LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG .vi
DANH MỤC LƯU ĐỒ .vi
TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.vii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHTM .7
1.1. Cơ sở lý thuyết về quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần7
1.1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.7
1.1.2. Quy trình tín dụng tại NHTM .14
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quy trình tín dụng .15
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: .21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG .22
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.22
2.1.1. Giới thiệu chung.22
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và các thuật ngữ, lý giải trong quy
trình tín dụng OCB .23
2.1.3 Kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn 2017-2019.26
2.2. Phân tích thực trạng áp dụng quy trình tín dụng với đối tượng khách hàng
SMEs tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.29
2.2.1. Quy trình tín dụng với đối tượng khách hàng SMEs tại Ngân hàng
TMCP Phương Đông.29
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình tín dụng.55
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý quy trình tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Phương Đông.57
2.3.1. Những kết quả đạt được.57
84 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều biến chuyển tích cực.
Cho vay theo kỳ hạn: Chiếm tỷ trọng khá cao và liên tục tăng qua các năm trong
giai đoạn 2017-2019 là cho vay trung dài hạn. Cụ thể năm 2018 tăng 20.58% so với
năm 2017; sang năm 2019 lại tăng lên 30.45% so với năm 2018. Do khách hàng cần
nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư phát triển máy móc thiết bị nhằm gia tăng sản
lượng. Tốc độ tăng của cho ngắn cũng tăng mạnh: năm 2018 tăng 9.00% so với năm
2017, năm 2019 tăng 16.31% so với năm 2018. Nguyên nhân là do DN cần nguồn
vốn ngắn hạn để sản xuất nhiều hơn, tăng vòng quay vốn lưu động.
Cho vay theo đối tượng khách hàng: Đối tượng cho vay chủ yếu là DN với tỉ lệ
cho vay cao và tăng đều qua các năm: năm 2018 tăng 13.94% so với năm 2017; năm
2019 tăng lên 22.88% so với năm 2018. Nguyên nhân là do các biện pháp tích cực
của NHNN, sự phối hợp của các NHTM, và đặc biệt với các chính sách lãi suất ưa
đãi, hỗ trợ của OCB đã chia sẻ phần nào khó khăn với các DN, lãi suất giảm đồng
nghĩa với việc có nhiều DN được tiếp cận với vốn NH hơn. Cho vay cá nhân năm
2018 tăng 21.65% so với năm 2017, sang đến năm 2019 thì tăng mạnh lên 31.34% so
với năm 2018. Bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất cho DN, lãi suất cho vay cá nhân cũng
như giảm tối thiếu thời gian xử lý hồ sơ giảm giúp cho người dân dễ dàng vay hơn.
Tóm lại, nhờ vào lợi thế về uy tín, vốn và đội ngũ nhân viên xuất sắc, cộng với
sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban lãnh đạo nên hoạt động tín dụng của OCB
Thăng Long đã đạt được những kết quả khả quan như trên.
28
2.1.3.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của DNNVV
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
1. Doanh số cho vay
Tổng doanh
số cho vay
48,183 100% 56,316 100% 71,091 100%
Doanh số cho
vay DNNVV
872 1.81% 233 7.52% 423 12.35%
2. Doanh số thu nợ
Tổng doanh
số thu nợ
38,463 80% 48,159 86% 64,237 90%
Doanh số thu
nợ DNNVV
616 70.62% 190 81.74% 344 81.41%
Hệ số thu nợ
DNNVV
0,84
0,89
0,89
Bảng 2.3: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của DNNVV giai đoan 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính của OCB đoạn 2017-2019)
Doanh số cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay
và đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 doanh số cho vay DNNVV
chiếm 1,81% tổng doanh số cho vay, sang năm 2018 tăng lên là 7,52% và đến năm
2019 con số này là 12,35%. Nguyên nhân là giai đoạn này kinh tế tăng trưởng liên
tục dẫn đến các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường vay vốn để tiếp tục đầu tư, sản
29
xuất kinh doanh với hy vọng đem lại lợi nhuận cao, cùng với việc áp dụng các chính
sách cho vay nới lỏng mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng. Cùng với đó là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tác đầu vào, đầu ra của các doanh nghiệp lớn, là khách
hàng truyền thống của OCB được các khách hàng này giới thiệu sử dụng dịch vụ và
vay vốn tại OCB.
Doanh số thu nợ DNNVV cũng liên tục tăng qua các năm: năm 2017 tỉ lệ doanh
số thu nợ DNNVV trên tổng doanh số thu nợ là 70,62%, năm 2018 là 81,74% và năm
2019 là 81.41%. Nguyên nhân là do phía các DN họ có xu hướng quay vòng vốn
nhanh hơn do tình hình kinh tế tăng trưởng khả quan hơn có thể xoay vòng được
nguồn vốn dễ dàng hơn nhờ các dấu hiệu tích cực từ thị trường.
Hệ số thu nợ của DNNVV cao: năm 2017 là 0,84; năm 2018 và năm 2019 là
0,89. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đang ngày một tốt hơn nhờ những chính
sách thu hồi nợ một cách hợp lý của NH. Đây là điểm tốt mà Ngân hàng TMCP
Phương Đông cần duy trì và phát huy hơn nữa.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ DNNVV
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và liên tục tăng trưởng khi có quy
trình cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chứng tỏ DNNVV là đối tượng
khách hàng chiếm vị trí quan trọng hơn trong cơ chế cho vay của OCB.
2.2. Phân tích thực trạng áp dụng quy trình tín dụng với đối tượng khách hàng
SMEs tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.
2.2.1. Quy trình tín dụng với đối tượng khách hàng SMEs tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông
2.2.1.1. Lưu đồ trình tự, thủ tục thực hiện cấp tín dụng với khách hàng SMEs:
Chú thích các mục viết tắt được sử dụng và trách nhiệm, nhiệm vụ của các
phòng ban được miêu tả tại mục 2.1.2.
Tất cả các cá nhân, đơn vị có liên quan đến quy trình cấp tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp SMEs tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông từ khâu
tiếp thị với khách hàng SMEs, lập đề xuất cấp tín dụng với khách hàng SMEs cho
30
đến khi thanh lý, chấm dứt hợp đồng tín dụng với khách hàng SMEs luôn luôn phải
tuân thủ chính xác trình tự, thủ tục cấp tín dụng theo quy định được thực hiện theo
lưu đồ cụ thể như sau:
31
Lưu đồ 2.1 Quy trình phê duyệt tín dụng tại chi nhánh dành cho SMEs
(Nguồn: Tác giá tự tổng hợp từ quy trình nội bộ ngân hàng )
32
Lưu đồ 2.2 Quy trình phê duyệt tín dụng tại hội sở chính dành cho SMEs
(Nguồn: Tác giá tự tổng hợp từ quy trình nội bộ ngân hàng )
33
Lưu đồ 2.3. Quy trình ký hợp đồng, hoàn thiện thủ tục TSĐB dành cho SMEs
(Nguồn: Tác giá tự tổng hợp từ quy trình nội bộ ngân hàng )
34
Lưu đồ 2.4. Quy trình giải ngân, phát hành bảo lãnh, điều chỉnh, thi nợ, tất toán hợp đồng, giải toả đăng ký giao
dịch đảm bảo dành cho SMEs
(Nguồn: Tác giá tự tổng hợp từ quy trình nội bộ ngân hàng )
35
2.2.1.2. Tiếp thị khách hàng
Tìm kiếm, tiếp thị và nhận hồ sơ: Bộ phận Tìm kiếm & Hỗ trợ với khách hàng
SMEs tại Ban/Trung tâm CB thực hiện:
Tìm kiếm khách hàng SMEs : Cán bộ Tìm kiếm và Hỗ trợ khách hàng SMEs là
đầu mối tìm kiếm các khách hàng SMEs mới dựa trên các kênh thông tin như: Từ mối
quan hệ cá nhân; Từ khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng; Từ hội chợ, triển lãm;
Từ đối thủ cạnh tranh; Từ các nguồn thông tin khác;
Tiếp thị khách hàng SMEs: Sau khi tiếp cận khách hàng mới, Cán bộ Tìm kiếm và
Hỗ trợ khách hàng SMEs thực hiện: Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng SMEs: nhu
cầu của khách hàng SMEs và các thông tin về tình hình pháp lý, tài chính của khách
hàng SMEs, đối chiếu với Danh sách “Hạn chế vay vốn”, nếu vi phạm một trong các nội
dung tại Danh sách “Hạn chế vay vốn” thì Cán bộ Tìm kiếm & Hỗ trợ khách hàng SMEs
tạm ngừng công tác tiếp thị các đối tượng khách hàng SMEs này. Tiếp thị, tư vấn cho
khách hàng SMEs về các sản phẩm, dịch vụ mà OCB cung cấp; Trao đổi với khách hàng
SMEs về nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng SMEs và khả năng đáp
ứng của OCB.
Lập hồ sơ tín dụng: Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng SMEs, Cán bộ Tìm kiếm
và Hỗ trợ khách hàng SMEs hướng dẫn khách hàng SMEs lập Hồ sơ tín dụng gồm: Giấy
đề nghị tín dụng theo mẫu của Ngân hàng: Đề nghị vay vốn theo hạn mức hoặc theo món
(01 bản gốc); Hồ sơ pháp lý của khách hàng SMEs; Hồ sơ về tình hình tài chính của
khách hàng SMEs; Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng; Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Khi tiếp nhận Hồ sơ: Cán bộ Tìm kiếm và Hỗ trợ khách hàng SMEs lập Phiếu tiếp
nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ tín dụng cho Bộ phận Thẩm định và Quản lý khách hàng
SMEs thuộc Ban/Trung tâm CB để thẩm định. Bộ phận Thẩm định & Quản lý khách
hàng SMEs lập Phiếu tiếp nhận.
2.2.1.3. Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
36
Bộ phận Thẩm định và Quản lý khách hàng SMEs tại Ban/Trung tâm CB thực hiện:
Trường hợp khách hàng SMEs cũ (đã có quan hệ tín dụng tại đơn vị) có nhu cầu
tăng hạn mức tín dụng, đầu tư dự án mới, khoản vay theo món mớithì Bộ phận Thẩm
định & Quản lý khách hàng SMEs trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của khách hàng SMEs (không
cần qua Bộ phận Tìm kiếm và Hỗ trợ khách hàng SMEs).
Trường hợp khách hàng SMEs mới (phát sinh từ Bộ phận Tìm kiếm và Hỗ trợ
khách hàng SMEs ), căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng do Bộ phận Tìm kiếm và Hỗ
trợ khách hàng SMEs cung cấp, Bộ phận Thẩm định và Quản lý khách hàng SMEs thực
hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích: Đánh giá chung về khách hàng: Pháp lý, Lịch sử
công ty, Những thay đổi về vốn góp, Những thay đổi trong cơ chế quản lý, Loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, Khía cạnh chính trị và xã hội đằng
sau các hoạt động kinh doanh này, Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế), ... Đánh giá về
tình hình tài chính của khách hàng: Đánh giá năng lực sản xuất, Đánh giá khả năng cung
cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối,
Sản lượng và doanh thu,.
2.2.1.4. Chấm điểm tín dụng và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh
Chấm điểm tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa (thực hiện theo Hướng dẫn của
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách
hàng là với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm
thông tin tín dụng để đánh giá KH.
Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng
vay trả của với doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
Kết hợp những đánh giá về năng lực của doanh nghiệp bên trên để hoàn thiện vào mục
đánh giá phương án vay vốn trong báo cáo đề xuất cấp tín dụng.
2.2.1.5. Định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro
37
Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến TSĐB cho Bộ phận Định giá & Quản lý TSĐB
để thực hiện định giá tài sản theo quy định về bảo đảm tiền vay hiêṇ hành của OCB. Để
đảm bảo hạn chế rủi ro trong quá trình đánh giá và thẩm định, cán bộ thực hiện định giá
TSĐB không được đồng thời là cán bộ tìm kiếm & hỗ trợ khách hàng SMEs hoặc cán
bộ thẩm định & quản lý khách hàng SMEs. Sau khi đã hoàn tất định giá, tiếp nhận kết
quả định giá từ Bộ phận Định giá & Quản lý TSĐB để thể hiện nội dung này tại Báo cáo
đề xuất tín dụng.
Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: Rủi ro khách
quan, Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng SMEs, Rủi ro xuất phát từ OCB, Các
biện pháp phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Các biện pháp phòng ngừa
rủi ro của ngân hàng.
2.2.1.6. Lập báo cáo đề xuất tín dụng:
Cán bộ Thẩm định & Quản lý khách hàng SMEs sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ
tín dụng của khách hàng SMEs lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu báo cáo của OCB
Trong quá trình đánh giá khách hàng, Cán bộ Thẩm định & Quản lý khách hàng
SMEs có thể lược bỏ những nội dung đánh giá không phù hợp, không áp dụng cho đối
tượng đó. Hoặc trong trường hợp một khách hàng SMEs vay vốn thường xuyên, có nhiều
món ngắn hạn liền kề nhau (các món vay cách nhau không quá 3 tháng), nhiều nội dung
đã được đánh giá tại các Báo cáo đề xuất tín dụng trước, có thể không nhất thiết phải
đánh giá lại, mà chỉ nêu tóm tắt và bổ sung cập nhật những thay đổi đối với phần Đánh
giá chung về khách hàng và Thẩm định đánh giá tình hình tài chính khách hàng SMEs
(trừ trường hợp phát hiện khách hàng và/hoặc các khoản vay có vấn đề).
Trường hợp khách hàng SMEs đề nghị cho vay/bảo lãnh có bảo đảm 100% bằng
giấy tờ có giá, hợp đồng tiền gửi của OCB, tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, Báo
cáo đề xuất tín dụng có thể phân tích, đánh giá ngắn gọn ở một số nội dung: Đánh giá
chung về DNNVV, Phân tích Tình hình tài chính DNNVV.
2.2.1.7. Phê duyệt khoản vay tại chi nhánh
38
Mọi khoản vay tại Chi nhánh đều phải qua Phòng TTĐ để rà soát rủi ro tín dụng.
Đối với những khoản vay của khách hàng SMEs được bảo đảm 100% bằng giấy tờ có
giá, hợp đồng tiền gửi của OCB, tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ sẽ thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh đảm bảo tuân thủ theo quy định của Pháp luật
và OCB. Phê duyệt khoản vay tại Chi nhánh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh:
Đề xuất tín dụng: Tại Trung tâm CB/Phòng Giao dịch: Lãnh đạo Trung tâm
CB/PGD thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến
vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách
QHKH/hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách Phòng Giao dịch phê duyệt đề xuất tín
dụng. Phê duyệt/Đồng ý Tờ trình đề xuất tín dụng của Trung tâm CB/Phòng Giao dịch:
Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ Thẩm định & Quản lý Khách
hàng và Lãnh đạo Trung tâm CB/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng
của khách hàng được trình Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách QHKH/hoặc Phó Giám
đốc phụ trách Phòng giao dịch xem xét phê duyệt đề xuất tín dụng. Phó Giám đốc Chi
nhánh phụ trách QHKH/hoặc Phó Giám đốc phụ trách Phòng giao dịch phải ghi rõ ý
kiến đồng ý/đồng ý với điều kiện/từ chối/ý kiến khác trong Báo cáo đề xuất tín dụng.
Trường hợp khoản vay không phải qua rà soát rủi ro: Trình Giám đốc Chi nhánh phê
duyệt đối với khoản vay. Trường hợp khoản vay bắt buộc phải qua rà soát rủi ro: Thực
hiện các bước tiếp theo.
Rà soát rủi ro tín dụng
- Tiếp nhận hồ sơ: Phòng TTĐ tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín
dụng từ Trung tâm CB và Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Thời gian xét duyệt
hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm Phòng TTĐ nhận được đúng, đầy đủ hồ sơ tín dụng theo
Quy định này. Trong vòng 01 ngày làm việc, Phòng TTĐ phải có thông báo cho Trung
tâm CB danh mục các hồ sơ cần bổ sung, nếu quá thời hạn 01 ngày thì coi như hồ sơ
cung cấp cho Phòng TTĐ đã đầy đủ.
39
- Rà soát rủi ro: Phòng TTĐ thực hiện rà soát rủi ro trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín
dụng của Trung tâm CB và hồ sơ tín dụng của Khách hàng. Phòng TTĐ ghi rõ ý kiến
Đồng ý/Không đồng ý/Ý kiến khác tại từng nội dung đánh giá của Trung tâm CB và ghi
ý kiến kết luận Đồng ý/ Đồng ý với điều kiện/Từ chối/Ý kiến khác theo đề xuất của
Trung tâm CB. Cán bộ TTĐ và Lãnh đạo TTĐ ký trên Báo cáo rà soát rủi ro, sau đó
chuyển toàn bộ hồ sơ cho: Giám đốc Chi nhánh: Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Giám đốc Chi nhánh; Thư ký HĐTD Chi nhánh: Nếu khoản vay vượt thẩm
quyền phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh nhưng thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTD
Chi nhánh; Thư ký HĐTD Chi nhánh trình Chủ tịch HĐTD Chi nhánh xem xét đưa
khoản tín dụng ra HĐTD Chi nhánh xem xét theo Quy chế hoạt động của HĐTD.
Trường hợp Chủ tịch HĐTD Chi nhánh yêu cầu giải trình/bổ sung nội dung báo
cáo Rà soát rủi ro, Thư ký HĐTD Chi nhánh gửi yêu cầu của Chủ tịch HĐTD Chi nhánh
cho Phòng TTĐ để thực hiện giải trình/bổ sung nội dung.
Trường hợp Chủ tịch HĐTD Chi nhánh đồng ý đưa khoản tín dụng ra HĐTD Chi
nhánh xem xét phê duyệt.
Phê duyệt tín dụng cấp 1: Đối với Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Giám đốc Chi nhánh không cần qua rà soát rủi ro: Sau khi Phó Giám đốc Chi nhánh phụ
trách QHKH/hoặc Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch có ý kiến tại Báo cáo đề
xuất tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng SMEs được trình Giám đốc Chi
nhánh xem xét phê duyệt/từ chối trên Báo cáo đề xuất tín dụng. Hồ sơ tín dụng và chuyển
lại Trung tâm CB/Phòng Giao dịch để thực hiện các bước tiếp theo tại quy định này.
Phê duyệt tín dụng cấp 2: Đối với Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Giám đốc Chi nhánh phải qua rà soát rủi ro: Phòng TTĐ chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ
và trình Giám đốc Chi nhánh, bộ hồ sơ gồm: Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Lãnh đạo
P.QHKH/Phòng Giao dịch ký duyệt và phê duyệt đề xuất của Phó Giám đốc phụ trách
QHKH/phụ trách PGD; Báo cáo Rà soát rủi ro đã được Lãnh đạo Phòng TTĐ ký duyệt;
Các tài liệu khác có liên quan.
40
Giám đốc Chi nhánh xem xét và ghi ý kiến phê duyệt/từ chối trên Báo cáo rà soát
rủi ro của Phòng TTĐ. Hồ sơ tín dụng được chuyển lại Trung tâm CB/Phòng Giao dịch
để thực hiện các bước tiếp theo tại quy định.
Phê duyệt tín dụng cấp 3: Đối với Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội
đồng tín dụng Chi nhánh: Thư ký HĐTD Chi nhánh chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và
sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
- Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng Chi nhánh bao gồm: Báo cáo
đề xuất tín dụng đã được Lãnh đạo P.QHKH/Phòng Giao dịch ký duyệt và phê duyệt đề
xuất của Phó Giám đốc phụ trách QHKH/phụ trách PGD; Báo cáo Rà soát rủi ro đã được
Lãnh đạo Phòng TTĐ ký duyệt; Các tài liệu khác có liên quan.
- Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của
Hội đồng tín dụng Chi nhánh kết luận đồng ý cấp tín dụng.
- Trong trường hợp cấp thẩm quyền có ý kiến từ chối cấp tín dụng, toàn bộ hồ sơ
tín dụng của khách hàng SMEs sẽ được chuyển trả cho Trung tâm CB/Phòng Giao dịch
để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng SMEs. Trung tâm CB/Lãnh
đạo Phòng Giao dịch soạn thông báo từ chối cấp tín dụng trình Giám đốc Chi nhánh hoặc
người được ủy quyền ký gửi khách hàng SMEs.
Phê duyệt tín dụng cấp 4: Đối với khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt tín dụng
của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: Trường hợp Hội đồng tín dụng Chi nhánh thống nhất
trình Hội sở chính phê duyệt và nội dung này được thể hiện trong Biên bản họp của Hội
đồng tín dụng Chi nhánh, Phòng TTĐ đầu mối trình Giám đốc Chi nhánh ký tờ trình và
gửi toàn bộ hồ sơ trình Hội sở chính (Đầu mối gửi về ban TTĐ).
Theo quy định về thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng của OCB, nếu
khoản tín dụng của Chi nhánh yêu cầu bắt buộc phải được Ban Pháp chế (Hội sở chính)
rà soát pháp lý độc lập tại 02 nội dung: Hồ sơ pháp lý của khách hàng SMEs vay vốn;
Tính pháp lý của TSĐB của khách hàng vay vốn. Phòng TTĐ sao gửi hồ sơ liên quan
đồng thời tới Ban Pháp chế để thực hiện rà soát pháp lý độc lập.
41
2.2.1.8. Phê duyệt khoản vay tại hội sở chính
Mọi khoản vay tại Hội sở chính đều phải qua Ban TTĐ để rà soát rủi ro tín dụng.
Đối với những khoản vay của khách hàng SMEs được bảo đảm 100% bằng giấy tờ có
giá, hợp đồng tiền gửi của OCB, tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ sẽ thuộc thẩm
quyền phê duyệt của cấp đồng thuận Tổng Giám đốc & Phó Tổng Giám đốc thứ nhất
đảm bảo tuân thủ theo quy định của Pháp luật và của OCB. Thuộc trường hợp:
Trường hợp 1: Phê duyệt khoản vay tại Hội sở chính thuộc thẩm quyền phê duyệt
của đồng thuận Tổng Giám đốc & Phó Tổng Giám đốc thứ nhất: Đề xuất tín dụng: Ban
TTĐ đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ Chi nhánh.
Rà soát rủi ro tín dụng: Tiếp nhận hồ sơ: Ban TTĐ tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín
dụng và Hồ sơ tín dụng từ Chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở chính phải có văn bản liệt
kê rõ các giấy tờ, tài liệu cụ thể. Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm Ban
TTĐ nhận được đúng, đầy đủ hồ sơ tín dụng theo Quy định này. Trong vòng 01 ngày
làm việc, Ban TTĐ phải có thông báo cho Ban QHKH/Chi nhánh danh mục các hồ sơ
cần bổ sung, nếu quá thời hạn 01 ngày thì coi như hồ sơ cung cấp cho Ban TTĐ đã đầy
đủ. Danh mục hồ sơ cần bổ sung nếu không thuộc danh mục hồ sơ được quy định sẽ
được Ban QHKH/Chi nhánh sẽ nỗ lực cung cấp bổ sung (nếu có). Rà soát rủi ro: Ban
TTĐ thực hiện rà soát rủi ro trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của Ban QHKH/Chi
nhánh và hồ sơ tín dụng của Khách hàng. Ban TTĐ ghi rõ ý kiến Đồng ý/Không đồng
ý/Ý kiến khác tại từng nội dung đánh giá của Ban QHKH và ghi ý kiến kết luận Đồng ý/
Đồng ý với điều kiện/Từ chối/Ý kiến khác theo đề xuất của Ban QHKH/Chi nhánh. Cán
bộ B.TTĐ và Lãnh đạo B.TTĐ ký trên Báo cáo rà soát rủi ro, trình đồng thuận Tổng
Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phê duyệt tín dụng. Các nội dung rà soát rủi
ro cần ngắn gọn để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng. Các khoản tín dụng của Ban
QHKH/Chi nhánh phải được rà soát rủi ro pháp lý bởi Ban Pháp chế theo quy định, Ban
TTĐ thực hiện tổng hợp ý kiến thẩm tra tính pháp lý từ Ban PC và nội dung này phải
được ghi rõ trong Báo cáo rà soát rủi ro của Ban TTĐ.
42
Phê duyệt tín dụng: Cán bộ TTĐ chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và trình cấp đồng
thuận Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phê duyệt cấp tín dụng. Khoản
tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Tổng
Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trên Báo cáo rà soát rủi ro của Ban TTĐ.
Trong trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp đồng thuận Tổng
Giám đốc & Phó Tổng Giám đốc thứ nhất nhưng không bắt buộc phải qua rà soát rủi ro
tín dụng tại Ban TTĐ, khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ
chữ ký phê duyệt của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trên Báo cáo đề
xuất tín dụng của Ban QHKH. Trường hợp không có sự đồng thuận giữa Tổng Giám đốc
và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất thì khoản vay sẽ không được phê duyệt (từ chối), trừ
trường hợp Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất đề nghị đưa ra cấp có thẩm
quyền phê duyệt tín dụng cao hơn (Hội đồng tín dụng Hội sở chính) xem xét phê duyệt
theo quy định.
Trường hợp 2: Phê duyệt khoản vay tại Hội sở chính thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Hội đồng tín dụng Hội sở chính, Hội đồng Thành viên:
Đề xuất tín dụng: Ban TTĐ đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ Chi nhánh.
Rà soát rủi ro tín dụng: Ban TTĐ tiếp nhận đề xuất tín dụng và lập Báo cáo rà soát
rủi ro. Báo cáo Rà soát rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được Ban TTĐ chuyển cho
Thư ký HĐTD Hội sở chính để trình Chủ tịch HĐTD Hội sở chính.
Thư ký HĐTD Hội sở chính trình Chủ tịch HĐTD Hội sở chính đưa khoản tín dụng
ra HĐTD Hội sở chính xem xét phê duyệt theo quy chế hoạt động của HĐTD OCB.
Trường hợp Chủ tịch HĐTD Hội sở chính yêu cầu giải trình/bổ sung nội dung báo
cáo Rà soát rủi ro, Thư ký HĐTD Hội sở chính gửi yêu cầu của Chủ tịch HĐTD Hội sở
chính cho Ban TTĐ để thực hiện giải trình/bổ sung nội dung.
Trường hợp Chủ tịch HĐTD Hội sở chính đồng ý đưa khoản tín dụng ra HĐTD
Hội sở chính xem xét phê duyệt.
43
Phê duyệt tín dụng Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng
của Hội đồng tín dụng Hội sở chính: Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê
duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng Hội sở chính kết luận đồng ý cấp
tín dụng. Thư ký HĐTD Hội sở chính chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi xin ý
kiến các thành viên HĐTD Hội sở chính. Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín
dụng Hội sở chính bao gồm: Tờ trình của Chi nhánh; Báo cáo Rà soát rủi ro đã được
Lãnh đạo Ban TTĐ ký duyệt; Các tài liệu khác có liên quan.
Trường hợp 3: Phê duyệt tín dụng Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê
duyệt tín dụng của Hội đồng Thành viên: Trong trường hợp Hội đồng tín dụng Hội sở
chính thống nhất trình khoản vay lên cấp Hội đồng Thành viên để được phê duyệt cuối
cùng (nội dung này phải được thể hiện tại Biên bản tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng
tín dụng Hội sở chính hoặc Biên bản họp Hội đồng Tín dụng Hội sở chính), Ban TTĐ
đầu mối trình Tổng Giám đốc ký trình Hội đồng Thành viên xem xét, phê duyệt khoản
vay. Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi trong Biên
bản họp của Hội đồng thành viên kết luận đồng ý cấp tín dụng. Cán bộ TTĐ chịu trách
nhiệm tập hợp hồ sơ và trình Hội đồng Thành viên. Bộ hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình
Hội đồng Thành viên; Tờ trình của chi nhánh; Báo cáo Rà soát rủi ro đã được Lãnh đạo
Ban TTĐ ký duyệt; Biên bản tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng tín dụng Hội sở chính
hoặc Biên bản họp Hội đồng Tín dụng Hội sở chính; Hồ sơ khác có liên quan.
Các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng Thành viên hoặc
Hội đồng tín dụng Hội sở chính, sau khi được phê duyệt bởi các cấp thẩm quyền sẽ được
giao quyền cho Tổng Giám đốc chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghị quyết HĐTV
hoặc HĐTD Hội sở chính.
Trong trường hợp cấp thẩm quyền có ý kiến từ chối cấp tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín
dụng của khách hàng SMEs sẽ được chuyển trả cho Chi nhánh để thực hiện thông báo
từ chối cấp tín dụng cho khách hàng SMEs. Trung tâm CB soạn thảo thông báo từ chối
cấp tín dụng trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền ký gửi khách hàng SMEs.
44
2.2.1.9. Các thủ tục sau phê duyệt
Soạn thảo quyết định cấp tín dụng: Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp
có thẩm quyền, Bộ phận TTĐ chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng (hoặc
văn bản chấp thuận phê duyệt tín dụng có nội dung tương tự), trình cấp có thẩm quyền
ký, để thông báo cho các bộ phận có liên quan. Trường hợp cấp tín dụng không phải qua
thẩm định rủi ro, Báo cáo đề xuất tín dụng được cấp phê duyệt ký duyệt đồng ý được coi
là Quyết định cấp tín dụng. Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng là cấp có thẩm quyền
ký trên Quyết định cấp tín dụng. Trường hợp Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín
dụng là các Hội đồng thì đại diện ký trên Quyết định cấp tín dụng theo quy định tại Quy
chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng. Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền
cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho Trung tâm CB (Bộ phận Thẩm định &
Quản lý khách hàng SMEs) để thực hiện các bước tiếp theo.
Thông báo đến khách hàng SMEs: Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp
có thẩm quyền, Trung tâm CB tiến hành các bước như sau: Trường hợp từ chối cấp tín
dụng: Cán bộ Thẩm định & Quản lý Khách hàng thuộc Trung tâm CB soạn th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_quy_trinh_tin_dung_doi_voi_doanh_nghiep.pdf