MỞ ĐẦU
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO
Ở TỈNH BẮC NINH
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Nhận thức chung về tôn giáo
Quản lý nhà nước đối với tôn giáo
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh liên quan đến tôn giáo
Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Ở BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
SỰ CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH UỶ, UBND TỈNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo công tác Tôn giáo
Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo ở Bắc Ninh
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
Quản lý về hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự
Quản lý đối với việc phong chức, phong phẩm và hoạt động thuyên chuyển của các chức sắc
Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc
Công tác quản lý đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Quản lý hoạt động truyền đạo trái pháp luật
85 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo; là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban.
- Thực hiện việc áp dụng chính sách đãi ngộ đối với những tổ chức, cá nhân tôn giáo.
- Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách đối với tôn giáo.
- Tham gia quản lý các khu di tích, danh lam, thắng cảnh có liên quan đến tôn giáo.
- Hướng dẫn tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản, cán bộ, công chức thuộc Ban theo phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh, nếu trước năm 2005, chỉ có 5 cán bộ, thì nay đã tăng lên 9, trong đó có 01 Trưởng ban, 02 phó ban (01 Phó ban kiêm Trưởng phòng) và 01 Trưởng phòng hành chính, còn lại là chuyên viên. Ở cấp huyện, trước đây chỉ có 01 lãnh đạo Văn phòng UBND huyện kiêm nhiệm, nay có đồng chí phó Phòng Nội vụ trực tiếp phụ trách công tác tôn giáo và 01 chuyên viên theo dõi giúp việc. Còn ở cấp xã, ngoài Phó Chủ tịch UBND phụ trách còn có đồng chí cán bộ Văn hoá hoặc MTTQ làm công tác tôn giáo.
Có thể nói, Ban tôn giáo Bắc Ninh, cũng như các tỉnh khác (cả Ban tôn giáo Chính phủ), trong thời gian qua đã có những biến đổi lớn về bộ máy, nhân sự. Trong đó đáng kể nhất là, từ một ban ngang với sở, thì nay là một bộ phận trực thuộc sở. Sự biến đổi đó đã tạo ra tâm trạng băn khoăn của một số ít người, nhất là những người giữ cương vị chủ chốt. Chúng tôi chia xẻ với các đồng chí đó, bởi không phải không có yếu tố hợp lý. Song về cơ bản, chúng tôi cho rằng, sự biến đổi đó là khởi đầu của những cải cách bộ máy làm công tác QLNN đối với tôn giáo, để nó có chất lượng cao hơn, có hiệu lực rõ ràng hơn và có hiệu quả tốt hơn. Đó là chưa nói, công tác QLNN đối với tôn giáo, nếu hiểu theo nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp thì không thể chỉ do một Ban tôn giáo đảm đương. Sự biến động theo chiều hướng phát triển chất lượng của bộ máy QLNN về tôn giáo, theo cảm nhận của chúng tôi, đã và đang được thể hiện từ Ban tôn giáo Chính phủ, khi mà cán bộ được tăng cường có chất lượng hơn, một số chức năng được mở rộng và đi vào chiều sâu hơn, điều kiện làm việc tốt hơn... Ban tôn giáo Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo và Viện nghiên cứu chính sách tôn giáo.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH
2.2.1. Quản lý về hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự
Về nguyên tắc, Nhà nước ta bảo hộ các tài sản hợp pháp của tôn giáo, nghiêm cấm việc xâm phạm đến tài sản đó. Đối với đất đai có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng, gồm đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo..., được Nhà nước cho phép hoạt động và được sử dụng ổn định lâu dài. Vấn đề là, việc quản lý sử dụng phải tuân thủ theo quy định của Luật đất đai và của Chỉ thị 1940 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng này tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trong những năm qua, công tác QLNN đối với hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự ở tỉnh Bắc Ninh luôn được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, đảm bảo cho các tôn giáo có cơ sở và điều kiện hành đạo. Ban Tôn giáo tỉnh đã tham mưu cho UBND giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng, nâng cấp... cơ sở tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo.
Từ năm 2003 đến nay, ngành công tác tôn giáo tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan chức năng cho phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hơn 100 cơ sở thờ tự và cơ sở tín ngưỡng dân gian. Ví như, cho xây dựng tượng phật Adi đà trên núi Phật tích; xây dựng Tam bảo chùa Đại Thành, trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; trùng tu, xây dựng thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm, Gia Bình của thôn; xây dựng công trình tôn tạo chùa Đại Giác, khu Bồ Sơn, phường Võ Cường, TP.Bắc Ninh; cho phép Tỉnh hội Phật giáo làm lễ rước tượng lên Tam Bảo chùa Đại Thành. Ban tôn giáo tỉnh đã nghiên cứu hồ sơ xin xây dựng chùa của Đại đức Thích Tâm Quán, trụ trì chùa Diên Quan, thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ. Sau khi xem xét, đã chỉ cho phép cải tạo sửa chữa chùa cũ và xây dựng nhà tổ trên diện tích khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho phép xây dựng nhà tạm trong khuôn viên chùa. Ban tôn giáo cũng đã xem xét, giải quyết đề nghị của Đại đức Thích Đức Thiện, chùa Phật Tích xin phép xây dựng Tháp xá lợi Phật trên đỉnh Non tiên núi Phật Tích. Công trình gồm 13 tầng, cao 45m, nguồn vốn đầu tư 11 tỷ đồng. Ban cũng xem xét đề nghị xin xây dựng chùa Dạm tại một phần đất của dự án khu vui chơi, thể thao, nhà nghỉ và khi thấy đây là đất của công ty được Nhà nước cho thuê, một phần mở rộng về phía chân núi Dạm, đất chưa được thuê và chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng và không đồng ý với đề nghị đó. Ban tôn giáo còn xem xét và cho phép Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Tỉnh hội Phật giáo và trường Trung cấp Phật học tại xã Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, với diện tích mở rộng là 2 ha; cho phép nhân dân thôn Phương Triện, xã Đại Lai xây dựng lại và cho mở rộng diện tích đất Đình làng; có ý kiến về việc xây dựng chùa Cả, thôn Hương Triện, xã Nhân Thắng; chùa Linh Ứng, thôn Huề Đông, xã Đại Lai.
Ban tôn giáo Bắc Ninh có ý kiến về việc đạo Công giáo xây dựng tượng Đức mẹ tại thôn Nam Viên; cho phép họ đạo Phượng Giáo, thị trấn Thứa, Lương Tài; họ đạo Ngọc Cục, xã Tân Lãng, Lương Tài xây dựng, cải tạo gian Cung thánh, phòng khách nhà thờ họ; cho phép họ giáo Trà Sơn, xã Liên Bão, Tiên Du sửa chữa nhà thờ, xây dựng gác chuông trên nền đất cũ.
Nhìn chung, công tác quản lý đối với hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 11/209/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, công tác này ở một số cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn buông lỏng, nên có nơi tổ chức tôn giáo khi xây dựng đã không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý. Trong năm 2009, đã có 10 cơ sở thờ tự không xin phép xây dựng và sửa chữa, như các chùa Quang Đổ, xã Đình Bảng; Cảm Ứng Tự, thôn Nghĩa Lập, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn; Lương Đống, thôn Dực Vi, xã Hoài Thượng. Nhà thờ họ Công giáo Nam Viên, xã Lạc Vệ, Tiên Du đã sửa chữa năm 2007, nay lại xây dựng tượng Đức mẹ Maria trên phần đất không thuộc của nhà thờ; họ giáo Từ Phong, xã Cách Bi, Quế Võ xây dựng nhà khách khi chưa đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo quy định...
Năm 2010, có 33 cơ sở thờ tự của Phật giáo tiến hành xây dựng sửa chữa, trong đó có 11 cơ sở không xin phép.
2.2.2. Quản lý đối với việc phong chức, phong phẩm và hoạt động thuyên chuyển của các chức sắc
Theo quy định, việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo và Nhà nước không can thiệp, mà chỉ đề ra các điều kiện để tổ chức tôn giáo lựa chọn quyết định. Trường hợp chức sắc, nhà tu hành bị tổ chức tôn giáo cách chức, bãi nhiệm thì cần thông báo với chính quyền địa phương. Về thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với UBND cấp huyện nơi đi và đăng ký với UBND cấp huyện nơi đến.
Công tác QLNN đối với hoạt động tiếp nhận, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo đúng tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể, năm 2008, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã đồng ý tiếp nhận 04 nhà sư thuyên chuyển về hành đạo tại Bắc Ninh. Toà Giám mục Bắc Ninh đã tổ chức lễ truyền chức linh mục cho 08 tu sỹ thuộc giáo phận Bắc Ninh, trong đó tỉnh Bắc Ninh có 03 tu sỹ; thuyên chuyển 02 linh mục về làm mục vụ tại xứ Lai Tê và Phó xứ Tử Nê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài.
Năm 2009, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã bổ nhiệm 09 trường hợp tăng ni, tiếp nhận 2 tỷ khưu ni xin về hành đạo tại Bắc Ninh; bổ nhiệm Đại đức Thích Thanh Tuân, Phó Chánh thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Trưởng ban đại diện Phật giáo huyện Lương Tài, trụ trì chùa Bồ Sơn về kiêm nhiệm trụ trì chùa Ném Thượng, TP.Bắc Ninh; thuyên chuyển sư cô Thích Đàm Vượng, chùa Chọi, TP.Bắc Ninh về tu học tại chùa Tiên, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của 09 Linh mục trong giáo phận Bắc Ninh; làm lễ truyền chức linh mục cho 08 tu sỹ.
Năm 2010, Tỉnh hội Phật giáo Bắc Ninh đã bổ nhiệm trụ trì cho 09 trường hợp tăng ni xin thuyên chuyển giữa các chùa trong tỉnh và từ nơi khác về hành đạo tại Bắc Ninh.
Bên cạnh những kết quả trên, việc thuyên chuyển, đón sư về trụ trì ở một số địa phương vẫn có tình trạng không tuân thủ, hoặc bỏ qua các quy định của pháp luật, tự ý đón sư về trụ trì không có sự chấp thuận của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ban đại diện Phật giáo các huyện, gây bức xúc, dị nghị trong nhân dân.
Năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 231 sư trụ trì hợp pháp, 62 vị chưa đủ thủ tục; năm 2010, có 242 sư trụ trì hợp pháp, 80 vị chưa hợp pháp Trong khi đó, việc phát hiện, uốn nắn, ngăn chặn việc làm đó của chính quyền cơ sở chưa sâu sát, thiếu cương quyết và việc hướng dẫn cho đối tượng thuyên chuyển cũng chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế.
2.2.3. Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc
Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ đã Cho phép Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức 03 trường hạ tại 03 điểm Chùa Đại Thành, Chùa Dâu, Chùa Tiên và chuyển trường Trung cấp Phật học về chùa Đại Thành - trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Bắc Ninh. Đến nay, Trường Trung cấp Phật học Bắc Ninh đã mở được 02 khóa đào tạo, khóa I đã tốt nghiệp 36 vị, khóa II có 27 vị đang theo học; đã có 07 vị tăng ni tốt nghiệp khóa IV Học viện Phật giáo.
Theo đề nghị của Tỉnh hội Phật giáo và Toà giám mục Bắc ninh, năm 2009 UBND tỉnh đã chấp thuận và tạo điều kiện cho 09 chức sắc Phật giáo theo học tại Học viện Phật giáo và 03 chủng sinh theo học tại Đại Chủng viện.
Ban Tôn giáo phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề “công tác hành chính trong Phật giáo” cho tất cả tăng ni trên địa bàn tỉnh và cho lãnh đạo, chuyên viên làm công tác QLNN về tôn giáo ở cấp huyện. Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật, qui định về hoạt động tôn giáo, thể thức hành chính của một số loại văn bản có liên quan. Từ đó đã tạo ra sự thống nhất nhận thức trong chức sắc, tín đồ tôn giáo và hạn chế những vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về các hoạt động tôn giáo.
Ban tôn giáo chấp thuận cho Giáo phận Bắc Ninh tổ chức tập huấn giáo lý viên và huynh trưởng của các xứ, họ đạo trong giáo phận tại Tòa giám mục Bắc Ninh, với trên 400 học viên ghi danh tham dự trong 5 khóa.
2.2.4. Công tác quản lý đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo
Đảng và Nhà nước ta khuyến khích chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và với quy định của pháp luật. Điều đó được quy định rõ ở điều 19 Luật phòng, chống HIV, AIDS và điều 28, điều 33, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Căn cứ vào đó, Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh tạo điều kiện để các chức sắc tôn giáo thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo, ủng hộ tài chính, vật phẩm cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai.
Năm 2008, tăng ni, phật tử tỉnh Bắc Ninh đã thăm hỏi, trao tặng 600 suất quà, mỗi suất trị giá 300.000đ, cho đồng bào vùng bị lũ lụt tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Trong đêm Nôel, tại nhà thờ Chính toà Bắc Ninh, các nhà hảo tâm và giáo dân lẫn lương dân, đã ủng hộ, quyên góp được 5.500.000đ để giúp các cháu học sinh nghèo vượt khó thuộc TP.Bắc Ninh. Toà giám mục Bắc Ninh còn phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh từ thiện về mắt cho 1.047 lượt bệnh nhân, trong đó có 88 bệnh nhân được phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, 250 bệnh nhân được mổ mộng mắt, ghép giác mạc.
Trong năm 2009, Ban Từ thiện xã hội, Hội phật giáo tỉnh đã đi thăm và chúc tết các thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành, hội viên Hội người mù TP.Bắc Ninh, các cháu trường mồ côi và khuyết tật, với gần 400 suất quà, mỗi suất 300.000 đồng. Nhân dịp Đại lễ Phật đản PL 2553 – DL 2009, Ban Từ thiện xã hội đã tặng quà cho các cháu ở trại trẻ mồ côi, tàn tật, số tiền trị giá 5 triệu đồng. Một số Ban Đại diện Phật giáo huyện phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức thăm tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tiêu biểu là Ban Đại diện Phật giáo huyện Yên Phong thăm, tặng quà cho 22 đối tượng với tổng số tiền là 8 triệu đồng. Còn Tòa Giám mục Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm phòng chống bệnh về mắt tỉnh, khám và thay thủy tinh thể miễn phí cho 500 bà con Công giáo và lương dân trong toàn Giáo phận Bắc Ninh. Nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ, Ban Trị sự phật giáo tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ thành phố Bắc Ninh, MTTQ phường Đáp Cầu và thị xã Từ Sơn tổ chức đoàn đại biểu các tăng ni đi thăm viếng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, tổ chức lễ Cầu siêu cho các anh linh liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Năm 2010, Ban Tôn giáo đã tạo điều kiện cho chức sắc Phật giáo tặng gần 800 suất quà cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn với tổng trị giá gần 240 triệu; tặng 50 xe lăn cho các thương binh tại Trại điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành và tặng quà cho các cháu tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi khuyết tật của tỉnh, với gần 200 triệu đồng. Tăng, Ni, Phật tử trong tỉnh tổ chức các đoàn quyên góp đến giúp đỡ đồng bào các tỉnh Miền Trung: Đại Đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích, phối hợp với Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tặng 600 xuất quà trị giá 24 triệu đồng cho các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và thăm tặng 200 suất quà, trị giá 60 triệu đồng cho một số địa phương thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đoàn tăng ni và Phật tử chùa Quang Minh, khu Đỗ xá, TP.Bắc Ninh do sư thầy Thích Đàm Chân làm trưởng đoàn đến thăm và tặng 300 xuất quà (mỗi xuất 10kg gạo, 100.000đồng, một số quần áo, sách vở, cho xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà tĩnh. Đoàn Ban Từ thiện- Xã hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh do Đại Đức Thích Thiện Hạnh, Trưởng ban, làm trưởng đoàn, phối hợp với Công ty Kim loại mầu Bắc Hà thăm tặng 600 suất quà, trị giá 36 triệu đồng cho một số địa phương tỉnh Nghệ An, Quảng Bình
2.2.5. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo, những năm qua, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các cơ quan hữu quan và UBND các huyện, thị xã giải quyết có hiệu quả một số vụ khiếu kiện về đất đai của đạo Công giáo và đơn tố cáo của tín đồ Phật tử đối với một vài tăng ni vi phạm giới luật. Đó là, mâu thuẫn giữa nhà sư Thích Đàm Thuận với một bộ phận nhân dân trong thôn Thượng Thôn, xã Đông Tiến; mâu thuẫn giữa nhà sư Thích Đàm Khang, chùa Mẫn Xá, xã Long Châu, Yên Phong, với một bộ phận nhân dân trong thôn; mâu thuẫn giữa nhà sư Thích Đàm Khôi chùa Phù Lưu với công ty Kim Long và Công ty Phúc Anh, xã Tân Hồng, Từ Sơn. Giải quyết việc họ giáo Ngọc Khám, xã Gia Đông, Thuận Thành; Nguyệt Cầu, xã Tam Giang, Yên Phong khiếu nại về đất đai nhà thờ; đơn của ông Trần Thanh Lịch, phường Ninh Xá, TP.Bắc Ninh về việc đề nghị linh mục Trần Đăng Can trả số tiền vay để xây dựng nhà thờ Tử Nê.
Năm 2009, Ban Tôn giáo đã tiếp nhận 04 đơn thư khiếu nại tố cáo, trong đó có 02 đơn về đất đai và 02 về sinh hoạt tôn giáo. Ban Tôn giáo phối hợp với UBND, Phòng Nội vụ các huyện xem xét, giải quyết các khiếu kiện, như sư trụ trì chùa Lương Đống, xã Dực Vi; mâu thuẫn nội bộ Giáo hội Công giáo và một số kiến nghị của giáo dân thuộc xứ Tử Nê, xã Tân Lãng, Lương Tài
Về hạn chế của nội dung quản lý này, đáng kể nhất là ở công tác tuyên truyền phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, còn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, nhất là tín đồ, chức sắc tôn giáo. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố triển khai Quyết định số 11, ngày 22/1/2009, của UBND tỉnh, hướng dẫn số 101 của Sở Nội vụ về một số việc thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo chỉ triển khai bằng văn bản, mà không tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khiếu kiện, khiếu nại, xây dựng, sửa chữa, thuyên chuyển hoạt động của chức sắc tôn giáo không đúng qui định của pháp luật.
2.2.6. Quản lý hoạt động truyền đạo trái pháp luật
Hiện nay ở Bắc Ninh, các đối tượng truyền đạo Tin lành đã và đang lén lút về truyền đạo; hoạt động tôn giáo trái phép vẫn diễn ra có phần phức tạp hơn. Việc truyền đạo Tin lành trái phép đã gây chia rẽ, mất đoàn kết trong dòng họ, gia đình, làng xóm láng giềng,... do đạo không thờ cúng tổ tiên, trái với truyền thống văn hoá dân tộc, gây mất ổn định trật tự xã hội, an ninh ở địa phương.
Trước tình hình đó, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng, với các đoàn thể nhân dân, nắm bắt tình hình và có biện pháp giải quyết tích cực. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo; chỉ đạo các cơ sở có điểm nhóm truyền đạo Tin lành trái phép thống kê, rà soát, phân loại các đối tượng truyền đạo, học đạo và theo đạo để có biện pháp giải quyết phù hợp.
Qua công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh với các đối tượng truyền đạo trái phép, cùng với công tác tuyên truyền vận động các đối tượng theo đạo và học đạo; nhìn chung các đối tượng đã nhận thức được việc mình làm là chưa đúng với pháp luật, trái với văn hoá truyền thống địa phương. Họ đã tự nguyện nộp các tài liệu tuyên truyền, lập lại bàn thờ tổ tiên và cam kết không tái phạm, thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Theo đó, phạm vi truyền đạo trái phép cũng như ảnh hưởng của đạo Tin lành được khống chế, không lan rộng. Hoạt động truyền đạo của các điểm nhóm Tin lành tại các địa phương như các điểm nhóm ở xã Đại Bái, Gia Bình; Trần Xá - Yên Trung huyện Yên Phong; xã Quảng Phú, Lương Tài; xã Xuân Lâm, xã Hà Mãn, thôn Nghi Khúc xã An Bình, Thuận Thành; xã Nam Sơn, phường Vũ Ninh, Trung tâm phục hồi chức năng Khu I Thị Cầu, TP.Bắc Ninh, đến nay cơ bản đã được giải quyết, không thấy xuất hiện truyền đạo trở lại.
Trải qua thực tế, đã làm cho trình độ cũng như kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo được nâng lên, công tác QLNN đối với tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng, ngày càng đi vào nề nếp ổn định; hạn chế đến mức thấp nhất việc mất đoàn kết giữa người theo và không theo đạoTin lành, gây mất trật tự an ninh ở địa bàn.
Nội dung QLNN đối với hoạt động truyền đạo trái phép cũng bộc lộ những hạn chế như, khi đạo Tin lành truyền trái phép trên địa bàn, công tác quản lý của các cấp chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở không phát hiện kịp thời, nắm bắt tình hình chậm, thiếu cụ thể, khi phát hiện không báo cáo kịp thời đến cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo; biện pháp giải quyết còn cứng nhắc, dễ bị hiểu lầm
2.2.7. Quản lý các hoạt động khác
Cùng với việc quản lý các hoạt động như đã nêu ở trên, Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh còn quan tâm quản lý một số hoạt động khác của tôn giáo. Đó là:
Cho phép các chức sắc, tu sỹ xuất cảnh sang các nước. Năm 2009, cho phép 03 chức sắc xuất cảnh sang các nước; cho phép các tôn giáo tổ chức các ngày lễ trọng như Lễ Phật đản, Lễ Nôel, Lễ Phục sinh, Lễ Chúa thành thần hiện xuống và các lễ hội tín ngưỡng dân gian; cho phép Đại Đức Thích Đức Thiện - Trụ trì tại chùa Phật Tích trưng bày tượng Phật Ngọc Hoà bình thế giới và tổ chức Đại lễ cầu Quốc thái dân an; cho phép Ban Trị sự tổ chức toạ đàm: Phật giáo với văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân trong thời kỳ hội nhập với hơn 200 doanh nhân tham dự; chấp thuận cho nhà thờ Chính toà Bắc Ninh tổ chức tuần lễ Đại Phúc ở giáo xứ Bắc Ninh và một số xứ, họ đạo lân cận: Cẩm Giang, Dũng Vi, Đồng Lạng, Nam Viên
Ngoài ra, Ban tôn giáo tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện nắm việc tuyên truyền trái phép đạo Tin lành; việc giáo dân ra Hà Nội cầu nguyện tại 42 Nhà Chung và nhà thờ xứ Thái Hà để có hướng giải quyết; nắm tình hình tổ chức Lễ Phật đản, lễ Noel, lễ truyền chức linh mục; ra văn bản nhắc nhở Toà giám mục Bắc Ninh trong việc Tổng giám Mục Ngô Quang Kiệt ra quyết định thành lập xứ Phượng Giáo trái quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-Cp của Chính phủ; thống kê tình hình nhập tu trái phép, chưa đủ thủ tục, những cơ sở thờ tự xây dựng không xin phép và đưa ra phương hướng giải quyết
2.2.8. Công tác phối hợp
Để công tác QLNN đối với tôn giáo có hiệu lực và hiệu quả, Ban tôn giáo tỉnh luôn quan tâm đến công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để triển khai công việc. Theo đó đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát, lập hồ sơ đất các cơ sở thờ tự tôn giáo để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 446 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở là nhà thờ của đạo Công giáo và 429 cơ sở của đạo Phật.
Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân và UBND các huyện, thị tổ chức truyền đạt nội dung Nghị quyết TW 7 (phần 2) về công tác tôn giáo cho các vị chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo. Cũng vậy, đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ công tác tôn giáo đến các cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trưởng thôn, khu phố, đại diện người cao tuổi. Đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo.
Phối hợp với Sở Văn hoá, thông tin chỉ đạo các huyện, thành phố hướng dẫn để các cơ sở tôn giáo tổ chức các lẽ hội đảm bảo theo đúng quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Quy chế lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí; chú trọng những nội dung có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho cộng đồng dân cư.
Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã rà soát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo theo mục tiêu chung của tỉnh ở vùng có đông tín đồ tôn giáo để có hướng giải quyết phù hợp.
Phối hợp với Ban dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể hướng dẫn, vận động, giúp đỡ các chức sắc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Phối hợp với Sở Văn hóa- Thông tin, với Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, vận động tín đồ tôn giáo sống “Tốt đời- đẹp đạo”; xây dựng qui ước thôn, làng, khu phố gắn với nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với quê hương, đất nước; chủ động nắm, phát hiện và có biện pháp đối với tệ nạn mê tín dị đoan và các hủ tục.
Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa và UBND các huyện, thị xã thống kê, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng theo qui định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán, định mức kinh phí thường xuyên và có khoản kinh phí đặc thù đảm bảo cho công tác tôn giáo; hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài chính ở các cơ sở tôn giáo, các dự án liên quan đến tôn giáo đảm bảo đúng mục đích và đoàn kết ở cơ sở.
Phối hợp với Công an tỉnh và MTTQ tỉnh đẩy mạnh phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các phần tử xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại an ninh quốc gia, gây mất trật tự xã hội.
Ban Tôn giáo đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh phổ biến lồng ghép hoặc tổ chức quán triệt chuyên đề riêng về Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Ban Tôn giáo còn phối hợp với đài phát thanh, truyền hình tỉnh, báo Bắc Ninh, tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn vào những thời điểm có các ngày lễ của các tôn giáo; xuất bản Bản tin tôn giáo Bắc Ninh, coi đây là phương tiện quan trọng để tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh và Nghị định tới các cơ sở. Các hình thức tuyên truyền trên đã có tác dụng rất sâu rộng tới chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo.
Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Thường trực Uỷ ban đoàn kết Công giáo tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_ton_g.doc