa bàn Thành Phố Huế trong thời gian qua 2.2.1.1. Bộ máy quản lý tài chính và quy trình lập dự toán * Bộ máy quản lý tài chính. - Tại Sở Tài chính: Việc theo dõi, quản lý tài chính đối với các trường được phân công cho phòng Hành chính sự nghiệp văn xã. - Tại Sở giáo dục và Đào tạo: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp toàn bộ công tác theo dõi quản lý tài chính giao cho phòng kế hoạch tài chính. - Tại các đơn vị dự toán: Các đơn vị dự toán trực tiếp nhận kinh phí do cơ quan tài chính cấp, chủ tài khoản là hiệu trưởng. * Quy trình lập dự toán Hàng năm các trường lập dự toán gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tổng hợp dự toán của các trường gửi Sở Tài chính. Dự toán của Sở Giáo dục và đào tạo gửi Sở Tài chính phải chi tiết từng đơn vị, chi tiết nguồn kinh phí giao khoán và không giao khoán. Dự toán thu chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán của từng khoản thu chi. Khi UBND tỉnh thông báo số kiểm tra dự toán Ngân sách năm, các trường xây dựng dự toán và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán của các trường. Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán Ngân sách đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, việc thảo luận phải chi tiết kinh phí thu, chi của từng đơn vị dự toán. Sở Tài chính tổng hợp kết quả thảo luận, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán thu chi ngân sách hàng năm. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 39 Cơ sở để xây dựng dự toán: Đối với dự toán ngân sách chi thường xuyên Các trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao theo định mức đối với đơn vị trực thuộc sở 41.958.000 đồng/ biên chế/ năm (chưa bao gồm kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp ưu đãi của ngành giáo dục theo quy định hiện hành). Mức chi thường xuyên cho các trường THPT công lập = Số cán bộ, viên chức được giao trong năm X Định mức phân bổ/ một cán bộ, viên chức/ năm Đối với nhóm chi không thường xuyên như: chi sửa chữa lớn; mua sắm tài sản cố định, tăng cường cơ sở vật chất trường học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao căn cứ vào báo cáo tài chính thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch. Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMT của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Đối với dự toán thu học phí, được phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được UBND tỉnh quy định cho từng vùng, miền. Ngoài ra, trừ đi một tỷ lệ học sinh miễn, giảm học phí quy định cho từng vùng, miền. Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phí, lệ phí của các trường THPT công lập quản lý các nguồn thu như phần kinh phí NSNN cấp, các thu được để lại thực hiện theo dự toán được duyệt sau đó được phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu chưa hết được chuyển sang năm sau sử dụng. 2.2.1.2. Quy trình điều hành, cấp phát NSNN cho các trường Các trường THPT công lập là đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo. Từ năm 2007 trở về trước Sở Tài chính phân bổ kinh phí cho Sở Giáo dục và Đào tạo, sau đó Sở giáo dục và Đào tạo tiếp tục phân bổ dự toán cho các Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 40 trường. Dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các trường theo bốn nhóm mục chi và được chi theo 4 quý: Chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác. Vì vậy, trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị chỉ được chủ động chi tiêu đối với các mục chi trong từng nhóm chi. Nếu cần điều chỉnh mức chi tiêu giữa các nhóm chi thì phải được sự cho phép của cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính, điều này gây thủ tục phiền hà và dễ dẫn đến tiêu cực. Mặc khác cấp qua ngành giáo dục tạo nên nhiều cấp trung gian, bộ máy cồng kềnh, dẫn đến chậm trễ. Từ năm 2008 đến nay dự toán thu chi ngân sách các trường gửi lên Sở giáo dục và đào tạo đồng thời gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính thẩm định và cấp phát trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với các khoản chi thường xuyên Sở Tài chính cấp vào một nhóm duy nhất các trường được chủ động điều chỉnh mức chi tiêu theo thực tế phát sinh Sơ đồ 2.1: Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục của TT Huế UBND Tỉnh NS Giáo dục do GD trực tiếp quản lý UBND cấp huyện Phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc Sở quản lý Phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc UBND quản lý HĐND Tỉnh Sở Tài chính Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 41 Với cơ chế điều hành như trên việc cấp phát các khoản chi NSNN cho các trường thực hiện như sau: Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định và nhiệm vụ trong năm, các đơn vị lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi thẩm định Sở Tài chính thông báo dự toán NSNN cho đơn vị thụ hưởng theo chế độ quy định. Đối với các khoản chi đột xuất ngoài kế hoạch, sau khi thẩm định dự toán, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung kinh phí. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Sở Tài chính thông báo dự toán NSNN cho đơn vị thụ hưởng theo chế độ quy định. Toàn bộ các khoản chi NSNN cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được cấp từ cơ quan KBNN các cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính và kho bạc. Đối với kinh phí CTMT có tính chất chi thường xuyên việc cấp phát kinh phí tương tự như đối với các khoản kinh phí cho sự nghiệp giáo dục thông thường. 2.2.1.3. Nguồn tài chính của các trường THPT công lập - Nguồn NSNN cấp Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố theo định mức, các chương trình mục tiêu, dự án. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng của ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Nguồn tài chính của các trường THPT Tp Huế Đơn vị tính: triệu VN đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % A.NSNN cấp 40.469 100 47.998 100 62.374 100 I.Chi đầu tư XDCB 5.160 12,75 4.000 8,34 2.100 3,37 II.Chi thường xuyên 32.990 81,52 42.967 89,52 58.766 94,22 III.Chương trình mục tiêu quốc gia 2.319 5,73 1.031 2,15 1.508 2,42 B.Thu học phí 6.485 16,43 4.307 9,11 2.731 4,44 Nguồn: Sở Tài chính TT Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Qua số liệu trên ta thấy chi thường xuyên NSNN cho các trường THPT công lập thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong những năm qua, tỷ trọng chi thường xuyên chiếm từ 81.52% đến 94.22%, phần chi dành cho công tác xây dựng trường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong những năm qua tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng phòng học mới trên địa bàn thành phố theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng nhà công vụ, nhà hiệu bộ đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất; đồng thời, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia. Tổng số phòng học kiên cố được nâng lên, song cơ sở vật chất trường lớp ở một số trường chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn học 2 ca, nhiều đơn vị thiếu phòng học bộ môn và chức năng; đồ dùng dạy học, thiết bị được đầu tư nhưng chưa có phòng để triển khai, sử dụng; cơ sở vật chất phòng học bị xuống cấp chưa được tu bổ kịp thời, nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu. Do đó, tính đến nay toàn thành phố mới có 03 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 37,5%. Toàn tỉnh có 7/41 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm tỷ lệ 17,1%. - Nguồn học phí Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng của các trường THPT công lập. Trong vài năm qua, nó có vai trò lớn trong việc bổ sung một phần nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao điều kiện giảng dạy, học tập cho cán bộ viên chức học sinh các trường. Hiện nay các trường THPT công lập của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, thành phố Huế nói riêng đang thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế 43 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh về các nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012. Mức thu học phí hiện nay được thực hiện theo quyết định số 25/2012/QĐ- UBND ngày 31/8/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Mức thu cụ thể như sau: Bảng 2.4: Mức thu học phí bậc THPT công lập trên địa bàn thành phố Đơn vị tính: đồng/tháng/học sinh Năm Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 2010 15.000 20.000 30.000 2011 15.000 20.000 30.000 2012 60.000 60.000 60.000 Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo TT-Huế Căn cứ mức thu trên, sau khi thực hiện các chế độ miễn, giảm theo chế độ quy định thì số tiền từ nguồn học phí các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố thu được trong 3 năm như sau: Bảng 2.5: Quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn học phí các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Huế Đơn vị tính: triệu VN đồng Năm Tổng số NSNN cấp Nguồn thu học phí Mức (tr.đ) Tỉ lệ (%) Mức (tr.đ) Tỉ lệ (%) 2010 40.469 32.990 83,58 6.485 16,43 2011 47.998 42.967 90,89 4.307 9,11 2012 62.374 58.766 95,56 2.731 4,44 Nguồn: Báo cáo Quyết toán Sở Giáo dục và Đào tạo TT-Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 Phân tích bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 tổng nguồn kinh phí cho các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố là 148.246 triệu đồng, trong đó chi từ nguồn vốn NSNN là 134.723 triệu đồng, chiếm 90,9% tổng chi thường xuyên, chi từ nguồn thu sự nghiệp là 13.523 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,1% tổng chi thường xuyên. Tỷ lệ thu học phí bình quân 3 năm gần đây chỉ chiếm từ 4,44% đến 16,43% tổng ngân sách nhà nước cấp cho bậc THPT công lập. Nguồn thu học phí qua các năm không tăng mà lại có xu hướng giảm do tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí cao. Tỷ lệ thu học phí không tăng do bị khống chế bởi khung định mức quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nguồn thu dịch vụ, liên doanh liên kết chưa có điều kiện khai thác. Và đặc biệt là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các năm vừa qua, đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, các trường còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Điều này đã dẫn đến hệ quả là các trường trở nên bị động trước những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài, tính tự chủ đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. 2.2.1.4. Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính * Quản lý các khoản chi thường xuyên từ NSNN Trong tổng chi ngân sách cho các trường THPT công lập phần lớn là các khoản chi thường xuyên. Vì vậy, chất lượng quản lý các khoản chi này tác động có tính chất quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách cho các trường nói chung. Các khoản chi thường xuyên của NSNN cho các trường là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các trường, các khoản chi thường xuyên được chia thành 4 nhóm: Chi thanh toán cá nhân; Chi cho hoạt động chuyên môn; Chi mua sắm sửa chữa; Các khoản chi khác. Để đánh gia một cách khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí từ chi thường xuyên cho các trường THPT công lập, trước hết chúng ta sẽ phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thường xuyên trong giai đoạn 2010 - 2012 thông qua biểu số liệu 2.6 Trư ờng Đạ học Kin h tế Hu ế 45 Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn NSNN các trường THPT công lập ở thành phố Huế STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 tr.đ % trđ % tr.đ % I Tổng chi 40.469 100 47.998 100 62.374 100 1 Chi thanh toán cá nhân 31.469 77,76 36.479 76,00 48.645 77,99 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 7.560 18,68 9.748 20,31 9.475 15,19 3 Chi mua sắm sửa chữa tài sản 793 1,96 902 1,88 2.788 4,47 4 Chi khác 647 1,60 869 1,81 1.466 2,35 Nguồn: Báo cáo quyết toán Sở Giáo dục và Đào tạo Các khoản chi cho con người mà nội dung cơ bản của nó là chi lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên trong những năm qua từ 80% trở lên. Điều này xuất phát từ các lý do sau: - Các khoản chi cho con người là những khoản chi nhất thiết bắt buộc (hay còn gọi là phần cứng) phải thực hiện, khi lập dự toán cũng như khi phân bổ ngân sách trước hết phải ưu tiên đảm bảo cho các khoản chi này, kể cả khi nguồn vốn ngân sách có hạn, các khoản chi còn lại chỉ được cân đối bố trí trong phạm vi nguồn ngân sách còn lại khi đã tính đầy đủ nhóm mục chi này. - Do số lượng biên chế giáo viên không đáp ứng được nhu cầu thực tế nên có môn thừa, môn thiếu giáo viên dẫn đến các khoản trả lương cho giáo viên hợp đồng và phụ cấp làm thêm giờ tăng lên. - Do tác động mạnh mẽ bởi các chính sách của Nhà nước, chi cho con người luôn được cải thiện. Từ năm 2010 đến nay, tiền lương tối thiểu đã ba lần được điều chỉnh. Năm 2010 điều chỉnh lương tối thiểu từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng (Nghị định số 28/2010/NĐ-CP của Chính phủ). Năm 2011 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng (Nghị định số 22/2011/NĐ-CP của Chính phủ). Năm 2012 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng (Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ). Trong khi đó định mức chi cho giáo dục THPT công lập không tăng thì tỷ trọng của nhóm 1 tăng là tất yếu. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 46 Mặc dù chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên đối với các trường THPT công lập, nhưng các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho nhóm mục chi này cụ thể và rõ ràng, rất thuận lợi cho công tác quản lý. Vì vậy, nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí để chi cho nhóm mục chi này các trường đã thực hiện tương đối tốt, đảm bảo đúng mục đích, sát với dự toán được duyệt. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn do các biện pháp quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng thực hiện chưa tốt, nguyên nhân là do lịch sử thời kỳ trước để lại, đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để được số lượng giáo viên trong biên chế, hợp đồng còn dôi dư, vẫn còn tình trạng tuyển dụng không sát với định mức nhu cầu thực tế. - Quản lý chi cho hoạt động chuyên môn Nhóm mục chi này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động chuyên môn khác của trường, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, với tỷ lệ kinh phí dành cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn như hiện nay chủ yếu chưa đạt 20% trong cơ cấu chi 80%-20% nên không đáp ứng đầy đủ các chương trình giảng dạy, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Quy trình phân bổ nguồn chi cho chuyên môn hiện nay như sau: sau khi phân bổ cho các nguồn chi tất yếu con người, phần chi còn lại chủ yếu được phân bổ cho các hoạt động chuyên môn. Khoản chi này được các tổ chuyên môn đề xuất. Trên cơ sở đó nhà trường tổng hợp cân đối công khai phân bổ. Tuy ít, nhưng quản lý nguồn này cũng không thể chủ quan vì nói đến chuyên môn là nói đến lĩnh vực hẹp và đa dạng, phong phú. Vì vậy để quản lý có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn chủ tài khoản, kế toán phải tuân thủ đầy đủ về quy trình, nguyên tắc, phải có năng lực và sự hiểu biết. - Quản lý chi mua sắm, sửa chữa: Với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy như hiện nay, cần thiết phải đầu tư một khoản kinh phí khá lớn mới có thể đáp ứng được việc mua sắm, bổ sung sửa chữa chống xuống cấp các công trình, thiết bị hiện có. Tuy nhiên, số liệu cho thấy, số tiền ngân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 sách đầu tư cho công tác này chưa nhiều. Số tiền các trường nhận được quá nhỏ so với nhu cầu nên công tác mua sắm, sửa chữa tiến hành chắp vá không có hiệu quả. Tình trạng trang thiết bị chưa đồng bộ,xuống cấp ở các trường học đang là nỗi trăn trở của ngành giáo dục và các cấp chính quyền địa phương. Việc đầu tư tản mạn không giải quyết dứt điểm tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở từng đơn vị, trường học. * Quản lý các khoản chi từ nguồn thu học phí Đối với nguồn thu sự nghiệp, các trường thực hiện quản lý như nguồn kinh phí ngân sách cấp, các khoản chi của trường thực hiện theo dự toán được duyệt. Sau đó, phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu được để lại nếu chưa chi hết được chuyển sang năm sau sử dụng. Với nguồn thu từ học phí, theo quy định các trường dành tối thiểu 40% số thu học phí để bổ sung quỹ lương theo chế độ, số còn lại chi công tác quản lý thu, chi, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi tăng cường cơ sở vật chất Bảng 2.7: Phân bổ chi tiêu nguồn thu học phí các trường THPT từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: triệuVN đồng Năm Tổng thu học phí Học phí 40% để lại chi lương Bổ sung chi hoạt động 2010 6.485 2.594 3.891 2011 4.307 1.722 2.585 2012 2.731 1.092 1.639 Nguồn: báo cáo tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo TT Huế Từ năm 2007 trở về trước việc quản lý nguồn thu để lại được sử dụng như sau: + Chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập không dưới 35% bao gồm các nội dung: Mua sắm trang thiết bị dạy học, sách thư viện, dụng cụ thể dục thể thao, sửa chữa nhỏ và nâng cấp các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị khác phục vụ cho giảng dạy và học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan. Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 48 + Hỗ trợ hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy cho giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan không quá 12%,. + 20% số tiền học phí nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo (tính bằng 100%) được chi theo nội dung sau: Chi hỗ trợ cho các trường không thu học phí trên 70%, chi hỗ trợ cho các đối tượng không hưởng phụ cấp ưu đãi công tác tại Sở Giáo dục và đào tạo và những đơn vị trích nộp học phí về sở. Từ năm 2007 đến nay nguồn thu từ học phí, lệ phí sau khi dành 40% để cải cách tiền lương các trường được chủ động chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Cơ chế phân phối chênh lệch thu, chi + Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Các trường THPT công lập đã xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường. Tuy nhiên các trường THPT công lập chưa tạo được thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức. Khó khăn của các trường THPT công lập cũng như các trường công lập khác thực hiện quyền tự chủ về tài chính đó là: Trong cơ cấu nguồn tài chính của các trường THPT công lập, NSNN giữ vai trò chủ đạo và quyết định đối với các nguồn kinh phí khác chiếm 83,58% đến 95,56%, là nguồn tài chính chủ yếu cho đầu tư chiều sâu thiết bị, xây dựng cơ bản, các phòng học, các phòng thí nghiệm của các trường THPT công lập. Các trường THPT công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nguồn thu bao gồm cả nguồn học phí và một số nguồn thu khác, hầu hết các trường chưa tăng cường thu hút mở rộng các nguồn tài chính từ các hoạt động giáo dục đào tạo, dịch vụdo đó nguồn thu của các trường mới chỉ hỗ trợ một phần cho việc hỗ trợ chi phí giảng dạy và học tập hầu như chưa đủ để chi cho nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Chính sách và cơ chế cải cách tiền lương với việc dành 40% nguồn thu sự nghiệp để chi lương trong khi các quy định về học phí chưa thay đổi. Định mức phân bổ chi thường xuyên cho các trường chưa thực sự khoa học, chi con người chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thường xuyên do đó hạn chế quyền tự chủ của các trường, mặt khác cơ cấu chi thường xuyên của các trường còn chưa thực sự hợp lý, kinh phí dành cho chi hoạt động quản lý Trư ờng Đạ i họ Kin tế H uế 49 hành chính khác chiếm tỷ lệ cao, chi tiêu trong hoạt động quản lý chưa thực sự tiết kiệm. Do đó qua điều tra chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường không có kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi cho quản lý hành chính và từ nguồn thu để bổ sung tiền lương tăng thêm cho người lao động mặc dù đã thực hiện tự chủ. + Đối với việc trích lập và sử dụng các quỹ: hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động, số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu và phần chi, các trường THPT công lập được trích các quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Hầu hết các trường chưa trích lập các quỹ để chi tiêu các khoản chi khen thưởng, phúc lợi. Trong các thông báo xét duyệt quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_o_cac_truong_trung_hoc_pho_thong_cong_lap_tren_tren_dia_ban_th.pdf
Tài liệu liên quan