Luận văn Hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số IV - Hà Nội

MỞ ĐẦU.3

1. LÝ DO CHọN Đề TÀI.3

2. TổNG QUAN NGHIÊN CứU.6

3. Ý NGHĨA CủA NGHIÊN CứU.12

4. MụC ĐÍCH VÀ NHIệM Vụ NGHIÊN CứU.13

5. ĐốI TượNG, KHÁCH THể, PHạM VI NGHIÊN CứU.14

6. CÂU HỏI NGHIÊN CứU.15

7. GIả THUYếT NGHIÊN CứU.15

8. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CứU.15

NỘI DUNG CHÍNH.

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

1.1. CÁC KHÁI NIệM CÔNG Cụ.

1.1.1. MA TÚY, NGườI NGHIệN MA TÚY, NGườI CAI NGHIệN MA TÚY, NGườI SAU

CAI NGHIệN MA TÚY.

1.1.2. NGHề, HOạT ĐộNG DạY NGHề, HOạT ĐộNG DạY NGHề CHO NGườI CAI NGHIệN

MA TÚY.

1.1.3. NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HộI, VAI TRÒ CủA NHÂN VIÊN CTXH .

1.2. LÝ THUYếT ứNG DụNG TRONG NGHIÊN CứU

1.2.1. LÝ THUYếT NHU CầU.

1.2.2. LÝ THUYếT Hệ THốNG SINH THÁI.

1.2.3. LÝ THUYếT VAI TRÒ .

pdf29 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số IV - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết ở nƣớc ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho những ngƣời sau cai nghiện ma tuý để giúp họ thực sự tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Việt Nam đang có những thay đổi theo hƣớng tích cực một cách nhất định trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt Việt Nam đã ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO thì hoạt động công tác xã hội nói chung và hoạt động cai nghiện ma túy, hƣớng nghiệp cho các đối tƣợng nghiện nói riêng luôn đƣợc quan tâm đúng mức. Trên khắp đất nƣớc ta có biết bao những Trung tâm đƣợc mở ra với mục đích nêu cao tinh thần nhân ái, vì cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp của con ngƣời nhƣ các Trung tâm Chữa bệnh Giáo Dục Lao Động Xã Hôi, Trung tâm Quản Lý Dạy Nghề và Giải Quyết Việc Làm. Những việc làm, sự cƣu mang, ủng hộ, sự quan tâm chu đáo đối với những đối tƣợng nghiện ma tuý luôn là nguồn cổ vũ lớn đối với các đối tƣợng để họ cai nghiện thành công, vƣợt qua đƣợc chính mình, vƣợt qua những cám dỗ của cuộc sống, đặc biệt hơn nữa giúp các đối tƣợng có niềm tin và nghị lực vào cuộc sống để trở thành những công dân có ích cho Đất nƣớc. Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội (CBGDLĐXH) số IV tại xã Yên Bài – Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội là một trung tâm nhƣ thế. Trung tâm CBGDLĐXH số IV trực thuộc Sở Lao động Thƣơng bình và Xã hội thành phố Hà Nội, đƣợc thành lập năm 2002. Trung tâm có nhiệm vụ tập trung chữa trị, tổ chức giáo dục dạy nghề và lao động sản xuất cho các đối tƣợng là nam nghiện hút ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS . Trung tâm vừa thực hiện chức năng cai nghiện cho những đối tƣợng nghiện ma túy tại trung tâm, vừa tổ chức các lớp học nghề và định hƣớng nghề nghiệp cũng nhƣ giới thiệu việc làm cho họ sau khi họ cai nghiện xong. Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời cai nghiện ma túy sau khi ra khỏi trung tâm lại tái nghiện trở lại, hoặc bỏ nghề, ăn chơi cờ bạc ngày càng gia tăng, điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống của những ngƣời xung quanh, ảnh hƣởng tới sự phát triển của xã hội. Những nghiên cứu về tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên với việc nghiên cứu hoạt động dạy nghề cho đối tƣợng cai nghiện ma túy trong trung tâm cai nghiện dƣới góc độ công tác xã hội (CTXH) thì là một đề tài mới mẻ. Câu hỏi đƣợc đặt ra xoay quanh việc đào tạo nghề cho những ngƣời cai nghiện nhƣ thế nào cho có hiệu quả, đào tạo nghề gì và vai trò của nhân viên công tác xã hội có khả năng tham gia vào hoạt động dạy nghề này nhƣ thế nào? Từ đó, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy, từ đó tìm ra những điểm hạn chế và đề xuất những giải pháp phù hợp cho công tác dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy. Với những lý do trên, tác giả xin lựa chọn đề tài “Hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục Lao động xã hội số IV- Hà Nội”. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong nhiều năm trở lại đây Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề xung quanh nhƣ việc đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn ma túy, tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho ngƣời dân về công tác phòng chống, trợ giúp ngƣời nghiện, các biện pháp trị liệu cho ngƣời nghiện, tạo việc làm cho ngƣời nghiện sau cai nghiện ma túy. Có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề nghề nghiệp đã đƣợc giới khoa học xã hội quan tâm. Ngoài ra còn rất nhiều bài tham luận, luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng nghiên cứu về vấn đề học nghề, tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy và các biện pháp can thiệp trợ giúp cho ngƣời cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, mỗi một nghiên cứu lại có những hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài xin đƣợc đề cập đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu và đặc sắc về định hƣớng nghề nghiệp của một số nhà nghiên cứu. - Các nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung Dạy nghề Việt nam có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của nền văn minh lúa nƣớc, của các làng nghề truyền thống và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển và đổi mới toàn diện dạy nghề là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đƣợc thể thiện trong các Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và trong các Nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, của Ban chấp hành TW Đảng. Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, GIZ và Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Liên bang Đức lần đầu công bố Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2011. Đây là báo cáo đầu tiên về đào tạo nghề ở Việt Nam, nó cung cấp các số liệu thực tế về tình hình đào tạo nghề hiện nay của quốc gia. Báo cáo là kết quả của sự hợp tác ba bên thành công giữa Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Tổ chức GIZ và Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Liên bang Đức (BIBB). Báo cáo nghiên cứu đƣợc thực hiện với mục tiêu chính là cung cấp thông tin, cứ liệu về dạy nghề cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề và nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp và ngƣời lao động của Việt Nam, cũng nhƣ các tổ chức quốc tế có quan tâm đến hoạt động đào tạo nghề của Việt Nam. Các bài tham luận tại Hội nghị lần thứ X những ngƣời lãnh đạo cơ quan dạy nghề các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Vấn đề chung đƣợc nêu trong các bài tham luận này đó là những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thông qua các bài tham luận tại Hội nghị lần thứ 10 những ngƣời lãnh đạo cơ quan dạy nghề các nƣớc xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Việt Nam năm 1982: ý nghĩa, vai trò, hình thức, phƣơng pháp, nhiệm vụ cấp bách của công tác dạy nghề trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đề tài “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Đà Nằng” của tác giả Phan Thị Thúy Linh năm 2011, đã nêu lên thực trạng về việc dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2011, qua đó thấy đƣợc nhu cầu lao động qua đào tạo của doanh nghiệp và ngƣời lao động ngày càng tăng lên nhƣng năng lực đào tạo còn hạn chế, đào tạo nghề chƣa thực sự gắn với nhu cầu của xã hội. Từ những khó khăn gặp phải trong công tác đào tạo nghề, tác giả đã đề xuất những giải pháp về đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên nhƣ nâng cao nhận thức cho thanh niên về học nghề, các giải pháp về cơ chế chính sách Đề tài “Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Phan Minh Hiền. Nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp để làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao năng lực của đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Một ấn phẩm đƣợc coi là có liên quan nhiều đến vấn đề việc làm của lao động kỹ thuật nghề nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” xuất bản năm 1990, về các vấn đề đào tạo nghề cho ngƣời lao động, kinh nghiệm của các nƣớc. Trong ấn phẩm này nội dung chủ yếu đi sâu vào các chức năng, đặc điểm của hệ thống dạy nghề, các chính sách của các quốc gia trong việc đào tạo nghề. Ngoài ra có đi sâu vào việc đào tạo nghề đáp ứng các nhu cầu của các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Đặc điểm cơ bản của nội dung ấn phẩm này khác với ấn phẩm khác là đi sâu vào phân tích kết cấu hệ thống giáo dục và dạy nghề với kinh nghiệm của nhiều nƣớc có mô hình đào tạo nghề khác nhau. Đề tài “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phan Chính Thức, công trình này đề cập đến hệ thống đào tạo nghề trên giác độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam. Một số giải pháp mà công trình này đƣa ra tập trung vào phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bài viết “Giáo dục nghề cho nhóm đối tƣợng yếu thế” do Mạc Văn Tiến chủ biên. Trong cuốn sách này chỉ đề cập đến một số nhóm yếu thế trên thị trƣờng lao động gồm: ngƣời khuyết tật, nông dân nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và nhóm phụ nữ nghèo. Cuốn sách nêu những vấn đề chung đối với các nhóm yếu thế, những rào cản, những nhu cầu và đặc thù dạy nghề của từng nhóm yếu thế. - Nghiên cứu về Đào tạo nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy Tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma túy sau khi đƣợc chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tƣợng trở về cuộc sống bình thƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Đề tài: “Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Thị Thanh Huyền năm 2014, đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng tìm kiếm việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, những nhu cầu về việc làm của ngƣời sau cai nghiện, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy và vai trò của công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy. Đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” của Tiến sĩ Nguyễn Thành Công, năm 2003. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý cai nghiêṇ và sau cai trên điạ bàn thành phố Hà Nội giai đoaṇ 1996-2002, đề tài cũng đi sâu phân tích làm rõ những bất câp̣ về trình đô ̣của cán bô ̣làm công tác quản lý , tính hiệu lực kém của các văn bản hƣớng dẫn quản lý cai nghiện và sau cai ; đầu tƣ tƣ̀ các nguồn tài chính còn chƣa thoả đáng , cơ sở vâṭ chất của các trung tâm cai nghiêṇ còn yếu , chƣa quan tâm tới viêc̣ daỵ nghề , tạo việc làm cho ngƣời cai nghiện trở về ...Từ đó, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp để tăng cƣờng quản lý công tác cai nghiện và sau cai trên địa bàn Hà Nội. Đề tài: “Thực trạng về công tác tổ chức, quản lý dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đào Bạch Vân, đã nêu lên thực trạng về công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho những ngƣời sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp hỗ trợ tìm việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. Bài viết “Quản lý, dạy nghề và giáo dục phục hồi nhân cách cho ngƣời sau cai nghiện, vấn đề và kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh”, chủ biên Trần Nhu, Hồ Bá Thâm, NXB Lao động – xã hội 2008. Nghiên cứu tình hình cai nghiện, giải pháp quản lí, dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện trong chƣơng trình 3 năm ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh. Xây dựng mô hình, nội dung và phƣơng pháp giáo dục tại cơ sở cai nghiện. Đề tài “Nhu cầu việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy” của tác giả Tiêu Thị Minh Hƣờng, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về nhu cầu việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu việc làm của họ, từ đó đề xuất một số biện pháp lý giải, giáo dục góp phần tăng cƣờng nhu cầu việc làm của ngƣời sau cai nghiện ma túy. Đề tài “ Thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên các trƣờng cai nghiện ma túy ở TP. Hồ Chí Minh và giải pháp” năm 2006 của tác giả Lê Thị Ngọc Dung, đề tài đã đƣa ra đƣợc thực trạng của hoạt động quản lý dạy nghề đó là quản lý giáo viên, quản lý học viên, quản lý cơ sở vật chất, hiệu quả của hoạt động dạy nghề, tìm ra những điểm còn hạn chế trong hoạt động quản lý dạy nghề này và đề tài đã đƣa ra giải pháp để năng cao hoạt động dạy nghề cho học viên các trƣờng cai nghiện. Nghiên cứu “Tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Minh, nghiên cứu tập trung vào việc đề xuất giải pháp thành lập tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp, tiếp tục quản lý giáo dục thanh niên sau cai nghiện của các đội tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết “Hà Nội: Sau một năm thí điểm tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy” của tác giả Trần Việt Trung, xuất bản năm 2008, số 326 Tạp chí Lao động – xã hội. Nhìn nhận, đánh giá lại quá trình dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy, nêu lên những điểm hạn chế trong quá trình dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện ma túy. Đề tài, Biện hộ hỗ trợ việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh vĩnh Phúc, 2014 của tác giả Lê Thị Ngọc Ánh đã đề cập đến những biện pháp nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho những ngƣời sau cai nghiện tại cộng đồng, sự hỗ trợ của cộng đồng, chính quyền địa phƣơng. Bài viết “ Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 về việc tổ chức, quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện- kết quả, tồn tại, bài học kinh nghiệm” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2008, số 335, Tạp chí Lao động – xã hội. Bài viết đã đƣa ra kết quả bƣớc đầu thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 ở các địa phƣơng đó là hàng vạn ngƣời đã đƣợc cai nghiện; học tập nâng cao trình độ văn hoá, rèn luyện nhân cách; đƣợc học nghề, nâng cao tay nghề hỗ trợ tạo việc làm, bảo đảm điều kiện tái hoà nhập cộng đồng, kết quả đạt đƣợc đã chứng minh quy trình cai nghiện cần thiết có 2 giai đoạn: một là giai đoạn cai nghiện gồm: cắt cơn, điều trị-phục hồi, học văn hoá, giáo dục pháp luật, dạy nghề ngắn hạn, giáo dục hành vi, nhân cách, lao động trị liệu; Giai đoạn hai là quản lý sau cai gồm: quản lý, giám sát cách ly môi trƣờng ma tuý, dạy nghề dài hạn, nâng cao tay nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tƣ vấn chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng. Bài viết “ Hai năm thực hiện đề án quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh”, 2005 Tạp chí Lao động – xã hội. Có thể nhận thấy có khá nhiều tác giả, đầu sách, dự án nói về công tác dạy nghề và tạo việc làm cho đối tƣợng sau cai nghiện ma túy, song mỗi công trình nghiên cứu đều có những hƣớng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên chƣa có công trình hay đề tài nào đề cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lĩnh vực hỗ trợ cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội (CBGDLĐXH) dƣới góc nhìn và phƣơng pháp tiếp cận của ngành Công tác xã hội. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã đƣợc đề cập trong các công trình, tài liệu nói trên, kết hợp với việc khảo sát thực tế tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV tại xã Yên Bài, Ba Vì, TP. Hà Nội đề tài này có một số đóng góp mới nhƣ sau: Về cách tiếp cận: Đề tài lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về tình hình cai nghiện cũng nhƣ cuộc sống của những đối tƣợng sau cai nghiện ma túy, điều trị tại Trung tâm Giáo dục Lao Động Xã Hội số IV, tình hình đào tạo việc làm cho học viên tại trung tâm, những mong muốn, nhu cầu của họ cho cuộc sống sau này. Phƣơng pháp trợ giúp cho nhóm đối tƣợng này gắn liền với các phƣơng pháp tiếp cận và trợ giúp của ngành Công tác xã hội. Về nội dung: Trên cơ sở hệ thống lý thuyết tƣơng đối hoàn chỉnh, đề tài lần đầu tiên khái quát, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về cuộc sống của những ngƣời cai nghiện ma túy tại Trung tâm, những khó khăn vƣớng mắc, những biện pháp trợ giúp đã đƣợc thực hiện, hiệu quả, hạn chế của những biện pháp đó.Tác giả cũng xây dựng và ứng dụng một số mô hình của Công tác xã hội với một nhóm thân chủ cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng của họ, giúp họ tự mình giải quyết vấn đề của bản thân, vƣơn lên hòa nhập xã hội. Đề tài cũng khẳng định và nhấn mạnh về sự cần thiết phải đƣa ngành CTXH vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trong việc trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế nói riêng, và đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm ngƣời nghiện ma túy, giúp họ quay trở về làm lại cuộc đời, giúp ích cho xã hội. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần phân tích và làm sáng tỏ những lý luận của CTXH khi áp dụng vào một vấn đề cụ thể. Đồng thời vận dụng những kiến thức chuyên ngành CTXH để nghiên cứu, phân tích và thiết lập mô hình trợ giúp một cách khoa học, hiệu quả cho những ngƣời sau cai nghiện ma túy. Từ đó đề tài góp phần làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa của CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng hợp, khách quan và toàn diện về những vấn đề khó khăn, những nhu cầu của ngƣời cai nghiện ma túy sau khi cai nghiện xong và rời khỏi trung tâm, mở ra hƣớng tiếp cận mới trong hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy dƣới góc độ công tác xã hội, gợi mở cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn và sâu hơn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện về thực trạng cuộc sống của những ngƣời sau cai nghiện ma túy tại trung tâm, những mong muốn và nhu cầu của họ về cuộc sống sau khi ra khỏi trung tâm trở về cộng đồng, giúp ta hiểu hơn về tình cảm, nhu cầu của nhóm đối tƣợng này. Trên cơ sở đánh giá các hoạt động đã và đang đƣợc triển khai nhằm hỗ trợ cho ngƣời cai nghiện ma túy tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV, đồng thời thấy đƣợc những thế mạnh và hạn chế cần khắc phục. Từ đó thiết lập mô hình trợ giúp dƣới góc độ ngành CTXH nhằm trợ giúp một cách có hiệu quả cho nhóm thân chủ cụ thể tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV. Đề tài có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu và hoạch định chính sách về dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm hƣớng tới làm sáng tỏ hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm CBGDLDDXH số IV- Hà Nội, đề xuất giải pháp về hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho những học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm CBGDLĐXH số IV - Hà Nội đạt hiệu quả hơn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả đặc điểm hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội. Nhận diện đƣợc vấn đề khó khăn trong hoạt động dạy nghề cho các học viên cai nghiện bao gồm: những khó khăn từ phía học viên, những khó khăn từ phía giáo viên, từ cơ sở vật chất của trung tâm... Đề xuất giải pháp với sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy nghề cho ngƣời cai nghiện ma túy tại trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục lao động xã hội số IV- Hà Nội. 5.2. Khách thể nghiên cứu Cán bộ, ngƣời quản lý, giáo viên và các học viên sau cai nghiện ma túy tại trung tâm GDLĐXH số IV - Hà Nội. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát: học viên đã hoàn thành hai năm cai nghiện bắt buộc tại trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc triển khai trong thời gian từ tháng 02/2016 – 8/2016. Về nội dung nghiên cứu: Trung tâm CBGDLĐXH số IV hiện nay đang có 3 nhóm học viên: Nhóm học viên cai nghiện bắt buộc; Nhóm học viên cai nghiện tự nguyện; Nhóm học viên đã trả qua hai năm cai nghiện bắt buộc. Trong nghiên cứu này, tôi gọi họ là những “học viên sau cai nghiện”. Nhƣ vậy, thuật ngữ học viên sau cai nghiện trong nghiên cứu này đƣợc hiểu là những học viên cai nghiện thuộc trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội đã trải qua thời gian hai năm cai nghiện bắt buộc. Do hoạt động dạy nghề tại trung tâm đƣợc tổ chức chủ yếu cho nhóm học viên đã trải qua hai năm cai nghiện nên trong nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu với nhóm học viên sau cai nghiện. Hiện nay, chƣa có nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) theo đúng ý nghĩa của nghề CTXH trong Trung tâm CBGDLĐXH số IV, do đó trong nghiên cứu này tôi coi cán bộ, ngƣời quản lý, giáo viên trong trung tâm CBGDLĐXH số IV – những ngƣời đang thực hiện một số hoạt động tƣơng tự nhƣ nhiệm vụ của nhân viên CTXH là nhân viên công tác xã hội. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Những học viên đang theo học nghề tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV có những đặc điểm nhƣ thế nào? Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trung tâm CBGDLĐXH số IV nhƣ thế nào? - Việc dạy nghề tại trung tâm CBGDLĐXH số IV đang diễn ra nhƣ thế nào và học viên đang theo học nghề ra sao? - Những khó khăn đối với quá trình dạy nghề và rào cản đối với quá trình học nghề của học viên tại trung tâm CBGDLĐXH số IV là gì? - Nhân viên CTXH có thể hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho học viên sau cai nghiện ma túy tại trung tâm nhƣ thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động dạy nghề cho các học viên sau cai nghiện tại trung tâm CBGDLĐXH số IV đã đƣợc chú trọng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy nghề cho học viên sau cai nghiện nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về trình độ học vấn, về sức khỏe và tâm lý của học viên Sự tham gia của hoạt động CTXH có khả năng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đông dạy nghề cho ngƣời sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Trong đề tài này tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu trên cơ sở có sự sàng lọc thông tin, số liệu, xem xét, phân tích cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua phân tích báo cáo của Trung tâm, các tài liệu trên sách, báo đài, tạp chí, tài liệu chuyên ngành, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan, Internet Sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu, đồng thời qua đó tác giả đƣa ra cái nhìn mới cho mình, cách tiếp cận mới và hƣớng nghiên cứu mới cho đề tài của mình, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài bao gồm: - Các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề ma túy, cai nghiện ma túy, dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện. - Các báo cáo của Bộ Lao động Thƣơng binh- xã hội về tình hình dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ở nƣớc ta trong thời gian qua. - Các báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội: Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm năm 2015; Báo cáo tổng kết năm 2015; Báo cáo công tác nhân sự, hồ sơ quản lý đối tƣợng  Thông qua việc nghiên cứu tài liệu giúp ngƣời nghiên cứu có đƣợc cái nhìn khái quát nhất về hoạt động dạy nghề cho các học viên sau cai nghiện tại Trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội.  Giúp ngƣời nghiên cứu có đƣợc những thông tin về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình, là nền tảng cho ngƣời nghiên cứu.  Giúp ngƣời nghiên cứu nắm đƣợc thông tin ban đầu chung nhất về trung tâm CBGDLĐXH số IV- Hà Nội: cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; các đối tƣợng đang cai nghiện tại đây; nghiên cứu quy trình tiếp nhận, các hoạt động quản lý các học viên tại đây. Đồng thời, nắm đƣợc tình hình hoạt động chung nhất của trung tâm: hoạt động của các cán bộ, ngƣời quản lý, giáo viên trong trung tâm; các nghề đang đƣợc dạy tại trung tâm; nhu cầu và thái độ của các học viên đối với việc học nghề 8.2. Phƣơng pháp quan sát Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp quan sát đƣợc thực hiện để quan sát quá trình quan sát quá trình học nghề của học viên sau cai nghiện để thấy đƣợc những hành động, biểu hiện, mức độ hứng thú đối với việc học nghề của học viên cai nghiện trong trung tâm. Ngoài ra, còn có quan sát cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề, quan sát thái độ, hành vi của học viên khi tham gia các lớp học nghề. S TT Đối tƣợng quan sát Tiêu chí quan sát 1 Cơ sở vật chất của trung tâm Các phòng ban chức năng 2 Nhân viên trong trung tâm. Thái độ làm việc 3 Học viên cai nghiện học nghề Thái độ của học viên khi học nghề, tƣơng tác giữa giáo viên và học viên, tƣơng tác giữa học viên và học viên 4 Các hoạt động khác của học viên cai nghiện Thái độ của học viên khi tham gia các hoạt động tại Trung tâm 8.3. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến đƣợc sử dụng để điều tra về tình hình học nghề của các học viên, mức độ yêu thích đối với các nghề học viên cai nghiện đang theo học, cách truyền đạt kiến thức của giáo viên cũng nhƣ khả năng tiếp thu kiến thức của học viên Nghiên cứu đƣợc tiến hành chọn mẫu bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện với cỡ mẫu 120 ngƣời đã qua hai năm cai nghiện bắt buộc tại trung tâm (chiếm khoảng 1/3 số ngƣời sau cai nghiện ở Trung tâm). Cơ cấu mẫu khảo sát: Đặc điểm mẫu Phân loại mẫu Số ngƣời Tỷ lệ(%) Giới tính Nam 120 100 Tuổi Từ 18 đến 30 tuổi 48 40 Từ 31 đến 45 tuổi 52 43,3 Trên 45 tuổi 20 16,7 Nơi ở trƣớc khi vào trung tâm Thành Thị 43 35,8 Nông thôn 58 48,3 Miền núi 19 15,8 Những số liệu thu thập đƣợc từ phiếu hỏi sẽ đƣợc xử lý trên chƣơng trình SPSS 18.0. 8.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ quan sát, phân tích tài liệu để có đƣợc những thông tin chiều sâu, đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004655_932_2006175.pdf
Tài liệu liên quan