Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

3.1. Mục đích nghiên cứu . 6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

5.1. Phương pháp luận . 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 8

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn . 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn . 8

7. Kết cấu của luận văn . 8

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

pdf136 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cử tri, thông báo kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch giám sát. Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Thường trực HĐND huyện chỉ đạo chặt 53 chẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa tổ đại biểu HĐND huyện với Ban Thường trực UBMTTQVN huyện và các xã-thị trấn, vì vậy đã tổng hợp được đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xem xét giải quyết của UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Tại kỳ họp thường lệ của HĐND huyện, UBND huyện đều có báo cáo kết quả trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, các báo cáo đã phản ánh cụ thể những gì đã làm được và chưa làm được, thể hiện sự nghiêm túc trong ghi nhận và giải quyết đối với đa số ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được HĐND huyện tổng hợp báo cáo tại kỳ họp trước. Trong kỳ họp HĐND huyện, việc xem xét thảo luận đối với báo cáo của UBND huyện về kết quả trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri là cơ sở để HĐND huyện thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp. Các báo cáo này đã nêu lên được những nội dung cụ thể gắn với trách nhiệm của UBND huyện đối với các lĩnh vực quản lý, điều hành nên đại biểu HĐND có điều kiện hiểu rõ hơn và thảo luận sâu hơn về những ưu, khuyết điểm trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND huyện. Từ đó, từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đại biểu HĐND là người đại diện của cử tri, mang những tâm tư mà cử tri gửi gắm đến các cấp các ngành giải đáp cũng như nâng cao trách nhiệm của người thủ trưởng đơn vị. Nhận thấy được vai trò, chức năng của HĐND trong việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri nên tại các kỳ họp của HĐND huyện, chủ tọa kỳ họp và các đại biểu HĐND đã chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri thành nội dung chất vấn đối với UBND huyện và các cơ quan chuyên môn. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay thực hiện theo Luật định, trước và sau các kỳ họp, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN huyện, Thường trực HĐND và UBMTTQVN các xã, thị trấn tổ chức tiếp xúc cử tri các xã, thị trấn để báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện, nội dung, kết quả kỳ họp HĐND huyện 54 và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đã tổ chức được 178 cuộc, có 16.466 cử tri tham dự, có 735 cử tri phát biểu ý kiến về 1.185 nội dung về các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội; ứng xử của Việt Nam để giữ vững độc lập chủ quyền ở Biển Đông; những biện pháp giải quyết vấn đề nợ công của Chính phủ; giải pháp chống ngập úng và biến đổi khí hậu; việc phòng, chống tham nhũng; việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; các chế độ chính sách, những vấn đề liên quan đến đất đai, điện, đường giao thông, giáo dục, y tế, môi trường; nước sạch; quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, bồi thường giả tỏa...Các đại biểu HĐND Quốc hội, tỉnh, huyện và chính quyền cơ sở đã trả lời trực tiếp 730 ý kiến, đồng thời ghi nhận 455 kiến nghị, gồm 96 kiến nghị thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, 248 kiến nghị thuộc thẩm quyền cấp huyện, 111 kiến nghị thuộc thẩm quyền Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng. Trong nhiệm kỳ qua 100% ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được UBND huyện trả lời và giải quyết theo thẩm quyền từ đó tạo được niềm tin trong nhân dân và chất lượng hiệu quả, hiệu lực của cơ quan hành chính cũng được từng bước nâng lên để phục vụ nhân dân. - Về xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp: Tại kỳ họp HĐND huyện còn phải xem xét các nghị quyết của HĐND cũng như các nghị quyết cá biệt được thông qua tại kỳ họp. Vì vậy, hoạt động xem xét văn bản quy phạm pháp luật của HĐND huyện là nhiệm vụ giám sát được pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất, đúng đắn của hệ thống pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. HĐND ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức Nghị quyết, UBND ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Quyết định. Với vị trí vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND 55 huyện có quyền xem xét đánh giá về tính hợp Hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện và các nghị quyết của HĐND huyện. Thực tiễn ở Huyện Dầu Tiếng, HĐND huyện khi xem xét văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện và HĐND huyện ban hành thường tập trung phân tích tính hợp Hiến, hợp pháp về thủ tục xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của những cơ quan nói trên và hình thức pháp lý của các văn bản. Song song đó, đối với việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và các văn bản ban hành tại kỳ họp. Thường trực HĐND huyện đã tổ chức thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “công tác ban hành Nghị quyết kỳ họp của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện”. Qua giám sát bên cạnh những ưu điểm hiện có Thường trực HĐND huyện đã chỉ rõ những sai sót của HĐND các xã, thị trấn trong việc tuân thủ các quy trình, thủ tục, thể thức ban hành các Nghị quyết tại kỳ họp. Thường trực HĐND huyện đã ban hành Thông báo kết luận đề nghị Thường trực HĐND, các Ban của HĐND các xã, thị trấn 11 nội dung để khắc phục kịp thời các hạn chế và nâng cao chất lượng công tác ban hành Nghị quyết kỳ họp của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới: (1) Nghiêm túc rút kinh nghiệm các hạn chế trong công tác chuẩn bị và ban hành nghị quyết kỳ họp mà Đoàn giám sát đã chỉ ra tại Báo cáo số 30/BC- ĐGS ngày 12/9/2017; khắc phục kịp thời các sai sót, hạn chế; đối với những nội dung không khắc phục được thì lưu ý, không để lặp lại trong các kỳ họp tiếp theo; (2) Cần nghiên cứu thực hiện đúng những quy định về thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản, cụ thể là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản 56 hành chính; (3) Đối với các nghị quyết của HĐND về tài chính, ngân sách và đầu tư công, các biểu mẫu kèm theo phải đảm bảo quy định tại Điều 14 Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ; khi ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách phải đầy đủ cả hai nội dung; (4) Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định các trường hợp nghị quyết do HĐND ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Đề nghị Thường trực HĐND các xã, thị trấn nghiên cứu để thực hiện đúng quy định (theo đó, nhìn chung hầu hết các nghị quyết do HĐND cấp xã ban hành đều chỉ còn là nghị quyết cá biệt); (5) Xem xét, ban hành Nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp thường lệ của HĐND cấp xã theo đúng quy định tại Điều 74 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20 tháng 11 năm 2015; (6) Đối với những nghị quyết ban hành trái thẩm quyền, đề nghị HĐND cấp xã tự khắc phục bằng cách ban hành nghị quyết bãi bỏ tại kỳ họp cuối năm 2017; (7) Về việc điều chỉnh dự toán thu – chi ngân sách và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014 và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 thì thẩm quyền điều chỉnh dự toán thu – chi ngân sách và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm là của HĐND tỉnh, nên từ năm 2017, HĐND cấp huyện, cấp xã không còn thẩm quyền ban hành nghị quyết điều chỉnh dự toán thu – chi ngân sách và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm (nếu trong quá trình điều hành có phát sinh nhiều thay đổi cần phải điều chỉnh thì HĐND cấp huyện, xã trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định); (8) Để đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của HĐND cấp xã, trước mỗi kỳ họp HĐND và khi Thường trực HĐND cho ý kiến những nội dung có tác động đến đời sống 57 nhân dân hoặc những vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương (được quy định trong Quy chế làm việc của cấp ủy), đề nghị Thường trực HĐND cấp xã phải xin ý kiến của cấp ủy bằng văn bản; (9) Nghiên cứu các hướng dẫn của Thường trực HĐND tỉnh tại Thông báo số 70/TB-HĐND ngày 12/9/2017 về việc kết luận Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, huyện lần thứ 3, nhiệm kỳ 2016 - 2021; Công văn số 275/HĐND-VP ngày 22/9/2017 về việc thống nhất thực hiện một số nội dung sau Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND lần thứ 3 để triển khai thực hiện cho đảm bảo yêu cầu, cũng như các tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh Bình Dương; (10) Chỉ đạo các Ban HĐND cấp mình triển khai thực hiện tốt các nội dung mà Đoàn giám sát đã đề nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm tra của các Ban; (11) Khi kết thúc các kỳ họp, Thường trực HĐND các xã, thị trấn phải thực hiện gửi tất cả các tài liệu phục vụ kỳ họp (gồm cả báo cáo, tờ trình, nghị quyết, biên bản của kỳ họp HĐND...) về Thường trực HĐND huyện theo quy định tại Khoản 3 Điều 86 Luật Tổ chức chính quyền địa phương để kịp thời giám sát. Theo báo cáo thống kê của phòng Tư pháp Huyện Dầu Tiếng. Từ đầu nhiệm kỳ đến cuối năm 2018 số lượng ban hành văn bản QPPL của HĐND huyện là: 02 văn bản; Quyết định quy phạm pháp luật của UBND huyện là 17 văn bản; không ban hành văn bản QPPL của UBND huyện dưới hình thức Chỉ thị. Trong đó Nghị quyết của HĐND huyện có hiệu lực 02 văn bản, QPPL của UBND huyện còn hiệu lực 08 văn bản. Như vậy, có thể thấy trong vòng 03 năm qua (2016-2018) lượng văn bản được HĐND, UBND huyện ban hành không nhiều nhưng đảm bảo đúng theo trình tự, thủ tục do Luật định. 58 - Lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu: Kế thừa các quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Nghị quyết số 35/2012/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với nhiều điểm mới. Quy trình, các bước tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu được quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, bảo đảm thời gian để đại biểu HĐND nghiên cứu, thảo luận trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp. Đây là hình thức giám sát rất quan trọng của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương đối với các chức danh do HĐND bầu và những người bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm cũng chính là những đối tượng thuộc quyền giám sát trực tiếp của HĐND. Bên cạnh đó việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu cũng là công cụ giám sát mới của HĐND các cấp. Mặc dù luật đã có quy định từ lâu nhưng gần đây nội dung này mới được thực hiện một cách nghiêm túc. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu mặc dù được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhưng đến năm 2013 mới tiến hành tổ chức thực hiện; quy định này đã thể hiện là một công cụ giám sát rất hữu hiệu, nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẽ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát. Hình thức giám sát có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, qua đó đánh giá được thực chất về phẩm chất chính trị, đạo đức, 59 năng lực thực tiễn của những người giữ chức vụ do HĐND bầu, đồng thời còn là thước đo tinh thần xây dựng, sự nghiêm túc, công tâm, khách quan, trách nhiệm vì sự nghiệp chung của các vị đại biểu dân cử khi thực hiện quyền giám sát theo quy định của pháp luật. Việc lấy phiếu tín nhiệm có tác động tích cực đến công tác cán bộ, khích lệ, động viên đối với người có nhiều phiếu “tín nhiệm cao” tự tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời qua đây cũng nhắc nhở đối với người có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” để điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, từ đó có phương hướng khắc phục khuyết điểm, hạn chế, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để cấp có thẩm quyền xem xét trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với phẩm chất, năng lực và khả năng cống hiến của mỗi người, đặc biệt là trong công tác quy hoạch cán bộ. Đồng thời, qua việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND. Thực hiện Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Hướng dẫn số 321/HD-UBTVQH14 ngày 02/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số nội dung về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND huyện tiến hành 1 lần lấy ý kiến tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu (gồm Thường trực HĐND, trưởng 2 ban HĐND, thường trực UBND và các thành viên UBND). Tại kỳ họp lần thứ 7, từ ngày 11/12/2018- 12/12/2018. HĐND huyện Dầu Tiếng nhiệm kỳ 2016 - 2021, tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 19 chức danh do HĐND bầu. Kết quả, Chủ tịch HĐND huyện và Chủ tịch UBND huyện có số phiếu tín nhiệm cao, đạt 31/31 phiếu của đại biểu dự 60 họp (đạt 91,18% tổng số đại biểu HĐND huyện); các chức danh khác có số phiếu tín nhiệm cao đạt từ 18/31 phiếu (đạt 52,94% tổng số đại biểu HĐND huyện) đến 29/31 phiếu (đạt 85,29% tổng số đại biểu HĐND huyện). Nhìn chung, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm ở huyện được thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, tuân thủ đúng quy trình, thủ tục. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, việc thăm dò tín nhiệm đối với cán bộ chủ chốt là việc làm có tính nhạy cảm cao, bước đầu rất khó thực hiện, đòi hỏi HĐND phải có cách làm việc khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn. 2.2.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp Giám sát ngoài kỳ họp là giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND của các chủ thể giám sát là Thường trực HĐND, các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND. Bao gồm: hoạt động giám sát thường xuyên và hoạt động giám sát chuyên đề. 2.2.2.1. Hoạt động giám sát thƣờng xuyên - Giám sát qua các buổi tiếp xúc cử tri theo Luật định: Điều 94 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, đây là hình thức chủ yếu để thực hiện việc giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Vì vậy các ý kiến của cử tri được đại biểu ghi nhận đầy đủ và phân loại theo từng cấp để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải trình và có giải pháp thực hiện tốt hơn. Theo quy chế phối hợp, UBMTTQVN huyện giao cho UBMTTQVN cấp xã điều hành buổi tiếp xúc cử tri và mời cử tri tham dự tiếp xúc cử tri. UBMTTQVN cấp xã thường giao chỉ tiêu cho từng đoàn thể, từng ấp và tổ chức thông báo trên đài truyền thanh về địa điểm, thời gian tiếp xúc. Với 61 cách làm này, cử tri đến địa điểm tiếp xúc đông đủ, trung bình trên 100 người trở lên. Về nội dung tiếp xúc: Thường trực HĐND huyện xây dựng đề cương mang tính định hướng, Đại biểu tiếp xúc thu thập thông tin phù hợp với nơi tiếp xúc. Trong buổi tiếp xúc các đại biểu không thoái thác ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nhưng từng đại biểu phải nắm rõ chủ trương, pháp luật, trong phạm vi phải giải thích, trả lời thỏa đáng để cử tri hài lòng (tránh tình trạng trong phạm vi hiểu biết vẫn ghi nhận ý kiến mà không trả lời trực tiếp); từ đó giảm được ý kiến phải chuyển về cho UBND huyện và các cơ quan hữu quan trả lời. Ngoài tổ chức tiếp xúc cử tri định kỳ (trước và sau các kỳ họp), HĐND huyện còn tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, cụ thể đã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề theo Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đã góp phần giải thích những bức xúc cho cử tri là cán bộ, công chức, viên chức. Với cách làm như trên, trong thời gian qua công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện Dầu Tiếng đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, chất lượng tiếp xúc cử tri từng bước được nâng lên và đi vào thực chất. Đại biểu ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Hầu hết Thường trực HĐND huyện chủ động trong việc xây dựng được kế hoạch, chương trình tiếp xúc cử tri, phối hợp với cơ quan, tổ chức trong việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp đúng quy định. (Tiếp xúc trước kỳ họp là 30 ngày; tiếp xúc sau kỳ họp là chậm nhất 15 ngày). Bên cạnh đó, qua các cuộc họp, hội thảo của các ngành, đoàn thể huyện và xã, thị trấn, Thường trực HĐND huyện chỉ đạo thu thập ý kiến, kiến nghị cử tri qua các diễn đàn đó để góp phần nâng lên chất lượng giám sát của HĐND. Trong tiếp xúc cử tri, những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của đại biểu và thuộc thẩm 62 quyền của UBND xã, thị trấn đều được giải thích và giải quyết tại cuộc tiếp xúc; qua đó đại biểu cũng giải thích rõ những quy định pháp luật để bà con cử tri nắm và hiểu rõ hơn. Từ đó tạo được lòng tin của cử tri và cử tri đến tham gia tiếp xúc cử tri đạt 95%. Bên cạnh đó, kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu cũng được nâng lên rõ rệt, không khí tiếp xúc cử tri theo hướng đối thoại, trao đổi thẳng thắn, cởi mở tập trung đi vào những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó đại biểu nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của cử tri và ngược lại cử tri cũng hiểu rõ hơn về hoạt động của HĐND, của đại biểu. Việc tổng hợp, phân tích, theo dõi đôn đốc, giải quyết kiến nghị được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, mỗi lần tiếp xúc cử tri Thường trực HĐND huyện yêu cầu tổ đại biểu HĐND xã, thị trấn nào thì tập trung trả lời ý kiến và kết quả giải quyết của các ý kiến đó với nhân dân nơi mình ứng cử từ đó tạo được niềm tin trong nhân dân. Trong nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND huyện đã tổ chức được 178 cuộc tiếp xúc cử tri, có 16.466 lượt cử tri dự, có 735 cử tri phát biểu ý kiến với 1.185 nội dung xoay quanh các vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, các vấn đề nổi cộm của địa phương...; Các đại biểu HĐND tỉnh, huyện và chính quyền cơ sở đã trả lời trực tiếp 730 ý kiến, đồng thời ghi nhận 455 kiến nghị, những ý kiến của cử tri đóng góp một phần rất quan trọng cho hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND nói riêng; chất lượng hiệu quả, hiệu lực của cơ quan hành chính cũng được từng bước nâng lên để phục vụ dân sinh. - Giám sát thông qua tiếp công dân định kỳ: Nhiệm vụ này được Thường trực HĐND huyện rất quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Vì qua đó kịp thời giám sát các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết các kiến nghị của cử tri và giám sát việc thực hiện pháp luật và ý kiến 63 chỉ đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Thực hiện Quy chế tiếp công dân của huyện, Thường trực HĐND huyện xây dựng lịch tiếp công dân, bố trí nơi tiếp công dân trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có sổ ghi chép, đảm bảo phân công đại biểu HĐND tham gia tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 01 lần vào ngày thứ năm tại phòng tiếp công dân của huyện. Trong thời gian qua, Thường trực HĐND huyện đã tiếp 70 lượt công dân đến liên hệ giải quyết khiếu nại về các lĩnh vực đất đai, ô nhiễm môi trường, khiếu nại về công tác Thi hành án dân sự, vấn đề về chính sách xã hội Thường trực HĐND huyện đã trả lời trực tiếp một số nội dung thuộc thẩm quyền, đồng thời ghi nhận các ý kiến khác của người dân chuyển đến UBND huyện và các cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết theo Luật định. Thường trực HĐND huyện cũng đã tiếp nhận và chuyển 07 đơn phản ánh của cử tri đến các cơ quan có chức năng xem xét, giải quyết và phúc đáp, trả lời cho người dân đúng quy định. Qua đó, Thường trực HĐND huyện tiến hành giám sát việc trả lời, giải quyết đơn thư, khiếu nại thắc mắc của người dân đảm bảo giải quyết thỏa đáng bằng văn bản cho người dân. Ngoài ra, còn phân công đại biểu HĐND huyện trực tiếp công dân tại địa bàn ứng cử. - Giám sát thông qua giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: Thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện tích cực phối hợp cùng nhau tham gia giám sát việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri và giám sát một số lĩnh vực bức xúc, nổi cộm ở địa phương đang được đa số cử tri quan tâm. Trong đó, Ban pháp chế HĐND huyện tích cực giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của UBND huyện. Có thể nói, hoạt động giám sát của HĐND đã bao quát được nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội ở địa phương. Qua giám sát đã kịp thời chấn chỉnh các sai phạm của cá nhân, tổ chức đơn vị, đồng thời có kiến nghị về biện pháp khắc phục xử lý cán bộ, cơ quan sai phạm. Qua đó, ngày càng nhấn mạnh vị trí, vai trò của 64 HĐND huyện nói chung và nhiều đại biểu HĐND đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở các địa bàn ứng cử; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị tiếp xúc kết hợp với khảo sát thực tế để nắm chắc tình hình cử tri phản ánh. Từ đó, Nhân dân ủng hộ hoan nghênh kết quả giám sát của HĐND. Pháp chế XHCN được tôn trọng và được bảo đảm thực hiện ở địa phương. Đối với các đại biểu và tổ đại biểu HĐND huyện: Thường trực HĐND huyện đã thường xuyên chỉ đạo và đôn đốc các đại biểu và Tổ đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định như: Tham dự kỳ họp của HĐND huyện, kỳ họp của HĐND các xã, thị trấn nơi địa bàn trúng cử; tham dự tiếp xúc cử tri; họp Tổ đại biểu để phản ánh kiến nghị của cử tri và đóng góp ý kiến vào các nội dung trình kỳ họp, tham gia thảo luận tại kỳ họp; tham dự các đợt giám sát của các Ban HĐND huyện mà đại biểu là thành viên hoặc được Thường trực HĐND huyện mời tham dự Đoàn giám sát; tham dự tiếp công dân theo lịch tiếp công dân của Thường trực HĐND huyện. Qua đó, tỷ lệ đại biểu HĐND tham dự tiếp xúc cử tri tại địa bàn trúng cử, tham dự tiếp công dân đều đạt trên 98% phát huy được vai trò của người đại biểu dân cử mang trọng trách lớn lao làm nhiệm vụ truyền tải được nguyện vọng và tiếng nói của người cử tri xã, thị trấn đến các cấp có thẩm quyền giải quyết, đáp ứng quyền lợi chính đáng của nhân dân. Qua hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của HĐND huyện cho thấy đại biểu HĐND tham gia chất vấn tích cực, trao đổi thẳng thắn về những nội dung mà cử tri phản ánh; các tổ đại biểu có tổ chức họp đóng góp vào các tài liệu trình kỳ họp cũng như tham gia giám sát việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri của các cơ quan chuyên môn được thể hiện rõ từ khâu chuẩn bị, đầu tư cho phiên chất vấn của chủ tọa kỳ họp và hiệu quả trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp. 2.2.2.2. Hoạt động giám sát chuyên đề 65 Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, theo đề nghị của các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương thì Thường trực HĐND sẽ trình HĐND xem xét về chương trình giám sát năm vào kỳ họp thường lệ giữa năm của HĐND. Khi xét thấy cần thiết thì HĐND quyết định thành lập đoàn giám sát của HĐND. Hoạt động giám sát chuyên đề gần như bao hàm các hình thức giám sát khác. Do vậy, hoạt động giám sát chuyên đề luôn được HĐND huyện đặc biệt quan tâm. Để tránh tình trạng dàn trải, không đúng trọng tâm, HĐND huyện luôn chú trọng lựa chọn nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát một cách phù hợp, nội dung lựa chọn giám sát là những vấn đề quan trọng, có tác động mạnh đến đời sống người dân và trong phát triển kinh tế- xã hội, những vấn đề quan trọng, nổi cộm được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức 35 đợt giám sát (trong đó HĐND giám sát 01 đợt, Thường trực HĐND giám sát 14 đợt, Ban kinh tế-xã hội giám sát 10 đợt, Ban Pháp chế giám sát 10 đợt). - Giám sát chuyên đề của HĐND: Giám sát tình hình thực hiện Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện năm 2018. - Giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND: Giám sát công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện; Giám sát về tình hình thực hiện Đồ án Quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và công tác quản lý theo Đồ án Quy hoạch chung; Giám sát công tác đầu tư xây dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_huyen_dau.pdf
Tài liệu liên quan