Luận án Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của một số nước Châu âu và bài học cho Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu luận án .3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .3

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.3

3.2. Phạm vi nghiên cứu.3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .4

5. Những đóng góp mới của luận án.5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .6

7. Cấu trúc luận án.6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.8

1.1.1. Các công trình bàn về hệ thống an sinh xã hội, hưu trí và tài

chính của an sinh xã hội .8

1.1.2. Các công trình bàn về hệ thống hưu trí và quỹ hưu trí nói chung

. 11

1.1.3. Các công trình bàn về an sinh xã hội và bảo đảm tài chính cho

hệ thống hưu trí của châu Âu . 16

1.1.4. Các công trình bàn về vấn đề bảo đảm tài chính cho hệ thống

hưu trí của Việt Nam. 20

1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án .21

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ

THỐNG HƢU TRÍ.24

2.1. Các khái niệm và vai trò của hệ thống hƣu trí .24

2.1.1. Các khái niệm hưu trí, chương trình hưu trí, quỹ hưu trí. 24

2.1.2. Khái niệm bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí . 29

2.1.3. Vai trò của hệ thống hưu trí. 30

2.2. Cấu trúc hệ thống hƣu trí.31

2.2.1. Các thành phần của hệ thống hưu trí . 31

2.2.2. Các chương trình hưu trí . 35

2.2.3. Nội dung bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí. 40

2.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí.44

2.3.1. Bảo đảm các nguồn thu từ các khoản đóng góp. 45

pdf179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của một số nước Châu âu và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d 634,900 784,900 Chi phí quản lý 708,029 739,640 Một số chi thêm khác 291,985 318,139 Một số khoản chi khác 179,715 173,480 Nguồn: HM Revenue and Customs, 2019 [152] Dù mức chi tăng ở năm 2019 so với năm 2018 nhìn chung, theo tính toán thì quỹ hƣu trí nhà nƣớc ở Anh vẫn cân bằng tốt. Tuy vậy, đây chƣa thể hiện bức tranh toàn cảnh về việc cân bằng quỹ hƣu trí ở Anh vì hệ thống hƣu trí của Anh bao gồm nhiều tầng và hƣu trí tƣ nhân chiếm 1 phần lớn trong hệ thống. 1.1.3.1. Cân bằng quỹ hưu trí của hưu trí khu vực công 73 Bên cạnh chƣơng trình hƣu trí nhà nƣớc, hệ thống hƣu trí của Anh của Anh bao gồm các chƣơng trình của khu vực công (Public Service Pension schemes - PSPSs). Có thể thấy trong thời gian tới, dự báo PSPS chiếm một tỷ lệ nhỏ và ngày càng giảm trong lƣơng hƣu của nhà nƣớc chi tiêu theo thời gian. Tuy vậy, trong những năm gần đây, đã có nhiều điều chỉnh nhằm bảo đảm bền vững cho các chƣơng trình hƣu trí khu vực công, bao gồm việc chuyển từ tính toán dựa trên ―mức lƣơng cuối cùng‖ sang ―mức lƣơng trung bình‖, giúp cho các chƣơng trình PSPS giảm chi và tăng tính bền vững. Hình 3.1: Hƣu trí nhà nƣớc và hƣu trí của khu vực công theo phần trăm GDP Nguồn: HM Treasury (2014) [75] Một trong những quỹ hƣu trí thuộc SPSS lớn nhất ở Anh là Quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng (LGPS). Trong khuôn khổ của đề tài này, thu chi của quỹ LGPS sẽ đƣợc phân tích đánh giá tính bền vững của các chƣơng trình hƣu trí khu vực công ở Anh. Các khoản thu Ngƣời sử dụng lao động trong năm 2017-18 đóng góp cho các Quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng lên tới 9,5 tỷ bảng, tăng 27,7% so với năm 2016-17 và mức đóng góp của ngƣời lao động là 2,1 tỷ bảng Anh. Mức đóng góp của ngƣời sử dụng lao động tăng lên do một số mức đóng góp lƣơng hƣu trả trƣớc lớn đƣợc thực hiện bởi một số và tỷ lệ đóng góp tăng lên theo quy định. 74 Nguồn thu của quỹ này ở riêng nƣớc Anh năm 2017-18 là 16,5 tỷ bảng tăng 2,9 tỷ bảng Anh tƣơng đƣơng 22% so với năm 2016-17. Hình 3.2: Thu nhập Quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng ở Anh và xứ Wales trong năm 2017-18 Nguồn: Ministry of Housing, Communities and Local Government (2018) [101]. Thống kê của Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phƣơng về số thành viên tham gia bảo hiểm hƣu trí của chính quyền địa phƣơng cụ thể nhƣ sau: Tính đến cuối tháng 3 năm 2018, tổng số thành viên của LGPS là 5,8 triệu ngƣời, tăng 207.000 tƣơng đƣơng 3,7% so với tháng 3 năm 2017. Trong đó, số thành viên đang trong độ tuổi lao động tham gia LGPS tăng khoảng 38.000 ngƣời tƣơng ứng 1,9%, số thành viên đã nghỉ hƣu tăng khoảng 61.000 ngƣời tƣơng ứng 3,8%. Những ngƣời sử dụng lao động tham gia vào LGPS cho các nhóm ngƣời lao động của mình đƣợc phân thành 4 nhóm chính: • Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan - ví dụ: một ủy ban cấp quận, huyện; • Các cơ quan khu vực công nhƣ một học viện, tổ chức giáo dục đại học và sau đại học; • Các cơ quan khu vực công khác - ví dụ: công viên quốc gia. 25% 55% 12% 8% Tổng thu nhập 17.4 tỷ bảng Anh Nguồn thu từ đầu tư Đóng góp của người sử dụng lao động Đóng góp của người lao động Chuyển nhượng và các nguồn thu khác 75 • Khu vực tƣ nhân và các cơ quan khác - ví dụ: công ty điều hành vận tải hành khách, một tập đoàn phát triển đô thị. Trong năm 2017 -18, Các cơ quan chính quyền địa phƣơng và các cơ quan liên quan chiếm đến 76% tổng số thành viên của LGPS, trong khi tỉ lệ các cơ quan này chỉ chiếm 19%. Tỉ lệ khu vực tƣ nhân và các cơ quan khác chiếm 1/3 nhƣng chỉ có số thành viên tham gia LGPS chiếm 5,5%. Các khoản chi Chi tiêu để trả các khoản bảo hiểm trong năm 2017-18 là 9,8 tỷ bảng Anh, tăng 0,3 tỷ bảng tƣơng đƣơng 2,9% so với năm 2016-17. Trong đó, chi tiêu cho lƣơng hƣu và niên kim là 8 tỷ bảng, tăng 0,3 tỷ bảng (4,1%) và chi cho các khoản tiền bảo hiểm khi chính thức nghỉ hƣu2 là 1,5 tỷ bảng, giảm 37 triệu Bảng (tƣơng đƣơng 2,4%) so với năm 2016 -17. Chi phí chi cho các quỹ năm 2017-18 tăng 154 triệu bảng Anh, tƣơng đƣơng 14,9%, lên 1,2 tỷ bảng. Mức chi tiêu cho xử lý nợ là 1,7 tỷ bảng Anh tăng 0,4 tỷ bảng so với năm 2016-17. Tổng chi tiêu các quỹ hƣu trí của cấp chính quyền địa phƣơng ở Anh trong năm 2017-18 là 11,9 tỷ bảng tăng 0,8 tỷ bảng tƣơng đƣơng 7,6% so với năm 2016-17. 2 Lump sums paid là các khoản tiền bảo hiểm nhận một lần (bao gồm khoản tiền bảo hiểm nhận khi nghỉ hƣu, khi qua đời). 63% 14% 13% 10% Tổng chi 12.7 tỷ bảng Anh Lương hưu và niên kim Chi trả tiền bảo hiểm khi nghỉ hưu Chi cho xử lý nợ Khoản chi khác 76 Hình 3.3: Chi tiêu trong quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng ở Anh và xứ Wales trong năm 2017-18 Nguồn: Ministry of Housing, Communities and Local Government (2018) [101]. Cũng theo thống kê của Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phƣơng, năm 2017-18, số thành viên tham gia LGPS nghỉ hƣu là 75.954, tăng 836 ngƣời tƣơng ứng 1,1% so với năm 2016-17. Số lƣợng ngƣời lao động nhận đƣợc số tiền bảo hiểm sớm tăng 6,2% trong năm 2016-17 và chiếm tỉ lệ gần một nửa số nhân viên nghỉ hƣu. Số ngƣời rút khỏi LGPS trong năm 2017-18 giảm 19,9% so với 2016-17 xuống còn 10.847 ngƣời. Số ngƣời rút khỏi LGPS trong năm 2017- 18 khi nghỉ hƣu tăng 5,4% so với năm 2016-17 lên 25.881 ngƣời. Hình 3.4 cho thấy sự so sánh tổng mức chi tiêu và thu nhập của quỹ bảo hiểm của cấp địa phƣơng ở Anh và xứ Wales từ 2013-2014 đến 2017-18. Hình 3.4: Tổng mức chi tiêu và thu nhập của quỹ bảo hiểm cấp địa phƣơng ở Anh và xứ Wales từ 2013-2014 đến 2017-18. (Đv: tr.bảng Anh) Nguồn: Ministry of Housing, Communities and Local Government (2018) [101]. 77 Phần lớn các chế độ hƣu trí nghề nghiệp là theo mô hình có mức hƣởng xác định, tuy vậy thì các chế độ theo mô hình có mức đóng xác định đang tăng nhanh, chủ yếu do hạn chế của mô hình có mức hƣởng xác định trƣớc sự thay đổi về dân số đến vấn đề bền vững tài chính. Còn lại, chƣơng trình lƣơng hƣu cá nhân về bản chất là theo mô hình có mức đóng xác định và lợi ích hƣu trí cố định, không tăng theo giá cả hay tiền lƣơng (Igor Guardiancich, 2010) [77]. 3.1.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Anh 3.1.3.1. Biện pháp tăng thu từ các thành phần đóng góp Mặc dù mỗi Đảng cầm quyền có những cách thực hiện khác nhau, song nhìn chung, Chính phủ Anh đƣa ra hai chủ trƣơng tác động tới hệ thống quỹ hƣu trí ở Anh: (1) cắt giảm chi tiêu cho quỹ lƣơng hƣu của nhà nƣớc bằng cách giảm dần lợi ích của quỹ này trong các chƣơng trình quốc gia; (2) khuyến khích phát triển và tăng hiệu quả hệ thống hƣu trí của tƣ nhân. Ở mục tiêu thứ nhất, Anh đƣợc tiến hành cải cách nhiều lần từ năm 1982 đến nay nhằm cắt giảm chi tiêu của chính phủ cho hƣu trí công. Cải cách năm 1982 nhằm giảm dần mức đóng góp của ngƣời lao động từ 20% trong tổng thu nhập xuống còn 15% vào năm 1999 hay cải cách năm 1985 chỉ sửa đổi chứ không loại bỏ Cơ chế hƣu trí gắn với thu nhập (SEPRS), cố gắng đáp ứng nguyện vọng cho những đối tƣợng hƣởng mức lƣơng hƣu thấp. Ngoài ra, cải cách hệ thống hƣu trí ở Anh còn bao gồm việc thắt chặt chi tiêu của quỹ hƣu trí nhƣ cải cách năm 1986, trong đó, ngƣời lao động buộc phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm mới đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, đồng thời giảm mức thanh toán SERPS từ mức 25% tổng thu nhập xuống còn 20% vào năm 2009 [54]. Cải cách tiếp theo đối với cơ chế lƣơng hƣu đƣợc đƣa ra trong Đạo luật lƣơng hƣu năm 1995. Mục đích chính của đạo luật là cung cấp các biện pháp bảo vệ bổ sung cho lƣơng hƣu của một số ngành nghề và tăng tuổi nghỉ hƣu đối với phụ nữ từ 60 lên 65 (chủ yếu sẽ ảnh hƣởng tới cơ chế lƣơng hƣu cơ bản của nhà nƣớc - BSP). Thứ hai, giảm quỹ cho các chƣơng trình Bảo hiểm hƣu trí nhà nƣớc mà chuyển vai trò cung cấp lƣơng hƣu này chủ yếu cho khu vực tƣ nhân thông qua việc giới thiệu các Chƣơng trình bảo hiểm hƣu trí theo ngƣời liên quan. Tuy nhiên, đã có sự nhấn mạnh lớn hơn nhiều vào việc phân phối lại các nguồn lực cho các thành viên nghèo 78 hơn trong xã hội. Những ngƣời đƣợc hƣởng cơ chế hƣu trí theo dạng này bắt buộc phải là những công nhân đi làm đầy đủ thời gian, có mức thu nhập bình quân là 9.000 - 18.500 Bảng/năm [16]. Đạo luật lƣơng hƣu ban hành năm 2007 ban hành số năm đóng bảo hiểm để đƣợc hƣởng trọn vẹn BSP xuống còn 30 cho tất cả ngƣời lao động từ năm 2010. Cải cách này có lợi cho những ngƣời hạn chế về thời gian đóng bảo hiểm, đặc biệt là phụ nữ. Trƣớc khi cải cách này có hiệu lực vào năm 2010, chỉ 1/6 số lao động nữ giới đƣợc hƣởng trọn vẹn bảo hiểm BSP trong khi tỉ lệ ở lao động nam giới là 90%. Theo ƣớc tính, nhờ vào cải cách này, tỷ lệ phụ nữ đƣợc hƣởng tỷ lệ này sẽ tăng lên 75% vào năm 2010 sau cải cách và đến 90% vào năm 2025 [77]. Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm hƣu trí nhà nƣớc cơ bản (BSP) cũng không đủ, do đó tăng thu cho các quỹ bảo hiểm hƣu trí của nhà nƣớc thông qua Tín dụng hƣu trí, đƣợc giới thiệu vào năm 2003. Bảo hiểm Tín dụng hƣu trí bao gồm: Tín dụng bảo lãnh và Tín dụng tiết kiệm. Bảo hiểm tín dụng bảo lãnh liên kết với thu nhập và độc lập với các Bảo hiểm quốc gia (NIC). Bảo hiểm bao gồm những lợi ích nhƣ: miễn thuế hàng tuần cho những ngƣời trên 60 tuổi có thu nhập thấp. Độ tuổi đủ điều kiện hƣởng ƣu đãi tín dụng này sẽ tăng dần tƣơng ứng với độ tuổi nghỉ hƣu đối với ngƣời lao động nữ giới. Bảo hiểm Tín dụng bảo lãnh tiếp nối của Bảo hiểm Đảm bảo thu nhập tối thiểu, tăng thu nhập hàng tuần lên 130 bảng Anh cho các cá nhân và 198,45 bảng Anh cho các cặp vợ chồng. Bảo hiểm Tín dụng tiết kiệm là một khoản tiền thêm cho những ngƣời từ 65 tuổi trở lên, những ngƣời đã trích lập quỹ dự phòng sau khi nghỉ hƣu. Gói bảo hiểm này có thể đƣợc rút ra cùng với Tín dụng bảo lãnh. Khoản tín dụng tiết kiệm lên tới 20,40 bảng Anh một tuần cho các cá nhân và 27,03 bảng Anh một tuần cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, quy định để đủ điều kiện tham gia Bảo hiểm Tín dụng tiết kiệm khá phức tạp, song có thể đảm bảo mức thu nhập cho ngƣời lao động lên tới 181 bảng Anh/tuần cho cá nhân và 266 bảng Anh/tuần đối với cặp vợ chồng. Số tiền trong cả Bảo hiểm Tín dụng bảo lãnh và Tín dụng tiết kiệm có thể nhiều hơn trong trƣờng hợp ngƣời lao động bị khuyết tật, phải chăm sóc, phụng dƣỡng hoặc phải chi trả tiền nhà chẳng hạn nhƣ thanh toán lãi thế chấp. Bảo hiểm tín dụng hƣu trí sẽ chi trả những chi phí khi nghỉ hƣu và các khoản lƣơng hƣu khác. Để nhận bảo hiểm Tín dụng bảo lãnh, một ngƣời cần phải đến tuổi đủ điều kiện tham gia Bảo hiểm tín 79 dụng Hƣu trí. Trong năm 2017/18, Tín dụng bảo lãnh cải thiện thu nhập hàng tuần của một ngƣời với mức bảo đảm là 159,35 bảng Anh/tuần nếu độc thân hoặc 243,25 bảng/tuần nếu đã kết hôn [118]. Mức thu nhập bổ sung từ Bảo hiểm tín dụng tiết kiệm tƣơng ứng với ngƣời độc thân và đã kết hôn là 13,20 bảng Anh/tuần và 14,90 bảng Anh/tuần Mọi ngƣời phải trên 65 tuổi trở lên mới đủ điều kiện nhận Tín dụng Tiết kiệm. Những ngƣời đến tuổi Nghỉ hƣu của Nhà nƣớc vào hoặc sau ngày 6 tháng 4 năm 2016 có thể không đủ điều kiện nhận Bảo hiểm tín dụng Tiết kiệm [80]. Trong tất cả trƣờng hợp trên S2P sẽ đảm bảo mức bảo hiểm tƣơng đƣơng nhƣ khi đối tƣợng đó đạt mức LET (mức thu nhập tối thiểu). Đối với các lợi ích trong S2P, theo các quy tắc hiện hành, các khoản này đƣợc xây dựng ở các mức khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của một ngƣời. Cách tính mức bảo hiểm hƣu trí bổ sung của Nhà nƣớc đƣợc đơn giản hóa từ 2010-2011. Thay vì phân loại thành ba mức thu nhập, hai mức thu nhập đầu tiên sẽ đƣợc hợp nhất. Gần đây nhất, hệ thống Bảo hiểm hƣu trí nhà nƣớc cơ bản đã thay đổi vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, đƣợc thiết kế đơn giản hơn hệ thống cũ. Chƣơng trình bảo hiểm Nhà nƣớc với mức giá cố định mới là khoản thanh toán thƣờng xuyên từ chính phủ, hầu hết mọi ngƣời có thể yêu cầu khi họ đến tuổi nghỉ hƣu của Nhà nƣớc. Số tiền các quỹ nhà nƣớc phải trả tùy thuộc vào số năm đóng góp bảo hiểm quốc gia hoặc tín dụng mà một ngƣời lao động đã xây dựng. 80 Hộp 3.1: Đạo luật lƣơng hƣu qua một số năm • Đạo luật lƣơng hƣu năm 2004 đƣa ra các mục tiêu theo luật định của Cơ quan Quản lý lƣơng hƣu (TPR) trong việc thực hiện các chức năng của mình. Cùng với đạo luật mới vào năm 2004, Đạo luật Tài chính cũng đƣa ra các quy định về vai trò của cơ quan Thuế và Hải quan nƣớc Anh trong các lĩnh vực thuế. • Đạo luật lƣơng hƣu 2007 đã thực hiện một số thay đổi lớn đối với hệ thống hƣu trí nhà nƣớc, chủ yếu ảnh hƣởng đến những ngƣời đến tuổi nghỉ hƣu theo quy định của Nhà nƣớc vào hoặc sau ngày 6 tháng 4 năm 2010. Cụ thể, tuổi nghỉ hƣu tăng lên 66 trong giai đoạn 2024-2028, lên 67 trong giai đoạn 2034-2036 và 68 trong giai đoạn 2044-2046. • Đạo luật lƣơng hƣu 2008 áp đặt yêu cầu cho mọi chủ lao động ở Anh phải đƣa một số ngƣời lao động nhất định vào chế độ lƣơng hƣu và đóng góp cho bảo hiểm hƣu trí của họ. • Đạo luật lƣơng hƣu 2011 đã sửa đổi thời gian biểu cho việc tăng tuổi hƣởng lƣơng hƣu lên 66 và bao gồm một số sửa đổi nhỏ đối với chƣơng trình đăng kí bảo hiểm hƣu trí tự động hiện hành. • Đạo luật lƣơng hƣu cho ngƣời lao động làm dịch vụ công 2013 đã đƣa ra khuôn khổ cho việc quản trị và điều hành các chế độ lƣơng hƣu dịch vụ công và cung cấp một sự giám sát pháp lý mở rộng của Cơ quan quản lý lƣơng hƣu. • Đạo luật lƣơng hƣu 2014 có các điều khoản để triển khai cơ chế bảo hiểm hƣu trí nhà nƣớc một cấp và tăng tuổi nghỉ hƣu lên 67. • Đạo luật Đề án lƣơng hƣu 2015 đã đƣa ra một cơ chế linh hoạt hơn cho những ngƣời lao động đóng bảo hiểm lƣơng hƣu theo chế độ dựa trên mức đóng góp (DC) • Đạo luật hƣu trí năm 2017 đặt ra các nhiệm vụ đối với những ngƣời liên quan đến việc điều hành các chế độ lƣơng hƣu ủy thác. Điều này bao gồm nhiệm vụ báo cáo một số sự kiện nhất định cho Cơ quan quản lý lƣơng hƣu (TPR). Đạo luật hƣu trí 2017 cũng đƣa ra các biện pháp cho phép và giám sát các quỹ tín thác chính và quyền hạn mới cho TPR. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều tài liệu 3.1.3.2. Biện pháp đảm bảo lợi nhuận đầu tư của quỹ Bên cạnh việc tăng thu từ các khoản đóng góp hƣu trí thì một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí là bảo đảm lợi nhuận đầu tƣ của quỹ hƣu trí. Vào tháng 11 năm 2000, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASB) đã ban hành Chuẩn mực Báo cáo Tài chính mới cho các chƣơng trình bảo hiểm hƣu trí 81 (FRS17) theo chuẩn mực kế toán hiện hành để báo cáo chi phí lƣơng hƣu trong các chế độ lƣơng hƣu DB. Mục tiêu của FRS17 là nhằm đảm bảo báo cáo tài chính của bên sử dụng lao động phải có phần về số tiền và nợ phải trả phát sinh từ các khoản tiền đóng cho tất cả các quỹ hƣu trí, đồng thời, chi phí duy trì các chƣơng trình hƣu trí trong suốt thời gian lao động của nhân viên. Giá trị của các chƣơng trình hƣu trí sẽ đƣợc tính dựa trên bảng cân đối tài chính của tổ chức/công ty. Các công ty sẽ phải có bản cập nhật tài chính cho các chƣơng trình hƣu trí của mình. Ngoài ra, để giám sát hoạt động của DB có thể thông qua một số cơ chế nhƣ: + Chƣơng trình đánh giá thu nhập trung bình nghề nghiệp (CARE) xác định những lợi ích của ngƣời lao động đƣợc hƣởng sau khi nghỉ hƣu. Các khoản trợ cấp hƣu trí tích lũy cho mỗi năm đƣợc đánh giá lại từ năm tích lũy đến năm nghỉ hƣu. + Quỹ bảo vệ lƣơng hƣu (PPF) đƣợc Chính phủ thành lập năm 2005 để trả tiền bồi thƣờng cho các thành viên của các chƣơng trình phúc lợi đƣợc xác định đủ điều kiện khi chủ lao động không có khả năng thanh toán cho tiền lƣơng hƣu. 3.1.3.3. Biện pháp quản lý quỹ - Quỹ hƣu trí đƣợc xây dựng dựa trên hai phƣơng thức tài chính là quỹ hƣu trí có mức hƣởng xác định (Defined- benefit-DB) hoặc quỹ hƣu trí có mức đóng xác định (Defined contribution –DC). Các quỹ DB và DC đƣợc quản lý theo những hƣớng khác nhau nhằm phù hợp với tính chất của từng quỹ. - Đối với quỹ DC Việc quản lý các quỹ DC khá đơn giản, trong đó đáp ứng nhiệm vụ quan trọng là quản lý những mức độ chấp nhận rủi ro để đóng tiền bảo hiểm. Bảo hiểm hƣu trí cũng mang đặc trƣng của bảo hiểm, trong đó là một công cụ quan trọng để quản lý rủi ro, là nguồn bồi thƣờng khi có thiệt hại (khi nghỉ hƣu) cho ngƣời mua bảo hiểm và là một giải pháp để đáp ứng các yêu cầu của ngƣời lao động trong những rủi ro bất ngờ. Tài chính cho các chƣơng trình DC ở Anh chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các tổ chức tài chính nhƣ công ty bảo hiểm, ngân hàng, tổ chức xây dựng xã hội, đơn vị ủy thác (nghĩa là quỹ tƣơng hỗ mở), đơn vị ủy thác đầu tƣ (ví dụ, quỹ tƣơng hỗ đóng) và công ty đầu tƣ. Các chƣơng trình bảo hiểm này sẽ cung cấp cho thành viên lựa chọn phƣơng tiện đầu tƣ trong đó tài sản hƣu trí sẽ tích lũy, các chƣơng trình từ rủi ro thấp (ví dụ 82 nhƣ chƣơng trình quản lý tiền gửi), đến rủi ro trung bình (ví dụ: chƣơng trình tài trợ từ một công ty bảo hiểm) cho đến rủi ro cao. - Đối với quỹ DB Chiến lƣợc quản lý đầu tƣ thích hợp cho các quỹ hƣu trí chạy các chƣơng trình DB là quản lý cân đối quỹ (ALM). Điều này liên quan đến việc xây dựng một danh mục tài sản tài chính (cùng với các khoản đóng góp lƣơng hƣu trong tƣơng lai đã hứa) phù hợp với các khoản tiền lƣơng hƣu bảo hiểm ở hai khía cạnh chính: quy mô và biến động. Sự ra đời của ALM có vai trò trong việc thiết lập phân bổ tài sản dài hạn hoặc chiến lƣợc trong khoảng thời gian 10 năm. Một số nhà quản lý quỹ cho rằng họ đang bị giảm vai trò của công ty con trong việc xác định phân bổ tài sản chiến thuật (hoặc thời điểm thị trƣờng) và lựa chọn cổ phiếu liên quan đến tiêu chuẩn phân bổ tài sản chiến lƣợc dài hạn mới này. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà quản lý quỹ đều chỉ trích việc xác định lại vai trò tƣơng ứng của họ. Nhiều nhà quản lý quỹ đã tích cực hoan nghênh việc tách chính thức các quyết định chính sách dài hạn khỏi các quyết định chiến thuật ngắn hạn mà ALM cho phép. Các quỹ hƣu trí cá nhân bắt đầu đƣợc tạo ra từ năm 1988, giúp nhũng ngƣời không có việc làm hoặc thƣờng xuyên thay đổi công việc có những khoản tiết kiệm riêng để nghỉ hƣu. Các quỹ lƣơng hƣu cá nhân chủ yếu dựa trên chƣơng trình căn cứ vào mức độ đóng góp (DC). Chính phủ sẽ giảm thuế suất tới một giới hạn nhất định dựa trên mức đóng góp vào quỹ hƣu trí cá nhân. Khi họ nghỉ hƣu, các cá nhân có thể nhận khoảng 25% tổng số tiền miễn thuế suất, và khoản còn lại chỉ chịu mức thuế suất cận biên. Các chƣơng trình bảo hiểm hƣu trí loại DC có xu hƣớng kém linh hoạt hơn so với DB khi chọn tài sản để đầu tƣ. Các chƣơng trình DB đã phân bổ điều khoản cho cả các khoản đầu tƣ thay thế, trong khi các chƣơng trình DC vẫn chủ yếu nắm giữ các tài sản truyền thống. Phần lớn lƣợng tài sản của các DC nằm trong vốn chủ sở hữu, thƣờng là thông qua các quỹ, trong khi dƣới 5% vốn các quỹ lƣơng hƣu DC của Anh là dƣới dạng tài sản chứ không phải vốn cổ phần, trái phiếu hoặc tiền mặt nhỏ số lƣợng so với các khu vực pháp lý khác [75]. 83 Các chƣơng trình bảo hiểm hƣu trí loại DC có xu hƣớng kém linh hoạt hơn so với DB khi chọn tài sản để đầu tƣ. Các chƣơng trình DB đã phân bổ điều khoản cho cả các khoản đầu tƣ thay thế, trong khi các chƣơng trình DC vẫn chủ yếu nắm giữ các tài sản truyền thống. Phần lớn lƣợng tài sản của các DC nằm trong vốn chủ sở hữu, thƣờng là thông qua các quỹ, trong khi dƣới 5% vốn các quỹ lƣơng hƣu DC của Anh là dƣới dạng tài sản chứ không phải vốn cổ phần, trái phiếu hoặc tiền mặt nhỏ số lƣợng so với các khu vực pháp lý khác [22]. 3.1.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của Anh Hiện nay, hệ thống hƣu trí của Anh đƣợc đánh giá là một trong những hệ thống thực hiện tốt nhiều biện pháp nhằm bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí. Đầu tiên, việc xây dựng và mở rộng hệ thống hƣu trí tƣ nhân mang lại sự bền vững về tài chính cho hệ thống hƣu trí, không chỉ dƣới góc độ cho hệ thống, mà cả cho những ngƣời lao động. Thật vậy, hƣu trí tƣ nhân giảm bớt gánh nặng về tai chính cho ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, việc xây dựng hƣu trí tƣ nhân với các phƣơng thức tài chính khác nhau làm giảm ảnh hƣởng của già hoá dân số lên hệ thống hƣu trí nói chung. Mặt khác, hƣu trí tƣ nhân là một phƣơng thức đầu tƣ tài chính mang lại bảo đảm về tài chính cho ngƣời lao động, giúp ổn định và cân đối lại thu nhập của họ trong cả quá trình lao động và khi đã nghỉ hƣu. Bên cạnh việc mở rộng nguồn tài chính của quỹ hƣu trí , cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, để ứng phó với già hoá dân số, nƣớc Anh cũng đã xây dựng một lộ trình tăng tuổi nghỉ và giảm các lợi ích hƣu trí nhận đƣợc nhằm bảo đảm sự bền vững của quỹ hƣu trí công. Việc này bên cạnh việc thúc đẩy sự gắn kết lâu dài hơn của ngƣời lao động với thị trƣờng lao động, thì còn giảm bớt căng thẳng về tài chính cho hệ thống hƣu trí công trƣớc tình hình tuổi thọ trung bình tăng nhanh trong khi tỷ lệ sinh lại giảm ở nƣớc này. Ngoài ra, Anh cũng khá thành công trong việc xây dựng một hệ thống quản lý, giám sát thu chi và hoạt động đầu tƣ ở quỹ hƣu trí. Việc đƣa ra các chuẩn mực chặt chẽ và các chƣơng trình đánh giá rõ ràng giúp cho việc quản lý quỹ hiệu quả hơn và là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí. Tuy Vƣơng quốc Anh đã rất thành công trong việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí, việc cải cách nhiều lần và không có một kế hoạch thay đổi dài hạn khiến cho hệ 84 thống hƣu trí ở Anh đƣợc đánh giá là phức tạp cũng nhƣ phân biệt đối xử với một số đối tượng nhƣ nhân viên thu nhập thấp, ngƣời làm việc tự do và công nhân trong các công ty nhỏ hơn và với một số nhóm trong xã hội nhƣ phụ nữ, ngƣời thất nghiệp, những ngƣời làm việc trong khu vực phi chính thức. Lý do chính cho sự thiếu công bằng xã hội là sự mối liên kết không chặt chẽ giữa hệ thống hƣu trí của nhà nƣớc (BSP, Tín dụng hƣu trí và S2P) và các hệ thống hƣu trí tƣ nhân (sẽ đƣợc hƣởng mức tiền cao hơn nhƣng tiền bảo hiểm lại cao). Do đó, dù việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Anh đƣợc đánh giá khá cao nhƣng nhƣợc điểm lớn của hệ thống này là mang hai đặc trƣng đại diện cho bức tranh toàn cảnh về vấn đề lƣơng hƣu ở châu Âu là sự phức tạp của thể chế do hàng loạt những cải cách liên tục và chƣa thực sự bảo vệ đƣợc lợi ích cho những nhóm ngƣời thiệt thòi nhất trong xã hội (Igor Guardiancich, 2010) [77]. Điều này phần nào ảnh hƣởng đến sự bền vững của hệ thống hƣu trí của nƣớc này, do đó, hệ thống hƣu trí ở Vƣơng quốc Anh cần xây dựng một kế hoạch cụ thể và thống nhất để hƣớng tới mục tiêu bền vững về lâu dài. 3.2. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Đức 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ở Đức Đức khẳng định vị thế là một trung tâm kinh tế với vị trí địa lý ngay giữa lòng châu Âu. Với 82 triệu dân, Đức là thị trƣờng lớn nhất và quan trọng nhất trong cộng đồng châu Âu (EU). Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 2.200 tỷ EUR và thu nhập bình quân đầu ngƣời là 29.455 EUR, Đức là nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và có vai trò dẫn dắt kinh tế của khối Liên minh Châu Âu. Đức là một trong những nƣớc phục hồi tốt sau khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu trong khu vực đồng euro. GDP thực tế của Đức trong năm 2017 cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực sử dùng đồng euro. Những cải cách trong những năm gần đây đã phát huy hiệu quả khiến cho nền kinh tế của Đức phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, Đức cũng là một điểm đầu tƣ đáng tin cậy của các nhà đầu tƣ khi các nƣớc khác trong khu vực gặp khó khăn về kinh tế. Trong năm vừa qua, đầu tƣ tƣ nhân ở Đức đặc biệt tăng cao, trong khi đó, đầu tƣ nhà ở ở Đức cũng tăng khá nhanh. Bức tranh toàn cảnh kinh tế của Đức khá sáng sủa với việc xuất khẩu đã lấy lại đƣợc động lực và đầu tƣ kinh doanh tăng cao khi tình hình kinh tế chung của khu vực đồng tiền chung đƣợc cải thiện. 85 Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và ổn định về kinh tế thì Đức cũng là một quốc gia rất thành công trong các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách hƣu trí. Trong năm 2017, ngƣời dân Đức có thu nhập trung bình cao hơn nhiều so với trung bình của các nƣớc OECD. Bảng 3.6: Một số chỉ số kinh tế và xã hội chính của Đức năm 2017 Chỉ số Đơn vị tính Đức OECD (trung bình) Thu nhập trung bình EUR 47.809 34.803 USD 50.307 36.662 Chi tiêu lƣơng hƣu công %GDP 10,1 8,2 Tuổi thọ Khi sinh 81,3 80,9 ở tuổi 65 tuổi 19,7 19,7 Dân số từ 65 tuổi trở lên % dân số độ tuổi lao động 34,8 27,9 Nguồn: OECD (2018) [112] Về thị trƣờng lao động ở Đức thì tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm một cách đáng kể trong 10 năm trở lại đây nhờ các chính sách thị trƣờng lao động tích cực của Đức. Tuy vậy, Đức cũng có tỷ lệ công việc trống cao. Theo số liệu của Viện Kinh tế Đức (IW), có khoảng 1,2 triệu việc làm chƣa tuyển dụng đƣợc ở khắp nền kinh tế Đức. Trong số này, có khoảng 440.000 vị trí không thể đáp ứng bởi ngƣời lao động bản địa. Theo đó, Đức đang thiếu hụt về lao động do thế hệ công nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_tai_chinh_cho_he_thong_huu_tri_cua_mot_so_nu.pdf
Tài liệu liên quan