TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ.10
LỜI MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu các công trình.2
3. Mục đích nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .4
6. Phương pháp nghiên cứu:.5
7. Cấu trúc của luận văn .5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .6
1.1.1 Khái niệm .6
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập .7
1.1.3. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập.9
1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh tế .11
1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .12
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính đối với ĐVSNCL.12
1.2.2. Phân cấp trong công tác quản lý tài chính tại các ĐVSN .13
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập .13
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công
lập .15
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI ĐVSNCL .17
1.3.1 Sự đầy đủ, cập nhật hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính tại
ĐVSNCL .17
1.3.2 Sự phù hợp, tuân thủ quy trình quản lý tài chính tại ĐVSNCL.18
1.3.3 Hiệu quả quản lý nguồn thu, chi tại ĐVSNCL .18
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính phục vụ hoạt động đào tạo tại học viện chính trị khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
1. Nguồn thu từ
ngân sách Nhà
nước cấp
100.211 66,8 84.250 64,2 84.045 64
39
- Nguồn ngân sách
Nhà nước cấp chi
tiêu thường xuyên
61.063 40,7 58.563 44,6 63.290 38,2
- Nguồn ngân sách
Nhà nước cấp chi
tiêu cho các hoạt
động không thường
xuyên
39.148 26,1 25.687 19,56 20.755 15,8
2. Nguồn thu sự
nghiệp
49.760 33,2 47.014 35,8 47.755 36
Tổng nguồn tài
chính (1+2)
149.971 100 131.264 100 131.800 100
Nguồn Báo cáo tài chính Học viện Chính trị khu vực I
Nguồn từ Ngân sách nhà nước: Quản lý nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp,
đặc biệt là NSNN là thực hiện đầy đủ các khâu trong quy đình để đảm bảo huy động
được tối đa các nguồn thu. HVCT KVI là ĐVSNCL thuộc đơn vị hạch toán cấp 3, tự
đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên nên nguồn thu chủ yếu là từ
NSNN. NSNN đầu tư cho HVCT KVI là chi cho những hoạt động thường xuyên: (i)
Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo theo chức danh, chi
đào tạo lại cán bộ, đào tạo học viên quốc tế; (ii) Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH
cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột
xuất được cấp có thẩm quyền giao, kinh phí được cấp theo chế độ đặt hàng để thực
hiện các nhiệm vụ của Nhà nước; (iii) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo. Ngoài ra, với định mức phân bổ ngân
sách hàng năm, Học viện đảm bảo được các khoản chi cho cán bộ, viên chức bao gồm
chi các khoản lương, phụ cấp, nghiệp vụ chuyên môn phục vụ hoạt động đào tạo.
40
Hình 2.1: Tỷ trọng các nguồn NSNN, NTSN tại HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo tài chính HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017)
Qua hình 2.1 và bảng 2.4 ta thấy diễn biến tỷ trọng nguồn NSNN trong giai đoạn
2015-2017 cũng đã giảm dần đi và nguồn thu sự nghiệp tăng lên. Với đặc thù là một
đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo nhưng nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ từ
lĩnh vực này của Học viện này vẫn còn khiêm tốn, cụ thể năm 2015, nguồn NSNN là
100.211 triệu đồng chiếm 66,8% so với tổng nguồn tài chính, trong khi đó nguồn thu
sự nghiệp là 49.760 triệu đồng chiếm 33,2%, tương tự như vậy, năm 2017 nguồn
NSNN được cấp chiếm 64% và NTSN chiếm 36%, có thể thấy giai đoạn 2015-2017,
HVCT KVI đã từng bước chủ động trong việc tự chủ tài chính, tăng nguồn thu cho
đơn vị nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, giảm bớt gánh nặng
cho NSNN.
Nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nước
Bảng 2.5: Nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nƣớc tại HVCT KVI,
giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016
Ƣớc thực hiện
Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
2015 2016 2017
NSNN
NTSN
TONG CONG
41
Tổng nguồn thu
ngoài NSNN 49.760 100 47.014 100 47.755 100
Thu từ phí, lệ phí 224 0,45 107 0,27 126 0,26
Thu từ học phí chính
quy 2,070 4,16 2.334 4.96 3.591 7,52
Thu từ học phí phi
chính quy 39.383 79,15 39.329 83,6 39.780 83,3
Thu khác 8.083 16,24 5.243 11,15 4.258 8,91
Tỷ lệ tăng qua các
năm của tổng nguồn
thu ngoài NSNN
(năm sau so với năm
trước) (%)
-2.746 -5,5 741 1.58
Nguồn: Báo cáo tài chính tại HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017
Điều 61 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục nhấn mạnh “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho
giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác” nghĩa là Nhà nước cho ph p huy động
mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển đào tạo, bồi dưỡng nhằm chia sẻ gánh nặng
đối với Ngân sách nhà nước. Tại HVCT KVI, nguồn kinh phí từ học phí và lệ phí đã
góp phần tăng cường kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo. Các khoản thu lệ phí
tuyển sinh, thu học phí cao học đơn vị đã thực hiện theo các Thông tư liên tịch số
25/2013/TTLT-BTC- GDĐT ngày 11/2/2013 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập qua các năm học; thu học phí hợp đồng các lớp cao cấp lý luận
chính trị hệ không tập trung theo Quyết định của Giám đốc HVCTQG HCM về việc
ban hành định mức học phí đào tạo đại học, sau đại học và cao cấp lý luận chính trị hệ
không tập trung qua các năm học; các khoản thu khác căn cứ nội dung chi đơn vị lập
tổng dự toán để làm cơ sở cho việc quy định mức thu.
Các khoản thu từ phí, lệ phí là các khoản thu từ tuyển sinh đầu vào sau đại học
của 04 chuyên ngành là Quản lý kinh tế, Lịch sử Đảng CSVN, Triết học, Kinh tế chính
trị được căn cứ theo Thông tư số 25/2013/TTLT-BTC- GDĐT ngày 08 tháng 03 năm
2013 về việc sửa đổi Thông tư số 21/2010/TTLT- BTC- GDĐT ngày 11 tháng 02
42
năm 2010 Quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển, lệ phí tuyển sinh cao
học. Năm 2017, nguồn thu từ phí, lệ phí đạt 126 triệu đông.
Các khoản thu từ học phí của các lớp sau đại học, học các lớp học bổ sung kiến
thức, ôn thi cao học, các lớp kiểm tra tiếng Anh B1 được thực hiện theo Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách
miễn giảm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-
2021; Quyết định số 4939/QĐ-HVCTQG của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia
về việc ban hành mức thu học phí đào tạo đại học, sau đại học và cao cấp lý luận chính
trị hệ tại chức từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Ước thực hiện năm
2017, tổng số học phí thu được từ đào tạo sau đại học là 3.591 triệu đồng (chi tiết
nguồn thu bảng 2.6)
Các khoản thu học phí phi chính quy là các khoản thu của các lớp cao cấp không
tập trung theo quy định của Học viện, được thực hiện theo Quyết định số 4939/QĐ-
HVCTQG. Đối với các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung, năm 2017 số
lớp cao cấp lý luận chính trị không tập trung cũ chuyển qua từ năm học 2015-2017 và
2016-2018 khoảng 46 lớp với khoảng 4000 học viên. Chỉ tiêu chiêu sinh trong năm
2016 - 2017 là 23 lớp với khoảng 2.070 học viên. Ước thực hiện năm 2017, số tiền thu
từ học phí đào tạo tại chức là 39.780 triệu đồng, trong đó, học phí chuyển sang của
khóa 2014-2016 là 1.471 triệu đồng, khóa 2015-2017 là 10.807 triệu đồng, khóa 2016-
2018 là 18.955 triệu đồng, khóa 2017-2019 là 8.547 triệu đồng
Các khoản thu khác năm 2017 đạt 4.258 triệu đồng là thu từ thanh lý tài sản và
thu khác theo nhiệm vụ được giao... Ngoài ra còn có thu tiền bán Tạp chí Giáo dục lý
luận và một số các khoản thu hỗ trợ khác.
Theo Luật Giáo dục, học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải
nộp cho cơ sở giáo dục để bù đắp chi phí đào tạo. HVCT KVI được quyền chủ động
xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ
phí tuyển sinh do Chính phủ quy định. Cụ thể, năm 2015, nguồn thu ngoài Ngân sách
nhà nước là 49.760 triệu đồng. Năm 2016, nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nước là
43
47.014 triệu đồng giảm 5,5% so với năm 2015 là do thu hồi, chấm dứt hợp đồng các
quầy quán dịch vụ (06 ki ốt) tại 178 Tây Sơn, Đống Đa để thực hiện phương án sắp
xếp lại các cơ sở nhà, đất theo Công văn số 217/HVCTQG-KHTC của HCTQG HCM,
đến năm 2017 là 47.755 triệu đồng tăng một chút so với năm 2016 là do nguồn thu từ
học phí chính quy và phi chính quy chiếm tỷ trọng cao hơn.
Bảng 2.6: Chi tiết nguồn thu
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Nội dung
Số
lượng
học
viên,
sinh
viên
Số
tháng
học
trong
năm
2017
Định
mức thu
học phí
thu theo
tháng
hoặc tín
chỉ
Số tiền
Ghi
chú
Tổng thu 47.755
I 3.869
-
Số học viên ra trường năm
2015-2017
53 5 1,050 278
-
Số học viên chuyển tiếp từ
năm 2016-2018 (đợt 2)
124 10 1,050 1.302
(60 tín
chỉ)
-
Số học viên nhập học năm
2017-2019 (đợt 1)
173 10 1,162 2.011
(60 tín
chỉ)
II Thu lệ phí tuyển sinh 126
III Thu đào tạo tại chức 39.780
- Khóa 2014-2016 2430 24 1.471
- Khóa 2015-2017 2070 23 10.807
- Khóa 2016-2018 2070 23 18.955
- Khóa 2017-2019 1678 18 8.547
III
Thu sự nghiệp khác: thanh
lý tài sản, thu khác
4.258
Nguồn:- Báo cáo của Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Học viện Chính trị khu vực I -
Nguồn thu năm 2017 - Số liệu ước thực hiện
* Quản lý chi tại Học viện Chính trị khu vực I
44
Quản lý chi từ nguồn NSNN cấp: Với đặc điểm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đảng và Nhà nước nên các nội dung chi thường xuyên tại
HVCT KVI từ nguồn NSNN là (i) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ học cao cấp lý luận chính
trị hệ tập trung theo chỉ tiêu được giao hàng năm; (ii) các hoạt động đào tạo sau đại
học; (iii) các dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, sách báo: đây là khoản chi thanh
toán theo thực tế như điện, nước, internet, xăng xe mà Học viện sử dụng và xây dựng
định mức khoán cho từng đơn vị như văn ph ng phẩm, khoán km sử dụng ô tô của
từng đầu xe, công tác phí... Qua thực tế cho thấy, việc khoán kinh phí là cơ sở để tiết
kiệm chi ngân sách, số chênh lệch sẽ được bổ sung vào các quỹ phúc lợi làm tăng
thêm cho thu nhập của cán bộ viên chức. Điều đó c n nâng cao ý thức của cán bộ, viên
chức thực hiện chương trình tiết kiệm, chống lãng phí. Các khoản chi từ nguồn NSNN
được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ đối với
nguồn kinh phí thường xuyên và với nguồn kinh phí không thường xuyên.
Thực hiện chế độ, định mức đối với các khoản chi thường xuyên
Chi thanh toán cho cá nhân: là các khoản lương, phụ cấp lương thưởng, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chi lương, phụ cấp lương: Học viện thực hiện chi lương và phụ cấp lương cho
cán bộ, viên chức dựa trên Thông tư 02/2017/TT- NV hướng dẫn thực hiện mức
lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và hội. Theo đó,
cách tính lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức nhà nước tính từ ngày
1/7/2017 như sau:
* Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày
01 tháng 7 năm 2017
=
Mức lương cơ sở
1.300.000 đồng/tháng)
x
Hệ số lương hiện
hưởng
* Công thức tính mức phụ cấp:
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức lương thực hiện từ ngày
01 tháng 7 năm 2017
=
Mức lương cơ sở
1.300.000 đồng/tháng)
x
Hệ số phụ cấp hiện
hưởng
45
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp
chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp
thực hiện từ
ngày 01 tháng
7 năm 2017
=
Mức lương
thực hiện từ
ngày 01 tháng
7 năm 2017
+
Mức phụ cấp chức vụ
lãnh đạo thực hiện từ
ngày 01 tháng 7 năm
2017(nếu có)
+
Mức phụ cấp thâm
niên vượt khung
thực hiện từ ngày 01
tháng 07 năm 2017
(nếu có)
x
Tỷ lệ % phụ
cấp được
hưởng theo
quy định
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo
quy định hiện hành. Trước đó, năm 2016 Học viện thực hiện chi lương và phụ cấp
theo Thông tư 05/2016/TT-BNV với mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng.
Do đơn vị thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp giáo dục nên đối với các giảng viên,
ngoài tiền lương được hưởng theo hệ, bậc quy định, c n được hưởng thêm phụ cấp
45% so với hệ số lương, tiền đứng lớp. Ngoài ra, Học viện đã cân đối từ nguồn NSNN
đảm bảo và nguồn thu tại đơn vị chi hỗ trợ cho các cán bộ phục vụ giảng dạy khối
hành chính được hưởng phụ cấp này là từ 30% so với hệ số lương cơ bản. Ngoài ra,
Học viện cấp phát tiền trợ cấp ăn trưa, trợ cấp ổn định thu nhập hàng tháng 900.000
đ/người, trợ cấp các ngày lễ tết cho cán bộ nhân viên theo thông báo của Ban Tổ chức
Trung ương và HVCTQG HCM, tính trung bình chi 1 triệu đồng/người/đợt.
+ Chi phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thanh toán vượt giờ của giảng viên: Tiền
lương làm việc thêm giờ đang áp dụng tại Học viện cơ bản thực hiện theo các quy định
Bộ Luật lao động, tối đa không quá 200 giờ/năm. Đối với giảng viên, tất cả các hoạt
động giảng dạy các hệ đào tạo, đều được quy đổi về giờ chuẩn để làm cơ sở xác định
số giờ vượt định mức và thực hiện thanh toán vượt giờ. Việc xác định khối lượng giờ
vượt định mức được tính cho các giảng viên lên lớp theo Quyết định số 1336/QĐ-
HVCTKV I ngày 26/8/2016 về Quy định thời gian lên lớp hệ cao cấp lý luận chính trị
của giảng viên. Giảng viên được thanh toán tối đa không vượt giờ quá 200 giờ. Học
viện thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1144/HVCTQG-KHTC ngày 23 tháng
10 năm 2015 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc thực hiện chế độ
trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong hệ thống Học viện. Đối với số giờ vượt
trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ, Học viện thực hiện thanh toán từ nguồn thu
đào tạo không tập trung.
46
+ Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kinh phí công
đoàn. Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, người lao động đóng 10.5%
trên tổng số lương theo ngạch bậc cộng các khoản phụ cấp lương, người sử dụng lao
động đóng 23.5% .
+ Các khoản chi khác cho cá nhân: Học viện đã đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ
một số quy định cụ thể, trình tự thủ tục mức chi cho các nội dung như công tác phí, hỗ
trợ nghiên cứu thực tế, chế độ cho cán bộ cử đi đào tạo bồi dưỡng, chế độ nghỉ mát
của cán bộ, viên chức.
Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật
tư văn ph ng, trang phục, điện thoại, hội nghị, công tác phí, mua sách báo, đoàn ra đoàn
vào, thể dục thể thao, mua sắm sửa chữa tài sản.
+ Chi dịch vụ công cộng: Học viện đã thực hiện định mức khoán tiền điện, nước
cho từng học viên ở ký túc xá, ký hợp thuê khoán với các nhà cung cấp dịch vụ vệ
sinh, chăm sóc, bảo quản vườn hoa, cây cảnh Học viện nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ và giảm biên chế hành chính.
+ Chi thông tin tuyên truyền, văn ph ng phẩm: là các khoản cước phí điện thoại
trong nước, bưu chính, thuê bao đường điện thoại, phí internet. Học viện thực hiện
khoán định mức điện thoại, văn ph ng phẩm cho các phòng ban chức năng.
+ Các khoản công tác phí cho các bộ phận thường xuyên phải đi công tác theo
quy định như tiền vé máy bay tàu xe, phụ cấp công tác phí.
+ Chi đoàn ra, đoàn vào, dịch thuật: Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Học viện cũng được Nhà nước cấp nguồn ngân
sách để tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài, đồng thời đón các đoàn đối tác tới làm
việc tại Việt Nam. Tiền v máy bay, tàu xe, phương tiện đi lại, tiền ăn, ở, tiêu vặt... chi
theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT- TC, ngày 21 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác
ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí. Các đoàn ra phải có
trong kế hoạch và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức chi đúng quy
định hiện hành Nhà nước về quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, viên chức nhà
47
nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Nhà nước đảm bảo kinh phí. Chi phí các
đoàn vào thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT- TC, ngày 06 tháng 01 năm 2010
của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại
Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp
khách trong nước.
+ Chi mua tạp chí, sách, báo: Trung tâm Thông tin – Khoa học căn cứ vào đề
nghị hằng năm của các đơn vị, lập kế hoạch mua sách, tạp chí chuyên môn cho thư
viện, thực hiện lựa chọn nhà cung cấp theo quy định tại Thông tư 58/2016/TT-BTC
của Bộ Tài chính ngày 29 tháng 3 năm 2016.
+ Chi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: Mức chi hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao chi theo điều lệ các cuộc thi. Ban Quản lý đào tạo, Công đoàn,
Đoàn Thanh niên nghiên cứu việc tổ chức cho từng hoạt động, cuộc thi; lập kế hoạch
hoạt động hằng năm trình Giám đốc phê duyệt.
+ Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Tài sản cố định được trang bị qua các năm
ngày càng gia tăng, xuất phát từ đề nghị sửa chữa của các đơn vị sử dụng tài sản, việc
bảo trì, sửa chữa sẽ được tiến hành định kỳ hàng năm. Chi phí được tính theo giá hiện
hành của Nhà nước hoăc giá thực tế trên thị trường.
+ Chi chế độ, hỗ trợ khác: Chi hỗ trợ biên soạn quy định theo quy chế, hỗ trợ cho
các tổ thư ký, hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch, dự toán và công tác quản lý thực hiện
thu chi ngân sách quý, năm theo dự trù kinh phí được Giám đốc phê duyệt. Những
khoản chi này được thực hiện theo những quy định hiện hành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả, chống lãng phí.
Thực hiện chế độ, định mức đối với các khoản chi không thường xuyên
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ: Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập, trong những năm gần đây cơ sở vật
chất, kỹ thuật, trang thiết bị của Học viện đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp.
Đến nay, hệ thống giảng đường, thư viện, nhà ở học viên, nhà hiệu bộ, trang thiết bị
dạy học từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phục vụ học tập, giảng dạy,
nghiên cứu của Học viện. Mặc dù là nhóm chi chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng so với
48
yêu cầu phát triển Học viện cần phải đầu tư cơ sở vất chất đáp ứng yêu cầu công tác
dạy và học. Dự kiến từ nay đến năm 2020, các dự án đầu tư và phát triển cơ sở vật chất
gồm: 01 nhà Ký túc xá 15 tầng với trang thiết bị đồng bộ; 01 nhà đa năng: Nhà ăn kết
hợp câu lạc bộ; Nâng tầng nhà học chính A8 với trang thiết bị đồng bộ; Nâng tầng nhà
Thư viện; Cải tạo hệ thống cấp nước sinh hoạt; Cải tạo hệ thống điện chiếu sáng công
cộng; Mua sắm thiết bị tin học, phần mềm quản lý; Nâng cấp thư viện thành thư viện
điện tử, thư viện số.
+ Chi đào tạo sau đại học: Nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động này chủ
yếu để chi trả thù lao cho giảng viên, báo cáo viên, thầy hướng dẫn, hội đồng bảo vệ
luận văn, đề án...
+ Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ: Chế độ chi tiêu cụ thể, quy trình
thanh quyết toán đối với nhiệm vụ này được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
55/2015/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và
quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN, theo
đó, các khoản như: chi thù lao, công tác phí trong nước, tài liệu, hội thảo thì chủ nhiệm
đề tài, dự án được quyền quyết định các mức chi phù hợp. Đến nay, Học viện đã có
một cơ ngơi cơ sở vật chất khá khang trang, có trang thiết bị cơ bản có thể đảm bảo
được yêu cầu hiện tại của công tác NCKH phục vụ công tác đào tạo. Bên cạnh đó, Học
viện cần nỗ lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị với chất lượng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới, phát triển.
+ Chi đào tạo học viên Lào: Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo học viên Lào, các
chế độ, định mức chi về cơ bản vẫn áp dụng theo định mức chi theo Thông tư số
16/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ suất chi đào tạo học sinh Lào và học
sinh Campuchia học tập tại Việt Nam. Kinh phí cho học sinh Lào, một phần sẽ nhận
trực tiếp và một phần là do nhà trường quản lý để chi cho học tập, sinh hoạt. Ngoài ra,
NSNN cũng hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ ở vật chất, mua sắm tài sản, phương tiện phục
vụ học tập, sinh hoạt của học sinh.
49
Bảng 2.7: Cơ cấu chi nguồn ngân sách Nhà nƣớc đào tạo các hệ của HVCT KVI,
giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vi: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016
Ƣớc thực
hiện năm
2017
Tổng
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
- Chi thanh toán cá nhân 44.929 44.725 48.875 183.254
- Chi nghiệp vụ chuyên môn 26.122 21.667 21.199 90.655
- Chi khác 1.860 3.377 3.738 12.352
- Chi mua sắm sửa chữa lớn
tài sản
564 1.215 1.578 4.572
Tổng 290.833
Nguồn: Báo cáo tài chính tại HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017
Nhìn chung tổng số chi thực tế tại Học viện đều có xu hướng tăng lên, mức chi
thực tế ở các nhóm đều dựa trên dự toán, chế độ chính sách của Nhà nước, quy chế chi
tiêu nội bộ Học viện. Trong đó, chi thanh toán cá nhân chiếm 63% trong tổng số chi.
Việc tăng của nhóm chi này là do từ năm 2015-2017, Nhà nước đã thực hiện điều
chỉnh tiền lương tối thiểu 3 lần: từ 1.150.0000 đồng lên 1.210.000, từ tháng 7/2017,
tiền lương tối thiểu được áp dụng là 1.300.000 đồng. Ngoài ra, thực hiện theo hướng
dẫn số 38 HD/ TCTW ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương về
thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị, hàng tháng được
hưởng thấp nhất là 100% mức lương tối thiểu, do đó k o theo các khoản chi lương,
phụ cấp và các khoản chi theo lương cũng tăng theo. Đối với chi nghiệp vụ chuyên
môn, đây cũng là mục chi chiếm tỷ trọng lớn do tính chất quan trọng, đảm bảo phục vụ
duy trì hoạt động cho công tác chuyên môn, công tác giảng dạy.
Nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản: được sự quan tâm của Nhà nước, cơ sở
vật chất của Học viện được đầu tư đáng kể, tăng lên theo các năm. Tuy nhiên, hiện nay
vẫn còn một số công trình, dự án khu giảng đường, ký túc xá đã xuống cấp ảnh hưởng
đến công tác học tập, nghiên cứu và nhu cầu sinh hoạt của học viên và sinh viên cần
50
phải cải tạo, sửa chữa. Đối với việc trang bị, đầu tư cơ sở vật chất Học viện luôn đảm
bảo theo nguyên tắc đầu tư đúng, có hiệu quả, các công trình phải được đầu tư tập
trung, dứt điểm, chống dàn trải gây lãng phí; Ưu tiên bố trí vốn cho các danh mục mua
sắm, lắp đặt trang thiết bị phục vụ đổi mới theo phương pháp giảng dạy hiện đại, nâng
cao chất lượng công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên và học viên.
Đối với nguồn sau đại học: ngoài kinh phí NSNN hỗ trợ một phần đơn vị sử dụng
nguồn thu để bù đắp thêm một số khoản chi phí. Học viện thực hiện theo quyết định số
4939/QĐ-HVCTQG ngày 16 tháng 11 năm 2015 về việc quy định mức chi đào tạo sau
đại học, trong đó theo đơn vị tính toán định suất đào tạo cho một thạc sỹ là 23.000.000
đồng/khóa .
Đối với nguồn khoa học công nghệ: HVCTQG HCM đã phân bổ cho từng nhiệm
vụ cụ thể: đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, thực hiện các hoạt động
hợp tác nghiên cứu khoa học với các địa phương, ngành, hợp tác quốc tế Việc triển
khai nhiệm vụ khoa học đảm bảo đúng mục đích, nội dung, kế hoạch. Kinh phí thực
hiện cũng đồng đều qua các năm, dựa vào số lượng các đề tài được phân cấp
Quản lý chi từ nguồn thu sự nghiệp.
Bảng 2.8 Tổng hợp các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp tại HVCT KVI,
giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
Ƣớc thực
hiện năm
2017
1 Chi từ thu phí, lệ phí 224 107 126
2 Chi học phí 0 0 0
3 Chi tại chức 23.459 15.009 15.372
4 Chi thu sự nghiệp khác 1.810 984 992
5 Chi bổ sung nguồn NSNN 25.990 29.492 29.724
6 Chi nộp NSNN 200 290 310
7 Chi trả thu nhập tăng thêm 3.518 0 4.782
8 Chi trích lập các quỹ
51
- Quỹ phúc lợi 6.102 7.710 8.655
- Quỹ ổn định thu nhập 1.238 11.160 8.709
- Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp
5.208 4.664 2.253
Tổng cộng 67.750 69.416 70.923
Nguồn: Báo cáo tài chính tại HVCT KVI, giai đoạn 2015-2017
Theo Nghị định số 16 thực hiện phương thức tự chủ tài chính, biên chế đối với
ĐVSN, nguồn thu ngoài ngân sách chính của HVCT KVI là hoạt động giảng dạy
CCLLCT hệ không tập trung và cao học các chuyên ngành cho đối tượng là cán bộ,
đảng viên... HVCT KVI đã căn cứ vào các văn bản định mức chế độ do Nhà nước quy
định chủ động xây dựng các khoản chi phù hợp được thể hiện trong QCCTNB. Từ chủ
động trong thu – chi, đơn vị cũng chủ động thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và cân
đối trích lập nguồn cải cách tiền lương cho các năm tiếp theo. Sử dụng 40% học phí
chính quy thu được để lại theo chế độ trong năm để thực hiện tạo nguồn thực hiện cải
cách tiền lương theo chủ trương của Chính phủ.
Trong giai đoạn 2015-2017, các khoản chi tại Học viện là các khoản chi: Nguồn
chi tại chức là các các khoản chi trả cho công tác giảng dạy, phục vụ đào tạo: chi giảng
viên, chi hành chính, tổ chức thi....; Nguồn chi đào tạo sau đại học: Dựa vào nguồn
kinh phí thu được, sau khi trừ đi các chi phí hợp pháp theo đúng quy định, quy chế, sẽ
cân đối vào NSNN và sử dụng để chi giảng viên, sơ sở vật chất, báo cáo viên mời
ngoài. Đối với chi từ thu sự nghiệp khác là các khoản thu như thanh lý tài sản, dịch vụ
nhà ăn, cho thuê mặt bằng
Qua bảng 2.8 thấy được chi phí qua các năm tăng do yếu tố lạm phát, trượt giá,
phát sinh tăng các nhiệm vụ; tăng mức lương cơ bản theo lộ trình của Chính phủ; các
khoản đóng góp bảo hiểm phát sinh tăng tỷ lệ đóng góp theo lộ trình quy định của Nhà
nước. Quy mô đào tạo tăng, chi tiền trợ cấp học viên cũng tăng theo: Chi viết và mua
giáo trình, nghiên cứu khoa học phục giảng dạy; Chi mở lớp đào tạo bồi dưỡng theo
chức danh do cấp trên giao; Chi bổ sung sửa đổi chương trình khung đào tạo các hệ,
chi đổi mới phương pháp giảng dạy, chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_quan_ly_tai_chinh_phuc_vu_hoat_dong_dao.pdf