Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN. ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.vii

MỤC LỤC .viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU. 1

1 Tính cấp thiết của đề tài . 1

2 Câu hỏi nghiên cứu. 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

5 Phương pháp nghiên cứu . 3

6 Cấu trúc luận văn. 5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 6

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG . 6

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng . 6

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng . 7

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG. 8

1.2.1 Khái niệm. 8

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng. 9

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng . 10

1.2.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. 13

1.2.5 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. 13

1.2.6 Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. 14

1.2.7 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng. 17

1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 23

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng. 23

 

pdf156 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay cán bộ công nhân viên, đặc biệt cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân... Trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay thì nhu cầu vay vốn của thị trường là khá lớn (cả ngắn hạn và trung dài hạn), trong đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn là để phục vụ cho SXKD, còn nhu cầu vay vốn trung dài hạn là để mở rộng và phát triển sản xuất nhằm góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Với tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 60% trong tổng nguồn vì vậy để đảm bảo nguồn vốn, hạn chế rủi ro chính sách tín dụng của Agribank chi nhánh Huế đã chú trọng đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn do đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ là 40,96%, năm 2011 là 43,72%, đến năm 2012 là 45,02% tăng 4,06% so với năm 2010. Bảng 2.10 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay S T T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) 1 Ngắn hạn 1.196.783 40,96 1.350.980 43,72 1.561.880 45,02 2 Trung hạn 1.178.674 40,34 1.167.282 37,77 1.256.519 36,22 3 Dài hạn 546.241 18,70 571.954 18,51 651.030 18,76 Tổng cộng 2.921.698 100 3.090.216 100 3.469.429 100 Nguồn:Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 61 Với đặc điểm thành phố Festival – thành phố du lịch do đó mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy mạnh cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông lâm nghiệp. Theo đó chính sách tín dụng cũng thay đổi theo cơ cấu đầu tư của Agribank chi nhánh Huế tập trung mũi nhọn theo đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dư nợ cho vay các ngành xây dựng, thương mại dịch vụ tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2010, tỷ trọng của các ngành này là 35,69% đến năm 2012 tăng thêm 1,09% chiếm tỷ trọng 36,78% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, dư nợ cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống tăng chậm so với xu hướng đầu tư hiện nay nguyên nhân do điều kiện vay tiêu dùng gắn với việc KH phải có tài khoản trả lương qua thẻ tại Agribank nơi cho vay hoặc cam kết của thủ trưởng về việc trích tiền lương để trả nợ NH. Bảng 2.11 Dư nợ phân theo ngành kinh tế S T T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nông nghiệp 451.140 15,44 454.896 14,72 486.445 14,02 2 Lâm nghiệp 77.526 2,65 105.477 3,41 124.333 3,58 3 Thủy sản 179.692 6,15 148.564 4,81 159.496 4,60 4 Công nghiệp 467.332 15,99 440.451 14,25 493.218 14,22 5 Điện 192.435 6,59 190.102 6,15 181.139 5,22 6 Xây dựng 121.480 4,16 153.635 4,97 176.638 5,09 7 Vận tải 120.588 4,13 135.165 4,37 148.608 4,28 8 Dịch vụ 784.785 26,86 1.099.532 29,54 1.099.532 31,69 9 Tiêu dùng 526.720 18,03 549.034 17,77 600.020 17,30 Tổng cộng 2.921.698 100 3.090.216 100 3.469.429 100 Nguồn:Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh Huế Trư ờ g Đạ i họ c K in tế H uế 62 Những năm trở lại đây, cơ cấu tín dụng của Agribank chi nhánh Huế có nhiều thay đổi. Đối tượng cho vay dần được chuyển dịch sang đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa), hộ và cá nhân. Những khoản đầu tư đối với doanh nghiệp quy mô lớn thường là dự án có quy mô vốn lớn, thời gian vay dài rủi ro cao.Tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất và cá nhân trong tổng dư nợ tăng từ 49,56% năm 2010; 49,86% năm 2011 và đến năm 2012 tỷ trọng đạt 51,14%. Tương ứng với tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác giảm từ 50,44% năm 2010 đến năm 2012 tỷ trọng này đạt 48,86%. Bảng 2.12 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Cá nhân 1.396.983 47,81 1.480.213 47,90 1.686.947 48,62 2 Doanh nghiệp 1.471.075 50,35 1.549.330 50,14 1.691.515 48,76 3 Hộ gia đình 53.640 1,84 60.673 1,96 90.967 2,62 Tổng cộng 2.921.698 100 3.090.216 100 3.469.429 100 Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh Huế Là một NHTM Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, Agribank chi nhánh Huế xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường chính để đầu tư tín dụng. Do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay ở địa bàn huyện, thị xã tăng dần qua các năm từ 54,34% năm 2010, đến năm 2011 tăng 2,97% chiếm tỷ trọng 57,31% trong tổng dư nợ và năm 2012 chiếm tỷ trọng 58,57%. Bảng 2.13 Dư nợ phân theo khu vực địa lý Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Thành phố 1.333.911 45,66 1.319.098 42,69 1.437.421 41,43 Huyện, thị xã 1.587.787 54,34 1.771.118 57,31 2.032.008 58,57 Tổng cộng 2.921.698 100 3.090.216 100 3.469.429 100 Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh Huế Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 63 Tóm lại thông qua các chính sách tín dụng đã phân tích, Agribank chi nhánh Huế đã điều hành hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, phù hợp tình hình kinh tế xã hội; vừa tăng trưởng dư nợ vừa đảm bảo an toàn vốn, chất lượng tín dụng nâng cao và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tăng trưởng được dư nợ ngắn hạn, dư nợ KH hộ sản xuất và cá nhân giảm nguy cơ rủi ro trong đầu tư dài hạn, KH doanh nghiệp có mức dư nợ tập trung lớn. 2.2.2.3 Những mặt hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những mặt đạt được như tăng trưởng dư nợ tốt, cơ cấu tín dụng được sắp xếp lại hợp lý chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất và cá nhân; tập trung tăng tỷ trọng đầu tư ngắn hạn; giảm dần khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi chính sách tín dụng tại chi nhánh vẫn còn những hạn chế chưa khắc phục được triệt để như sau: Thứ nhất, mặc dù cơ cấu dư nợ của Agribank chi nhánh Huế chuyển dịch theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tuy nhiên dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao (54,98%) do đó ẩn chứa nhiều rủi ro trong đầu tư tín dụng. Vì thời gian thu hồi vốn vay dài hơn, NH không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như rủi ro do thiên tai, rủi ro lãi suất... Mặt khác, nguồn vốn huy động của các NH chủ yếu là ngắn hạn và NH dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung dài hạn thì nguồn vốn này sẽ không được đảm bảo an toàn, tính thanh khoản của NH do đó cũng bị hạn chế. Thứ hai, chính sách tín dụng của Agribank chi nhánh Huế ưu tiên đối tượng KH nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên với đặc điểm địa lý của tỉnh Thừa Thiên Huế, các huyện trải dài nằm phân tán; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng tín dụng Thứ ba, một NHTM nhà nước do đó Agribank chi nhánh Huế thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay của Chính phủ như: cho vay khắc phục lũ lụt, sâu bệnh, tàu đánh bắt xa bờTuy nhiên, đa số những món vay này đều là nợ xấu, khó có thể thu hồi dẫn đến phải XLRR do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như tài chính của chi nhánh. Đến nay, nợ xấu của những khoản vay này là 5 tỷ chiếm 15% trong tổng nợ xấu tại Agribank chi nhánh Huế. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 64 Thứ tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là đã rút ngắn phạm vi rủi ro tín dụng. Vì vậy, với cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo ngành nghề, mặc dù Agribank chi nhánh Huế đã chú trọng đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ giữa các nhóm ngành chưa cân xứng nên có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đặc thù riêng biệt của các ngành nghề kinh tế. 2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng 2.2.3.1 Quy trình tín dụng tại Agribank chi nhánh Huế a) Quy trình tín dụng này bao gồm 3 phần chính là Tiếp thị (marketing) tín dụng; phân tích đánh giá tín dụng và quản lý giám sát tín dụng. Quy trình nghiệp vụ cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi NH ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng hiện nay đang áp dụng tại Agribank chi nhánh Huế được thể hiện rõ ở phụ lục 04 và quy trình nghiệp vụ cho vay có thể tóm lược theo bảng: Bảng 2.14 Quy trình tín dụng Bước Thời gian Công việc cụ thể Nhân viên phụtrách 1 Khách hàng có nhu cầu vay vốn - CBTD Agribank tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn Thẩm định sơ bộ về mục đích vay, thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo... CBTD 2 Sau khi KH đã cung cấp đầy đủ hồ sơ - Thẩm định tài sản đảm bảo - Thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, ... - Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình CBTD/Cán bộ thẩm định 3 Thu thập đầy đủ chứng từ Trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả cho KH CBTD 4 Phê duyệt Đồng ý cho vay TPTD/GĐ/PGĐphụ trách tín dụng 5 Khi KH có nhu cầu rút vốn - Hoàn tất các thủ tục pháp lý (công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo) - Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền CBTD 6 Giải ngân Giải ngân theo thỏa thuận tại HĐTD CBTD, kế toán 5 Sau khi giải ngânkhoản vay - Thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay; nhắc nợ và thúc nợ; kiểm tra tình hình SXKD, sử dụng vốn CBTD 6 Tất toán khoản vay Thanh lý HĐTD, giải tỏa TSBĐ CBTD Nguồn: Sổ tay tín dụng Agribank chi nhánh Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 b) Quản lý tín dụng Sau khi giải ngân khoản vay của KH, quản lý tín dụng là công việc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản vay. Hiện nay, việc quản lý tín dụng tại Agribank chi nhánh Huế được thực hiện theo 5 bước như sau: Một là, quản lý hồ sơ tín dụng: Hồ sơ tín dụng là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các CBTD tiến hành đánh giá tín dụng định kỳ, kiểm toán bên ngoài và các ban ngành kiểm tra khác ngoài NH. Hồ sơ tín dụng nên được lưu trữ theo các nội dung sau: Hồ sơ khoản vay; bản liệt kê những mục cần kiểm tra về TSBĐ tiền vay;các văn bản phê duyệt khoản vay; các bản định giá TSBĐ; các báo cáo cung cấp thông tin cơ bản; các báo cáo về các cuộc tiếp xúc với KH; bản xếp hạng rủi ro hàng quý; chiến lược khắc phục rủi ro và kế hoạch hành động; công văn / thư từ với khách hàng; đánh giá của ban lãnh đạo; các bài báo đăng trên các ấn phẩm như báo, tạp chí; báo cáo thanh tra; các thông tin khác. Hai là, đánh giá lại các khoản nợ định kỳ và giữa kỳ hoặc đột xuất khi cần. Đây là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Agribank chi nhánh Huế quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Ba là, quản lý đối với từng khoản cho vay và toàn bộ danh mục cho vay. Quản lý danh mục khoản vay là một phần công việc trong quản lý rủi ro tín dụng. Thông qua quản lý danh mục khoản vay, Agribank chi nhánh Huế có khả năng quản lý rủi ro và lợi nhuận mang lại trong hoạt động tín dụng. Bốn là, thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và khoản vay: Trong quá trình khách hàng có dư nợ vay tại ngân hàng, CBTD phải phối hợp cùng các phòng khác tiếp tục thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và khoản vay từ các nguồn: Báo cáo định kỳ của khách hàng; đi tiếp xúc, thăm khách hàng; các nguồn khác. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 66 Thông tin thu thập được sẽ được cập nhật trong hồ sơ lưu về KH vay vốn tại NH nhằm giúp NH hiểu rõ, biết trước và dự đoán được tình hình hoạt động hiện tại và kế hoạch tương lai của KH vay, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng tới khoản vay. Năm là, thay đổi hạn mức tín dụng và phê duyệt. Việc thay đổi HMTD trong thời gian KH vay xuất hiện khi phát sinh một hoặc nhiều nhu cầu sau: Khách hàng cần tăng/giảm HMTD trên cơ sở nhu cầu vốn; NH cần giảm HMTD do thấy rằng khoản vay đang có những dấu hiệu không như mong đợi hoặc do yêu cầu từ nội bộ NH; do những thay đổi khách quan khác. Kết quả thẩm định đối với KH có nhu cầu vay vốn tại Agribank chi nhánh Huế ba năm 2010 – 2012 như sau: Bảng 2.15 Kết quả thẩm định, tái thẩm định đầu tư tín dụng năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: món STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I Khách hàng có nhu cầu vay mới 7.230 6.350 12.254 1 Khách hàng đủ điều kiện vay vốn 4.598 3.303 8.709 2 Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn 2.632 3.047 3.545 - Có nợ xấu tại ngân hàng khác 375 452 217 - Thiếu năng lực tài chính 769 857 1.477 - Tài sản không đảm bảo 923 1.068 586 - Dự án không khả thi 565 670 1.265 II Tái thẩm định khách hàng đang quan hệ tín dụng chi nhánh Huế 25.726 35.850 40.257 1 Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích 25.726 35.850 40.257 - Giữ nguyên hạn mức 15.198 20.755 10.369 - Tăng hạn mức 10.528 15.095 29.888 2 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 0 0 0 Nguồn: Phòng Tín dụng Agribank chi nhánh Huế Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 67 Trong ba năm 2010 - 2012, khối lượng KH đến giao dịch tại Agribank chi nhánh Huế luôn tăng. Tuy nhiên, việc thẩm định các món vay mới cũng như tái thẩm định các món vay cũ luôn được CBTD thực hiện chặt chẽ, phát hiện sớm những sai sót để chỉnh sửa như: trong năm 2012, Agribank chi nhánh Huế đã yêu cầu 612 KH bổ sung TSTC để bảo đảm mức dư nợ tăng thêm, bổ sung bảo hiểm vật chất đối với TSTC là động sản hết hạn, 2.2.3.2 Những kết quả đạt được Thứ nhất, quy trình cấp tín dụng do nhiều bộ phận quản lý có thể hạn chế và kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp và rủi ro xảy ra đối với KH. Thứ hai, quy trình tín dụng được xây dựng khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm KH đến khâu cuối cùng là cấp tín dụng cho KH được vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu được các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Huế. Thứ ba, toàn bộ quy trình tín dụng liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với KH, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản cho vay. Điều này tạo điều kiện cho việc quản lý khoản vay được tốt hơn đồng thời phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra cũng như có biện pháp khắc phục hạn chế thiệt hại về vốn đến mức thấp nhất. Thứ tư, Agribank chi nhánh Huế đã thực hiện quy trình cho vay cấp tín dụng theo đúng quy định của Agribank Việt Nam. Nhờ đó đã tạo được môi trường cho vay ổn định và có hiệu quả, hạn chế được một số rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát. Qua các lần kiểm tra nội bộ và kiểm soát Agribank Việt Nam thì Agribank chi nhánh Huế đều không có sai phạm trong quá trình cho vay, thực hiện đúng theo chính sách cho vay của chính phủ. Thứ năm, trong quy trình tín dụng tại Agribank chi nhánh Huế, việc kiểm tra và giám sát tín dụng được đan xen trước và trong khi cho vay giúp CBTD có thể hiểu rõ về KH để có quyết định đầu tư đúng đắn giảm thiểu rủi ro về sau, cũng như Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 68 quản lý vốn đầu tư của KH được sử dụng đúng mục đích, hoạt động SXKD hiệu quả, trả nợ gốc và lãi cho NH đúng thời hạn. 2.2.3.3 Những mặt hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, khi tiến hành cấp tín dụng hay tăng HMTD cho KH, CBTD không thực hiện vấn tin CIC để biết tình hình quan hệ tín dụng và TSĐB của khách hàng tại các TCTD, không phân tích tình hình tài chính, không thu thập những chứng từ thu nhập mới tại thời điểm xét hồ sơ mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của KH. Như vậy, kết quả thẩm định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn. Thứ hai, một số CBTD thiếu năng lực thẩm định, không thu thập đầy đủ thông tin về KH và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do KH cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin và thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin nên báo cáo thẩm định được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho KH. Thứ ba, về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên không có nhiều thời gian đọc kỹ báo cáo thẩm định. Thứ tư, việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là sợ gây phiền hà cho KH hoặc không có thời gian nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. 2.2.4 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng 2.2.4.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) khách hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (XHKH) của Agribank đang áp dụng là một quy trình đánh giá xác suất một KH tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với NH cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Đó là RRTD trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank cho vay. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 69 Mức độ rủi ro thay đổi theo từng KH và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng. a) Nguyên tắc chấm điểm tín dụng tại Agribank chi nhánh Huế Trong quá trình chấm điểm tín dụng, CBTD sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng KH. - Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng CBTD xác định được khi phân tích tiêu chí đó. - Điểm tổng hợp để XHKH bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động RRTD. Trong quy trình chấm điểm tín dụng và XHKH, CBTD sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng. b) Phân nhóm khách hàng Do tính chất khác nhau giữa các KH, để chấm điểm tín dụng được chính xác, khoa học, Agribank chi nhánh Huế phân chia các KH vay thành hai nhóm: - Nhóm khách hàng là doanh nghiệp; - Nhóm khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình) c) Các công cụ chấm điểm - Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Đối với mỗi loại khách hàng như đã phân loại, Agribank chi nhánh Huế sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Bảng này chấm điểm tín dụng của mỗi khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn định tính (tiêu chí phi tài chính) như năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ với khách hàng, với ngân hàng - Bảng các chỉ số tài chính chuẩn. Đây là một công cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ tiêu tài chính căn bản như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vayBảng chỉ số và giá trị chỉ số khác nhau cho mỗi loại khách hàng khác nhau. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 70 d) Trách nhiệm của các cán bộ liên quan Công tác chấm điểm tín dụng và XHKH được thực hiện tại Agribank chi nhánh Huế theo sự phân bổ trách nhiệm như sau: - Cán bộ tín dụng: xác định các tiêu chí của từng khách hàng tín dụng để chấm điểm và XHKH. - Trưởng (phó) phòng tín dụng: kiểm soát việc chấm điểm và XHKH của cán bộ tín dụng. - Giám đốc (hoặc người được ủy quyền): phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và XHKH. e) Quy trình chấm điểm tín dụng - Bước 1: thu thập và đăng ký thông tin khách hàng (đối với 2 nhóm KH); - Bước 2: xác định ngành nghề SXKD đối với nhóm KH là doanh nghiệp; - Bước 3: chấm điểm quy mô doanh nghiệp - Bước 4: chấm điểm chỉ tiêu tài chính nhóm KH là doanh nghiệp/Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản đối với nhóm KH cá nhân/hộ; - Bước 5: chấm điểm các chi tiêu phi tài chính nhóm KH là doanh nghiệp/ chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng đối với nhóm KH cá nhân/hộ; - Bước 6: lập báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm tín dụng và XHKH; - Bước 7: trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và XHKH. Tổng điểm sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay (theo phụ lục 05). Trên cơ sở đó, Agribank chi nhánh Huế phân loại nợ theo nhóm và XHKH từ đó có các chính sách hợp lý như: đầu tư thêm, tập trung thu nợ, hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng giảm thiểu nợ xấu, đảm bảo an toàn vốn. Kết quả XHKH tại Agribank chi nhánh Huế qua các năm 2010-2012 như sau: Số lượng khách hàng xếp loại D thuộc nhóm 5 giảm từ năm 2010 đến 2012 cả về số lượng và dư nợ, Agribank chi nhánh Huế đã áp dụng pháp xử lý rủi ro, bán tài sản để rút dần dư nợ. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 Bảng 2.16 Tổng hợp xếp hạng khách hàng tại Agribank chi nhánh Huế Đơn vị tính: món, triệu đồng STT Xếp hạng 2010 2011 2012 1 Loại AAA Số lượng 10.127 10.132 10.283 Tổng dư nợ 652.721 652.890 707.090 2 Loại AA Số lượng 21.738 23.426 27.438 Tổng dư nợ 1.390.060 1.480.376 1.552.576 3 Loại A Số lượng 17.168 19.005 23.629 Tổng dư nợ 785.584 799.747 1.013.642 4 Loại BBB Số lượng 952 993 970 Tổng dư nợ 23.691 78.069 120.235 5 Loại BB Số lượng 495 520 530 Tổng dư nợ 19.775 40.955 42.711 6 Loại B Số lượng 205 120 85 Tổng dư nợ 5.853 2.956 1.680 7 Loại CCC Số lượng 113 52 36 Tổng dư nợ 1.024 573 440 8 Loại CC Số lượng 132 76 50 Tổng dư nợ 2.386 1.855 1.580 8 Loại C Số lượng 176 318 315 Tổng dư nợ 8.458 18.323 4.406 9 Loại D Số lượng 698 465 480 Tổng dư nợ 32.146 14.472 25.069 Tổng Số lượng 51.804 55.107 63.816 Tổng dư nợ 2.921.698 3.090.216 3.469.429 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Huế Năm 2012, dư nợ của khách hàng xếp loại D chủ yếu chỉ tập trung vào năm doanh nghiệp dư nợ 18.377 triệu đồng chiếm 73,3% dư nợ khách hàng loại D, cụ thể: Công ty TNHH Phương Ánh 7.205 triệu đồng, Hợp tác xã Vĩnh Lợi 1.387 triệu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 đồng, Công ty TNHH Ngọc Đại 3.365 triệu đồng, Công ty TNHH Danh Thắng 5.230 triệu đồng, Xí nghiệp Mộc Mỹ Nghệ 1.190 triệu đồng. Ngoài ra ba khách hàng cá nhân có dư nợ trên 500 triệu xếp loại D: Phùng Ngọc Phú 660 triệu, Đoàn Phi Hùng 780 triệu, Đỗ Thị Thử 560 triệu. Tất cả các khách hàng này đều có tài sản bảo đảm, hiện nay làm ăn thua lỗ, phá sản, Agribank chi nhánh Huế đã ngừng cấp tín dụng, đang thương lượng với khách hàng bán tài sản để thu hồi nợ, đồng thời có hướng xử lý rủi ro hoặc khởi kiện một số khách hàng chây ỳ. 2.2.4.2 Những kết quả đạt được Một là, hệ thống XHTDNB là công cụ QTRRTD hiệu quả. Hiện tại, Agribank chi nhánh Huế đã thực hiện chấm điểm và XHKH đối với 100% khách hàng là doanh nghiệp và hộ sản xuất, cá nhân. Từ đó giúp cho việc lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng được khoa học. Kết quả của việc XHKH tốt đó là tỷ lệ nợ xấu giảm dần trong ba năm 2010 – 2012. Thứ hai, kết quả XHTD đã hỗ trợ cho CBTD trong việc: xác định HMTD; quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và xác định yêu cầu về tài sản bảo đảm; đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro. Thứ ba, hệ thống XHTDNB đã phân ra được hai mô hình phục vụ cho xét duyệt và phân loại nợ. Kết quả từ hai mô hình này phục vụ cho hai mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động tín dụng nhằm hướng đến một mục tiêu là giảm thiểu RRTD. Kết quả XHTD xét duyệt giúp công tác xét duyệt cho vay được nhánh chóng, chính xác. Kết quả XHTD phân loại nợ dùng để phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM. Thứ tư, quản lý được chất lượng tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng. Hạng của khách hàng sẽ là căn cứ để NH áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau sau khi được phê duyệt cấp tín dụng. Khách hàng có kết quả xếp loại A, AA, AAA sẽ được ưu đãi về lãi suất, phí và được cấp tín dụng tối đa. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 73 2.2.4.3 Những mặt hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống XHTDNB của Agribank chi nhánh Huế đang sử dụng vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính của hệ thống XHTD phân loại nợ đang sử dụng khá phức tạp bao gồm năm nhóm chỉ tiêu về đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với NH, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số các nhóm chỉ tiêu này vẫn có những chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp như trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của NH trong 12 thán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_chi_n.pdf
Tài liệu liên quan