Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắklắk

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .3

1.2.1. Mục tiêu chung .3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra .3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .4

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .4

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT

BỊ Y TẾ BỆNH VIỆN 5

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện tuyến tỉnh .5

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế .5

2.1.2.Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện.10

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TTBYT tại bệnh viện tuyến tỉnh.17

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh .19

2.2.1. Các chính sách quốc gia về TTBYT.19

2.2.2. Những thành tựu đã đạt được .20

2.2.3. Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam.21

2.2.4. Bài học kinh nghiệm .24

CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1. Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk.26

3.1.1. Lịch sử hình thành .26

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện .27

3.1.3. Tổ chức bộ máy .29

3.1.4. Nguồn nhân lực.31

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắklắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời cùng với xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý TTBYT tại bệnh viện. Đề tài tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn 100 cán bộ, y bác sỹ trong bệnh viện, những người tham gia công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa ĐắkLắk. Bao gồm: 50 bác sỹ, 30 điều dưỡng và 20 kỹ thuật viên. Nhằm đánh giá sát hơn thực trạng quản lý trong việc sử dụng trang thiết bị y tế, đề tài sẽ tiến hành quan sát ngẫu nhiên mỗi khoa 2 mẫu thiết bị (tương đương với 100 thiết bị) sau đó so sánh với các tiêu chuẩn quy định về việc sử dụng trang thiết bị trong các Bệnh viện mà Bộ Y Tế đã quy định. Bảng 3.4. Tổng hợp số mẫu khảo sát Đối tượng khảo sát Đơn vị tính Số lượng I. Cán bộ bệnh viện Người 100 1. Bác sĩ Người 50 2. Điều dưỡng Người 30 3. Kỹ thuật viên Người 20 II. Số thiết bị được kiểm tra Chiếc 100 Trong phương pháp này đề tài sử dụng các công cụ khảo sát của PRA như: - Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng của đề tài bao gồm: i) Bác sỹ ; ii) Điều dưỡng và kỹ thuật viên - Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt, cho khoa trong bệnh viện.. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và được sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài giải thích được các vấn đề có liên quan. Xếp hạng thứ tự ưu tiên là công cụ được sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ ưu tiên của người dân, cán bộ trong bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk trong việc xác định các giải pháp phù hợp cho công tác quản lý trang thiết bị y tế của bệnh viên. 35 3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Các thông tin thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm và sẽ được tổng hợp và xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo chủng loại trang thiết bị y tế Phần mềm chuyên dụng được sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập chủ yếu là Excel 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tích thống kê các loại đối tượng gồm: đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên; Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk phù hợp với điều kiện thực tiễn của bệnh viện. 3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý trang thiết bị y tế giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý trang thiết bị y tế so với kế hoạch của bệnh viện trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý trang thiết bị y tế đang diễn ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện. 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài * Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng các TTBYT - Tổng số chủng loại TTBYT hiện có. - Số lượng từng loại TTBYT đang còn sử dụng. - Số lượng từng TTBYT không có nhu cầu sử dụng - Số lượng từng loại TTBYT hỏng không còn sử dụng được. - Nguồn gốc các loại TTBYT. 36 * Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng TTBYT - Tần suất sử dụng đối với mỗi loại TTBYT hiện có tại bệnh viện. - Trình độ sử dụng TTBYT. * Chỉ tiêu định tính phản ánh các ý kiến đề xuất của các khoa, phòng về quản lý TTBYT. - Về đầu tư TBYT: + Loại TTBYT thiếu cần bổ sung. + Nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ sử dụng TTBYT. + Nguồn kinh phí, hình thức đầu tư. - Về sử dụng: + Số lượng và tỷ lệ TTBYT hiệu quả sử dụng cao. + Số lượng và tỷ lệ TTBYT có nhưng không sử dụng đến. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk 4.1.1. Hiện trạng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Bảng 4.1. Chủng loại TTBYT được trang bị của bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Các khoa của Bệnh viện Số loại thiết bị cần theo danh mục Số loại thiết bị hiện có Tỷ lệ đáp ứng so với danh mục 1.Ngoại tổng hợp 73 68 93,1% 2. Ngoại thần kinh 76 66 86,8% 3.Hồi sức tích cực - Chống độc 105 99 94,2% 4.Khoa mắt 95 74 77,9% 5.Khoa răng hàm mặt 83 61 73,4% 6.Khoa tai mũi họng 82 72 87,8% 7.Khoa nội tim mạch 72 67 93,0% 8.Khoa nội tổng hợp 75 68 90,6% 9.Khoa y học cổ truyền 67 43 64,1% 10.Khoa khám bệnh 41 35 85,3% 37 11.Khoa phụ sản 103 89 86,4% 12.Khoa nhi 73 68 93,1% 13.Khoa Chuẩn đoán hình ảnh 34 25 73,5% 14.Khoa thăm dò chức năng 35 18 51,4% 15.Khoa phục hồi chức năng 87 62 71,2% 16.Khoa nội soi 25 15 60,0% 17.Khoa phẫu thuật gây mê 114 104 91,2% 18.Khoa xét nghiệm 51 44 86,2% 19.Khoa truyền nhiễm 72 60 83,3% 20.Khoa giải phẫu bệnh 31 22 70,9% 21.Khoa ung bướu 66 50 75,7% Nguồn: Tổng hợp từ phòng Vật tư - TBYT Trong thời gian qua hệ thống y tế cả nước đã được nâng cấp, trang thiết bị y tế cho các cơ sở thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc được đầu tư, trong đó có bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk. Đặc biệt từ năm 2001, nhờ Chương trình trái phiếu Chính phủ, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, nhiều chuyên khoa được đầu tư đổi mới TTBYT như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, phòng mổ và hồi sức cấp cứu... Nhiều thiết bị cơ bản và công nghệ cao được mua sắm như CT-scanner, máy X.quang cao tần - tăng sáng truyền hình, siêu âm, nội soi, xét nghiệm sinh hóa nhiều chỉ số, máy huyết học, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, sàng lọc HIV, sàng lọc máu... Mặc dù đã được đầu tư, song tình trạng TTBYT ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk hiện nay vẫn còn thiếu. Hầu hết TTBYT đang sử dụng tại bệnh viện được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa,Tổng hợp số liệu thống kê từ Phòng Vật tư – TBYT cho thấy, 100% các khoa trong bệnh viện hiện nay đang còn thiếu về chủng loại TTBYT. Kết quả so sánh số lượng TTBYT ở các khoa so với danh mục TTBYT do Bộ Y tế ban hành cho thấy tỷ lệ TTBYT đáp ứng trung bình trên 72%. Số lượng khoa có tỷ lệ trên 90% là rất ít, đặc biệt (Khoa hồi sức tích cực chống độc) có tỷ lệ đáp ứng theo danh 38 mục lớn nhất, với 94,2%, tiếp đến là khoa ngoại tổng hợp, Nội tim mạch,Khoa nhi trên 93%%...Khoa có tỷ lệ đáp ứng so với danh mục của Bộ thấp nhất là khoa Thăm dò chức năng 51,4%. 4.1.2. Tình hình quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế 4.1.2.1. Tình hình đầu tư TTBYT của bệnh viện Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắkđã được ban Giám đốc cũng như Sở y tế tỉnh ĐắkLắk quan tâm và tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Tổng giá trị đầu tư hàng năm đều có xu hướng tăng lên theo các năm. Nguồn vốn đầu tư mới cho việc mua sắm Đối với khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, cũng có xu hướng tăng đầu tư vào máy móc và công nghệ khám chữa bệnh. Trung bình mỗi năm khoa đầu tư thêm 2 loại máy móc trang thiết bị mới với giá trị đầu tư cao hơn các năm trước. Cụ thể trong năm 2014 khoa đã đầu tư thêm 1 máy siêu âm sách tay đầu dò TQ với giá trị là 94.747.000 đồng và 01 máy xe đẩy cáng Inox kiểu Nhật với giá trị là 7.980.000 đồng, tổng giá trị đầu tư trong năm 2014 là 102.707.000 đồng, đến năm 2015 tổng giá trị đầu tư là 169.800.000 đồng với 2 loại máy chính là Monotor theo dõi BN Nhật và Bơm tiêm điện thường. 39 Bảng 4.3. Tình hình tăng đầu tư đối với một số Khoa Tên & ký hiệu, qui cách tài sản Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) 3 - KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC 4 82.990.000 2 102.727.000 2 169.800.000 Máy hút dịch Hospivas 350 1 24.000.000 Máy siêu âm sách tay đầu dò TQ 1 94.747.000 Monotor theo dõi BN Nhật 1 159.800.000 Bơm tiêm điện tự động 1 24.000.000 Bơm tiêm điện thường 1 10.000.000 1 10.000.000 Xe đẩy cáng Inox kiếu Nhật 1 7.980.000 Máy truyền dịch 1 24.990.000 4 - KHOA TAI MŨI HỌNG 28.700.000 1 55.950.000 1 7.000.000 Ghế khám TMH CS-35 1 16.200.000 Bộ soi thanh quản ZHJF Fa hangzhou 1 55.950.000 Bộ soi thực quản TQ 1 7.000.000 Tủ sấy dụng cụ UM-400, Đức 1 12.500.000 5 - KHOA NỘI TIM MẠCH 16.149.000 1 24.800.000 1 19.950.000 Máy điện tim 1 cần NIHONKONDEN 1 16.149.000 Máy bơm tiêm điện - Nhật 1 19.950.000 Bơm tiêm điện TE331, Nhật 1 24.800.000 6 - KHOA NỘI TỔNG HỢP 33.000.000 0 0 Bơm tiêm điện TOP 5300 - Nhật 1 33.000.000 7- KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN 6.000.000 0 0 0 0 Súng cắt trĩ Đức 1 6.000.000 Nguồn: Tổng hợp từ phòng VT-TBYT Bảng trên thể hiện rõ khi so sánh giữa các khoa, đối với 2 khoa Nội tổng hợp và y học cổ truyền thì trong 2 năm gần đây không có sự đầu tư thêm về máy móc và trang thiết bị khám chữa bệnh. Tại khoa Tai mũi họng và Nội tim mạch bình quân mỗi năm đầu tư thêm 1 loại máy móc trang thiết bị, các máy móc này về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. 40 Bảng 4.4. Tình hình tăng đầu tư đối với Khoa Lây, Khoa mắt và Khoa Răng hàm mặt Tên ký hiệu qui cách model tài sản Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) 4 - KHOA LÂY 50.000.000 2 71.500.000 1 128.015.000 Máy thở chức năng cao Mỹ 1 50.000.000 Máy tạo oxy từ khí trời 1 28.000.000 Monitor theo dõi BN 1 128.015.000 Máy đo độ bão hoà ôxy - Mỹ 1 43.500.000 5 - KHOA MẮT 8 39.758.000 5 26.646.550 8 45.344.550 Máy làm nhiễn thuỷ tinh thể Alcon 1 10.000.000 Kéo giác mạc A1990 - Đức 2 7.417.200 Panh xe bao D-7316 , Đức 1 9.618.000 Vành mi E-10405, Đức 1 5.156.550 Kìm mang kim B-3647, Đức 1 4.112.000 1 4.112.000 Hộp đựng dụng cụ để hấp nhiệt độ cao X19200, Đức 1 3.780.000 1 3.780.000 Panh cơ trực thẳng có mấu D7791, Đức 1 2.850.000 1 2.850.000 Kéo cắt bao A2540, Đức 1 3.980.000 1 3.980.000 Panh xe bao D-7317 , Đức 1 10.424.400 Panh giác mạc cong có mấu D1830, Đức 1 7.618.800 Nỉa mắt có mấu D-7570, Đức 1 6.964.650 Panh xe bao D-7317 , Đức 1 11.235.000 Kìm mang kim vi phẫu cong B-3613, Đức 2 7.203.000 Kéo giác mạc tù A1812 - Đức 2 6.667.500 6 - KHOA RĂNG HÀM MẶT 15.000.000 0 0 1 250.000.000 Ghế răng ý số 2 PM4 1 250.000.000 Tủ sấy số 5 Thuỵ Điển 1 15.000.000 Nguồn: Tổng hợp từ phòng VT-TB 41 Đối với khoa lây, khoa mắt và khoa răng hàm mặt thì mức độ đầu tư cũng có xu hướng tăng qua các năm, trong đó đặc biệt là khoa mắt. Đây là khoa có số lượng đầu tư trang thiết bị nhiều nhất với 14 máy móc trang thiết bị được đầu tư mới trong 3 năm trở lại đây. Tổng số tiền đầu tư là 111.749.100 đồng, trang bị nhiều loại thể hiện sự đồng bộ trong khám chữa bệnh đối với khoa mắt. Đối với khoa lây, mặc dù việc đầu tư các máy móc trang thiết bị về số lượng ít hơn, tuy nhiên nguyên giá của các loại máy này đều cao. Trong năm 2015 khoa đã đầu tư thêm monitor theo dõi bệnh nhân, nguyên giá của máy là 128.015.000 đồng. Đây là công nghệ mới giúp theo dõi bệnh nhân được tốt hơn, giúp kiểm soát được các biến chứng của bệnh nhân đang điều trị. Đối với khoa Răng hàm mặt, việc đầu tư trang thiết bị là ít do các máy móc trang thiết bị đầu tư từ trước về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Hiện tại khoa chỉ đầu tư thêm các máy móc công nghệ cao để nâng cao được chất lượng phục vụ. Khoa đã đầu tư mua sắm thêm ghế răng Ý số 2 PM4, đây là công nghệ mới có giá trị trang thiết bị cao được nhập khẩu từ Ý với nguyên giá sản phẩm là 250.000.000 đồng. Chỉ tính riêng năm 2015 tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị của 3 khoa trên là 423.359.550 đồng tăng rất nhiều so với năm 2013 và 2014 đã thể hiện sự phát triển không ngừng của bệnh viện nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân. 42 Bảng 4.5. Tình hình tăng đầu tư đối với các Khoa: Tai mũi họng, Nội tim mạch, Nội tổng hợp và Y học cổ truyền Tên ký hiệu qui cách model tài sản Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (đồng/chiếc) 7 - KHOA TAI MŨI HỌNG 28.700.000 1 55.950.000 1 7.000.000 Ghế khám TMH CS-35 1 16.200.000 Bộ soi thanh quản ZHJF Fa hangzhou 1 55.950.000 Bộ soi thực quản TQ 1 7.000.000 Tủ sấy dụng cụ UM-400, Đức 1 12.500.000 8 - KHOA NỘI TIM MẠCH 36.099.000 1 24.800.000 0 0 Máy điện tim 1 cần NIHONKONDEN 1 16.149.000 Máy bơm tiêm điện - Nhật 1 19.950.000 Bơm tiêm điện TE331, Nhật 1 24.800.000 9 - KHOA NỘI TỔNG HỢP 33.000.000 0 1 20.000.000 0 Máy tạo oxy 1 20.000.000 Bơm tiêm điện TOP 5300 - Nhật 1 33.000.000 10 - KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN 6.000.000 0 0 0 0 Súng cắt trĩ - Đức 1 6.000.000 Máy điều trị sóng ngắn xung & liên tục 1 195.000.000 Máy Laze Hene nội tuỷ 1 40.000.000 Máy điện xung ĐX - 2 - VN 2 6.510.000 Nguồn: Tổng hợp từ phòng VT-TB Đối với khoa Tai mũi họng, trung bình mỗi năm bệnh viện đầu tư thêm 1 máy móc trang thiết bị nhằm hiện đại hóa hệ thống khám chữa bệnh, cụ thể trong năm 2014 bệnh viện đầu tư thêm máy Bộ soi thanh quản ZHJF Fa hangzhou với nguyên giá sản phẩm là 55.950.000 đồng, trong năm 2012 đầu tư thêm Bộ soi thực quản TQ nguyên giá là 7.000.000 đồng Tại khoa Nội tim mạch trong 1 năm trở lại đây do máy móc trang thiết bị đã đồng bộ nên chưa đầu thêm về máy móc mới, hiện tại khoa đã được đầu tư thêm Máy điện tim 1 cần NIHONKONDEN và Máy bơm tiêm điện - Nhật vào năm 2013, máy Bơm tiêm điện TE331, Nhật được tăng đầu tư vào năm 2015 với nguyên giá là 24.800.000 đồng. 43 Tương tự tại khoa nội tổng hợp mức đầu tư máy móc cũng không có sự biên động nhiều, năm 2013 bệnh viện đầu tư máy Bơm tiêm điện TOP 5300 - Nhật với nguyên giá là 33 triệu đồng, đến năm 2014 đầu tư thêm máy tạo oxy với nguyên giá là 20 triệu đồng, trong năm 2015 vừa qua thì chưa có thêm trang thiết bị nào được đầu tư thêm vào khoa này. Đối với khoa y học cổ truyền được đầu tư thêm máy cắt trĩ được nhập từ Đức với nguyên giá sản phẩm là 195 triệu đồng vào năm 2015 và nhận đầu tư 1 máy Laze Hene nội tuỷ với nguyên giá là 40 triệu đồng vào năm 2014. Nhìn chung bệnh viện đang có xu hướng đầu tư cao vào các loại máy móc có hàm lượng công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho người bệnh. Đây là tín hiệu tốt cho người dân khu vực trong và ngoài tỉnh về khám chữa bệnh. 4.1.2.2.Quản lý TTBYT trong khâu lập kế hoạch mua sắm a. Căn cứ lập kế hoạch Đầu năm các khoa trong bệnh viện lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tài sản cho cả năm trình Ban giám đốc bệnh viện duyệt và gửi cho Phòng vật tư, thiết bị xem xét tập hợp. Phòng vật tư, thiết bị sẽ lên kế hoạch mua sắm. Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho toàn Bệnh viện, trưởng các khoa, phòng ban của bệnh viện đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng TTBYT và tình hình sử dụng cho ban quản lý Bệnh viện, mà trực tiếp là Phòng vật tư, thiết bị y tế. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình Giám đốc Bệnh viện kế hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn ngân sách được cấp hàng năm cùng với các khoản viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Giám đốc Bệnh viện có cơ sở để xác định những thiết bị y tế ưu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết bị y tế cần thiết. b. Thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm Quy trình cụ thể của khâu lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau: 1. Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn, thì Trưởng các khoa trong bệnh viện ghi rõ các yêu cầu về tên 44 thiết bị, vật tư, quy cách, nhãn hiệu tình trạng, số lượng, đơn vị tính theo biểu mẫu có sẵn nộp cho Phòng VT-TTBYT. 2. Phòng VT-TTBYT xem xét các phiếu đề nghị của khoa nếu yêu cầu không phù hợp thì Phòng VT-TTBYT sẽ thảo luận lại với các trưởng bộ phận. Nếu yêu cầu phù hợp thì Phòng VT-TTBYT sẽ trình Giám đốc bệnh viện xem xét phê duyệt. Nếu yêu cầu phù hợp, Giám đốc sẽ ký duyệt và chuyển cho Phòng VT-TTBYT để lên kế hoạch và lập bảng dự trù mua sắm vật tư, thiết bị. 3. Sau khi Phòng VT-TTBYT lập kế hoạch xong trình Giám đốc phê duyệt. Nếu yêu cầu phù hợp thì Giám đốc sẽ ký duyệt và phòng tài chính kế toán tiến hành làm thủ tục mua sắm, đấu thầu. 4. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị y tế và thủ tục hồ sơ thanh toán Phòng VT-TTBYT chia ra các bước thực hiện như sau: Bảng 4.6. Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế theo nguồn vốn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Nội dung các hoạt động Nguồn vốn mua sắm từ liên doanh, liên kết Nguồn vốn mua sắm từ NS Nhà nước Thành lập Ban quản lý mua sắm trang thiết bị y tế Không Có Thành phần Ban quản lý mua sắm trang thiết bị y tế Không Đại diện lãnh đạo các Khoa, Ban giám đốc và Phòng tài chính kế toán, Phòng VT-TBYT Lập kế hoạch đấu thầu và chào hàng cạnh tranh Không Có Người ký quyết định kế hoạch đấu thầu Không Giám Đốc bệnh viện Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Đối với nguồn vối liên doanh, liên kết: (không thực hiện) Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước: Trước hết, bệnh viện sẽ thành lập tổ quản lý mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó bao gồm đại diện lãnh đạo các Khoa và Phòng tài chính kế toán , Phòng VT-TBYT. Tiếp đến, Tổ quản lý sẽ lập kế hoạch đấu thầu và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Trình tự, thủ tục chào hàng cạnh tranh và đấu thầu khi thực hiện mua 45 sắm thiết bị y tế ở các nguồn đều giống nhau và có các bước như sau: - Thuê đơn vị tư vấn đấu thầu lập Hồ sơ yêu cầu, chấm thầu, đánh giá kết quả chào hàng cạnh tranh . - Thông báo mời chào hàng cạnh tranh: đăng trên báo Đấu thầu (03 kỳ báo liên tiếp) - Tổ chức mở thầu: tối thiểu 10 ngày sau kỳ đăng báo mời thầu đầu tiên, không kể ngày nghĩ, lễ. Lập biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu. - Đơn vị tư vấn đấu thầu chấm thầu, lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự chào hàng cạnh tranh. - Ban quản lý mua sắm trang thiết bị xét thầu, lập biên bản đề xuất Giám đốc bệnh viện phê duyệt đơn vị trúng thầu. - Ra Quyết định của Giám đốc v/v phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị. - Thông báo đơn vị trúng thầu và không trúng thầu. - Làm Biên bản thương thảo hợp đồng với đơn vị trúng thầu, - Ký Hợp đồng cung cấp - Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà cung cấp; - Cam kết bảo hành sản phẩm của nhà cung cấp; - Thư xác nhận về nguồn gốc và chất lượng hàng hoá. - Đơn vị cung cấp gửi hợp đồng cung cấp, Phòng TC-KT xem xét các điều khoản trình Giám đốc ký duyệt. - Phòng VT-TTBYT cử nhân viên tiến giám sát và giao hàng có xác nhận tiếp nhận tài sản. - Làm biên bản bàn giao, nghiệm thu (có bộ phận nhận ký xác nhận) và biên bản thanh lý hợp đồng trình Giám đốc phê duyệt. - Phòng Tài chính kế toán thanh toán. - Phòng VT-TTBYT lưu hồ sơ. Nhìn chung, việc lập kế hoạch mua sắm trang trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của 46 Bộ y tế. Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho phòng TC-KT theo dõi, thực hiện công tác mua sắm TTBYT. Quản lý đầu tư, mua sắm được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, các Luật liên quan, các Nghị định, các Thông tư sửa đổi-hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y Tế và các Bộ - Ngành liên quan. Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT, sự tham gia của các cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng. Sự tham gia của nhóm đối tượng này vào công tác lập kế hoạch sẽ giúp kế hoạch mua sắm TTBYT của bệnh viện sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn. Đồng thời tránh được những chi phí mua sắm không cần thiết. Từ đó góp phần giúp đơn vị tiết kiệm được nguồn kinh phí. Biểu đồ 4.1. Sự tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát năm 2015 Trong nghiên cứu này, với mục đích đánh giá sự tham gia của các nhóm đối tượng được hỏi vào công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT. Nghiên cứu hiện thấy, đội ngũ y bác sĩ tham gia công tác này chiếm tỷ lệ cao hơn cả, với 83% trong đó tham gia trực tiếp là 60% và gián tiếp là 23% tổng số bác sĩ được hỏi. Nhóm cán bộ là điều dưỡng có tỷ lệ tham gia vào công tác này ít nhất, với 17% tổng số cán bộ được hỏi, đại bộ phận tham gia gián tiếp vào công tác này. Nhìn chung, sự tham gia của cán bộ các 47 khoa, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau vào công tác lập kế hoạch mua sắm là cần thiết. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế của bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk đã có quan tâm lớn đến sự tham gia của các đối tượng cán bộ trong bệnh viện. Đây là cơ sở để lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch mua sắm sát với nhu cầu thực tế của các khoa, các phòng ban. c. Kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế hàng năm Bảng 4.7. Kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm của bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Khoa/Phòng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Ngoại tổng hợp 6 130,5 4 86,57 12 227,7 Ngoại chấn thương 6 133,5 10 199 8 143,55 Hồi sức tích cự - Chống độc 2 70,68 14 417,9 8 192,06 Khoa Lây 14 214,62 24 358,2 16 236,61 Khoa mắt 4 35,61 6 53,73 10 88,65 Khoa răng hàm mặt 24 422,01 50 597 64 756,52 Khoa tai mũi họng 12 406,8 2 65,67 12 346,5 Khoa tim mạch 6 43,95 4 27,86 8 153,45 Khoa nội tổng hợp 8 91,68 12 107,46 18 60,39 Khoa y học cổ truyền 4 97,62 14 334,32 10 136,62 Khoa hồi phục chức năng 8 31,29 14 55,72 6 23,64 Khoa khám bệnh 12 361,62 2 61,69 10 198,99 Khoa chuẩn đoán hình ảnh 6 80,61 8 103,48 6 75,24 Khoa thăm dò chức năng 8 63 18 141,04 12 92,07 Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức 3 43,5 8 115,42 16 207,9 Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 4 107,4 14 348,25 10 218,79 Khoa sinh hoá 6 137,01 8 143,28 8 130,68 Khoa vi sinh 10 441,72 6 214,92 12 321,75 Khoa giải phẫu 6 289,95 6 226,86 6 224,59 Khoa huyết học 8 229,29 4 111,44 12 330,98 Khoa dược 4 128,1 6 185,07 12 366,44 48 Phòng vật tư 6 280,35 16 716,4 14 620,58 Khoa ung bướu 8 73,68 6 54,98 12 108,9 Khoa cấp cứu 10 516,96 10 497,5 10 322,74 Khoa thận nhân tạo 6 614,19 10 666,65 14 923,98 Khoa nội thần kinh - 10 136,59 6 65,67 10 108,36 Tổng số 210 5385,75 362 6194,88 344 6735,49 Nguồn: Phòng VT - TBYT, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk Bệnh viện đã căn cứ trên lượng máy móc trang thiết bị hiện tại để xây dựng được kế hoạch mua sắm thêm máy móc phân bổ hợp lý cho các khoa chuyên môn. Đối với những khoa hiện tại có trang thiết bị về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa cần thiết phải mua sắm thêm, đối với những khoa có số lượng bệnh nhân nhiều hơn và điều trị những loại bệnh khó thì nhất thiết phải đầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại. Bảng 4.7 cho thấy kế hoạch đầu tư vào mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện qua các năm không đồng đều, đây là tín hiệu phụ thuộc vào nguồn kinh phí không tự chủ của đơn vị . Theo đó thì tổng mức đầu tư vào mua sắm trang thiết bị nhiều nhất ở khoa răng hàm mặt và khoa thận nhân tạo với 422,01 triệu năm 2013 sẽ tăng đầu tư thành 756,52 triệu đồng vào năm 2015 đối với khoa răng hàm mặt. Đối với khoa Thận nhân tạo là một khoa mới, đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao nên máy móc phục vụ cũng đòi hỏi nhập khẩu từ các nước có nền y tế tiên tiến và giá khá cao. Nhu cầu về khám chữa bệnh đối với khoa trong thời gian tới cũng có xu hướng tăng nên sự đầu tư là cần thiết. Nếu năm 2014 bệnh viện dự kiến đầu tư cho khoa là 614,19 triệu thì tới năm 2015 vẫn tiếp tục đầu tư thêm 923,98 triệu nhằm mua sắm trang thiết bị. Đối với một số khoa khác bệnh viện cũng sẽ tiếp tục lập kế hoạch trang bị thêm các loại máy móc mới nhằm đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh của bệnh viện. Cùng với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước, trong những năm qua bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk cũng nỗ lực tìm những nguồn kinh phí mới 49 cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh. Một trong những dự án được quan tâm và có nguồn kinh phí lớn là dự án ODA. Dự án đang trong quá trình triển khai, trong đó kế hoạch và dự trù về thiết bị y tế là mảng quan trọng và không thể thiếu. Kết hợp với các chuyên gia trong nước và ngoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_trang_thiet_bi_y_te_tai.pdf
Tài liệu liên quan