Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA CÔNG VỤ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.8
1.1. Khái quát chung về hoạt động kiểm tra công vụ.8
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động kiểm tra công vụ .8
1.1.2. Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra công vụ .15
1.1.3. Hình thức tiến hành kiểm tra công vụ.17
1.1.4. Đối tượng kiểm tra công vụ .18
1.1.5. Nội dung kiểm tra công vụ.19
1.2. Hoạt động kiểm tra công vụ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.20
1.2.1. Chủ thể giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động kiểm tra
công vụ.21
1.2.2. Đối tượng kiểm tra công vụ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh.26
1.2.3. Nội dung kiểm tra công vụ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh .28
1.2.4. Hình thức tiến hành kiểm tra công vụ thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh .31
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm tra công vụ của Uỷ ban nhân
dân tỉnh.32
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kiểm tra công vụ của ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn từ năm 2015
đến năm 2019, Tổ KTCV của UBND tỉnh Tây Ninh đã tiến hành 359 cuộc kiểm tra
đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
60
70
89
53
87
Biểu đồ 2.1. Tổng số cuộc KTCV từ năm 2015-2019
48
Nguồn: Theo Báo cáo thống kê của Sở Nội vụ
Qua đó cho thấy được, hoạt động KTCV hàng năm được tiến hành thường
xuyên trên địa bàn tỉnh, các cuộc kiểm tra có xu hướng tăng dần từ năm 2015 đến
tháng 6/2017, với sự nhiệt tình cống hiến cho nền công vụ tỉnh nhà, Ông Lê Trọng
Hữu - Nguyên Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh kiêm Tổ trưởng Tổ KTCV,
ông không ngại khoảng cách xa gần luôn tiến hành các cuộc kiểm tra một cách liên
tục, năm 2017 đỉnh điểm đạt 89 cuộc/năm, cao nhất từ khi hoạt động KTCV bắt đầu
thực hiện, cho đến năm 2018 chỉ tiến hành 53 cuộc, bởi từ tháng 6/2018 ông Lê
Trọng Hữu đến tuổi về hưu, UBND tỉnh chưa bố trí cũng như chọn được người giữ
chức vụ Phó Giám đốc Sở kiêm Tổ trưởng Tổ KTCV, trong khi đó Tổ Phó lại tham
gia lớp đào tạo chuyên ngành tập trung, cho nên việc KTCV được thực hiện vào 6
tháng cuối năm 2018 rất ít, chỉ đạt 53 cuộc/năm, đến năm 2019, mặc dù Phòng
Thanh tra phải hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ,
nhưng các thành viên của tổ cũng đã cố gắng phấn đấu duy trì hoạt động KTCV
thường xuyên, đạt 87 cuộc/năm, chưa đề cập đến chất lượng các cuộc kiểm tra,
nhưng thông qua số lượng cũng thấy được rằng các thành viên của tổ, đặc biệt là từ
Sở Nội vụ đã hoàn thành nhiệm vụ bằng một năng xuất làm việc cao nhất trong năm
2019.
Các cuộc kiểm tra này được tiến hành chủ yếu ở UBND các xã, phường, thị
trấn, vì đây là cơ quan chính quyền địa phương tiếp xúc thường xuyên với dân, trực
tiếp giải quyết hầu hết các thủ tục cho người dân. Đây cũng là cơ quan thường
xuyên bị người dân phản ánh về thái độ, trách nhiệm làm việc, mặc khác đây cũng
là nơi phát sinh nhiều vấn đề về tham nhũng vặt.
Thứ hai, tình hình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân về thủ tục
hành chính và việc thực hiện thủ tục hành chính: Trong giai đoạn từ năm 2015-
2019, Tổ KTCV thuộc UBND tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận tổng 120 trường hợp
phản ánh thông qua số điện thoại đường dây nóng của Tổ Kiểm tra.
Có thể thấy giai đoạn từ năm 2015-2017, các phản ánh liên tục tăng mạnh, vì
đây cũng là giai đoạn người dân biết nhiều về Tổ KTCV, số điện thoại đường dây
49
nóng của Tổ trưởng và Tổ phó bắt buộc niêm yết ở tất cả các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn tỉnh, đặc biệt là Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND các cấp, đây
là nơi người dân thường xuyên đến giao dịch, có thể nhìn thấy số điện thoại của Tổ
Kiểm tra để phán ánh kịp thời, cụ thể:
Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Sở Nội vụ
Đến giai đoạn năm 2018-2019, các trường hợp phản ánh có xu hướng giảm
dần, vì Tổ kiểm tra đã tiến hành xác minh làm rõ các vụ việc, từ đó xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm, mang tính răn đe, nên CBCCVC vi phạm cũng giảm dần.
Các phản ánh chủ yếu là:
Một là, thuộc về thủ tục hành chính, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, vì đây là
lĩnh vực ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền lợi của người dân và là lĩnh vực được
giao dịch nhiều nhất, Tây Ninh hiện nay đang trên đà thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước, mở rộng ngành du lịch và các tuyến đường xuyên á, cao tốc nối liền với
thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên một hiện tượng giá đất được nâng lên kéo theo đó
là giao dịch về đất đai ngày càng nhiều, đây cũng là lĩnh vực “thu lợi” nhiều cho
một số CBCCVC thực hiện nhiệm vụ về ngành Tài nguyên và Môi trường, do đó
việc nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt” thường xuyên xảy ra, còn về các thủ tục khác
chỉ chiếm số ít như thủ tục về lĩnh vực tư pháp, nội vụ
2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số phản ánh 25 27 30 24 14
Phản ánh về thủ tục hành
chính
13 11 17 16 10
Phản ánh về ứng xử của
CBCCVC
5 9 3 7 3
Phản ánh về giờ giấc làm việc 7 7 10 1 1
0
5
10
15
20
25
30
35
Biểu đồ 2.2. Tổng số phản ánh của ngƣời dân thông qua số điện thoại
đƣờng dây nóng từ năm 2015-2019
50
Hai là, sai phạm trong cách ứng xử của CBCCVC đối với người dân. Đây là
một trong những vấn đề quan tâm hiện nay, bởi thông qua cách giao tiếp thì phần
nào đánh giá được phẩm chất đạo đức của một CBCCVC hay đánh giá được văn
hóa nền hành chính đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cho rằng: trong thời
gian qua, đội ngũ công chức, viên chức ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp.
Phong cách giao tiếp, ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, còn tồn tại, hạn
chế trong thực hiện văn hóa công sở. Ở một số nơi, công tác tiếp công dân chưa
thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư
duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy,
quy chế, có lời nói, hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công
bằng với cấp dưới, gây bức xúc trong Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp [26].
Qua tiếp nhận phản ánh, người dân cho biết, lãnh đạo hay chuyên viên có
thái độ thiếu trách nhiệm, không giải thích cho người dân mà ngược lại họ lại to
tiếng, cách giao tiếp không đúng mực, một số người dân có thiết bị ghi âm như điện
thoại di động, họ đã ghi âm, hình ảnh lại các cuộc to tiếng nói trên làm bằng chứng
gửi cho Tổ Kiểm tra, với những đoạn ghi âm đoạn phim trên nếu được người dân
đưa lên cộng đồng mạng, và với tốc độ nhanh hiện nay trên mạng xã hội thì rất
nguy hiểm, bởi gây nên bức xúc cho người dân trên toàn quốc, ngoài ra đó là lý do
để các thế lực thù địch tuyên truyền không tốt về nền hành chính nước ta, ảnh
hưởng hình ảnh, niềm tin của người dân đối Đảng và Nhà nước ta.
Ba là, phản ánh khác mà Tổ Kiểm tra ghi nhận là về giờ giấc làm việc của
một số CBCCVC, người dân phản ánh kèm hình ảnh một số phòng làm việc của cơ
quan đóng cửa không mở cửa làm việc, đặc biệt là các UBND cấp xã, vì đây là cơ
quan chính quyền địa phương thường xuyên tiếp xúc với người dân, hầu hết vào
những năm trước đây, tuy theo quy định là giờ làm việc bắt đầu từ 07 giờ 00 phút
đến 11 giờ 30 phút vào buổi sáng, buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ,
nhưng hầu hết các cơ quan cấp xã, cấp huyện đều làm việc rất trễ, bắt đầu làm từ 08
giờ và về lúc 10 giờ 30, buổi chiều cũng đi trễ về sớm, nhiều trường hợp người dân
đến giao dich thủ tục khoảng tầm 16 giờ 30 là một số công chức bảo hết giờ làm
51
việc, hẹn vào ngày mai, một số người dân nhà xa, bận công việc nhưng công chức
không giải quyết. Khi Tổ Kiểm tra đến xác minh và cho trích xuất camera lại thì
đúng sự thật và tiến hành xử lý. Nhưng cũng có một số trường hợp người dân phản
ánh giấu tên là phản ánh sai, do người dân phản ánh nhầm mục đích phản ánh sai sự
thật, hạ thấp uy tín cơ quan chính quyền nhưng do nặc danh, giấu tên nên Tổ Kiểm
tra không thể xử lý người phản ánh.
Từ khi hoạt động KTCV được tiến hành thường xuyên, các trường hợp đi trễ
về sớm được cải thiện đáng kể, đều được Tổ Kiểm tra bố trí công chức đến ngay cơ
quan bị phản ánh để xử lý ngay, chứ không để kéo dài, nhưng vẫn còn tồn tại chưa
xử lý dứt điểm.
2.2.2.2. Tình hình sai phạm phát hiện qua hoạt động KTCV
Sau khi kiểm tra, Tổ Kiểm tra đã ghi nhận và lập biên bản nhiều trường hợp
vi phạm về kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong giai đoạn năm 2015 - 2019, Tổ
KTCV đã kiểm tra và lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm và trách nhiệm
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Số CBCCVC vi phạm qua hoạt động KTCV (người)
2015 2016 2017 2018 2019 Tổng
Thời gian làm việc 30 20 35 11 08 104
Không đeo thẻ CBCCVC 23 17 15 10 07 72
Thiếu trách nhiệm 15 12 08 04 03 42
Mỹ quan công sở 32 10 22 15 10 89
Nhũng nhiễu 0 1 1 0 0 2
Tổng 100 60 81 40 28 309
Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Sở Nội
vụ
Từ bảng thống kê cho thấy, tình hình CBCCVC vi phạm kỷ luật kỷ cương
hành chính năm 2015 rất nhiều, có xu hướng giảm dần. Trước đây khi hoạt động
KTCV chưa được tiến hành thường xuyên, chỉ giao cho các cơ quan, đơn vị tự kiểm
Năm
Nội dung vi phạm
52
tra, CBCCVC rất lơ là trong việc chấp hành nội quy, quy chế, thậm chí kể cả người
đứng đầu trong cơ quan đơn vị, người dân đến làm thủ tục phải chờ hàng giờ, với lý
do CBCCVC tám gẫu, ăn vặt hay lãnh đạo bận họp, một lý do hết sức đáng lên án,
đặc biệt là tại UBND cấp xã. Mỹ quan công sở thì nhết nhác, hồ sơ, tài liệu không
được lưu trữ theo quy định, gây khó khăn cho công tác trích lục.
Vi phạm nhiều thứ hai đó là không đeo thẻ CBCCVC khi thực hiện công vụ,
hay bàn làm việc không có biển tên để bàn thể hiện họ tên và chức danh, khi người
dân đến giao dịch làm việc, họ không biết được CBCCVC nào phụ trách lĩnh vực
nào để liên hệ nộp thủ tục hành chính hay hỏi vấn đề nào đó liên quan, việc
CBCCVC không đeo thẻ gây khó khăn cho người dân đến liên hệ công việc, họ dễ
dàng thực hiện hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền người dân, đến khi người dân
phản ánh thì lại không biết người CBCCVC đó là ai để báo lên cơ quan cấp trên hay
thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt Tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra về việc niêm yết
và cập nhật các bộ thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ
quan, đa số các cơ quan không cập nhật các bộ thủ tục hành chính mới, bảng niêm
yết thì không đảm bảo về hình thức và nội dung, người dân không thể tra được thủ
tục mà lĩnh vực mình nộp gồm những gì và thời gian như thế nào.
Thông qua phiếu khảo sát người dân với nhận định thứ nhất phần B phụ lục
2: CBCCVC giao tiếp chưa được lịch sự, nhã nhặn với người dân, thái độ hách dịch,
thiếu trách nhiệm. Cho thấy được CBCCVC vẫn còn tình trạng vi phạm, cụ thể:
53
Qua đó cho thấy được những vi phạm về cách giao tiếp, thái độ, giờ giấc và
năng lực của CBCCVC còn nhiều hạn chế, người dân đánh giá đồng ý chiếm
33,3%, rất đồng ý là 16,6%, tuy có những bước chuyển tích cực trong thực hiện
nhiệm vụ nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, sai phạm.
Ngoài ra, Tổ Kiểm tra còn tiến hành kiểm tra việc nhập liệu, xử lý các thủ tục
hành chính trên phần mềm một cửa, qua thống kê có nhiều thủ tục trễ hạn, nhiều
nhất là về lĩnh vực đất đai, còn một số thủ tục được tiếp nhận nhưng công chức
không nhập liệu vào phần mềm, Tổ Kiểm tra còn phát hiện, phần mềm đã được đưa
vào sử dụng rất lâu nhưng đến thời điểm năm 2019, công chức vẫn không sử dụng
được phần mềm, vẫn còn sử dụng thống kê bằng tay, sau đó nhờ công chức khác
nhập liệu xử lý trên phần mềm. Theo báo cáo thống kê ngành Nội vụ tại tỉnh Tây
Ninh, thì trình độ CBCCVC năm 2018 được thể hiện qua biểu sau:
16,6%
33,3%
16,6%
33,5%
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát ngƣời dân về thực trạng giao tiếp
của CBCCVC trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân trong thời gian
qua (đơn vị: %).
Rất đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Không ý kiến
54
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của CBCCVC tỉnh Tây Ninh năm
2018
Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
Trên Đại
học
Cấp tỉnh 967 73 251 39 725 158
Cấp huyện 783 05 57 05 653 63
Cấp xã 2139 07 38 66 1704 45
Tổng số 3889 85 364 110 3082 266
Nguồn: Theo báo cáo thống kê ngành Nội vụ năm 2018
Từ bảng biểu thống kê cho thấy, đội ngũ CBCCVC đạt trình độ đại học
chiếm đa số, chuyên môn thấp nhất là sơ cấp nhưng cũng phải thành thạo việc soạn
thảo văn bản và sử dụng máy vi tính để thực hiện công việc, nhưng thực tế kiểm tra
thì lại xảy ra tình trạng cán bộ, công chức cấp xã lại không sử dụng thành thạo máy
vi tính, không sử dụng được phần mềm thống kê, nhưng trước đó đã được đào tạo,
bồi dưỡng về khía cạnh này, theo thống kê cấp huyện gửi về báo cáo CBCCVC đều
sử dụng thành thạo tin học, đây lại đặt ra thêm vấn đề về năng lực của đội ngũ
CBCCVC, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã.
2.2.3. Kết quả xử lý các sai phạm phát hiện qua hoạt động kiểm tra
công vụ của Tổ kiểm tra công vụ
Thông qua việc Tổ Kiểm tra ghi nhận các sai phạm trong quá trình KTCV và
trong giải quyết các phản ánh của người dân thông qua số điện thoại đường dây
nóng, Tổ Kiểm tra đã lập biên bản, ghi âm, ghi hình cụ thể CBCCVC và các cơ
quan, đơn vị sai phạm một cách chính xác, khách quan. Tuy nhiên, hiện nay đối với
cơ chế xử lý đối với các sai phạm thông qua hoạt động KTCV chưa được quy định
cụ thể và rõ ràng trong một số văn bản pháp luật, đối với một số văn bản như Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ về KTCV, hay các quy định về quy chế văn hóa công
sở cũng chỉ dừng lại ở việc nêu xử lý các sai phạm theo quy định.
Đối với một số vi phạm trong thực thi công vụ có tính chất nghiêm trọng như
CBCCVC lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong thi hành công vụ có hành vi
55
nhũng nhiễu, hạch sách người dân, thiếu trách nhiệm trong công việc, thì tùy theo
mức độ vi phạm, có bằng chứng, chứng cứ rõ ràng cụ thể, kết quả xác minh chính
xác thì Tổ Kiểm tra kiến nghị xử lý bằng các hình thức theo Luật Cán bộ, công
chức, Luật Viên chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ
quy định về xử lý kỷ luật công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012
của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn
trả của viên chức và một số văn bản liên khác, vì đây thuộc nhóm vi phạm nghiêm
trọng, nhưng để xác định được vi phạm rất phức tạp, phải có chứng cứ ghi âm, ghi
hình cụ thể hay bắt quả tang, bởi trong quá trình xác minh đối tượng vi phạm là
CBCCVC cũng am hiểu về pháp luật và đưa ra những lý lẽ để biện hộ cho mình,
cho nên Tổ KTCV phải bằng nghiệp vụ, đối chứng, dựa vào hồ sơ, thủ tục để xác
định được CBCCVC đó có hạch sách, nhũng nhiễu người dân hay không, để xác
định mức xử lý.
Đối với những vi phạm lần đầu mà Tổ Kiểm tra đã lập biên bản ghi nhận như
về mỹ quan công sở, bài trí công sở Tổ Kiểm tra kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tiến
hành chỉ đạo khắc phục ngay, vì đây là những sai phạm về hình thức có thể khắc
phục dễ dàng, đây là hình thức thể hiện bộ mặt công sở, thể hiện tính trang nghiêm
của hệ thống cơ quan nhà nước, mặt khác đây cũng là hình thức quan trọng. Ngoài
ra những vi phạm về việc không đeo thẻ CBCCVC trong thực thi công vụ, không
đảm bảo giờ giấc làm việc, vi phạm về các nội dung thuộc nội quy, quy chế cơ quan
thì Tổ trưởng Tổ Kiểm tra yêu cầu các thành viên của tổ lập biên bản ghi nhận cụ
thể từng CBCCVC vi phạm, yêu cầu thủ trưởng cơ quan xử lý nhắc nhở hoặc kiểm
điểm rút kinh nghiệm tùy theo mức độ tái vi phạm khi tổ tiến hành tái kiểm tra.
Đối với những sai phạm trong cách ứng xử, giao tiếp, thái độ của CBCCVC
đối với người dân trong khi thực thi công vụ, vi phạm những điều quy định về đạo
đức CBCCVC theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và một số văn bản liên
quan, thì đó có thể xem là vi phạm pháp luật, bởi những quy định đó được quy định
cụ thể trong văn bản luật. Những CBCCVC vi phạm đó Tổ Kiểm tra sẽ lập biên bản
nếu bắt quả tang, còn nếu được người dân phản ánh, Tổ sẽ tiến hành xác minh, đối
56
chứng, trích xuất camerabằng nghiệp vụ Tổ Kiểm tra sẽ xác định được phản ánh
đó đúng hay sai.
Từ kết quả xác minh đó nếu CBCCVC vi phạm Tổ Kiểm tra sẽ lập biên bản,
tùy theo mức độ, tính chất vụ việc thì sẽ kiến nghị nhắc nhở và kiểm điểm rút kinh
nghiệm, nghiêm cấm tái phạm, nếu có trường hợp tiếp tục vi phạm mà tổ đã ghi
nhận theo biên bản trước đó thì sẽ có hình thức xử lý nặng hơn, yêu cầu chấn chỉnh
kịp thời kèm theo đó là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong việc
quản lý CBCCVC của cơ quan mình.
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 thì Tổ Kiểm tra đã kiến nghị xử lý 02
trường hợp công chức, viên chức thuộc UBND cấp xã và Văn phòng Đăng ký đất
đai buộc thôi việc vì có hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền của người dân trong xử
lý công việc thuộc lĩnh vực đất đai, đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều phản ánh nhất.
Tổ KTCV cũng đã phát hiện và kiến nghị xử lý cảnh cáo 03 trường hợp công chức,
viên chức cũng từ UBND cấp xã và Văn phòng Đăng ký đất đai. Ngoài ra, Tổ Kiểm
tra cũng đã kiến nghị xử lý 42 trường hợp công chức có thái độ trịch thưọng, thiếu
trách nhiệm và giao tiếp không đúng chuẩn mực với người dân, được tổ tiếp nhận
thông qua xử lý các phản ánh đường dây nóng, chỉ có 05 cá nhân là xử lý kỷ luật
với mức khiển trách, còn lại đều là kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Những sai phạm mang tính chất nghiêm trọng theo quy định của Luật Phòng,
chống tham nhũng, Luật Hình sựthì đươc chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo
quy định, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, thì Tổ KTCV chưa phát hiện
trường hợp mang tính chất nghiêm trọng để chuyển sang cơ quan điều tra.
57
Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Sở Nội vụ
Nhìn biểu đồ thống kết quả xử lý sai phạm trong hoạt động KTCV cho thấy
được rằng số CBCCVC vi phạm tương đối là nhiều, nhưng chủ yếu chỉ xử lý nhắc
nhở, chiếm đến 59% trên tổng kết quả xử lý, kiểm tra rút kinh nghiệm cũng chỉ
38%, còn đối với 02 hình thức xử lý kỷ luật được quy định rõ trong văn bản pháp
luật là khiển trách và buộc thôi việc chỉ chiếm lần lượt là 2% và 1%. Tuy phần nào
tạo được tính làm gương, răn đe một số CBCCVC, nhưng chưa đủ mạnh để hạn chế
tối đa việc vi phạm, như chúng ta đã thấy ở Việt Nam hiện nay các vi phạm được xử
lý theo biện pháp rút kinh nghiệm thì mọi việc vẫn đâu vào đó, thực tiễn hoạt động
công vụ tại Tây Ninh cũng vậy, với hình thức nhắc nhở, rút kinh nghiệm thì sau đó
vẫn còn tình trạng CBCCVC, tập thể cơ quan vi phạm, trách nhiệm người đứng đầu
lại bị lơ là, không thể hiện được tính răn đe cao trong công tác quản lý, bởi cá nhân
đó không vi phạm thì lại cá nhân khác vi phạm, để rồi thủ trưởng cơ quan lại bao
biện cho nhau, phần này chúng ta sẽ nói rõ ở Mục 2.4.2.1 về hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân.
Theo thực tế cho thấy thì UBND cấp xã là cơ quan địa phương, trực tiếp tiếp
xúc với dân thường xảy ra các mâu thuẫn, phản ánh là nhiều, mặt khác do thời gian
trước đây, do theo sự phân cấp quản lý thì UBND cấp huyện sẽ tiến hành KTCV đối
1%
2%
38%
59%
Biểu đồ 2.4. Kết quả xử lý sai phạm qua hoạt động KTCV của
Tổ KTCV (đơn vị: %)
Buộc thôi viêc
Khiển trách
Kiểm điểm rút kinh nghiệm
nhắc nhở
58
với UBND cấp xã, cho nên UBND cấp tỉnh không tiến hành kiểm tra UBND cấp xã,
chỉ theo dõi báo cáo mà UBND cấp huyện trình lên, nội dung báo cáo thì thể hiện
UBND cấp xã nghiêm túc thực hiện việc kỷ luật, kỷ cương hành chính và việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, nhưng thực tế thì ngược lại, do việc công
nghệ thông tin, mạng xã hội, việc phản ánh lên cổng thông tin điện tử tỉnh, thông
qua số điện thoại đường dây nóng, UBND tỉnh nhận thấy rằng việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong thi hành công vụ còn nhiều bất
cập, thiếu sót, gây nên bức xúc cho người dân, cho nên hiện nay UBDN tỉnh chú
trọng hoạt động KTCV ở UBND cấp xã, nhưng vấn đề KTCV chỉ phần nào hạn chế
được tình trạng hạch sách người dân, vi phạm trong hoạt động công vụ của các cán
bộ, công chức UBND cấp xã, cũng như đã trình bày ở trên là do hình thức xử lý
chưa đủ nghiêm để hạn chế triệt để các hành vi vi phạm.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê của Sở Nội
vụ
Từ biểu đồ, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các vi phạm của yếu xuất phát từ cơ
quan cấp xã, trong tổng 100% cấp xã chiếm đển 66% trên tổng sai phạm, đều này
6%
28%
66%
Biểu đồ 2.5. Tình hình vi phạm của các cơ quan các cấp
từ năm 2015-2019 (đơn vị: %)
Vi phạm của các cơ quan cấp tỉnh
Vi phạm của các cơ quan cấp huyện
Vi phạm của các cơ quan cấp xã
59
cũng là điểm báo động đối với việc thực thi công vụ của UBND cấp xã hiện nay
cũng như là hình thức xử lý đối với các vi phạm này, đây cũng là nơi xảy ra tình
trạng “tham nhũng vặt” nhiều nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ta.
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm tra công vụ
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
2.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về kiểm tra công vụ
Hiện nay, các văn bản quy định về KTCV còn mang tính dàn trải, chưa được
thể hiện rõ ràng so với hoạt động thanh tra, việc KTCV còn chưa thống nhất nội
dung ở một số ngành, địa phương.
Việc KTCV được quy định các nội dung kiểm tra theo tinh thần của các văn
bản sau: Chỉ thị số 26 yêu cầu kiểm tra các nội dung theo quy định của một số văn
bản như Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị (khóa
XII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số
20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính[3].
Chỉ thị số 05 và Quyết định 1966/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh cũng chỉ quy định về các nội dung triển khai, về nội dung thì cũng mang tính
liệt kê, chưa cụ thể hóa được các quy định về các nội dung KTCV và giao nhiệm vụ
cho các chủ thể tiến hành, dừng lại ở việc quy định tổng quát, chưa thể hiện rõ ràng
thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hay Tổ KTCV. Công tác kiểm tra chủ yếu
dựa vào các văn bản quy phạm quy định chi tiết cụ thể, theo kiểu “góp nhặt nội
dung”, từng ngành, lĩnh vực, địa phương tổ chức kiểm tra một số nội dung khác
nhau.
Mặt khác, quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Tổ KTCV cũng
chưa được thể hiện rõ ràng, làm cho thẩm quyền trở nên bị hạn chế, Tổ Kiểm tra
cũng chưa thể mạnh dạn trong việc xử lý các sai phạm, bởi thẩm quyền chưa được
quy định cụ thể, rõ ràng và quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cũng chưa
thể hiện được trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. Qua đó cho thấy được văn
60
bản quy phạm pháp luật quy định về KTCV chưa được hoàn thiện và thống nhất,
chưa quy định về quy trình kiểm tra rõ ràng và nội dung kiểm tra còn trùng lắp.
2.3.2. Năng lực của Tổ kiểm tra công vụ trong việc thực hiện hoạt động
kiểm tra công vụ
Tổ KTCV hiện nay chủ yếu là thành viên của Thanh tra Sở Nội vụ, cơ bản
các thành viên đã có nghiệp vụ thanh tra, có thể áp dụng vào hoạt động KTCV, Tổ
Trưởng Tổ Kiểm tra là Phó Giám đốc Sở Nội vụ được biệt phái từ Phòng Tình báo
Công an tỉnh Tây Ninh sang, vì vậy nghiệp vụ kiểm tra, đối chứngkhá tốt, tạo
thuận lợi cho quá trình kiểm tra, xác minh và xử lý các phản ánh. Mặt khác, có sự
phối hợp của các thành viên có chuyên môn về cải cách hành chính, các thủ tục
hành chính tạo nên hiệu quả trong các cuộc kiểm tra, kịp thời phát hiện sai phạm và
vướng mắc để xử lý, kiến nghị UBND tỉnh có hướng khắc phục.
Tuy nhiên, Tổ Kiểm tra phải tiến hành công tác kiểm tra trên diện rộng, trên
toàn tỉnh, nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên và liên tục, mà lực lượng quá
mỏng, cộng với công việc chuyên môn tại cơ quan ngày càng nhiều, phần nào cũng
ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của các kiểm tra. Thủ tục hành chính thường
xuyên được cập nhật, tình hình thực tế của các hồ sơ thì khác nhau và khá phức tạp,
đòi hỏi đội ngũ công chức làm nhiệm vụ này phải thường xuyên cập nhật và nắm rõ
những quy định, thủ tục mới ban hành, khả năng xử lý tình huống tốt, cho nên một
số công chức còn tỏ ra lúng túng trong một số cuộc kiểm tra và công tác kiểm tra
chưa được chú trọng do công chức phải đảm nhận nhiều công việc chuyên môn từ
cơ quan, làm giảm bớt hiệu quả hoạt động KTCV.
2.3.3. Mức độ quan tâm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh Tây Ninh đối với hoạt động kiểm tra công vụ
Lãnh đạo UBND tỉnh nhìn chung rất quan tâm đến hoạt động KTCV tại địa
phương, lãnh đạo UBND tỉnh đã tập trung quán triệt, chỉ đạo các sở, ban, ngành,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc, đồng
bộ các văn bản của Trung ương, của UBND tỉnh.
61
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch KTCV hàng năm, các văn bản chỉ
đạo về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm công vụ,
chấn chỉnh việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Thường xuyên
kiểm tra việc thực thi công vụ của CBCCVC và yêu cầu báo cáo định kỳ cho Chủ
tịch UBND tỉnh, đảm bảo CBCCVC thật sự trong sạch, bảo đảm có đủ năng lực đáp
ứng yêu cầu công tác. Thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh thực
hiện công khai, minh bạch, tăng cường hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến
người dân và doanh nghiệp như: giải quyết thủ tục hành chính; chính sách ưu đãi
đầu tư; quy hoạch đất đai; đấu thầu, đấu giá tài sản; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
công tác phòng, chống tham nhũng...
Đồng thời, lãnh đạo UBND cấp tỉnh đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cấp,
các ngành trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các
văn bản pháp luật về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, đạo đức công vụ của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ tới toàn thể CBCCVC trên địa bàn
toàn tỉnh.
2.3.4. Mức độ hợp tác và sự th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_kiem_tra_cong_vu_cua_uy_ban_nhan_dan_tinh.pdf