PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP . 5
1.1 Cơ sở lý luận về nhân lực và quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 5
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực . 5
1.1.2 Khái niệm về công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 6
1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp . 7
1.1.4 Các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 9
1.1.5 Những nội dung cơ bản của quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 11
1.1.6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 16
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp. 17
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp . 20
1.2.1 Một số kinh nghiệm về công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp . 20
1.2.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 31
Kết luận chương 1 . 33
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ TỈNH LẠNG SƠN. 34
2.1 Giới thiệu chung về Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn . 34
2.1.1 Quá trình phát triển của Trung tâm. 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và công việc được giao . 35
2.1.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kiểm soát dịch bệnh giai đoạn 2011-2016 . 39
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc
tế tỉnh Lạng Sơn. 40
2.2.1 Đặc điểm về tổ chức của Trung tâm . 40
2.2.2 Công tác hoạch định và dự báo nguồn nhân lực tại Trung tâm . 44
2.2.3 Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Trung tâm . 46
2.2.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Trung tâm. 57
2.2.5 Chính sách đãi ngộ và tiền lương của Trung tâm . 63
2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị nhân lực tại Trung tâm . 66
2.3.1 Một số kết quả đã đạt được theo các tiêu chí đánh giá . 66
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưỡng, giáo viên được lựa chọn phải là người có
trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
Nhìn vào bảng và biểu đồ dưới đây ta thấy đội ngũ nguồn nhân lực của Trung tâm có
trình độ tương đối đồng đều. Trong đó đội ngũ nhân viên được đào tạo trình độ đại học và
sau đại học chiếm tỷ trọng gần 50% trong cả 3 năm, đặc biệt trình độ sau đại học tăng đều
qua các năm. Đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp và trình độ khác
chiếm tỷ lệ trên 50% qua các năm, tuy tỷ lệ % nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống
giảm qua từng năm nhưng thực chất số nhân lực nhóm này không giảm mà là do số nhân
lực có trình độ đại học và sau đại học tăng. Như vậy chứng tỏ rằng chất lượng đội ngũ
nguồn nhân lực có trình độ cao đang ngày càng được cải thiện.
44
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nhân lực
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
2.2.2 Công tác hoạch định và dự báo nguồn nhân lực tại Trung tâm
Hiểu được vai trò của công tác kế hoạch nguồn nhân lực là giúp cho Trung tâm chủ
động thấy được các khó khăn về nguồn nhân lực trong tương lai, từ đó có những định
hướng cụ thể, rõ ràng nên quản trị nguồn nhân lực nắm bắt được rõ tình hình sử dụng
nhân sự của Trung tâm, từ đó vạch ra những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn
Căn cứ công tác hoạch định nguồn nhân lực các kế hoạch, các định hướng phát triển
và các mục tiêu trong thời gian tới. Trên cơ sở các định hướng đó, Giám đốc Trung tâm
cùng các đơn vị, bộ phận đưa ra dự kiến về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lại. Bộ
phận phụ trách nhân sự căn cứ vào báo cáo của các phòng và những đánh giá về nguồn
nhân lực hiện có để đưa ra kế hoạch nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Công tác hoạch định nguồn nhân lực thực hiện theo các bước sau:
Hình 2.3 Hoạch định nguồn nhân lực của Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
2 0 1 4
2 0 1 5
2 0 1 6
19
19
20
4
4
4
9
9
10
9
10
12
SỐ LƯỢNG
N
Ă
M
Trung cấp,khác cao đẳng đại học sau đại học
45
Nguồn: Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
Bước 1: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại qua nhiều tiêu chí như trình độ
chuyên môn, độ tuổi, thâm niên nghề nghiệp, cơ cấu giới tính để xem có những hạn chế,
có những ưu điểm gì với tình hình phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch về nguồn nhân lực trong thời gian tới:
Hiện nay, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn đưa ra các kế hoạch nguồn
nhân lực là: Đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ cao; Tuyển dụng nhân sự có
chất lượng cao; Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có năng lực; Nâng cao đời sống của cán
bộ, viên chức trong Trung tâm.
Theo kết quả điều tra khảo sát chiến lược về đào tạo đội ngũ viên chức kế cận có trình
độ cao, thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, 5 là mức độ đánh giá tốt nhất. Đào tạo và bồi
dưỡng lao động có năng lực, nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức được đánh giá ở
mức tương đối cao (điểm bình quân trên 3). Nhưng vấn đề thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao chưa được đánh giá cao, chỉ mới ở mức độ trung bình. Điều đó cho thấy đơn
vị vẫn đang thiếu đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn, bên cạnh đó trong những năm gần
đây yêu cầu về công việc của Trung tâm chú trọng vào nâng cao đời sống cán bộ quản
lý, để tạo tinh thần an tâm làm việc, cống hiến hết mình của các lao động.
Bảng 2.4 Đánh giá của lao động về chiến lược, quy hoạch và phát triển
TT
Chiến lược và quy
hoạch phát triển NNL
Mức đánh giá Điểm bình
quân (điểm)1 2 3 4 5
1
Đào tạo đội ngũ lao
động kế cận có trình độ
cao
2,5 15 30 20 32,5 3,65
Bước 1: Đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực hiện tại
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch
về nguồn nhân lực trong thời
gian tới
46
2
Tuyển dụng nhân sự có
chất lượng cao
5 27,5 52,5 10 5 2,825
3
Đào tạo và bồi dưỡng
lao động có năng lực
trong Trung tâm
2,5 10 40 20 27,5 3,6
4
Nâng cao đời sống của
lao động trong Trung tâm
17,5 15 27,5 12,5 27,5 3,175
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016
2.2.3 Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Trung tâm
2.2.3.1. Công tác tuyển dụng
Trong một tổ chức, công tác tuyển dụng nhân lực thành công tức là tìm được những
người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Tổ chức nhận được một
nguồn nhân lực xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy
trì sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bản thân những người được tuyển vào công
việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công
việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng nhân lực không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới đơn vị và người lao động.
Đối với Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn công tác tuyển dụng là một
trong những công tác quan trọng trong kế hoạch hàng năm của đơn vị. Công tác tuyển
dụng tại được tiến hành như sau:
* Nguồn tuyển dụng
a) Nguồn tuyển dụng từ trong nội bộ Trung tâm: Tuyển dụng nhân lực trong nội bộ thực
chất là quá trình thuyên chuyển đề bạt, cất nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ
công việc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác.
- Hình thức tuyển dụng trong nội bộ Trung tâm có những ưu điểm sau:
+ Viên chức đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực,
tinh thần trách nhiệm và ít bỏ việc.
47
+ Dễ dàng, thuận lợi trong thực hiện công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị
trách nhiệm mới. Họ đã làm quen, hiểu được mục tiêu của tổ chức do đó mau chóng
thích nghi với điều kiện làm việc mới và biết cách để đạt được mục tiêu đó.
+ Hình thức tuyển trực tiếp cũng tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa đôi ngũ viên chức đang
làm việc, kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và tạo ra hiệu suất cao hơn.
- Hình thức này cũng có một số nhược điểm sau:
+ Việc tuyển dụng viên chức vào chức vụ trống theo kiểu thăng chức nội bộ có thể gây
nên hiện tượng sơ cứng do các viên chức được thăng chức đã quen với cách làm việc
của cấp trên trước đây, họ sẽ dập khuân vì thế mất đi sự sáng tạo, không dấy lên được
không khí thi đua mới.
+ Trong nội bộ dễ hình thành nên các nhóm “ứng viên không thành công”, là những
người được ứng cử vào các chức vụ nhưng không được tuyển chọn từ đó có tâm lý không
phục lãnh đạo, chia bè phái gây mất đoàn kết nội bộ.
* Nguồn tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài: Là việc tuyển dụng lao động từ các các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài ngành Y tế trên địa bàn tỉnh
- Ưu điểm của hình thức tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài Trung tâm:
+ Giúp thu hút được nhiều chuyên gia, những lao động giỏi đã có kinh nghiệm, qua đó
tuyển chọn vào các chức danh phù hợp.
+ Các lao động mới năng nổ, chứng minh khả năng làm việc của mình bằng công việc cụ
thể cho nên hiệu quả sử dụng lao động rất cao.
- Nhược điểm của hình thức tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài:
+ Người được tuyển dụng phải mất một thời gian để làm quen với công việc mới. Do đó,
họ có thể chưa hiểu rõ được mục tiêu, chức năng nhiêm vụ điều này có thể dẫn đến những
sai lệch và cản trở nhất định.
+ Các hình thức thu hút ứng cử viên từ bên ngoài: Thông qua xét tuyển sinh viên tốt
nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng có trình độ phù hợp, các cán bộ trong và ngoài
48
ngành Y tế có năng lực tốt, giỏi chuyên môn, phù hợp với vị trí việc làm, và một số
hình thức khác.
Hình 2.4 Kế hoạch tuyển dụng của Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
Nguồn: Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
* Quy trình tuyển dụng
+ Xác định điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng tham gia dự tuyển
+ Lập hội đồng thi tuyển
+ Tổ chức thi tuyển
+ Quyết đinh tuyển dụng.
+ Quy trình tuyển chọn được thực hiện theo các bước sau:
Xác định nguồn tuyển dụng
Nguồn bên trong Nguồn bên ngoài
Phương pháp tuyển
bên trong
Phương pháp tuyển
bên ngoài
Thông báo tuyển dụng
Lên kế hoạch tuyển dụng
49
Hình 2.5 Quy trình tuyển dụng
Nguồn: Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
Công tác tuyển dụng được quan tâm vì mục tiêu đặt ra là tăng chất lượng chứ không
đơn thuần là tăng số lượng. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người
đúng chỗ, đúng công việc, để người được tuyển có thể phát huy mọi khả năng của
mình, hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đã
đề ra. Điều này được thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân lực được tuyển
qua các năm tăng về chất lượng. Hình thức tuyển dụng thường là tuyển dụng nội bộ
trong Trung tâm cho các vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc luân chuyển, điều động cán bộ
có năng lực tốt, chuyên môn phù hợp từ các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài ngành Y
tế trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm của đơn vị và thực hiện đúng quy trình luân
chuyển điều động của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.
Xét duyệt hồ sơ
Các trắc nghiệm
Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn tuyển chọn
Khám sức khỏe
Thẩm tra các thông tin
Ra quyết định tuyển dụng
Ứ
ng viên bị loại
Những người được tuyển
Nộp hồ sơ
50
Trong những năm qua, số nhân lực của Trung tâm theo xu hướng giảm nhân lực có
trình độ chuyên môn cao đẳng và các trình độ khác, tăng số lượng nhân lực có trình độ
cao như đại học, trên đại học, trung cấp.
Bảng 2.5 Số lượng lao động được tuyển dụng 2014 - 2016
Năm CK1 Đại học Cao đẳng Trung cấp, khác
2014 2 0 0 1
2015 1 0 0 0
2016 2 1 0 1
Tổng 5 1 0 2
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 - 2016
Tuyển dụng cũng như các hoạt động quản trị nhân lực khác đều cần có một quy trình để
thực hiện. Nhận thức được điều này, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm kiểm dịch Y tế
quốc tế tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng quy trình tuyển dụng và qua các năm, cùng với sự
thay đổi và phát triển quy trình tuyển dụng đã không ngừng được xem xét và sửa đổi.
Hiện nay, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn đang sử dụng quy trình tuyển
dụng, quy trình điều động cán bộ được ban hành theo quy định của pháp luật và của Sở Y
Tế.
Biểu đồ 2.3 Lao động được tuyển dụng theo trình độ 2014-2016
2014 2015 2016
trung cấp,khác 1 1
đại học 1
sau đại học 2 1 2
1 1 1
2
1
2
S
ố
lư
ợn
g
Năm
51
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 - 2016
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình tuyển dụng lao động trong những năm gần đây chủ
yếu là lao động có trình độ sau đại học, đại học và trung cấp, không có trình độ cao đẳng.
Số lượng lao động tuyển dụng thêm mỗi năm ổn định từ 1-4 cán bộ.
2.2.3.2 Thực trạng đánh giá, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực
Lựa chọn và đánh giá chưa đủ để đảm bảo phát huy chất lượng của đội ngũ người lao
động. Vấn đề sắp xếp, bố trí lao động có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của
bộ máy quản lý. Việc bố trí người lao động cũng như cán bộ quản lý phải được thể hiện
ở kết quả cuối cùng, đó là hiệu quả và chất lượng hoạt động, là sự phù hợp giữa các
thuộc tính có tính cá nhân kể cả tri thức và phẩm chất với yêu cầu của công việc đảm
nhận.
* Mục đích: Đảm bảo sự phù hợp cao nhất giữa yêu cầu của công việc và năng lực của
người lao động. Đảm bảo sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc.
Đảm bảo cho mọi công việc được thực hiện tốt.
* Công tác bố trí lao động: Hiện nay, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn chỉ
áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng, gồm có các nhóm sau đây:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Phòng, Phó
Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa.
- Nhóm lao động chuyên môn, nghiệp vụ gồm: kiểm dịch viên, xét nghiệm viên.
- Nhóm lao động hỗ trợ, phục vụ gồm: kế toán, thủ quỹ, văn thư, tin học, bảo vệ, lái xe, tạp
vụ.
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo chức năng 2014 - 2016
STT Loại lao động 2014 2015 2016
1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 6 6 8
2 Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 26 27 28
3 Lao động hỗ trợ, phục vụ 9 9 10
52
Tổng 41 42 46
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn , 2014-2016
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động theo chức năng 2014 – 2016
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Theo biểu đồ trên thì tỷ lệ lao động chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn, trong 3
năm gần đây đều chiếm trên 50% tổng số lao động. Tỷ lệ cán bộ quản lý ngày càng
tăng và tỷ lệ lao động phục vụ có xu hướng ổn định nhất.
* Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo khoa, phòng, bộ phận như sau:
Bảng 2.7 Cơ cấu nhân lực theo bộ phận
Bộ phận
năm
Ban lãnh
đạo
Phòng
TC-HC
Phòng
KH-TV
Khoa
KDYT-
XLYT
Khoa Xét
Nghiệm
Tổng số
2014 3 7 3 22 6 41
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
năm 2014
năm 2015
năm 2016
6
6
8
26
27
28
9
9
10
Cán bộ lãnh đạo, quản lý lao động chuyên môn, nghiệp vụ lao động hỗ trợ, phục vụ
53
2015 3 7 3 23 6 42
2016 3 8 4 25 6 46
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nhân lực theo bộ phận
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, số lượng cán bộ lãnh đạo qua các năm từ 2014 đến 2016
là không thay đổi do nhân lực của trung tâm không biến động nhiều, lao động phòng
TC-HC và KH-TV đều chỉ tăng 01 người vào năm 2016, lao động khoa chuyên môn
KDYT-XLYT tăng qua các năm, điều này là hợp lý do phương tiện hàng hóa, cư dân
biên giới qua lại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm từ 2014 đến
2016, lao động làm công tác Xét nghiệm của đơn vị ổn định ở mức 06 người.
- Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt cụ thể như sau:
Trang bị nơi làm việc: Các phòng chức năng được trang bị hệ thống máy tính nối mạng,
điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, đảm bảo ánh sáng, chống tiếng ồn.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
3 3 3
7 7 8
3 3 4
22 23
25
6 6
6
Số
lư
ợn
g
Ban Lãnh đạo Phòng TC-HC Phòng KH-TV Khoa KDYT-XLYT Khoa Xét Nghiệm
54
Bố trí nơi làm việc: Khu vực làm việc được được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo
được không gian và diện tích làm việc thích hợp. Các trang thiết bị, công cụ được bố
trí khá ngăn nắp, khoa học và tạo điều kiện cho người lao động dễ thấy, dễ lấy, dễ sử
dụng.
Phục vụ nơi làm việc: Tại Trung tâm thường xuyên chuẩn bị một khối lượng vật tư,
trang thiết bị và các phương tiện vật chất dự phòng đảm bảo phục vụ công tác quản trị,
điều hành, sinh hoạt tại nơi làm việc.
Nhìn chung, trong công tác tổ chức lao động, đơn vị đã thực hiện tốt việc phân công lao
động, thực hiện tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc, đảm bảo được các yêu cầu
về vệ sinh tại nơi làm việc, thực hiện tuyên truyền, giáo dục và trang bị đầy đủ các
phương tiện đảm bảo an toàn lao động. Việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi thực hiện đúng theo các quy định của Bộ Luật lao động.
Hàng năm, viên chức trong trung tâm được đánh giá kết quả làm việc bằng văn bản, trong
đó có ý kiến nhận xét của tập thể, lãnh đạo trực tiếp (khoa, phòng) và lãnh đạo Trung tâm.
Sau đó được phân loại theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt
nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.8 Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các năm từ 2014 – 2016
Mức độ đánh giá
2014 2015 2016
55
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Trong những năm gần đây, 100% số viên chức của Trung tâm đều đạt mức hoàn thành
tốt nhiệm vụ trở lên, điều đó chứng tỏ 100% viên chức của Trung tâm đều có trình độ
tốt, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
năm ổn định ở mức 3 đến 4 viên chức.
Bên cạnh đó thì vẫn còn một số tồn tại nhất định như:
- Công tác tổ chức, bố trí luân chuyển ,điều động cán bộ theo trình độ chuyên môn được
thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, cảm tính của nhà quản lý. Do đó, chưa tận
dụng hết năng lực cán bộ, chưa thực sự thúc đẩy quá trình làm việc, tăng hiệu quả công
việc. Cụ thể trong quá trình phân công công tác cán bộ tại các tổ KDYT cửa khẩu năm
2016, số lượng các cán bộ, viên chức có trình độ đại học và sau đại học bố trí tại các tổ
không đồng đều, tại thời điểm tháng 2 năm 2016, cán bộ có trình độ đại học và sau đại
học bố trí công tác tại các tổ KDYT như sau, tổ Hữu Nghị: 04/07 CB, tổ Tân Thanh:
04/07 CB, tổ Cốc Nam: 01/04 CB, tổ Chi Ma: 02/04 CB, tổ Co Sâu: 01/02 CB, còn lại
03 tổ không có cán bộ nào, cụ thể là tổ Ga Đồng Đăng: 0/3 CB, tổ Nà Nưa: 0/3 CB, tổ
Na Hình: 0/2 CB.
- Vấn đề bố trí công việc so với chuyên môn cán bộ chưa được hợp lý, vẫn còn một số
cán bộ, viên chức đang làm những công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn.
Cụ thể: 01 CB hợp đồng theo Nghị định 68 làm công tác tạp vụ kiêm nhiệm công tác
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Hoàn thành xuất sắc 3 7,9 4 9,5 4 8,7
Hoàn thành tốt 38 92,1 38 90,5 42 91,3
Hoàn thành 0 0 0 0 0 0
Không hoàn thành 0 0 0 0 0 0
Tổng 41 100,0 42 100,0 46 100,0
56
văn thư, 01 CB hợp đồng theo Nghị định 68 làm công tác tin học kiêm nhiệm công tác
kế hoạch - tài vụ, 01 dược sĩ làm công tác xét nghiệm.
- Công tác quy hoạch nguồn cán bộ gặp nhiều khó khăn. Việc xác định nguồn kế cận,
thay thế cho viên chức hiện tại luôn là một vấn đề quan trọng nhưng không bao giờ dễ
dàng. Việc đề bạt, bổ nhiệm còn mang tính chủ quan. Nguyên nhân là do:
- Chưa xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt, do đó việc xem
xét, đánh giá năng lực, thành tích công tác của người dự kiến được đề bạt gặp nhiều
khó khăn, dẫn đến việc đề bạt nhân lực thiếu khách quan và chưa chính xác.
- Chưa xây dựng và ban hành được quy trình, Quy chế bổ nhiệm các vị trí, chức vụ
lãnh đạo chủ chốt. Chưa áp dụng các hình thức luân phiên công tác trước khi bổ nhiệm
hoặc thi tuyển vào các chức danh, do vậy chưa tạo ra được những nhà lãnh đạo có kỹ
năng toàn diện và không khuyến khích họ nâng cao trình độ để có cơ hội thăng tiến.
Đánh giá về công tác sử dụng lao động theo kết quả khảo sát được tổng hợp theo thang
điểm đánh giá từ 1 đến 5, 5 là mức độ đánh giá tốt nhất, như sau:
Công tác bố trí lao động phù hợp với năng lực chuyên môn điểm bình quân trên 3. Còn
yếu tố về sự phù hợp của chính sách sử dụng thì lao động của Trung tâm chỉ đánh giá
ở mức độ trung bình (điểm bình quân dưới 3). Nhưng còn yếu tố sự công bằng trong
đánh giá lao động thì được đánh giá ở mức tương đối cao.
Bảng 2.9 Đánh giá về công tác sử dụng lao động
STT
Chiến lược và quy hoạch phát
triển NLL
Mức đánh giá Bình
quân 1 2 3 4 5
1
Bố trí lao động phù hợp với
năng lực chuyên môn
0 17,5 55 25 2,5 3,125
2
Sự phù hợp của các tiêu chuẩn
đánh giá lao động hàng năm
0 22,5 50 12,5 15 3,2
3
Sự phù hợp của chính sách sử
dụng lao động
0 27,5 57,5 15 0 2,875
4
Sự công bằng trong đánh giá
lao động
0 32,5 40 17,5 10 3,05
57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016
2.2.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Trung tâm
Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên nhằm bổ sung kiến thức
ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo
ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi lao động được tuyển dụng đều phải qua
đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao. Trình tự thực
hiện công tác đào tạo được tiến hành như sau:
a) Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo được thực hiện khi tiến hành đánh giá hoàn
thành công việc và kế hoạch phát triển của lao động tại các bộ phận. Kế hoạch đào tạo
được lập trên cơ sở yêu cầu của đơn vị, yêu cầu của bộ phận và nguyện vọng của cá
nhân.
Quý 4 hàng năm, viên chức đăng ký nhu cầu đào tạo với cán bộ quản lý trực tiếp bằng
cách thảo luận và thống nhất về các nội dung: Yêu cầu của Lãnh đạo khoa, phòng đối
với viên chức nhằm hoàn thiện hoặc nâng cao trình độ, nguyện vọng đào tạo.
Về mặt khách quan, mỗi cán bộ quản lý có thể chưa hiểu hết được những thiếu sót của
mình trong quá trình thực hiện công việc. Cán bộ quản lý trực tiếp là người thường
xuyên tiếp xúc và làm việc với lao động, họ có thể hiểu rõ hơn về những thiếu sót đó
và yêu cầu lao động thực hiện một số khoá đào tạo để nâng cao trình độ.
Việc khảo sát nhu cầu đào tạo được thực hiện thông qua 2 phương pháp áp dụng với
các đối tượng khác nhau. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý điền vào phiếu khảo sát nhu
cầu đào tạo, đối với cán bộ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phiếu khảo sát
nhu cầu đào tạo sẽ cho biết các thông tin như: Đánh giá về hoạt động đào tạo nói
chung cũng như nội dung đào tạo viên chức đã được tham dự, nhận xét về phương
pháp giảng dạy, các môn học mà họ cảm thấy cần thiết cho công việc
Nội dung đào tạo được ghi rõ trong bản đánh giá hoàn thành công việc. Lãnh đạo
đơn vị chỉ đạo cán bộ phụ trách nhân sự tập hợp nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch
đào tạo. Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo có thể xem xét yêu cầu các cán bộ
58
quản lý cấp bộ phận và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan xem xét kế hoạch
đào tạo trước khi trình cấp trên phê duyệt và phê duyệt. Kế hoạch đào tạo được
gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự để kiểm soát việc thực hiện đào tạo.
Cán bộ phụ trách nhân sự đơn vị căn cứ vào kế hoạch đào tạo phối hợp đánh giá khả
năng thực hiện và khả năng cung cấp của các tổ chức đào tạo, lập kế hoạch đào tạo
chung cho đơn vị.
b) Chọn người cử đi đào tạo
- Đối tượng
Việc lựa chọn và cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch cán bộ với định
hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính
cấp thiết, khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao chuyên
môn, nghiêp vụ.
Đối tượng được cử đi đào tạo là cán bộ thuộc diện nằm trong quy hoạch cán bộ là
những người theo yêu cầu vi trí việc làm phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu
so với tiêu chuẩn; những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh. Ngoài ra, đối
tượng còn bao gồm những người đi đào tạo theo nguyện vọng riêng. Tuy nhiên,
trường hợp này rất ít do những ràng buộc nhất định đối với đối tượng.
Điều kiện và tiêu chuẩn
Những người được cử đi đào tạo phải có đủ những điều kiện và tiêu chuẩn.
* Thực hiện đào tạo
Hình 2.6 Quá trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
59
Nguồn: Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
Có tới 80% các khoá đào tạo là tập trung theo ngành dọc, khoảng 20% là sử dụng giáo
viên nội bộ. Vào quý 4 hàng năm, đơn vị thường tham khảo các khoá đào tạo mà Cục
Y tế dự phòng, sở Y tế, các đơn vị đào tạo cung cấp, từ đó cân đối với nhu cầu đào
tạo của Trung tâm để lên kế hoạch thực hiện. Trung tâm sử dụng nhiều hình thức đào
tạo khác nhau được chia ra làm 2 loại là đào tạo bên ngoài và đào tạo nội bộ.
Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo cho cán bộ quản lý bằng cách sử dụng các giáo
viên ở bên ngoài. Với hình thức này có các loại đào tạo là tổ chức lớp học, đào tạo và
thi lấy chứng chỉ trong nước, đào tạo và thi lấy chứng chỉ nước ngoài.
Đào tạo nội bộ: là hình thức đào tạo cho cán bộ thông qua việc sử dụng giáo viên nội
Tổng kết, ĐG đào
tạo cá nhân
Tổng kết, đánh giá
khoá đào tạo
Cán bộ được
đào tạo
Nhu cầu cải
tiến (nếu có)
Hội
thảo
Thi định
kì
Đào tạo
trong cv
Kèm
cặp
Tự
học
Tổ chức
lớp học
Đào tạo/thi CC
trong nước
Đào tạo/thi CC
ngoài nước
Nhu cầu đào
tạo đột xuất
Lập kế hoạch đào tạo năm Đề nghị đột xuất
Xem xét và phê duyệt
Hình thức
đào tạo
Nhu cầu đào tạo
theo kế hoạch
60
bộ hoặc tự học hỏi, nghiên cứu. Đào tạo nội bộ bao gồm các phương pháp đào tạo sau:
tổ chức hội thảo; đào tạo trong công việc; tự học.
Tổng kết đào tạo: Việc đánh giá đào tạo cá nhân được thực hiện định kì 6 tháng/lần.
Theo đó, cán bộ phụ trách nhân sự phải cập nhật các hoạt động đào tạo của và báo
cáo tình hình đào tạo và lưu giữ hồ sơ về đào tạo. Thực hiện công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, trong năm 2016 có nhiều bước vượt trội so với năm
2015 cũng như so với kế hoạch đề ra nhưng vẫn có một số tồn tại:
Số lượng khoá đào tạo cũng như lượt đào tạo tăng không đáng kể mặc dù phân bố không
đều theo các phòng ban. Tuy nhiên, việc không đạt được thời lượng đào tạo là một vấn đề
cần phải xem xét. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút một cách nghiêm trọng thời
lượng đào tạo năm 2016 so với 2015 và kế hoạch là một số khoá đào tạo trong nước dài
ngày đã bị hoãn không thực hiện được. Trong khi số lượng khoá đào tạo đột xuất, ngoài dự
kiến lại tăng lên làm cho số khoá đào tạo tăng, số lượt đào tạo cũng tăng nhưng thời lượng
đào tạo lại bị rút ngắn.
Số lượng cán bộ quản lý được đào tạo ít hơn so với số nhân viên nhưng lại chiếm
tỉ lệ cao hơn. Số khoá đào tạo nước ngoài hay một số tổ chức lớn trong nước cũng
thường chỉ dành cho các quan chức cấp cao trong Trung tâm. Điều này làm tăng
khoảng cách giữa người lao động và người quản lý. Trong tương lai cần thực hiện
những biện pháp nhằm cân đối hợp lý tỉ lệ này.
Ngoài ra, chi phí dành cho đào tạo cũng tăng lên một cách đáng kể so với năm 2015 và
cao hơn so với kế hoạch. Cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_nguon_nhan_luc_tai_tru.pdf