MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC . iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ix
DANH MỤC CÁC BẢNG . x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU . 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu . 3
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích . 3
4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả . 3
4.2.2. Phương pháp so sánh và chứng minh . 3
4.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố . 4
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 4
6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI . 4
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP . 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP . 6
1.1.1. Khái niệm trường Đại học Công lập. 6
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học Công lập. 7
1.1.3. Phân loại trường Đại học Công lập. 8
1.2. QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐHCL . 9
1.2.1. Tổng quan về thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL . 9
1.2.1.1. Khái niệm thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL . 9
1.2.1.2. Đặc điểm quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. 11
1.2.1.3. Yêu cầu quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. 11
1.2.1.4. Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của trường ĐHCL . 12
1.2.2. Mô hình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL . 13
1.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. 14
1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. 14
1.2.3.2. Công tác kế hoạch. 15
1.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ. 15
1.2.3.4. Công tác kế toán . 16
1.2.3.5. Công tác kiểm tra, thanh tra. 16
1.2.4. Quản lý nguồn thu trong các trường Đại học Công lập. 17
1.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp . 17
1.2.4.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. 18
1.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác. 20
1.2.5. Quản lý chi trong các trường Đại học Công lập . 20
1.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên trong các trường Đại học công lập. 20
1.2.5.2. Quản lý chi không thường xuyên trong các trường Đại học công lập. 22
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐHCL TRONG
NƯỚC; NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 23
1.3.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước. 23
1.3.2. Kinh nghiệm của nước ngoài. 24
1.3.3. Bài học kinh nghiệm. 26
Tóm tắt chương 1. 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ . 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC HUẾ. 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 29
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Đại học Huế . 30
2.1.4. Ngành nghề và quy mô đào tạo . 31
2.1.5. Đội ngũ cán bộ giảng viên . 32
2.1.6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 34
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐHH. 36
2.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý thu, chi tài chính tại Đại học Huế . 36
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế . 37
2.2.2.1. Ban Kế hoạch Tài chính Đại học Huế . 37
2.2.2.2. Phòng Kế hoạch Tài chính, tổ tài vụ các đơn vị trực thuộc. 38
2.2.3. Công cụ quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế. 39
2.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. 39
2.2.3.2. Công tác kế hoạch. 40
2.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ. 42
2.2.3.4. Công tác kế toán . 43
2.2.3.5. Công tác Kiểm tra, thanh tra. 46
2.2.4. Quản lý nguồn thu tại Đại học Huế . 47
2.2.4.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp . 49
2.2.4.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. 53
2.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác. 61
2.2.5. Quản lý chi tại Đại học Huế . 63
2.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên. 63
2.2.5.2. Quản lý chi không thường xuyên . 71
2.2.6. Công tác quyết toán thu chi . 75
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ
QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA. 79
2.3.1. Thông tin về đối tượng điều tra . 79
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích . 81
2.3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu chi . 83
2.3.4. Mô hình hồi quy. 86
2.3.5. So sánh ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và nhân viên kế toán . 88
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI
HỌC HUẾ. 92
2.4.1. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý thu, chi tài chính tại ĐHH . 92
2.4.1.1. Kết quả đạt được. 92
2.4.1.2. Hạn chế . 93
2.4.2. Đánh giá việc sử dụng công cụ quản lý thu, chi tài chính tại ĐHH . 93
2.4.2.1. Kết quả đạt được. 93
2.4.2.2. Hạn chế . 95
2.4.3. Đánh giá công tác quản lý nguồn thu và mức thu . 96
2.4.3.1. Kết quả đạt được. 96
2.4.3.2. Hạn chế . 97
2.4.4. Đánh giá công tác quản lý chi và mức chi. 97
2.4.4.1. Kết quả đạt được. 98
2.4.4.2. Hạn chế . 98
Tóm tắt chương 2. 99
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI
HỌC HUẾ. 100
3.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA ĐẠI
HỌC HUẾ. 100
3.1.1. Điểm mạnh (Strengths). 100
3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) . 100
3.1.3. Cơ hội (Opportunities). 101
3.1.4. Thách thức (Threats). 102
3.1.5. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức . 102
3.2. MỤC TIÊU CỦA ĐHH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN . 105
3.2.1. Sứ mệnh tầm nhìn của Đại học Huế tới năm 2020. 105
3.2.2. Mục tiêu chiến lược của Đại học Huế . 105
3.2.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu, chi tài chính . 106
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH
TẠI ĐẠI HỌC HUẾ. 107
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý thu, chi tài
chính tại Đại học Huế . 107
3.3.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu, chi tài chính . 107
3.3.1.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý thu chi tài chính. 108
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện việc sử dụng công cụ quản lý thu, chi . 109
3.3.2.1. Hoàn thiện việc vận dụng các văn pháp luật liên quan. 109
3.3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch. 109
3.3.2.3. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ . 110
3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kế toán. 110
3.3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra. 111
3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu và mức thu. 112
3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chi và mức chi . 113
Tóm tắt chương 3. 113
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 115
1. KẾT LUẬN . 115
2. KIẾN NGHỊ. 116
2.1. Kiến nghị với Nhà nước . 116
2.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ tài chính. 116
2.3. Kiến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế. 118
2.4. Kiến nghị với Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc Đại học Huế . 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 119
PHỤ LỤC . 122
Phụ lục 1: Dự toán thu, chi của Đại học Khoa học năm 2013. 123
Phụ lục 2: Giao dự toán thu, chi NSNN năm 2013 . 125
Phụ lục 3: So sánh số lập dự toán của trường ĐHKH và giao dự toán của Đại học Huế. 126
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn . 127
Phụ lục 5: Kết quả phân tích SPSS. 131
156 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn 2009-2013 được thể hiện
như bảng 2.6. Qua số liệu, ta thấy nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của ĐHH giai
đoạn 2009-2013 tăng khá đều (khoảng từ 21-25%) cụ thể như sau:
Năm 2009, tổng thu từ hoạt động sự nghiệp là 272,925 tỷ đồng, trong đó thu
từ học phí là 179,58 tỷ đồng; thu từ lệ phí là 63,2 tỷ đồng; thu từ hoạt động dịch vụ
trên 8 tỷ đồng và thu từ hoạt động sự nghiệp khác là 21,9 tỷ đồng.
Năm 2010, tổng thu từ hoạt động sự nghiệp đạt 331,735 tỷ đồng tăng 84,5 tỷ
đồng tương ứng tăng 25,5%. Kết quả này là do thu học phí tăng 44,7 tỷ đồng tương
ứng tăng 24,9%; thu lệ phí tăng 10,46 tỷ đồng tương ứng tăng 16,6%; thu từ hoạt
động dịch vụ tăng 24% tương ứng tăng gần 2 tỷ đồng.
Bước sang năm 2011, tổng thu HĐSN là 416,254 tỷ đồng tăng 84,5 tỷ đồng so
với năm 2010 tương ứng tăng 25,5% . Trong đó, thu học phí tăng 44,5 tỷ đồng tương
ứng tăng 19,8%; thu lệ phí tăng 19,5 tỷ đồng tương ứng tăng 26,4%; đặc biệt là thu
từ hoạt động sự nghiệp khác tăng mạnh (tăng 84,6% tương ứng tăng gần 20 tỷ đồng).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp Tình hình thu sự nghiệp của ĐHH giai đoạn 2009-2013
ĐVT: triệu đồng
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012
+/- % +/- % +/- % +/- %
Thu học phí 179.580 224.319 268.783 348.150 425.771 44.739 24,9 44.464 19,8 79.367 29,5 77.621 22,3
Thu lệ phí 63.158 73.618 93.043 110.902 133.698 10.460 16,6 19.425 26,4 17.859 19,2 22.796 20,6
Thu từ hoạt động DV 8.293 10.285 11.015 11.028 14.656 1.992 24,0 730 7,1 12 0,1 3.628 32,9
Thu sự nghiệp khác 21.895 23.513 43.412 40.224 54.607 1.618 7,4 19.899 84,6 -3.188 -7,3 14.383 35,8
Tổng cộng 272.926 331.735 416.253 510.304 628.732 58.809 21,5 84.518 25,5 94.050 22,6 118.428 23,2
(Nguồn: BCTC ĐHH năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013)
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ Tình hình thu HĐSN của ĐHH 2009-2013 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ Cơ cấu thu HĐSN tại ĐHH 2009-2013ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Năm 2012, tổng thu từ hoạt động sự nghiệp là 510,304 tỷ đồng tăng 94 tỷ
đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 22,6%. Trong đó, thu từ học phí tiếp tục tăng
79,4 tỷ đồng tương ứng tăng 29,5%; thu từ lệ phí tăng 17,8 tỷ đồng tương ứng tăng
19,2%; riêng thu từ hoạt động sự nghiệp khác giảm 7,3% tương ứng giảm 3 tỷ đồng.
Bước sang năm 2013, tổng thu từ hoạt động sự nghiệp đạt 628,732 tỷ đồng
tăng 118,428 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 23,2%. Có được kết quả này
là nhờ thu từ tất cả các hoạt động sự nghiệp đều tăng. Thu từ học phí tăng 77,6 tỷ
đồng tương ứng tăng 22,3%; thu lệ phí tăng 22,8 tỷ đồng tương ứng tăng 20,6%; thu
từ hoạt động sự nghiệp khác đổi chiều tăng mạnh (tăng 35,8% tương ứng tăng
14,383 tỷ đồng).
Xét về cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp, qua biểu đồ 2.6 ta thấy thu từ hoạt
động sự nghiệp tại ĐHH chủ yếu được cấu thành từ thu học phí và thu lệ phí (tổng
thu từ hai nội dung này chiếm từ 87% tới 90% tổng nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp). Cơ cấu hai nguồn thu này trong tổng thu sự nghiệp cũng khá ổn định trong
giai đoạn 2009-2013.
Năm 2009, thu học phí chiếm 66%; thu lệ phí chiếm 23% trong tổng thu hoạt
động sự nghiệp. Thu từ hoạt động sự nghiệp khác chiếm 8% còn thu từ hoạt động
dịch vụ chỉ chiếm 3% trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp.
Năm 2010, tỷ trọng thu học phí trong tổng thu hoạt động sự nghiệp là 68%
tăng 2% so với năm 2009. Tỷ trọng thu lệ phí giảm 1% so với năm 2009 còn chiếm
22% trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp. Thu từ hoạt động dịch vụ mặc dù tăng
gần 2 tỷ đồng nhưng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ vẫn không thay đổi (chiếm
3% trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp). Thu từ hoạt động sự nghiệp khác mặc dù
về giá trị có tăng nhẹ nhưng về tỷ trọng nội dung thu này lại giảm 1% so với năm
2009 còn chiếm 7% trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp.
Năm 2011, mặc dù thu từ học phí tăng cũng khá mạnh (tăng trên 44 tỷ đồng)
nhưng do tốc độ tăng tổng thu từ hoạt động sự nghiệp mạnh hơn nên tỷ trọng thu từ
học phí chỉ còn chiếm 65% trong tổng thu hoạt động sự nghiệp của ĐHH. Cơ cấu thu
từ lệ phí thì không đổi so với năm 2010, vẫn chiếm 22% trong tổng thu HĐSN (mặc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
dù về giá trị nội dung thu này tăng gần 20 tỷ so với năm 2010). Thu từ hoạt động sự
nghiệp khác năm 2011 tăng mạnh nhờ vậy tỷ trọng thu từ nội dung này đã có xu
hướng tăng (tăng 3% so với năm 2010, chiếm 10% trong tổng thu HĐSN).
Năm 2012, tỷ trọng thu từ học phí tăng trở lại chiếm 68% trong tổng thu từ
HĐSN tức tăng 3% so với năm 2011 và tỷ trọng này cũng được duy trì trong năm
2013. Tỷ trọng thu từ lệ phí giai đoạn 2011-2012 không thay đổi (chiếm 22%) nhưng
bước sang năm 2013 giảm đi 1% còn chiếm 21% trong tổng thu từ HĐSN. Tỷ trọng
thu từ hoạt động dịch vụ năm 2012 giảm đi 1% so với năm 2011 còn chiếm 2% trong
tổng thu từ HĐSN và tỷ trọng này được duy trì ở năm 2013. Cơ cấu thu từ hoạt động
sự nghiệp khác năm 2012 giảm xuống chỉ còn chiếm 8% và năm 2013 chiếm 9%.
Tình hình thu học phí và nộp kinh phí điều hành giai đoạn 2011-2013 của
từng đơn vị được thể hiện qua bảng 2.7.
Tình hình thu học phí của các đơn vị qua các năm đều có xu hướng tăng theo
lộ trình tăng học phí được quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Tăng đột biến có
khoa Luật và trường Đại học Nông lâm.
Khoa Luật năm 2011 chỉ có 2.058 sinh viên, đến năm 2013 có đến 5.303 sinh
viên, học viên cao học (theo báo cáo thống kê giáo dục năm 2011, 2013 của Khoa
Luật). Trường ĐHNL những năm trước rất khó tuyển sinh, từ năm 2011 đã được cải
thiện hơn nhưng tuyển cả nguyện vọng 2,3 cũng chỉ đạt 89,5% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu
1.500 sinh viên), đến năm 2013 tuyển sinh hệ chính quy đạt 105,5% chỉ tiêu (tổng
chỉ tiêu 2.000 sinh viên) (theo báo cáo sinh viên nhập học của Ban Công tác sinh
viên - Đại học Huế)
Tình hình thu học phí chính quy của trường Đại học Kinh tế và Đại học Khoa
học tăng nhưng hệ tại chức lại giảm, đặc biệt là đào tạo tại chức ở địa phương.
Trường ĐHKT giảm từ 18.472 triệu đồng năm 2012 xuống còn 14.272 năm 2013
(theo báo cáo quyết toán của trường ĐHKT năm 2012, 2013). Trường Đại học Khoa
học giảm từ 15.779 triệu đồng xuống còn 9.533 triệu đồng (theo báo cáo quyết toán
của trường ĐHKH năm 2012, 2013).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Bảng 2.7: Tình hình thu học phí và trích nộp điều hành học phí giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012+/- % +/- %
I. Tổng số tiền thu học phí 268.783 348.150 425.771 79.367 29,5 77.621 22,19
1. Đại học Nông lâm 24.046 31.615 40.664 7.569 31,5 9.049 28,62
2. Đại học Sư phạm 16.531 18.992 26.585 2.461 14,9 7.593 39,98
3. Đại học Y Dược 42.083 55.388 71.475 13.305 31,6 16.087 29,04
4. Đại học Kinh tế 44.490 56.014 59.482 11.524 25,9 3.468 6,19
5. Đại học Ngoại ngữ 16.601 26.291 30.931 9.690 58,4 4.640 17,65
6. Đại học Khoa học 34.272 46.670 47.795 12.398 36,2 1.125 2,41
7. Đại học Nghệ thuật 6.640 7.044 7.801 404 6,1 757 10,75
8. Khoa Luật 8.629 15.703 29.580 7.074 82,0 13.877 88,37
9. Khoa Du lịch 3.511 5.546 8.518 2.035 58,0 2.972 53,59
10.Khoa Giáo dục thể chất 1.830 3.715 5.788 1.885 103,0 2.073 55,80
11.Trung tâm Đào tạo từ xa 64.546 76.613 90.616 12.067 18,7 14.003 18,28
12.Phân hiệu Quảng Trị 682 1.080 1.448 398 58,4 368 34,07
13.Các đơn vị khác 4.922 3.479 5.088 -1.443 -29,3 1.609 46,25
II. Số phải nộp điều hành học phí 16.866 21.825 26.982 4.959 29,4 5.157 23,63
1. Số đã nộp điều hành học phí 13.733 18.899 22.813 5.166 37,6 3.914 20,71
2. Số còn phải nộp điều hành học phí 3.133 2.926 4.169 -207 -6,6 1.243 42,48
(Nguồn:Báo cáo quyết toán ĐHH năm 2011; 2012; 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
2.2.4.3. Quản lý nguồn thu khác
Nguồn thu khác của Đại học Huế bao gồm: Các khoản thu từ viện trợ, tài trợ,
cho, biếu, tặng và các dự án hợp tác về KHCN với các tổ chức trong và ngoài nước.
Thông thường, nguồn kinh phí này được cấp thẳng về đơn vị thụ hưởng, thực
hiện theo bản cam kết giữa các bên và báo cáo tình hình thực hiện để Đại học Huế
biết và chỉ đạo thực hiện. Đại học Huế chỉ tham gia trong trường hợp các dự án viện
trợ để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, tài liệu học tập nhưng đơn vị thụ hưởng lại
không đủ năng lực để làm chủ đầu tư. Khi đó, Đại học Huế sẽ tiến hành mua sắm
theo quy định của pháp luật rồi bàn giao tài sản lại cho đơn vị sử dụng.
Số liệu tình hình thu khác của Đại học Huế giai đoạn 2009-2013 được thể
hiện như bảng 2.8.
Kết quả thu từ nguồn thu khác qua 5 năm 2009-2013 biến động không đều
đặc biệt là năm 2013 đảo chiều giảm xuống cụ thể như sau:
Năm 2009, tổng thu khác của ĐHH đạt 19,146 tỷ đồng. Nguồn thu này toàn
bộ có được từ các dự án có nguồn thu khác. Sang năm 2010, tổng thu khác là 24 tỷ
đồng tăng gần 5 tỷ đồng tương ứng tăng 25,8%. Kết quả này là do năm 2010 ĐHH
nhận được các khoản viện trợ, tài trợ có giá trị trên 6,3 tỷ đồng; tuy nhiên thu từ các
dự án có nguồn thu khác giảm gần 1,5 tỷ đồng tương ứng giảm 7,5%. Năm 2011, thu
khác đạt 24,577 tỷ đồng tăng 499 triệu tương ứng tăng 2,1%. Năm 2012, tổng thu
khác đạt 26,3 tỷ đồng tăng trên 1,7 tỷ đồng tương ứng tăng 7%. Bước sang năm
2013, thu khác của ĐHH đảo chiều giảm mạnh, giảm 11,772 tỷ đồng tương ứng
giảm 44,8% do năm 2013 ĐHH không nhận được các khoản viện trợ, tài trợ; đồng
thời thu từ các dự án nguồn khác cũng giảm mạnh (giảm 5,429 tỷ đồng tương ứng
giảm 27,2%).
Xét về cơ cấu nguồn thu khác, qua biểu đồ 2.8 ta thấy nguồn thu khác được
hình thành từ thu các khoản viện trợ, tài trợ và thu từ các dự án nguồn khác mà chủ
yếu là thu từ các dự án nguồn khác (chiếm từ 74% trở lên) đặc biệt năm 2009 và năm
2013 toàn bộ nguồn thu khác có được là từ thu dự án nguồn khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp Tình hình thu khác của ĐHH giai đoạn 2009-2013
ĐVT: triệu đồng
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012
+/- % +/- % +/- % +/- %
CK viện trợ, tài trợ - 6.372 3.845 6.343 - 6.372 - -2.527 -39,7 2.498 65,0 -6.343 -100,0
Dự án nguồn khác 19.146 17.706 20.732 19.961 14.532 -1.440 -7,5 3.026 17,1 -771 -3,7 -5.429 -27,2
Tổng cộng 19.146 24.078 24.577 26.304 14.532 4.932 25,8 499 2,1 1.727 7,0 -11.772 -44,8
(Nguồn: BCTC ĐHH năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013)
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ Tình hình thu khác của ĐHH 2009-2013 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ Cơ cấu thu khác của ĐHH 2009-2013ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
2.2.5. Quản lý chi tại Đại học Huế
Nhằm đạt được mục tiêu các khoản chi phải hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm, tuân
theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, Đại học Huế
đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn cả năm công cụ: văn bản pháp luật; công tác kế
hoạch; quy chế chi tiêu nội bộ; công tác kế toán; thanh tra, kiểm tra để quản lý công
tác chi ở các đơn vị trực thuộc.
Công tác quản lý chi được thực hiện chủ yếu ở các đơn vị dự toán cấp III
thông qua việc ban hành các quy định cụ thể để kiểm soát chứng từ chi. Đại học Huế
chỉ kiểm tra định kỳ một năm hai lần thông qua công tác thẩm định, xét duyệt quyết
toán (xét duyệt quyết toán Quý I, II và xét duyệt quyết toán năm). Đây là hai đợt
kiểm tra tổng thể hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc: từ việc lập kế hoạch,
giao kế hoạch, soạn thảo và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ đến việc hạch toán,
quyết toán, chứng từ, tự kiểm tra tài chính.... trong đó chủ yếu nhất vẫn là kiểm tra
công tác hạch toán, quyết toán, kiểm tra chứng từ thu chi của đơn vị.
2.2.5.1. Quản lý chi thường xuyên
Chi thường xuyên ở Đại học Huế bao gồm bốn nhóm chi: Chi thanh toán cá
nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản, chi khác. Quy trình,
thủ tục, hồ sơ thanh toán chi thường xuyên thường được quy định trong quy chế chi
tiêu nội bộ, mức chi cao hay thấp là tùy khả năng cân đối tài chính của các đơn vị.
Khi thẩm định quyết toán, Đại học Huế chỉ kiểm tra xem các khoản chi có phù hợp
với quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hay không, có đảm
bảo cân đối giữa các nhóm chi hay không.
- Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân. Bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, tiền
lương chia thêm, tiền vượt giờ, bảo hiểm xã hội, chi học bổng cho sinh viên.
+ Đối với tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương: Hàng năm, các
đơn vị dự toán cấp III phải lập báo cáo đăng ký quỹ tiền lương trình Đại học Huế phê
duyệt, sau đó gửi kho bạc Nhà nước để theo dõi và kiểm soát các khoản mục chi
lương của đơn vị.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
+ Đối với lương chia thêm, căn cứ vào chênh lệch thu chi hoạt động sự
nghiệp, thủ trưởng đơn vị quyết định mức lương chia thêm cho các đối tượng trong
đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các đơn vị thường ấn định một mức lương chia
thêm vào đầu năm mà không dựa vào kết quả chêch lệch thu chi hoạt động vào cuối
năm theo quy định.
+ Thanh toán tiền vượt giờ được quy định đầy đủ trong quy chế chi tiêu nội
bộ của các đơn vị. Chênh lệch về đơn giá giờ giảng của các đơn vị trong Đại học
Huế cũng khá cao tùy khả năng cân đối tài chính của các đơn vị, từ 20.000đ (ĐHNT)
đến 35.000đ (ĐHKT). Quy trình chi vượt giờ được thực hiện như sau: Căn cứ kế
hoạch giảng dạy được phân công cho từng Khoa, trên cơ sở số giờ thực tế giảng dạy
của từng giảng viên và số giờ được miễn giảm (do tham gia công tác quản lý, đi học
cao học, dạy chuyên ngành Mác Lênin, chủ nhiệm lớp...), giảng viên kê khai khối
lượng giờ giảng gửi lên Khoa, Bộ môn để tổng hợp. Sau đó nộp cho Phòng Đào tạo
để kiểm tra, đối chiếu, lập bảng thanh toán giờ giảng và chuyển đến Phòng Kế toán
làm thủ tục thanh toán cho giáo viên.
+ Chi học bổng sinh viên: Đại học Huế đã rất kịp thời trong việc ban hành các
văn bản quy định về chế độ chi học bổng thống nhất trong toàn Đại học Huế và công
bố rộng rãi trên mạng internet để sinh viên được biết. Mới đây nhất, Đại học Huế đã
ban hành quyết định số 1229/QĐ-ĐHH ngày 12/8/2013 về học bổng khuyến khích
học tập đối với sinh viên hệ chính quy căn cứ trên thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT
ngày 1/8/2013 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, quỹ học bổng khuyến khích được trích tối
thiểu là 8% học phí chính quy, mức này trước đây được quy định là 15%.
- Nhóm 2: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn. Bao gồm: Thanh toán dịch vụ công
cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; hội nghị; công tác
phí; chi phí thuê mướn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của
từng ngành.
+ Đối với các khoản chi mua hàng hóa dịch vụ: Đơn vị không để cho các bộ
phận tự mua hàng hóa mà quy định một trình tự kiểm soát rất chặt chẽ. Trong đó, bộ
phận quản trị cơ sở vật chất (phòng hành chính tổng hợp) thực hiện nhiệm vụ đặt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
hàng, lập hợp đồng mua hàng, kiểm tra hàng hoá (chất lượng, quy cách, giá cả vận
chuyển bốc xếp...) đến việc bàn giao nghiệm thu hàng hoá vật tư vào kho hoặc giao
trực tiếp cho bộ phận yêu cầu. Bộ phận kế toán thực hiện kiểm tra thủ tục, chứng từ
mua hàng, xuất nhập kho, ghi chép các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán, theo dõi công
nợ và thanh toán cho bên bán hàng.
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chủ yếu là chi hợp đồng giảng dạy giữa các
đơn vị, thuê giảng viên Các khoản này thường được chi theo hợp đồng thoả thuận
giữa hai bên.
- Nhóm 3: Chi mua sắm - sửa chữa tài sản. Bao gồm: Chi mua tài sản cố định
vô hình, tài sản cố định hữu hình; sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn và các công
trình; chi đầu tư XDCB.
Theo phân cấp của ĐH Huế, các đơn vị thành viên chỉ thực hiện mua sắm
TSCĐ và sửa chữa các hạng mục có quy mô nhỏ dưới 100 triệu đồng. Đối với các hợp
đồng mua sắm TSCĐ và hạng mục công trình lớn hơn 100 triệu đồng tuỳ vào nguồn
kinh phí sử dụng mà đơn vị phải trình cấp trên phê duyệt (ĐH Huế, Bộ GD&ĐT) hoặc
chuyển lên cho ĐH Huế làm chủ đầu tư thực hiện.
+ Công tác mua sắm TSCĐ của các đơn vị hiện nay phần lớn mang tính chất
nhỏ lẻ, không có kế hoạch, giá trị các lô mua sắm thường bị phân nhỏ dưới 100 triệu.
Khi chọn cơ sở cung cấp các đơn vị không thực hiện lấy chào giá của nhiều cơ sở để
so sánh mà chỉ dựa trên thẩm định giá của trung tâm thẩm định để thoả thuận giá mua
với cơ sở bán hàng chọn trước vì vậy giá mua có thể không chính xác và chưa phải
thấp nhất so với các cơ sở khác trên thị trường, gây thiệt hại cho đơn vị.
+ Đối với công tác xây dựng sửa chữa, phần lớn các đơn vị thực hiện các hạng
mục nhỏ, quy trình xây dựng sửa chữa thực hiện theo quy định của Nhà nước và của
Đại học Huế. Công tác XDCB, sửa chữa lớn được thực hiện chủ yếu ở Đại học Huế
qua ban Quản lý dự án. Quy trình thanh toán được quy định khá chặt chẽ: các đơn vị
phải tiến hành thuê đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, sau đó tiến hành thẩm
định thiết kế và dự toán. Căn cứ vào thẩm định thiết kế và dự toán, đơn vị thực hiện các
thủ tục chỉ định thầu hoặc đấu thầu theo quy định, ký hợp đồng với nhà thầu. Trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
quá trình thi công, đơn vị phải có cán bộ kỹ thuật giám sát. Sau khi công trình hoàn
thành, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng và làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh
toán cho bên thi công.
Sự phân cấp quản lý về mua sắm và XDCB của Đại học Huế mặc dù theo văn
bản của nhà nước quy định nhưng cũng tạo một số khó khăn, bất lợi cho các đơn vị
trực thuộc: Số tiền 100 triệu đồng khá nhỏ, khi khảo sát giá mua sắm, sữa chữa ban
đầu thì dưới 100 triệu đồng nhưng khi đi vào làm thủ tục mua sắm có thể do giá cả thị
trường thay đổi, có thể do có phát sinh thêm làm giá trị hợp đồng vượt quá 100 triệu
đồng. Thông thường trong những trường hợp đó các đơn vị bỏ qua khâu trình Đại học
Huế phê duyệt. Đồng thời, do thủ tục rườm rà mất thời gian nên các đơn vị thường cố
ý phân nhỏ gói thầu để khỏi phải trình Đại học Huế phê duyệt.
Hiện nay, việc quyết toán các công trình XDCB vẫn đang rất chậm. Các công
trình Đại học Huế được phân cấp phê duyệt thì các đơn vị gửi hồ sơ quá chậm. Các
công trình phải trình Bộ duyệt thì gặp nhiều vướng mắc trong thủ tục thanh toán (chủ
yếu là các công trình từ năm 2006 trở về trước). Điều này làm cản trở nhiều đến việc
cấp NSNN cho đầu tư XDCB các năm tiếp theo.
- Nhóm 4: Chi khác. Bao gồm: Các khoản chi hỗ trợ; chi viện trợ; chi công tác
Đảng; chi trả lãi vay; các khoản chi khác.
Các khoản chi khác thông thường không được quy định trong quy chế chi tiêu
nội bộ. Vì vậy, khi phát sinh phải lập dự toán ký duyệt kế toán trưởng, thủ trưởng
đơn vị, sau đó mới làm thủ tục thanh toán.
Số liệu chi thường xuyên của Đại học Huế giai đoạn 2009-2013 được thể hiện
như bảng 2.9. Qua số liệu, ta thấy tổng chi thường xuyên của ĐHH giai đoạn 2009-
2013 có xu hướng tăng và biến động không đều qua các năm, cụ thể như sau: Năm
2009, tổng chi thường xuyên của ĐHH là 371,311 tỷ đồng, trong đó chi cho nghiệp
vụ chuyên môn là 182,245 tỷ đồng chiếm 49,1% tổng chi thường xuyên; chi thanh
toán cho cá nhân là 161,495 tỷ đồng chiếm 43,5% tổng chi thường xuyên; chi mua
sắm, sửa chữa TSCĐ là 15,251 tỷ đồng chiếm 4,1% tổng chi thường xuyên; chi
thường xuyên khác là 12,356 tỷ đồng chiếm 3,3% tổng chi thường xuyên.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp tình hình chi thường xuyên của ĐHH 2009-2013
ĐVT: triệu đồng
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012
+/- % +/- % +/- % +/- %
1. Chi thanh toán cá nhân 161.459 187.134 223.526 301.595 354.362 25.675 15,9 36.392 19,4 78.069 34,9 52.767 17,5
2. Chi nghiệp vụ chuyên môn 182.245 183.439 249.514 286.716 339.177 1.194 0,7 66.075 36,0 37.202 14,9 52.461 18,3
3. Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 15.251 28.052 13.258 58.357 56.934 12.801 83,9 -14.794 -52,7 45.099 340,2 -1.423 -2,4
4. Chi khác 12.356 48.283 57.071 72.945 65.716 35.927 290,8 8.788 18,2 15.874 27,8 -7.229 -9,9
Tổng chi thường xuyên 371.311 446.908 543.369 719.613 816.189 75.597 20,4 96.461 21,6 176.244 32,4 96.576 13,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính ĐHH năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013)
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ Tình hình chi TX của ĐHH 2009-2013 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ Cơ cấu chi TX của ĐHH 2009-2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
Năm 2010, tổng chi thường xuyên của ĐHH là 446,908 tỷ đồng tăng 75,597
tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 20,4%. Nguyên nhân là do chi thường
xuyên khác tăng đột biến (tăng gần 36 tỷ đồng tương ứng tăng 290,8%); chi cho mua
sắm, sửa chữa TSCĐ cũng tăng mạnh (tăng 83,9% tương ứng tăng 12,8 tỷ đồng);
Ngoài ra còn do chi cho cá nhân cũng tăng đáng kể (tăng trên 25 tỷ đồng tương ứng
tăng 15,9%).
Năm 2011, tổng chi thường xuyên của ĐHH là 543,369 tỷ đồng tăng trên 96
tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 21,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi cho
nghiệp vụ chuyên môn tăng mạnh (tăng 36% tương ứng tăng trên 66 tỷ đồng); chi
cho cá nhân tăng 36,4 tỷ đồng tương ứng tăng 19,4%; Tuy nhiên, chi sửa chữa và
mua sắm TSCĐ lại giảm mạnh (giảm 52,7% tương ứng giảm gần 9 tỷ đồng).
Năm 2012, tổng chi thường xuyên của ĐHH là 719,613 tỷ đồng tăng mạnh so
với năm 2011 (tăng 176,244 tỷ đồng tương ứng tăng 32,4%). Nguyên nhân do chi
mua sắm và sửa chữa TSCĐ tăng mạnh (tăng 340,2% tương ứng tăng trên 45 tỷ
đồng); chi cho cá nhân cũng tăng khá mạnh (tăng trên 78 tỷ đồng tương ứng tăng gần
35%); chi cho nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng 37 tỷ đồng tương ứng tăng 14,9%;
ngoài ra còn do chi thường xuyên khác tăng gần 16 tỷ đồng tương ứng tăng 27,8%.
Năm 2013, tổng chi thường xuyên vẫn tiếp tục tăng nhưng có dấu hiệu chậm
lại so với những năm trước đó. Cụ thể tổng chi thường xuyên năm 2013 là 816,189
tỷ đồng tăng 96,576 tỷ đồng tương ứng tăng 13,4%. Nguyên nhân do chi cho nghiệp
vụ chuyên môn và chi cho ca nhân đều tăng trên 52 tỷ đồng so với năm 2012 còn chi
sửa chữa, mua sắm TSCĐ và chi thường xuyên khác đều có xu hướng giảm lần lượt
là 1,423 tỷ đồng và 7,229 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu chi thường xuyên, qua biểu đồ 2.10 ta thấy chi thường xuyên
của ĐHH giai đoạn 2009-2013 chủ yếu dành chi cho cá nhân và chi cho hoạt động
chuyên môn đồng thời tỷ trọng chi cho hai nội dung này trong tổng chi thường xuyên
khá ổn định qua các năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
Năm 2009, chi cho nghiệp vụ chuyên môn chiếm 49% và chi cho cá nhân
chiếm 44% trong tổng chi thường xuyên; trong khi chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ và
chi thường xuyên khác chỉ chiếm lần lượt là 4% và 3% trong tổng chi thường xuyên.
Bước sang năm 2010, tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn và chi cho cá
nhân có xu hướng giảm xuống còn chiếm 41% và 42% trong tổng chi thường xuyên
của ĐHH. Còn tỷ trọng chi thường xuyên khác và chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ có
xu hướng tăng nhẹ lần lượt đặt mức 11% và 6%.
Năm 2011, tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng 5% so với năm 2010
chiếm 46% trong tổng chi thường xuyên; còn tỷ trọng chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ
giảm 4% nên chỉ còn chiếm 2% trong tổng chi thường xuyên. Tỷ trọng các nội dung
chi cho cá nhân và chi khác biến động không nhiều so với năm 2010.
Năm 2012, cũng chỉ có tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn và tỷ trọng chi
mua sắm, sửa chữa TSCĐ biến động nhưng là biến động trái chiều so với giai đoạn
2010-2011 (năm 2012 tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảm 6% còn tỷ trọng
chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ tăng 6% so với năm 2011).
Năm 2013, tỷ trọng các nội dung chi khá tương đồng với năm 2012 chỉ có tỷ
trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn và tỷ trọng chi cho cá nhân tăng nhẹ, lần lượt
tăng 2% và 1% so với năm 2012.
Qua biểu đồ 2.10 ta đã thấy được cơ cấu chi thường xuyên chung toàn Đại
học Huế giai đoạn 2009-2013. Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị và mỗi thời kỳ khác
nhau có những định hướng, chính sách khác nhau trong cơ cấu nội dung chi, chẳng
hạn năm này ưu tiên chi thanh toán cá nhân, năm sau ưu tiên chi mua sắm tài sản,
nghiệp vụ chuyên môn.
Để cụ thể hoá vấn đề này, ta xem xét cơ cấu chi thường xuyên của trường Đại
học Kinh tế và trường Đại học Ngoại ngữ năm 2013 qua bảng 2.10.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
Bảng 2.10: Cơ cấu chi thường xuyên của ĐHKT và ĐHNN 2013
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung
ĐH Kinh tế ĐH Ngoại ngữ
Số tiền
(tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
1 Chi thanh toán cá nhân 34.070 44,50 21.461 38,27
1.1 Tiền lương và các khoản phụ cấp 17.376 22,70 18.749 33,44
1.2 Thanh toán vượt giờ 4.065 5,31 121 0,22
1.3 Lương chia thêm 9.210 12,03 787 1,40
1.4 Học bổng sinh viên 3.339 4,36 1.732 3,09
1.5 Các khoản chi TTCN khác 80 0,10 72 0,13
2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 30.626 40,01 16.748 29,87
2.1 Chi mua hàng hoá dịch vụ 3.337 4,36 1.846 3,29
2.2 Thuê giảng viên 3.696 4,83 1.949 3,48
2.3 Công tác phí 3.652 4,77 1.103 1,97
2.4 Chi nghiệp vụ chuyên môn 16.071 20,99 11.326 20,20
2.5 Các khoản chi NVCM khác 3.870 5,06 524 0,93
3 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 5.317 6,95 12.682 22,62
3.1 Chi mua sắm TSCĐ 5.126 6,70 6.046 10,78
3.2 Chi sửa chữa TSCĐ 191 0,25 6.636 11,83
4 Chi khác 6.541 8,54 5.182 9,24
Tổng cộng 76.554 100,00 56.073 100,00
(Nguồn: BCTC của ĐHH năm 2013)
Năm 2013, trường Đại học Kinh tế chủ trương ưu tiên chi thanh toán cá nhân
và chi nghiệp vụ chuyên môn nên tỷ trọng hai nhóm này chiếm trên 84%; mua sắm,
sửa chữa tài sản chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quan_ly_thu_chi_tai_chinh_tai_dai_hoc_hue_5402_1912054.pdf