MỞ ĐẦU. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN . 9
1.1 Tình hình nghiên cứu . 9
1.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu . 23
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TRẠI
GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 . 26
2.1. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm, tra tấn của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn trong các trại giam tù binh . 26
2.2. Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh . 55
Chương 3: TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CÁC
TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973. 72
3.1. Lãnh đạo tù binh đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng
sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi . 72
3.2. Đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt . 80
3.2. Đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng . 97
3.3. Tìm cách trở về với cách mạng . 106
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM . 120
4.1 Nhận xét . 120
4.2 Kinh nghiệm . 134
KẾT LUẬN. 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 155
PHỤ LỤC. 178
208 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu năm 1972
(Trại 2)
- Đòi cải thiện điều kiện
giam giữ, không ký giấy
chiêu hồi.
- Tuyệt thực 2
ngày
22
Tháng 3-1971
(Trại 1)
- Cải thiện điều kiện sinh
hoạt.
- Không đánh đập tù
binh.
- Được giam chung tại
trại 2.
- Bị đàn áp, biệt giam tại
trại 4.
- Hô la tập
thể, dùng lý lẽ
kiến nghị 2
ngày.
23 Tháng 10-1971 - Đấu tranh không trở về - Hô la và
85
(Trại 4) phòng giam cũ.
- Giải quyết tiêu chuẩn
về tù binh.
- Nhu cầu ăn ở, thăm
nuôi, chữa bệnh.
- Được giải quyết theo
yêu cầu.
tuyệt thực
[trích theo,133, tr. 125-137]
Tại Trại giam Hố Nai (Biên Hòa), năm 1968 diễn ra cuộc đấu tranh của
Khu B đòi địch rút hết trưởng, phó phòng giam và an ninh ra khỏi phòng giam
để lực lượng tù binh tự cải quản. Tiếp đó, vào ngày 6-9-1973, tù binh đấu
tranh đòi địch chấp nhận yêu sách thực hiện quy chế sinh hoạt ăn ở của tù
binh, thực hiện những chế độ đối với “nhân viên quân sự” theo tinh thần Hiệp
định Pari, yêu cầu để tù binh tự quản, yêu cầu địch rút số đại diện, tay sai ra
ngoài trại, tù binh được tiếp xúc giữa các phòng giam, được vui chơi, giải trí,
không được cưỡng bức chiêu hồi...
Ở Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ), Đảng ủy nhà lao được thành lập
đã tập trung lãnh đạo cuộc đấu tranh, tổ chức các phong trào đòi cải thiện đời
sống lao tù; bảo vệ, chăm sóc thương binh, người già, phụ nữ; ... Về mặt công
khai, Đảng ủy trại giam lập ra Ban đại diện tù binh, do các đảng viên có năng
lực, phẩm chất chính trị tốt, có trình độ lý luận, được tin tưởng làm cốt cán.
Ban Đại diện có các Tổ an ninh chính trị, Tổ đời sống, Tổ tuyên truyền văn
hóa-văn nghệ, Tổ chăm sóc thương binh... Phương pháp đấu tranh cũng uyển
chuyển và linh hoạt. Trong những năm 1967-1969, tù binh tại trại giam có xu
hướng thiên về bạo động, tuy có đạt được thắng lợi, song lực lượng đấu tranh
cũng chịu tổn thất lớn. Từ sau 1970, các cuộc đấu tranh thường tiến hành bằng
đấu tranh lý lẽ, tuyệt thực... Tuy nhiên, khi bị khủng bố hoặc khước từ các yêu
86
sách chính đáng, tối thiểu của tù binh, các cuộc đấu tranh vẫn nổ ra rất quyết
liệt, như: đánh quân cảnh, giết chiêu hồi, bắt trói trật tự viên của địch...
Tại Trại giam tù binh Phú Quốc, các cuộc đấu tranh đòi các quyền dân
sinh, dân chủ, đòi thực hiện chế độ tù binh tại Trại giam Phú Quốc gắn liền
với cuộc đấu tranh chống “chiêu hồi”, chống cưỡng bức tù binh vào khu “Tân
sinh hoạt”.
Trước hết, tù binh trong trại giam Phú Quốc đấu tranh đòi đối phương
công nhận là tù binh. Đầu năm 1968, tù binh đấu tranh quyết liệt, phản đối
cách gọi miệt thị và xúc phạm, buộc chúng phải công nhận là tù binh cộng
sản, thay hai chữ PC (phiến cộng) trên áo bằng hai chữ TB (tù binh). Trên cơ
sở thắng lợi này, tù binh đấu tranh đòi địch thực hiện Điều 13 về cách đối xử
với tù binh được ghi trong Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 mà chính
quyền Bảo Đại đã phê chuẩn năm 1953. Tù binh Trại giam Phú Quốc đấu
tranh đòi thực hiện cấp phát trang phục, nhu yếu phẩm, lương thực, thực
phẩm tươi sống, thuốc chữa bệnh khi đau yếu; không làm các việc liên quan
đến quân sự, như: đào hầm, làm công sự, rào kẽm gai, nhổ cỏ; không làm
những việc có tính hạ thấp nhân phẩm tù binh (giặt quần áo, phục vụ vợ, con
sĩ quan); chống nhận cá ươn, không nhận gạo cấp thiếu....Là nơi chính
quyền Sài Gòn giam giữ tập trung tù binh đông nhất ở miền Nam, những
người tù bị giam giữ ở Phú Quốc khi bị luân chuyển đã chuyển tải mục tiêu
đấu tranh đòi chúng thực hiện chế độ giam giữ tù bình theo qui định quốc tế
đến các trại giam khác.
Các tổ chức Đảng trong các phân khu còn tiến hành lãnh đạo các cuộc
đấu tranh của tù binh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đòi chấm dứt mọi hành
động đánh đập, phạt vạ tù binh; bãi bỏ lao động phục dịch cho sĩ quan, binh
lính; chỉ lao động cải thiện đời sống tù binh; đòi cấp đủ tiêu chuẩn, khẩu phần
ăn hằng ngày; không bớt xén, bảo đảm ăn no đủ, đòi phá bỏ khu Tân sinh hoạt
lập lại khu tù binh... Các biện pháp đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ,
87
quyền của tù binh tại Phú Quốc diễn ra rất phong phú, song, thường rất quyết
liệt, từ đưa yêu sách phản đối, đập cà mèn, đập vách tôn, la ó rồi đến tuyệt
thực, uy hiếp, cảnh cáo bọn trật tự, diệt ác ôn, mổ bụng tự sát...Có nhiều cuộc
đấu tranh bắt đầu bằng một đề nghị nhẹ nhàng là cung cấp thêm nước uống
hoặc thực phẩm, song vì yêu sách không được chấp thuận và thái độ hách
dịch của cai tù nên cuộc đấu tranh chuyển sang bạo lực. Nổi bật trong lĩnh
vực đấu tranh đòi quyền dân sinh, quyền tù binh là các cuộc đấu tranh của tù
binh ở Khu A10, Khu C8...
Cuối năm 1969, trước tình hình giám thị trại giam đặt thêm nhiều quy
định mới kìm kẹp tù binh chặt chẽ hơn, bắt tù binh làm việc nặng nề hơn và
chúng bắt đầu phạt vạ, có khi bắt thụt đầu tập thể ở ngoài sân điểm danh và
đánh đập tù binh rất dã man, Đảng ủy Phân khu A10 quyết định đấu tranh
bằng các hình thức từ đưa yêu sách đến tuyệt thực, yêu cầu địch không đánh
đập, phạt vạ tù binh; không được bắt tù binh làm những việc có tính chất quân
sự, làm rào kẽm gai, phục dịch các gia đình sĩ quan; bảo đảm các tiêu chuẩn
ăn uống hằng ngày cho tù binh. Sau 12 ngày đấu tranh, chúng vẫn không đáp
ứng, Đảng ủy Phân khu quyết định sử dụng biện pháp mạnh hơn, tiến hành
diệt bốn tên mật báo hay cung cấp tin cho địch, bắt con tin và đến ngày đấu
tranh thứ 15 thì vận động một người tự nguyện mổ bụng tự sát. Trước sự đấu
tranh kiên cường của tù binh Khu A10, chúng buộc phải chấp nhận yêu sách
do tù binh đưa ra.
Tại Khu C8, cuối năm 1970, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Phân khu, tù
binh liên tiếp đấu tranh đòi quyền dân sinh, quyền tù binh. Đảng ủy Phân khu
chủ trương lãnh đạo kiên quyết không đi làm bất cứ việc gì cho giám thị ngoài
những công việc hằng ngày tù binh phải làm, không làm những công việc
mang tính chất quân sự hoặc nô dịch như: không nhổ cỏ trong hàng rào thép
gai chung quanh phân khu, chống phạt vạ, đánh đập tù binh, đòi tăng thêm số
lượng và chất lượng thực phẩm, đòi được tổ chức học văn hóa, được tự cử đại
88
diện, cử trưởng phòng và cắt đặt các việc trong phân khu; yêu cầu giám thị và
quân cảnh không được chửi thề và xưng hô “mày-tao” với tù binhbuộc địch
phải chấp nhận.
3.2.2. Diệt mật báo và trật tự ác ôn, bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ tù
binh
Mật báo và trật tự là những tù binh phản bội, cam tâm làm tay sai cho
địch đánh phá lực lượng tù binh. Chúng cải trang trong vai những tù binh tích
cực đấu tranh, tìm cách lấy lòng người tù khác để dò la tin tức rồi lén lút báo
cáo với bọn chỉ huy, giám thị về tổ chức Đảng, về những người lãnh đạo
trong phân khu, về những kế hoạch của Đảng ủy khu giam như: đào hầm
vượt ngục; chống cưỡng ép chiêu hồi...
Đồng thời, giám thị trại giam dựng lên các đội trật tự nhằm kìm kẹp,
đánh đập tù binh, góp phần đắc lực với bọn chiến tranh chính trị và quân cảnh
trong việc ép buộc, xô đẩy hàng ngàn người vào các khu Tân sinh hoạt.
Để ngăn chặn bọn mật báo và trật tự, tổ chức Đảng trong các trại giam ra
nghị quyết trừng trị những tên phản bội đó. Tùy theo tội ác của bọn chúng mà
tổ chức Đảng có kế hoạch đối phó: nếu tội còn nhẹ thì cảnh cáo răn đe và
giáo dục, mở đường cho họ trở về phía cách mạng; những trường hợp phá
hoại gây tổn thất lớn cho tù binh thì có kế hoạch tiêu diệt; những tên trật tự đi
lẻ mà giám thị cài vào, tù binh theo dõi, phát hiện, sẽ đánh đuổi chúng ra khỏi
phân khu và tuyên bố thẳng không cho ở chung cùng tù binh, còn nếu cứ vào
thì không đảm bảo tính mạng cho chúng. Trong đấu tranh, thái độ của tù binh
rất kiên quyết nên đã làm giám thị sợ trách nhiệm nếu có án mạng xảy ra, mật
vụ cũng sợ bị giết nên không dám ở trong trại, buộc bọn giám thị phải chuyển
những tên này đi nơi khác.
Đối với trật tự, nhất là ở những nơi chúng đã tập hợp thành đội, việc đối
phó với chúng khó khăn hơn, nhiều lúc phải dùng đến bạo lực, chấp nhận đổ
máu và không phải tất cả các cuộc đấu tranh đều thu được thắng lợi trọn vẹn.
89
Tại Trại giam tù binh Pleiku, có nhiều tên ác ôn, nhưng khét tiếng nhất
là 4 tên: tên Tó, Trưởng đại diện trại; tên Thu, Phó đại diện trại; tên Tâm,
Trưởng trật tự, tên Hơn, Phó trật tự. Đây là những tên tay sai đắc lực, lợi hại
của giám thị. Bọn chúng không từ một thủ đoạn tàn ác nào để đánh đập, tra
khảo, nhục mạ tù binh, gây nên tình hình hết sức căng thẳng. Chỉ cần bắt gặp
2,3 tù binh nói chuyện với nhau là lập tức chúng bắt ra phòng điều hành trực
tiếp xét hỏi, vu khống là tụ tập đấu tranh, là bàn bạc định vượt ngục... Cứ thế,
chúng thay nhau đấm đá, dùng gậy gộc phang vào đầu, vào ngực cho đến ngất
xỉu rồi đem giam riêng chuồng cọp kẽm gai ngoài trời, đêm lạnh buốt lại còn
bắt cởi áo chỉ còn quần lót, những tù binh ốm yếu chỉ vài đêm là hy sinh.
Trước tình hình đó, Đảng uỷ phân khu trực tiếp giao nhiệm vụ diệt ác ôn
cho chi uỷ chi bộ phòng 1 do đồng chí Chí làm bí thư, đồng chí Cận làm tổ
trưởng diệt ác.
Đúng 7 giờ tối ngày 1-11-1968 ngày "quốc khánh" chính quyền
Sài Gòn), tên Thu vào các phòng cưỡng bức tù binh tù ra sân xem
phim, khi đến cuối phòng 2, tổ diệt ác lập tức giết chết đem vứt
xác theo mương nước chảy, nhưng hắn chưa chết, sau một hồi tỉnh
dậy bò đi. Tổ diệt ác phòng 4 phát hiện thấy bèn nhanh chóng
thanh toán, đem vứt xác vào phòng 8-phòng hiện không giam tù.
Mãi đến sáng hôm sau, bọn cai tù mới phát hiện tên Thu đã chết
cứng [118, tr. 242-243].
Ngay đêm hôm ấy, người bị bắt đi đầu tiên là đồng chí Nguyễn Bốn.
Sáng hôm sau, chúng bắt thêm một số người ở phòng 4 lên phòng nhì Quân
đoàn II để tra tấn hòng tìm cho ra người đã giết Võ Trọng Thu, ai lãnh đạo,
chỉ huy. Hôm sau, chúng lại bắt thêm một số khác. Vì sợ giám thị bắt lung
tung tra khảo, tổ chức bị lộ, đồng chí Bính và đồng chí Bốn tự nhận là chính
mình giết tên Thu, mặc dù đồng chí chỉ là những người chỉ đạo. Từ đó, những
người bị chúng bắt đã được thả về, không ai ở trại giam bị bắt đi tra khảo nữa.
90
Sau đó, hai đồng chí bị giải về giam tại quân lao Nha Trang rồi đem ra tòa án
quân sự xét xử cuối cùng chúng kết án rồi đày 2 đồng chí ra Côn Đảo.
Sau vụ này, bọn mật báo và trật tự càng hoang mang lo sợ. Một vài tên
xin ra khỏi đội trật tự. Thời gian ấy hầu như chúng không còn hoạt động gì
nữa. Khí thế và phong trào quần chúng lên cao.
Trong trại giam tù binh Phú Quốc, tổ chức Đảng rất quyết liệt lãnh đạo
đấu tranh trừng trị bọn phản động, ác ôn, nhằm chủ động tiến công địch.
Có nơi tù binh hành động một cách im lặng như trường hợp diệt tên mật
báo phân khu D4 vào cuối năm 1971. Tù binh xô tên mật báo xuống giếng rồi
nhấn đầu hắn cho đến chết, sau đó báo cho bọn giám thị là hắn bị ngã xuống
giếng chết đuối nên địch không có căn cứ để kết tội tù binh.
Lúc đầu, đảng ủy các phân khu tổ chức chỉ đạo diệt mật vụ nhưng không
cho người đứng ra nhận vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng tù binh. Tuy nhiên,
những lúc như thế số đông tù binh trong phân khu bị chúng đánh đập, tra tấn
để khai thác thông tin, tìm ra người chỉ đạo. Vì vậy, về sau, đảng ủy các phân
khu cử người đứng ra nhận trách nhiệm diệt chúng để bảo vệ tù binh, nhất là
những tù binh bệnh tật, bị thương đều được giữ gìn sức khỏe. Những người
đứng ra nhận trước chỉ huy, giám thị và quân cảnh đã diệt bọn mật báo và trật
tự là những người có tinh thần đấu tranh rất anh dũng và sẵn sàng hy sinh bản
thân vì tập thể. Bởi vì họ biết chắc chắn rằng họ sẽ bị đánh đập, tra tấn dã man
nhằm khai thác tổ chức rồi cho vào biệt giam chờ ngày đưa ra tòa án quân sự,
hoặc cũng có người chết ngay trên bàn tra tấn.
Trường hợp trừng trị tên mật vụ Lê Ba tại trại giam B5 ngày 13-1-1971,
là vụ khá điển hình của tên trật tự viên nhưng thực chất là mật vụ [13, tr. 286].
Tên Lê Ba làm nhiệm vụ an ninh chìm ở phân khu A4 từ năm 1968 đến năm
1971. Sau đó Lê Ba được chỉ huy đưa sang phân khu B5 làm trưởng nhóm có
10 tên trật tự viên. Tên này gây nhiều tội ác đối với tù binh nên đảng ủy phân
khu quyết định lập kế hoạch trừ khử hắn. Đảng ủy bí mật giao cho nhóm các
91
anh Đoàn Thanh Phương, Trần Văn Quang và Trần Văn Minh thực hiện
nhiệm vụ tiêu diệt tên mật vụ Lê Ba và chuẩn bị kế hoạch đối phó với sự trả
thù của kẻ địch. Thực hiện sự chỉ đạo của đảng ủy phân khu, các tù binh đã
tiêu diệt được tên mật vụ Lê Ba ngay trong đêm đầu tiên hắn nhập trại giam
B5 khi chưa kịp móc nối với bọn trật tự ở đây và ném xác ra ngoài nhà vệ
sinh. Quân cảnh được tin tiền báo động và kéo vào trại tiến hành điểm danh.
Cả ba đồng chí đứng ra nhận giết tên mật vụ Lê Ba, chúng liền bắt các anh
nhốt vào biệt giam. Tại đây, chúng tra tấn các đồng chí rất dã man. Sau đó
chúng đưa các anh về Trại giam Cần Thơ rồi đưa ra tòa án Cần Thơ xét xử.
Vụ trừng trị hai tên phản bội Doãn Văn Biên và Vũ Thanh Thủy tại phân
khu D5 cũng khá tiêu biểu. Phân khu D5 là phân khu giam các chiến sĩ quê
miền Bắc. Do vậy, địch cài 6 tên mật báo trong đó, có Doãn Văn Biên và Vũ
Thanh Thủy vào phân khu D5 trong đợt xáo trộn tù binh giữa các phân khu.
Trong 6 tên mật vụ, có người từng tham gia trừng trị bọn trật tự, bị địch bắt
đánh đập, đưa đi nhiều nơi nhưng vì không vững vàng, bị mua chuộc và
cưỡng ép nên chịu chiêu hồi, quay sang làm mật báo cho chúng. Đảng ủy
phân khu nắm rõ bọn này nên đã cử tù binh kiểm soát chặt chẽ những mối
quan hệ giữa chúng với bọn quân cảnh, giám thị. Do đó, 6 tên không dám trực
tiếp gặp gỡ giám thị và quân cảnh để báo tin tức mà chỉ còn cách viết thư ném
vào giữa hàng rào để đến khi bọn quân cảnh vào tuần tra sẽ nhận. Tháng 3-
1971, tù binh phân khu D5 tổ chức đào ba đường hầm để chuẩn bị vượt ngục,
trong đó có một đường còn nửa tháng nữa là xong và một đường chỉ còn một
tuần nữa là hoàn tất. Mặc dù tù binh rất cẩn thận canh gác, ngụy trang, che
mắt bọn mật báo nhưng vân bị mật báo vẫn rình mò và biết được tù binh đào
hầm vượt ngục, tên Doãn Văn Biên viết giấy lén ném vào giữa các hàng rào
dây kẽm gai phân chia phân khu C5 và phân khu D5 để báo cho quân cảnh
biết. Nhờ cảnh giác từ trước, nên vào khoảng 9 giờ sáng ngày 4-7-1971, khi
tên Biên vừa ném giấy, tù binh bên phân khu C5 trông thấy, liền báo cho tù
92
binh phân khu D5 biết. Tù binh ở phân khu D5 dùng dây kẽm gai luồn móc
vào được, trong tờ giấy tên Biên kê khai rõ những người trong cấp ủy mà
chúng nghi ngờ, khai cả 56 đồng chí phòng nhà bếp tổ chức đào hầm và nguy
hiểm hơn là khai cả vị trí của ba miệng hầm mà chúng phát hiện được. Đảng
ủy phân khu họp khẩn cấp, quyết định trừ khử tên Biên. Chi bộ của đồng chí
Nguyễn Trọng Lượng được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Đội bảo
vệ của tù binh gồm các đồng chí Hà Văn Tháo (tức Phạm Văn Tính, quê
thành phố Hà Nội), tổ trưởng và Nguyễn Văn Bình (quê tỉnh Thanh Hóa)
được lệnh bắt hỏi tên Biên. Hắn thú nhận hết tội lỗi, nhưng vì để bảo vệ tổ
chức Đảng, bảo vệ tập thể tù binh, bảo vệ công trình đường hầm đang thực
hiện, đồng thời để cảnh báo đối với các tên còn lại, đảng ủy quyết định diệt
trừ tên Biên và cử người đứng ra nhận trách nhiệm. Nguyễn Vương Thành
(tức Nguyễn Dương Kế, quê ở tỉnh Hà Nam) và Trương Văn Long (tức Đàm
Thế Sinh) tự nguyện ra nhận trách nhiệm giết tên Biên trước kẻ giám thị.
Ngày 6-7-1971, sau hai ngày xảy ra sự việc, tên mật báo Vũ Thanh
Thủy, thuộc nhóm 6 tên mật báo có ý định nhảy ra báo với quân
cảnh tình hình đào hầm và tổ chức lãnh đạo trong phân khu, tù binh
phân khu D5 phát hiện, xin ý kiến đảng ủy phân khu. Đảng ủy hội ý
và quyết định cho đội bảo vệ tù binh xử lý ngay. Hai đồng chí
Nguyễn Văn Đào (tức Nguyễn Văn Đồ, quê tỉnh Hải Dương) và
Nguyễn Văn Pha (tức Vũ Hồng Thăng, quê tỉnh Thanh Hóa) thực
hiện nhiệm vụ và đứng ra nhận trách nhiệm giết tên Thủy. Sự việc
xảy ra dồn dập, địch bắt và đánh đập các đồng chí rất dã man rồi
đưa đi biệt giam A2. Các đồng chí chịu đựng mọi đau đớn trước
những đòn roi tra tấn của kẻ thù, giữ trọn lời hứa với tổ chức và
lòng tin của đồng chí, đồng đội kiên quyết không khai báo gì. Ngày
14-12-1971, chúng đưa các anh về đất liền đem ra xét xử tại Toàn
án Quân sự Vùng 4 chiến thuật tại Cần Thơ [13, tr. 289].
93
Ở phân khu A10, khoảng tháng 5-1970, địch đưa về khoảng 1.000 tù
binh có lẫn 28 tên trật tự do tên Khiêm cầm đầu để chuẩn bị lập "Tân sinh
hoạt". Tổ chức Đảng quyết định phải diệt ba tên ác ôn nhất trong đó có tên
Khiêm, không cử người nhận và sau đó cả phân khu cùng tham gia đấu tranh.
Giờ hành động là chập tối, trước lúc giới nghiêm. Tên Khiêm bị giết chết, hai
tên khác chỉ bị thương.
Ngay đêm đó, chúng bắt đại diện tù binh và 4-5 tù binh ra đánh. Sáng
hôm sau, toàn phân khu kéo ra sân đòi đuổi bọn trật tự. Cả phân khu đồng loạt
giơ tay đề nghị không cho chúng ở chung với tù binh. Lực lượng tù binh ngồi
ở sân kiên quyết đấu tranh đến chiều. Khoảng 16 giờ, bọn trật tự ôm quần áo
chạy ra cổng.
Phân khu A10 thu được thắng lợi nhờ nhạy bén kịp thời tấn công bọn trật
tự ngay từ lúc chúng mới tới, chưa kịp củng cố lực lượng và biết dùng sức
mạnh của cả phân khu kéo ra đấu tranh để hỗ trợ những tù binh bị bắt đánh
đập và có thái độ rất kiên quyết nên địch phải chùn tay.
Ở phân khu A4, phân khu sĩ quan miền Nam, vào cuôi năm Âm lịch
(tháng 2-1970), chỉ huy phân khu đưa trật tự từ nơi khác đến đánh đập tù
binh. Tù binh đánh lại, diệt ba tên trật tự, một tên bị móc mắt, một quân cảnh
bị thương. Tù binh có 13 người chết, khoảng 30 người bị thương. Chỉ huy
trưởng hứa sẽ thỏa mãn những yêu sách của tù binh. Từ đó về sau, bọn trật tự
không trở lại phân khu sĩ quan miền Nam và chúng không còn tiếp tục kế
hoạch cưỡng ép chiêu hồi ở đây. Tổn thất của phân khu A4 rất lớn, nhưng
cũng thu được thắng lợi, chấm dứt kế hoạch cưỡng ép chiêu hồi của địch. Nếu
không có sự hy sinh của tù binh, chắc chắn những cuộc đấu tranh sau này sẽ
thiệt hại càng lớn hơn.
Từ những thắng lợi và tổn thất trong các cuộc đấu tranh chống chiến dịch
cưỡng ép, chiêu hồi các phân khu tổng kết được những kinh nghiệm quý báu:
Mỗi lần tù binh trừng trị trật tự thì quân cảnh phản ứng mạnh mẽ vì đó là
94
tay sai, là công cụ của chúng dùng để kìm kẹp, đàn áp và cưỡng ép tù binh
chiêu hồi. Vì vậy, trong việc trừng trị trật tự, tù binh có bị thiệt hại. Nhưng
nếu không hạ được uy thế của chúng, không đuổi chúng ra khỏi phân khu thì
sự thiệt hại về thể xác và tinh thần sẽ còn lớn hơn nhiều.
Những năm đầu, tổ chức Đảng, tổ chức trừng trị mật thám và trật tự mà
không cho người đứng ra nhận nên địch bắt người ra đánh tràn lan để tìm tổ
chức và thủ phạm. Tình hình đó gây một số thiệt hại cho tổ chức Đảng trong
phân khu và cho tù binh. Về sau, khi trừng trị bọn phản bội, Đảng ủy chọn
một số tù binh dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm với lý do là chúng phản
bội lý tưởng cách mạng. Vì đã có người nhận, địch không bắt tràn lan và chỉ
đánh đập một thời gian ngắn rồi đưa vào biệt giam. Việc chọn người nhận
phải trên cơ sở tự nguyện, có tư tưởng vững vàng và chịu nổi sự khảo tra của
địch. Cử người nhận như thế ít bị bắt bớ đánh đập tràn lan và cũng không có
người nhận nào khai báo làm hại tổ chức trong trại giam.
Tuy nhiên, cũng có nơi không cử người đứng ra chịu trách nhiệm mà tìm
cách tạo ra như một tình huống bất ngờ do bị bọn trật tự đánh đập nên tù binh
tức giận đánh lại, một phản ứng tự nhiên chứ không ai tổ chức cả. Mặt khác
khi diệt mật báo, nếu hành động êm và tạo được lý lẽ để che giấu giám thị thì
cũng không cần cho người đứng ra nhận trách nhiệm như trường hợp xô một
tên mật báo xuống giếng ở D4 cuối năm 1971.
Trong việc trừng trị bọn trật tự, tổ chức Đảng phải tổ chức cho tù binh
hành động sớm, khi đội trật tự chưa kịp hình thành, mới chỉ có một số tên bắt
đầu hoạt động hoặc khi chúng vừa từ các nơi đến, chưa kịp củng cố đội ngũ
và phải biết phát huy kịp thời đúng lúc sức mạnh của toàn thể tù binh trong
phân khu; đồng thời phải tổ chức đấu tranh liên tục, cuộc đấu tranh sau hỗ trợ
cho cuộc đấu tranh trước để giành thế chủ động thì mới có thể thu được thắng
lợi trước một kẻ thù độc ác và nham hiểm.
95
Đặc biệt, bên cạnh việc diệt mật báo và trật tự, tại Trại giam tù binh Phú
Quốc, tổ chức Đảng còn đẩy cuộc đấu tranh lên hình thức cao và quyết liệt
hơn đó là, đánh bắt quân cảnh và trừng trị giám thị. Mặc dù tù binh trong tay
không có vũ khí, nhưng vẫn dũng cảm áp dụng hình thức đấu tranh bằng bạo
lực. Áp dụng hình thức bạo lực đối với trật tự và đối với quân cảnh có khác
nhau mặc dù nguyên nhân trực tiếp đều do chúng quá hung ác, thường xuyên
đánh đập tù binh. Với bọn trật tự, tù binh phải diệt một số và đuổi ra khỏi
phân khu, không cho ở chung với tù binh; với quân cảnh, tù binh đánh lại để
làm cho chúng phải sợ, hạn chế tính ác ôn và nhiều khi bắt một hai tên quân
cảnh giữ lại trong phân khu làm con tin đòi địch chấp thuận những yêu sách
đấu tranh của tù binh.
Vụ giết một têm giám thị tại phân khu C6 cũng là cách đấu tranh đánh
vào bọn cai ngục rất quyết liệt. Trước khi xảy ra sự việc tù binh phân khu C6
giết tên giám thị phân khu vào ngày 30-5-1970, phân khu C6 tiếp nhận số tù
binh từ Trại giam Pleiku và Trại giam Cần Thơ địch mới đưa ra Phú Quốc.
Qua nắm tình hình, tổ chức Đảng biết được chúng cài theo 12 tên trật tự để
chuẩn bị lập trại “Tân sinh hoạt” ở phân khu C6. Những người trong đoàn tù
binh phát hiện và báo cho đảng ủy phân khu C6, nên Đảng ủy phân khu quyết
định tiêu diệt những tên trật tự này, không để cho địch thực hiện âm mưu
chiêu hồi, lập trại “Tân sinh hoạt”. Thực hiện chỉ đạo của đảng ủy phân khu,
các phòng giam thực hiện kế hoạch vào lúc trời gần sáng, nhưng chỉ diệt được
2 tên, còn 10 tên chạy thoát ra ngoài kêu quân cảnh tiếp cứu. Khi trời sáng
hẳn, quân cảnh đến đứng bên ngoài và chĩa súng bắn vào phòng giam làm một
tù binh chết. Đảng ủy chỉ đạo cho tù binh kéo ra sân đấu tranh, một lúc sau,
nhiều xe quân sự chở lính tới bao vây phân khu. Giám thị và quân cảnh mở
cửa cổng phân khu vào đánh đập tù binh tới tấp. Tù binh tức giận đánh chết
một tên giám thị rồi ném hắn xuống giếng và đánh một quân cảnh khác bị
thương. Những tên quân cảnh còn lại hoảng hốt kéo tên bị thương chạy ra
96
ngoài. Ra khỏi cổng, chúng chĩa súng bắn liên tục vào phân khu, nơi tù binh
đang đứng làm một số người chết và nhiều người bị thương. Cuộc đấu tranh
đã gây chấn động dư luận.
Vụ tổ chức Đảng khu C10 lãnh đạo tổ chức đánh quân cảnh cũng là một
điển hình. Vào tháng 1-1971, tình hình các phân khu gặp nhiều khó khăn vì
địch giảm bớt số lượng lương thực, thực phẩm và đồ dùng của tù binh. Sắp
đến tết Nguyên đán, Đảng ủy phân khu C10 chủ trương cho tù binh tuyệt
thực, đấu tranh đòi cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo để tù
binh chuẩn bị đón tết. Kế hoạch Đảng ủy đưa ra được tù binh toàn phân khu
hưởng ứng. Cuộc tuyệt thực diễn ra sau giờ điểm danh sáng ngày 27-1-1971
tại sân của phân khu. Diễn biến cuộc tuyệt thực được Trung tướng Nguyễn
Văn Mạnh, Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu ghi khá rõ trong phiếu đệ
trình số 630/TTK đề ngày 12-3-1971 như sau:
Vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 27 tháng 1 năm 1971, những tù binh
thuộc phân khu B10 sau khi tập hợp xong không chịu tan hàng,
không nấu ăn và đòi Bộ Chỉ huy giải quyết các yêu sách: Gia tăng
ẩm thực trong mấy ngày Tết; Nhận bưu phẩm cũng như thư từ trực
tiếp từ gia đình gửi đến (không được kiểm duyệt); đòi cung cấp
thêm nước uống” “Giám thị trưởng Khu A10 đã đến giải quyết
nhưng không có kết quả, đến 18 giờ 30, tù binh tự giải tán về
phòng. Sáng ngày 28-1-1971, tù binh không tập hợp, không đi lao
tác bên ngoài và nằm tuyệt thực tại phòng. Tiếp đến 21 giờ ngày
29-1-1971, đại đội trách nhiệm khu giam vào mở cuộc lục soát
điểm danh và đã gặp sự kháng cự của tù binh bằng cách la ó, đập
vách tôn, một số ùa ra định bắt quân cảnh chỉ huy (trưởng khu).
Toán quân cảnh lục soát đã chống cự mãnh liệt để giải vây cho sĩ
quan chỉ huy lục soát và đám quân cảnh yểm trợ bên ngoài bắn chỉ
thiên áp đảo để tiếp cứu. Kết quả, có một quân cảnh bị thương vì tù
97
binh đánh và một tù binh bị đạn lạc [58, tr. 2].
3.2. ĐẤU TRANH BIẾN NHÀ TÙ THÀNH TRƯỜNG HỌC CÁCH MẠNG
3.2.1. Học tập văn hóa trong tù
Trong trại giam tù binh, hầu hết các tù binh khi bị bắt có trình độ học
vấn thấp, thậm chí nhiều người mù chữ. Tuy nhiên, trong tù có một bộ phận
tù binh có học vấn, tri thức trên nhiều lĩnh vực như: kỹ sư, dược sĩ, y sĩ, bác
sĩ, giảng viên, giáo viên, cán bộ tuyên huấn, sinh viên đại học, nhạc sĩ, họa sĩ,
nghệ sĩ biểu diễn... Đặc biệt, nhiều đồng chí có kinh nghiệm giảng dạy ở
ngoài đời. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng trong trại giam tập hợp
tù binh là trí thức thành đội ngũ giáo viên mở lớp dạy học.
Lớp học được tổ chức ở hầu khắp các phân khu trong trại giam, nên khi
địch có xáo trộn, đến nơi mới, tù binh vẫn có thể tham gia học tập. Tùy tình
hình từng nơi, mỗi lớp học có từ 3-5 người, nhiều nhất là 10 người, ngồi học
ở ngoài sân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_cua_to_chuc_dang_trong_cac_trai_giam_tu_b.pdf