LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
DANH MỤC TỬ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG VI
DANH MỤC HÌNH VII
TÓM TẮT VIII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀNGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực 7
1.1.1. Các khái niệm 7
1.1.2. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực 3
1.2. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực 3
1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực 3
1.2.2. Phân tích công việc 6
1.2.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực 13
1.2.4. Bố trí, phân công lao động 17
1.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực 18
1.2.6. Đánh giá hoàn thành công việc 23
1.2.7. Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ 25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực 27
1.3.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 27
1.3.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên trong 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN 91 31
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH 1 thành viên 91 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 34
2.2. Thực trạng quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH 1 thành viên 91 36
2.2.1.Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính 36
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH 1 thành viên 91, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 91- tổ 4 khu Vĩnh Hòa - Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh, tên giao dịch quốc tế là 91 LICO (91 LIMITED COMPANY), là đơn vị quân đội làm kinh tế có tiền thân là Xí nghiệp khai thác than 91 (được thành lập tháng 4/1996) với địa bàn khai thác chính là Mỏ Khe Chuối.
Mỏ Khe Chuối được hình thành trên cơ sở khảo sát thăm dò của Liên đoàn địa chất 9 Cục địa chất đã lập Báo cáo kết quả thăm dò sơ bộ khu Mỏ Khe Chuối - Đông Triều - Quảng Ninh năm 1973, đã được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản phê duyệt theo công văn số 51/QĐHĐ ngày 30/12/1977 và được chuẩn xác theo thực tế.
Tháng 8 năm 1988 Tiểu đoàn 15 S đoàn 319 được sự đồng ý chấp thuận của Bộ công nghiệp cho phép khai thác Mỏ Khe Chuối - Đông Triều theo Báo cáo thăm dò sơ bộ đoàn địa chất 906 cung cấp. Trong thời gian này Tiểu đoàn khai thác với sản lượng nhỏ, chủ yếu là phục vụ chất đốt cho Bộ đội. Sau chỉ thị 81, 82 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại kỷ cương khai thác than, Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập ngày 10/10/1994. Công ty Đông Bắc (nay là Tổng công ty Đông Bắc) - Bộ Quốc phòng thành lập ngày 27/12/1994 trên cơ sở tập hợp, sáp nhập các đơn vị Quân đội khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lại, trong đó có Tiểu đoàn 15 - S đoàn 319 - Quân khu 3 hiện khai thác than tại Mỏ Khe Chuối - Đông Triều.
Tháng 4 năm 1996 Xí nghiệp khai thác than 91 được thành lập theo Quyết định số 394/QĐ - ĐB ngày 20/3/1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và giấy phép kinh doanh số: 302055 ngày 21 tháng 4 năm 1996 do Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh cấp.
Ngày 04/08/1995 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ký Quyết định số 343/QĐ - QPKT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khai thác và giao nhiệm vụ khai thác than cho Xí nghiệp khai thác than 91 - Công ty Đông Bắc thực hiện.
Ngày 30/12/2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số: 223/2006/QĐ-BQP về việc sáp nhập Xí nghiệp khai thác than Quảng lợi vào Xí nghiệp khai thác than 91 và chuyển Xí nghiệp KTT 91 thuộc Tổng công ty Đông Bắc thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 91.
Hiện nay Công ty TNHH 1 thành viên 91 là Công ty con của Tổng Công ty Đông Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng chỉ đạo làm 2 nhiệm vụ chính trị chiến lược là sản xuất khai thác kinh doanh than và huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững an ninh miền Đông Bắc Tổ quốc. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, mở tài khoản riêng, sử dụng con dấu riêng theo quy định và đăng ký là đơn vị hạch toán độc lập, với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.
Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng những phương pháp quản lý tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động... đạt được nhiều thành tích lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn xứng đáng là một trong những đơn vị đầu đàn của Tổng công ty Đông Bắc .
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty TNHH 1 thành viên 91 là một đơn vị kinh tế quốc doanh hạch toán độc lập, có hai nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững an ninh miền Đông Bắc Tổ quốc và sản xuất khai thác kinh doanh than.
Công ty 91 - Tổng công ty Đông Bắc là một đơn vị quân đội làm kinh tế, chính vì vậy nhiệm vụ thứ nhất của đơn vị là huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu, các cán bộ chủ chốt và một số cán bộ, nhân viên ở các bộ phận khác của công ty cũng đồng thời là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc Lữ đoàn dự bị động viên 596. Hàng năm công ty luôn sắp xếp bố trí thời gian để tổ chức huấn luyện thường xuyên cho các đối tượng này, luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có chiến sự sảy ra để giữ vững an ninh miền Đông Bắc của Tổ quốc.
Nhiệm vụ thứ hai của Công ty là sản xuất khai thác, chế biến - tiêu thụ than và các khoáng sản khác. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. Và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, khai thác, chế biến - tiêu thụ than và các khoáng sản khác là ngành chủ đạo của Công ty trong những năm qua, cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.
Khi mới thành lập sản phẩm chủ yếu của Công ty là than cám 5, cám 6 và than cục xô công nghệ khai thác 100% là khai thác than hầm lò bằnglò trợ gỗ. Để thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty chú trọng đầu tư thiết bị cơ giới hóa đồng bộ. Đặc biệt là năm 2014 Công ty đã lắp giàn giá ZRY, đến năm 2016 Công ty đã lắp thêm giàn giá XDY, dự kiến trong năm 2018 Công ty sẽ đưa giàn chống thủy lực ZH vào để khai thác than, vì vậy để đáp ứng nhu cầu trong việc điều khiển thiết bị cơ giới hóa, Công ty đã cử cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo cho tất cả khối công nhân kỹ thuật lành nghề. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của nhưng năm 2015,2016,2017 thể hiện như sau:
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Công ty năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Đào lò CNSX
m
5.026
4.200
4.097
Chống xén lò
m
1506
1.748
784
Sản xuất than NK
Tấn
369.968
412.966
475.800
Doanh thu
đ
465.547.376.692
413.998.270.883
446.399.257.957
LN trước thuế
đ
6.818.789.668
7.367.096.998
7.588.188.666
LN sau thuế
đ
5.171.990.929
5.881.672.198
6.012.825.104
Nộp ngân sách
đ
55.094.552.394
82.569.874.155
96.235.400.559
Nguồn: Công ty TNHH 1 thành viên 91
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng thể các bộ phận lao động quản lý khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm đảm bảo các chức năng quản lý và phụcvụ mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được xem như là điểm khởi đầu của một tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa trong thực tế không có kiểu cơ cấu tổ chức nào là cố định, nó sẽ thay đổi hoặc cải tiến cho phù hợp với tình hình cũng như¬ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Trong hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 91 đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để lựa chọn kiểu cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình cũng như những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty như sau
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ Chính trị
Phó GĐ kỹ thuật
Phó GĐ An toàn
Phòng Đầu tư XDCB
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Cơ điện-VT-VT
Phòng An toàn lao động
Phòng Kỹ thuật SX
Văn phòng công ty
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Kế hoạch
Phòng chính trị
Phân xưởng VTCB TT than số 6
Phân xưởng Cơ điện và sửa chữa số 5
Công trường KTHL số 3
Công trường KTHL số 2
Công trường KTHL số 1
Nguồn: Công ty TNHH 1 thành viên 91
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1 thành viên 91
Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 91 ta thấy bộ máy tổ chức của Công ty khá khoa học với hình thức phân công lao động theo mô hình trực tuyến - chức năng: Các bộ phận chức năng được bố trí từ cao xuống thấp. Chức năng của từng phòng chuyên môn được phân công rõ ràng rành mạch nhờ đó quá trình giải quyết công việc được diễn ra thuận lợi, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục, tránh tình trạng gián đoạn ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Với mục tiêu không ngừng hoàn thiện, củng cố và xây dựng bộ máy tổ chức của công ty ngày càng khoa học, gọn nhẹ đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã xây dựng bản kế hoạch triển khai tổ chức lại bộ máy sản xuất, nhanh chóng bắt nhịp với sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước, cũng như xu hướng toàn cầu hoá.
Theo mô hình này:
- Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc.
+ Giám đốc: quản lý và chỉ đạo chung toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Ba phó giám đốc gồm: Phó giám đốc về chính trị; Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; Phó giám đốc phụ trách công tác an toàn - Bảo hộ lao động.
- Ngoài ra còn có các phòng chức năng và các công trường, phân xưởng sản xuất như¬:
+ Phòng chức năng: Phòng chính trị, văn phòng công ty, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch, phòng đầu t ư xây dựng cơ bản, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng an toàn lao động và phòng cơ điện - vật tư - vận tải.
+ Các công trường, phân xưởng: Công trường khai thác hầm lò số 1, số 2, số 3, phân xưởng vận tải chế biến-tiêu thụ số 6, Phân xưởng cơ điện sửa chữa số 5.
2.2. Thực trạng quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH 1 thành viên 91
2.2.1.Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
Trong 3 năm (2015 - 2017), tỷ lệ lao động nam chiếm hơn 95% trong tổng số lao động của Công ty, con số này phản ánh rõ đặc điểm của lao động trong các ngành kinh doanh khai thác khoáng sản, cần lực lượng lao động trực tiếp nam giới nhiều hơn tỷ lệ nữ giới.
Với số liệu được thể hiện tại bảng 2.2 qua từng năm, tỷ lệ lao động nam giới so với nữ giới không có sự thay đổi đáng kể. năm 2015 tỷ lệ lao động nam chiếm 96.37%, đến năm 2017 tỷ lệ này giảm nhẹ xuống mức 95.86%. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn hẳn so với tỷ lệ lao động nữ. Điều đó cho thấy rằng cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty ở thời điểm hiện tại hoàn toàn phù hợp với yêu cầu là một doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản. Lao động nữ được sử dụng tại Công ty không tham gia vào hoạt động sản xuất chính mà chỉ tham gia vào công tác quản lý hoặc làm các công việc phục vụ và phụ trợ.
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 - 2017
STT
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
I
Số lao động nữ
31
31
36
1
Lao động phục vụ, phụ trợ
15
15
20
2
Lao động quản lý
16
16
16
II
Tổng số lao động
854
856
869
III
Tỷ lệ lao động nữ
3.63%
3.5%
4.14%
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất công việc
Việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không một phần là nhờ vào sự bố trí sắp xếp lao động. Việc bố trí hợp lý giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp sao cho phù hợp với từng bộ phận sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng.
Để thấy rõ hơn sự biến động cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp của Công ty TNHH 1 thành viên 91, ta xem bảng 2.3.
- Lao động gián tiếp: Đây là một bộ phận không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng họ là trung tâm điều hành của Công ty, có chức năng quản lý, chỉ đạo đưa ra các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn và những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó.
Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy số lượng lao động gián tiếp của Công ty có sự thay đổi qua các năm nhưng xu hướng là tăng lên. Số lao động gián tiếp tại Công ty luôn chiếm tỷ lệ ở mức hơn trên 12% tổng lao động toàn Công ty. Năm 2016, tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 12.5%, giảm nhẹ so với năm 2015 nhưng số lượng lao động gián tiếp không thay đổi, nhưng năm 2017 tỷ lệ này tăng 1% so với 2016. Như vậy, theo đánh giá tổng thể toàn Công ty, số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng khá thấp, mặc dù năm 2017 số lượng lao động gián tiếp có tăng nhẹ nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn hợp lý, đảm bảo năng suất lao động của Công ty.
- Lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo a sản phẩm của Công ty. Đây là bộ phận quyết định đến năng suất kinh doanh và chất lượng sản phẩm của Công ty. Do đó, việc bố trí lực lượng này tại các bộ phận của Công ty là hết sức cần thiết.
Từ bảng 2.3, ta có thể quan sát, lao động trực tiếp của Công ty khá ổn định, mặc dù có sự giảm nhẹ về tỷ lệ trong tổng lao động qua các năm. Năm 2015, lao động trực tiếp chiếm 87.46%, năm 2016 chiếm 87.5%, năm 2017 chiếm 86.5%. Năm 2017,số lượng lao động trực tiếp của Công ty TNHH 1 thành viên 91 tăng từ 747 lên 752 lao động, tuy nhiên, tỷ lệ lao động trực tiếp giảm 1% so với năm 2016 trong cơ cấu lao động.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo tính chất công việc tại Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Lao động gián tiếp
107
12.52%
107
12.5%
117
13.5%
Lao động trực tiếp
747
87.48%
747
87.5%
752
86.5%
Tổng
854
100%
856
100%
869
100%
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
Nhìn chung, sự bố trí lao động tại Công ty đang có sự chênh lệch khá lớn, lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp và có sự gia tăng không đáng kể, còn lao động trực tiếp khá ổn định. Điều này phản ánh việc sắp xếp lao động tại Công ty là hợp lý, đảm bảo năng suất lao động.
2.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Một thực tế hiện nay là những lao động nhiều tuổi thường có thâm niên công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm, từng trải, cẩn thận, tuy nhiên hiệu quả công tác giảm sút, thường kém tích cực. Còn những người trẻ tuổi mới vào nghề thường say mê tích cực trong công tác nhưng thiếu kinh nghiệm. Do đó cần kết hợp giữa các độ tuổi nhằm đảm bảo ổn định và năng động của doanh nghiệp.
Qua bảng 2.4 ta thấy, tỷ trọng lao động dưới 24 tuổi chiếm từ 25.2% đến 25.9% trong tổng số lao động tại Công ty, đây là tỷ lệ tương đối cao và phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Công ty. Lao động có độ tuổi từ trên 25 đến 40 vẫn là lực lượng lao động chính của Công ty, chiếm từ 54.2% đến 55.2% trong tổng cơ cấu lao động của cả Công ty. Lao động có đội tuổi từ 41 đến 55 chiếm tỷ lệ từ 18.7% đến 19%, trong khi đó, lao động có độ tuổi trên 55 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.8% đến 1%.
Như vậy, có thể thấy với tỷ lệ các nhóm tuổi như trên là khá phù hợp với đặc điểm của lao động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty. Lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đòi hỏi đội ngũ lao động phải trẻ, khỏe, nhanh nhẹn. Trong khi đó, lao động quản lý đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược để đưa ra những chiến lược phát triển đúng hướng cho doanh nghiệp.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty TNHH 1 thành viên 91
năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Độ tuổi
Dưới 25
221
25.9%
214
25%
219
25.2%
Từ 25 - 40
465
54.2%
471
55%
480
55.2%
Từ 41 – 55
160
18.7%
163
19%
163
18.8%
Trên 55 tuổi
8
1.2%
8
1%
7
0.8%
Kinh nghiệm công tác
Dưới 5 năm
217
25.4%
219
25.6%
223
26.8%
Từ 5 – 10 năm
462
54%
466
54.4%
477
54.8%
Từ 11 – 15 năm
167
19.4%
163
19%
161
17.5%
Từ 16 – 20 năm
8
1.2%
8
1%
8
0.9%
Trên 20 năm
Tổng
854
100%
856
100%
869
100%
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
2.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo số năm công tác
Cơ cấu nguồn nhân lực theo thâm niên tại Công ty khá đa dạng, trải rộng từ dưới 5 năm đến trên 20 năm. Qua số liệu tại bảng 2.4 số lao động làm việc tại Công ty từ 5 năm đến trên 10 năm chiếm tỷ lệ chủ yếu (khoảng từ 54% đến54.8% trong tổng số lao động). Điều này thể hiện sự gắn bó của người lao động đối với Công ty, bên cạnh đó còn thể hiện số lao động có nhiều kinh nghiệm trong công việc chiếm tỷ lệ lớn.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh khai thác khoáng sản, một ngành nghề có những đặc thù riêng, đòi hỏi sức khỏe tốt, cường độ lao động cao, chịu được áp lực công việc lớn nhất là lực lượng lao động trực tiếp, làm việc theo ca, đòi hỏi lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cơ cấu lao động.
Thực tế hiện nay của Công ty, tỷ lệ lao động dưới 5 năm khá cao (năm 2017 tỷ lệ 26.8%), điều này phù hợp với tính chất lao động của Công ty TNHH 1 thành viên 91 là lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó, lao động từ 16 đến 20 năm chiếm tỷ trọng khá nhỏ từ 0.9% đến 1.2% trong cơ cấu lao động của Công ty. Tỷ lệ lao động từ 11 đến 15 năm cũng khá cao, chiếm 17.5% đến 19.4% trong cơ cấu lao động.
2.2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo vị trí công tác
Tại bảng 2.5 ta thấy, qua 3 năm (2015- 2017) hầu hết ở các lao động từ lao động quản lý, lao động phục vụ, phụ trợ, lao động sản xuất chính đều có sự thay đổi qua các năm. Số lượng lao động năm 2016 nhiều hơn năm 2015, số lao động năm 2017 nhiều hơn năm 2016, điều đó cho thấy Công ty đã chú ý đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ lao động.
Số lượng lao động thực tế có sự thay đổi qua các năm so với nhu cầu lao động tại Công ty. Năm 2015 tỷ lệ thực tế thấp hơn so với định biên là 0.23%, năm 2016 lại thấp hơn so với định biên là 0.23%, đến năm 2017 tỷ lệ thực tế lại cao hơn nhu cầu là 1.4%. Số lao động phục vụ, phụ trợ của Công ty có số lượng thực tế cao hơn định biên (từ 0.78% đến 2.32%); lao động sản xuất chính thì tỷ lệ thực tế thấp hơn nhu cầu định biên (từ 0.67% đến 1.52%). Điều này thể hiện sự thiếu và thừa lao động, chưa bảo đảm sự phù hợp về số lượng lao động của các bộ phận trong Công ty. Sự bố trí lao động tại các bộ phận trong Công ty chưa hợp lý, lao động quản lý và lao động phục vụ, phụ trợ còn ở mức khá cao, lao động sản xuất chính lại ở mức thấp hơn so với nhu cầu, điều đó đã làm cho năng suất lao động trong Công ty trong thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Bảng 2.5 Mức độ bảo đảm nguồn nhân lực của Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
Lao động
Thực tế
Nhu cầu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Lao động sản xuất chính
618
617
605
622
623
614
Lao động phục vụ, phụ trợ
129
132
134
128
129
131
Lao động quản lý
107
107
117
106
106
112
Tổng
854
856
869
856
858
857
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty
Đối với lao động quản lý
Qua bảng 2.6, xem xét về mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý, ta thấy:
Về trình độ chuyên môn:trình độ chuyên môn của lao động quản lý tại Công ty qua 3 năm đã đáp ứng cơ bản so với yêu cầu, đặc biệt là lao động quản lý cấp cao. Theo quy định về trình độ chuyên môn của lao động quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên 91, số lượng lao động quản lý đã đáp ứng đầy đủ, không có lao động quản lý nào không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên mức độ đáp ứng từ thực tế so với nhu cầu đang còn có sự chênh lệch. Trình độ sau đại học, đại học: năm 2015, số lượng thực tế thấp hơn so với nhu cầu đòi hỏi là 4.7%, năm 2016 là 3.2%, năm 2017 là 4.3%. Trình độ cao đẳng, trung cấp: năm 2105 số lượng thực tế cao hơn so với nhu cầu là 9.5%, năm 2016 là 7.1%, năm 2017 tỷ lệ là 19.5%.
Bảng 2.6 Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
1. Trình độ chuyên môn
107
106
0.94%
107
106
0.94%
117
112
4.4%
a. Sau đại học, đại học
61
64
4.7%
62
64
3.2%
68
71
4.3%
b. Cao đẳng, trung cấp
46
42
9.52%
45
42
7.1%
49
41
19.5%
c. Tốt nghiệp THPT
0
0
0
0
0
0
2. Trình độ Tiếng Anh
a. Đại học
4
4
0%
4
4
0%
4
4
0%
b. Chứng chỉ C
28
28
100%
28
28
0%
31
31
0%
c. Chứng chỉ B
48
51
6.25%
51
52
1.93%
53
55
5.46%
d. Chứng chỉ A
27
23
14.82%
24
22
9.09%
30
22
36.36%
3. Trình độ tin học
a. Chứng chỉ C
38
38
0%
38
38
0%
43
44
2.28%
b. Chứng chỉ B
61
63
3.18%
63
63
0%
69
63
9.52
c. Chứng chỉ A
8
5
60%
6
5
20%
5
5
0%
4. Đào tạo về quản lý
a. Đã qua đào tạo quản lý
63
68
7.36%
62
68
9.87%
65
71
8.46%
b. Chưa qua đào tạo quản lý
44
38
15.38%
45
38
18.41%
52
41
26.82
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
Đánh giá lại qua 3 năm (2015- 2017) trình độ chuyên môn của lao động quản lý của Công ty đã được thay đổi tăng lên, điều này phản ánh Công ty đã quan tâm tới trình độ chuyên môn của số lao động quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các trình độ chưa có sự thay đổi lớn, chủ yếu đáp ứng được theo tiêu chuẩn từng vị trí, nhưng mức độ đáp ứng giữa thực tế và nhu cầu đòi hỏi về trình độ đang còn thấp, trình độ cao đẳng, trung cấp còn chiếm tỷ lệ cao.
Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ tiếng anh của lao động quản lý khá cao, tỷ lệ đáp ứng với nhu cầu theo bản tiêu chuẩn các chức danh của Công ty hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn có số lao động quản lý chưa biết ngoại ngữ như năm 2015 có 3 cán bộ quản lý chưa có ngoại ngữ nhưng đến năm 2016 đã được bổ sung. Tỷ lệ thực tế so với nhu cầu vẫn có còn sự chênh lệch: năm 2015 trình độ chứng chỉ B thấp hơn 6.25% so với nhu cầu, năm 2016 thấp hơn 1.93%, năm 2017 tỷ lệ này là 5.46%, trình độ ngoại ngữ A, năm 2015thực tế cao hơn so cầu là 14.82%, năm 2016 với nhu là 9.09%, năm 2017 cao hơn 26.82%. Có thể thấy, mức độ đáp ứng giữa thực tế và nhu cầu của các trình độ A, B đang còn có sự chênh lệch, chưa cân đối, tỷ lệ trình độ A còn khá lớn.
Về trình độ quản lý: Năm 2015, số lao động quản lý được đào tạo về quản lý là 63 người, chưa đào tạo là 44 người, năm 2016 số lượng đã qua đào tạo là 62 người, chưa đào tạo là 45 người, năm 2017 số được đào tạo là 65, số chưa đào tạo là 52. Như vậy, lao động quản lý đã qua đào tạo chiếm số lượng cao hơn so với lao động chưa qua đào tạo quản lý, sự chênh lệch giữa thực tế và nhu cầu khá nhỏ: năm 2015 thực tế thấp hơn so với nhu cầu là 7.36%, năm 2016 là 9.87%, năm 2017 là 8.36%. Điều này cho thấy, Công ty chú trọng không chỉđến trình độ chuyên môn của người quản lý mà còn trình độ quản lý cũng được chú trọng. Đối với người quản lý, điều quan trọng nhất là phải biết áp dụng những kiến thức chuyên môn cho phù hợp với nguyên tắc và nghệ thuật quản lý, đây là lý do Công ty đặc biệt quan tâm đến trình độ quản lý của lao động quản lý trong thời gian gần đây.
Về trình độ tin học: trình độ tin học của lao động quản lý đã cơ bản đáp ứng về yêu cầu theo bản tiêu chuẩn chức danh. Số lao động quản lý chưa biết về tin học là khá ít, đến năm 2017 chỉ còn có 5 lao động quản lý chưa biết về tin học.
Đối với lao động văn phòng
Về trình độ chuyên môn: theo bảng 2.7 về tỷ lệ đáp ứng nhu cầu trình độ chuyên môn của lao động tại văn phòng trong Công ty qua 3 năm như sau: trình độ trung cấp trở lên: năm 2015 là 121 người, năm 2016 là 126 người; năm 2017 là 123 người.
Bảng 2.7 Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động tại văn phòng
Chỉ tiêu
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
Thực tế
Nhu cầu
TT/NC
1. Trình độ chuyên môn
129
132
2.27%
134
128
4.68%
129
131
1.52%
a. Sau đại học, đại học
39
41
4.87%
45
46
2.17%
42
44
4.54%
b. Cao đẳng, trung cấp
83
87
4.59
81
78
3.84%
81
83
2.4%
c. Tốt nghiệp THPT
7
4
75%
8
4
100%
6
4
50%
2. Trình độ Tiếng Anh
a. Đại học
8
8
0%
8
8
0%
8
8
0%
b. Chứng chỉ C
26
26
0%
31
29
6.89%
28
28
0%
c. Chứng chỉ B
39
41
4.8%
38
39
2.56%
37
36
2.63%
d. Chứng chỉ A
56
57
1.75%
57
52
9.61%
56
57
1.75%
3. Trình độ tin học
a. Chứng chỉ C
54
58
6.89%
54
50
8%
48
45
6.66%
b. Chứng chỉ B
46
44
4.54%
48
46
4.34%
44
48
8.33%
c. Chứng chỉ A
14
20
30%
18
20
10%
23
25
8%
Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập Công ty TNHH 1 thành viên 91 năm 2015 – 2017
Về trình độ ngoại ngữ:theo số liệu ở bảng 2.7 thì số lao động tại văn phòng qua đào tạo ngoại ngữ cũng được tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức danh công việc.
Về trình độ tin học: chất lượng của lao động tại văn phòng không những được thể hiện qua trình độ chuyên môn, ngoại ngữ mà còn thể hiện qua trình độ tin học. Lao động. Theo bảng 2.7, trình độ tin học của lao động tại văn phòng qua đào tạo chứng chỉ tin học A, B có sự gia tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số lao động. Đây là một tỷ lệ khá cao, thể hiện chất lượng trình độ tin học tốt của người lao động.
2.3. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực
Hàng năm, Công ty đều xây dựng kế hoạch kinh doanh theo các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước, lao động bình quân, thu nhập bình quân ,kế hoạch này được phân chia tỷ lệ cụ thể cho từng bộ phận trực thuộc Công ty đảm nhận.
Là một phần của kế hoạch kinh doanh, kế hoạch về nguồn nhân lực của Công ty do Phòng Tổ chức lao động thực hiện cũng dựa trên quy định về biên chế nguồn nhân lực cho Công ty. Công ty đã có quyhoạch nguồn nhân lực cụ thể ở các bộ phận. Tuy nhiên, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, lao động tại văn phòng và lao động sản xuất chính hàng năm không được đưa vào kế hoạch kinh doanh hàng năm và kế hoạch tài chính của đơn vị. Trong thời gian qua, Công ty đã lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn ngày nhưng chưa thường xuyên ở các năm, trong ba năm qua chỉ có năm 2015 Công ty đã lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý, năm 2016 lập kế hoạch bồi dưỡng chính trị cho một số chức danh quản lý, năm 2017 lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lao động quản lý. Nhìn chun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_nguon_nhan_luc_tai_con.docx