DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG.
DANH MỤC HÌNH.
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1.5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân
hàng thương mại.5
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại.9
1.2.1. Khái niệm và bản chất về mua bán và sáp nhập .9
1.2.2. Phân loại hình thức mua bán và sáp nhập.
1.2.3. Các phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập
1.2.4. Quy trình thực hiện mua bán, sáp nhập .
1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá trước – sau M&A .
1.2.6. Lợi ích của mua bán, sáp nhập .
1.2.7. Hạn chế của mua bán, sáp nhập .
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hànga
1.3. Kinh nghiệm M&A ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Mua bán sáp nhập ngân hàng tại các nước .
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .
CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂNark not
2.1. Thiết kế quy trình luận văn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu .
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. .
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu .
19 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Nghiên cứu thương vụ ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trước hết , tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyêñ Việt Khôi,
người đa ̃trưc̣ tiếp hướng dâñ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoc̣ tâp̣ , thưc̣ hiêṇ
nghiên cứu đề tài và hoàn thành luâṇ văn này .
Tôi xin trân troṇg gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Sau đaị hoc̣ –
trường Đaị hoc̣ Kinh tế – Đaị hoc̣ Quốc gia Hà Nôị đa ̃giúp đỡ tôi hoàn thành quá
trình học tập và thực hiện luâṇ văn của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lañh đaọ , các cán bộ đang công tác tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đa ̃giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp
thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thưc̣ hiêṇ luâṇ văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình , bạn bè , đồng nghiêp̣ đa ̃đôṇg viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luâṇ văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phƣơng Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG .....................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH ......................................................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 .....................................................................................................................................5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân
hàng thƣơng mại .............................................................................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thƣơng mại ..........9
1.2.1. Khái niệm và bản chất về mua bán và sáp nhập ........................................ 9
1.2.2. Phân loại hình thức mua bán và sáp nhập ... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các phương thức thực hiện mua bán và sáp nhậpError! Bookmark not defined.
1.2.4. Quy trình thực hiện mua bán, sáp nhập ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá trước – sau M&A .. Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Lợi ích của mua bán, sáp nhập ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7. Hạn chế của mua bán, sáp nhập ................... Error! Bookmark not defined.
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàngError! Bookmark not defined.
1.3. Kinh nghiệm M&A ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt NamError! Bookmark not defined.
1.3.1. Mua bán sáp nhập ngân hàng tại các nước . Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂNError! Bookmark not defined.
2.1. Thiết kế quy trình luận văn ..................................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu .......... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 ....................................................................................Error! Bookmark not defined.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NHTM VIỆT NAM –
THƢƠNG VỤ ĐIỂN HÌNH NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG NAM VÀ NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN ..............................Error! Bookmark not defined.
3.1. Phân tích hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thƣơng mại Việt NamError! Bookmark not defined.
3.1.1. Tổng quan hoạt động M&A ngân hàng giai đoạn trước 2011Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tổng quan hoạt động M&A ngân hàng giai đoạn từ 2011 đến 2015Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng thương mại Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2. Trƣờng hợp sáp nhập NHTMCP Phƣơng Nam và NHTMCP Sài Gòn Thƣơng
Tín .....................................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín. ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín trước khi sáp nhập ... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Lí do sáp nhập ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Lộ trình, diễn biến trong khi thực hiện sáp nhậpError! Bookmark not defined.
3.2.5. Những kết quả đạt được sau khi sáp nhập ... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4 ....................................................................................Error! Bookmark not defined.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP
NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .Error! Bookmark not defined.
4.1. Bài học rút ra từ trƣờng hợp sáp nhập của NHTMCP Phƣơng Nam và NHTMCP
Sài Gòn Thƣơng Tín .....................................................................Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Thời gian chuẩn bị sáp nhập kĩ lưỡng, lộ trình công khaiError! Bookmark not defined.
4.1.2. Tổ chức chương trình đào tạo “Hợp nhất để phát triển” trước và sau khi
sáp nhập cho quản lý và nhân viên ......................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Định hƣớng cho hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam giai đoạn 2017 – 2020. .........................................................Error! Bookmark not defined.
4.3. Một số đề xuất cho hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 ..................................................Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Về phía cơ quan quản lí nhà nước ................ Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Về phía các ngân hàng thương mại Việt NamError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.....................................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Để tăng khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, ổn
định tình hình tài chính, phát triển kinh tế trong nước và lành mạnh hóa hệ thống
ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển trong bối cảnh hội nhập ngày
càng sâu rộng, thủ tướng chính phủ đã ban hành đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, trong đó mua bán và sáp nhập (M&A) ngân
hàng được coi là một trong những phương thức quan trọng trong quá trình tái cấu
trúc với mục tiêu tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ, khả
năng quản lý, tiết kiệm chi phí, giảm bớt số lượng các ngân hàng và tổ chức tín
dụng yếu kém, ổn định nền kinh tế. Từ khi đề án tái cấu trúc được thực hiện tính
đến hết năm 2015 đã có 19 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã
giảm thông qua việc mua bán, sáp nhập và thu hồi giấy phép, trong đó có 9 ngân
hàng, 2 TCTD phi ngân hàng và 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong năm
2015, bốn thương vụ sáp nhập ngân hàng và năm thương vụ NHTM mua lại công ty
tài chính đã diễn ra, số lượng NHTM Việt Nam còn lại 33 so với 42 ngân hàng năm
2010. Hoạt động M&A ngân hàng điển hình năm 2015 là thương vụ sáp nhập đình
đám giữa ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) vào ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đây là thương vụ tiêu biểu của việc ngân hàng
yếu kém sáp nhập vào ngân hàng lớn, việc sáp nhập này mang theo một sự kỳ vọng
về sự tăng trưởng, lớn mạnh và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Mặc dù thương vụ sáp nhập này
đã hoàn tất và đi vào hoạt động được một thời gian nhưng nghiên cứu tổng thể và
quá trình thực hiện, động lực thúc đẩy và nguyên nhân các ngân hàng tham gia vào
sáp nhập chỉ được đề cập rời rạc. Bên cạnh đó là do mới sáp nhập nên vẫn còn
nhiều hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín hậu sáp nhập, sau sáp nhập quy mô ngân hàng được mở rộng nhưng
hiệu quả kinh doanh bị thách thức lớn, đặc biệt là những khoản nợ xấu của ngân
hàng sau sáp nhập, áp lực sụt giảm lợi nhuận. Do đó, nghiên cứu sẽ làm rõ các lí do,
2
động lực của hoạt động sáp nhập giữa hai ngân hàng, tìm ra những lợi ích, hạn chế,
phân tích các nhân tố gây ảnh hưởng đến hoạt động sáp nhập này rồi từ đó rút ra bài
học qua thương vụ sáp nhập của 2 ngân hàng và đưa ra những đề xuất cho hoạt
động mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoạt động
mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Nghiên cứu thương
vụ ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu trên, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao cần phải thực hiện mua bán và sáp nhập (M&A) các ngân hàng thương
mại?
- Thực trạng hoạt động M&A trong ngành ngân hàng Việt Nam đã diễn ra như thế
nào?
- Hoạt động sáp nhập ngân hàng TMCP Phương Nam vào ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín diễn ra như thế nào (trước và sau khi sáp nhập)?
- Kết quả đạt được của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sau khi sáp nhập là
gì?
- Cần đưa ra những đề xuất nào cho hoạt động mua bán sáp nhập các NHTM Việt
Nam?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá toàn cảnh M&A ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước 2011 và từ
2011 đến nay. Đi sâu vào phân tích đánh giá kết quả sáp nhập ngân hàng TMCP
Phương Nam vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Từ đó rút ra bài học và
đưa ra những đề xuất cho hoạt động M&A của ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn 2017 - 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng.
3
(2) Đánh giá thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay.
(3) Phân tích đánh giá thực trạng về quy mô hoạt động, mạng lưới hoạt động,
kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu sinh lời và an toàn tài chính của ngân
hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trước và sau
khi sáp nhập.
(4) Chỉ ra những lợi ích và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động M&A của
ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín sau sáp nhập, chỉ ra những nhân tố tác động
đến hoạt động mua bán sáp nhập của ngân hàng này.
(5) Rút ra bài học kinh nghiệm giữa thương vụ sáp nhập giữa NHTMCP
Phương Nam và NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và đưa ra một số đề xuất cho hoạt
động M&A của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam, đặc biệt phân tích thương vụ
M&A của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và ngân hàng TMCP Phương
Nam.
- Thời gian nghiên cứu:
Đối với số liệu thứ cấp: Từ 2011 – 30/09/2016
Đối với số liệu sơ cấp: Điều tra qua phiếu khảo sát từ 01/10/2016 – 30/10/2016
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục, mục lục, danh mục
các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
4
Chương 3: Phân tích hoạt động mua bán và sáp nhập các NHTM Việt Nam –
Thương vụ điển hình ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
Chương 4: Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho hoạt động mua bán và sáp
nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập các
ngân hàng thƣơng mại
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giai đoạn đỉnh điểm năm
2007 đến năm 2009 hàng loạt các ngân hàng hàng đầu của Mỹ bị phá sản, khủng
hoảng nợ từ khu vực đồng EURO, năm 2015 Trung Quốc thực hiện phá giá đồng
nhân dân tệ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc
không ngừng biến độngđã làm cho nền kinh tế tài chính thế giới bị ảnh hưởng
trầm trọng thì việc thực hiện việc sáp nhập và mua bán ngân hàng thương mại là
yêu cầu cấp thiết của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Hoạt
động mua bán – sáp nhập (Mergers and Acquistions, M&A) các ngân hàng thương
mại là vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đang được khá nhiều người trên
thế giới quan tâm và nghiên cứu. Theo Elena Beccalli và Pascal Frantz (2009), 2 tác
giả đã thực hiện nghiên cứu 714 thương vụ M&A ngân hàng tại Châu Âu trong giai
đoạn từ năm 1991 đến năm 2005 để xem xét tác động, sự thay đổi mà hoạt động
M&A ngân hàng đem lại cho các ngân hàng tại Châu Âu trước và sau khi thực hiện
các thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng, và họ cũng đã chỉ ra sự khác biệt trong
lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng tại Châu Âu khi thực hiện hoạt động M&A.
Nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng việc các ngân hàng này thực hiện hoạt động M&A
đã dẫn đến sự suy giảm nhẹ đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả dòng tiền
và tỷ suất lợi nhuận, tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động M&A này lại cải thiện đáng
kể đến hiệu quả chi phí của ngân hàng.
Tại quốc gia Việt Nam cũng đã có nhiều người làm nghiên cứu kinh tế trải
nghiệm qua thực tiễn đã nghiên cứu tìm ra hướng đi, bài học kinh nghiệm, các
6
phương pháp,để M&A ở Việt Nam phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt
hơn.
Các nghiên cứu về M&A doanh nghiệp
Nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan và Nguyễn Thùy Linh (2010) đã chỉ ra
rằng yếu tố văn hóa là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành bại của
một thương vụ M&A và dung hòa văn hóa các tổ chức sau M&A. Đây là nhân tố
quyết định sự tồn tại, phát triển của tổ chức đó, việc dung hòa văn hóa sẽ góp phần
tới 36% sự thành công của một thương vụ M&A. Do hạn chế của một bài báo nên
họ mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu yếu tố văn hóa mà không tổng quan hết được
các yếu tố ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của một thương vụ M&A.
Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và các cộng sự (2012) đã nêu lên bức tranh
toàn cảnh về hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam, họ phân tích, dự báo xu
hướng M&A, chỉ ra việc tránh bẫy cộng hưởng mà các thương vụ M&A đem lại.
Cộng hưởng trong lĩnh vực M&A được hiểu là “sự tăng lên khả năng cạnh tranh và
dẫn đến dòng tiền vượt quá những gì hai doanh nghiệp tạo ra một cách độc lập”
theo Vũ Anh Dũng và các cộng sự (2012). Các doanh nghiệp thực hiện M&A mới
chỉ dưới góc độ tài chính, lợi ích dự kiến mà nó đem lại vì thế cần phải có một chiến
lược M&A cụ thể và đặc biệt là kế hoạch cho việc hợp nhất hậu M&A.
Các nghiên cứu về M&A ngân hàng
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2012) về cơ sở lý luận đã làm rõ được
bản chất của M&A, tổng quan được hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam từ năm
2000 đến năm 2012, bên cạnh đó nghiên cứu đã phân tích trường hợp cụ thể về
thương vụ hợp nhất giữa 3 ngân hàng Sài Gòn – Đệ Nhất – Tín Nghĩa. Nghiên cứu
đã sử dụng phân tích SWOT 3 ngân hàng khi tiến hành hoạt động M&A để từ đó đề
xuất ra kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động M&A tại ngân hàng Việt
Nam, chính vì vậy mà giải pháp sẽ không được mang tính toàn diện.
Nghiên cứu của Phan Diên Vỹ (2013) đã khái quát được cơ sở lý luận, làm rõ
bản chất về mua bán và sáp nhập các NHTM làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Nghiên cứu đã phân tích đánh giá thực trạng mua bán sáp nhập của các ngân hàng
7
thương mại Việt Nam qua hai giai đoạn là trước tái cấu trúc năm 1990 – 2003 và
sau tái cấu trúc năm 2004 – 2012, chỉ ra những kết quả đạt được, nguyên nhân và
hạn chế còn tồn tại trong quá trình mua bán sáp nhập ngân hàng Việt Nam đến năm
2012 từ đó nêu lên sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua
bán ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, nêu lên định hướng và đề xuất một
số giải pháp để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi (2014) làm rõ những vấn đề cơ bản về
hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, các phương thức, quy trình thực hiện và một số nhân tố tác động
tới hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nghiên cứu phân tích và đánh
giá mối liên hệ mật thiết giữa kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
khả năng, xác suất doanh nghiệp tài chính sẽ thực hiện các thương vụ mua bán sáp
nhập, tập trung vào 3 nhóm tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán
và công ty bảo hiểm. Nghiên cứu đã vận dụng mô hình hồi quy định lượng Probit để
tiến hành đánh giá và chứng minh hoạt động mua bán sáp nhập có ảnh hưởng tích
cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính, và mối quan hệ
giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiêp tới xác suất doanh nghiệp sẽ
tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập, đánh giá được một số vấn đề còn tồn tại
trong quá trình mua bán sáp nhập ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 và
đưa ra đề xuất và khiến nghị tới Nhà nước, Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước và
Ủy ban chứng khoán tạo nền tảng để phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
Theo Trần Thị Thu Hường và Nguyễn Bích Ngọc (2014) đã nghiên cứu thực
trạng M&A ngân hàng trong 3 giai đoạn: giai đoạn một từ năm 1991 - 2005, giai
đoạn hai từ năm 2005 - 2010 và giai đoạn ba từ năm 2010 - 2014, để chỉ ra động cơ
cho các thương vụ M&A ngân hàng, hoạt động M&A đã đem lại việc thúc đẩy tăng
trưởng, giảm chi phí và giảm sự cạnh tranh, thu hút thêm được nguồn vốn, mua sắm
trang thiết bị, thúc đẩy các ngân hàng tìm kiếm đối tác phù hợp để tham gia vào các
hoạt động mua bán và sáp nhập. Đồng thời Trần Thị Thu Hường và Nguyễn Bích
8
Ngọc (2014) cũng nêu ra các thách thức M&A ngân hàng phải đối mặt là các cổ
đông ngân hàng nhỏ sáp nhập với ngân hàng lớn sẽ chịu nhiều thiệt thòi, hậu M&A
làm cho một lượng nhân viên bị sa thải do áp lực từ việc cắt giảm nhân viên, tâm lý
khách hàng không ổn định vì sự thay đổi về lãi suất tiền gửi và các chi phí phát sinh
khác, quản trị rủi ro hậu sáp nhập đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Mới đây nhất có nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2016), đã nêu lên
những thay đổi về luật, chính sách và diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong
giai đoạn 2006 – 2010 dẫn tới tình hình tài chính khó khăn của các NHTM vào cuối
năm 2011, và tổng hợp các sự kiện tái cơ cấu, mua bán và sáp nhập ngân hàng giai
đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ tổng quan các thương vụ sáp nhập
ngân hàng mà chưa phân tích sâu cụ thể thương vụ nào.
Khoảng trống nghiên cứu: Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, hoạt động trước
và sau mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại đang được khá nhiều người quan
tâm và nghiên cứu. Qua tìm hiểu của tác giả thấy rất ít nghiên cứu phân tích sâu cụ
thể từng thương vụ M&A và đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt
động sáp nhập của NHTMCP Phương Nam vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín.
Bài nghiên cứu này sẽ tổng quan các thương vụ M&A ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn trước 2011 và giai đoạn tái cấu trúc từ năm 2011 đến năm
2015, đi sâu vào phân tích thương vụ ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào
ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đây là một thương vụ lớn có ý nghĩa đặc
trưng trong số thương vụ M&A giữa ngân hàng lớn và ngân hàng yếu kém. Kết quả
nghiên cứu này nhằm phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sáp nhập của 2 ngân
hàng, lợi ích kết quả đạt được và hạn chế tồn tại của ngân hàng Sài Gòn Thương
Tín sau sáp nhập. Bên cạnh đó tác giả tiến hành khảo sát để đánh giá nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động M&A của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Từ phân tích và
nghiên cứu thương vụ này sẽ có cái nhìn nhận rõ ràng và cụ thể hơn nữa tình trạng
mua bán sáp nhập nhập các NHTM Việt Nam để từ đó rút ra bài học và đưa ra một
số đề xuất cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.
9
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thƣơng
mại
1.2.1. Khái niệm và bản chất về mua bán và sáp nhập
Mergers and Acquisitions viết tắt là M&A, thường được dịch ra Tiếng Việt
là sáp nhập và mua lại, hay mua bán và sáp nhập hoặc thâu tóm và hợp nhất, dùng
để chỉ các hoạt động mua bán, sáp nhập hay hợp nhất của doanh nghiệp. Ngân hàng
là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điều chỉnh bởi các quy
định chung của pháp luật về hoạt động M&A đối với doanh nghiệp.
Theo Donald M. DePamphilis (2012) thì sáp nhập là sự kết hợp của hai hay
nhiều công ty, trong đó chỉ có một công ty được tồn tại hợp pháp, các công ty còn
lại phải chấm dứt sự tồn tại và công ty kết hợp sẽ tiếp tục hoạt động dưới cái tên của
công ty được tồn tại. Trong khi đó, mua lại là việc một công ty mua lại quyền kiểm
soát của công ty khác.
Tại Việt Nam, khái niệm M&A được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp
2014 như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty
bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp
nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”
(Điều 195).
Hợp nhất doanh nghiệp là “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty
bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp
nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Điều 194).
Trong điều 17 Luật cạnh tranh: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh
nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát,
chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Theo Vũ Anh Dũng và cộng sự (2011) về bản chất M&A thì việc phân biệt
giữa khái niệm sáp nhập và thâu tóm hay mua lại khá hẹp, đặc biệt khi các thuật
ngữ này được sử dụng một cách đồng nghĩa hay có cùng ý nghĩa. Trên thực tế, sáp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Diệu Chi, 2014. Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường đại học Kinh tế
Quốc dân.
2. Chính phủ, 2012. Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015
ban hành kèm theo QĐ số 254/QĐ – TT ngày 01/03/2012. Hà Nội, tháng 3 năm
2012.
3. Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2011. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về sáp
nhập và mua lại (M&A). Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số
10, trang 15 - 26.
4. Vũ Anh Dũng và cộng sự, 2012. Vietnam M&A Review 2011 - 2012. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Thị Thu Hường và Nguyễn Bích Ngọc, 2014. M&A ngân hàng tại Việt
Nam: Thực trạng, động cơ và thách thức trong thời gian tới. Tạp chí Thị trường
- Tài chính - Tiền tệ, số 9, trang 18.
6. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Thống kê.
7. Trịnh Thị Phan Lan và Nguyễn Thùy Linh, 2010. M&A và tác động của yếu tố
văn hóa. Tạp chí khoa học, số 26, trang 256 - 261.
8. Lê Văn Luyện, 2016. Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh
tái cơ cấu. Tạp chí ngân hàng, số 3+4, trang 86 – 90.
9. Michael E.S. Frankel, 2005. M&A căn bản - các bước quan trọng trong quá
trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Minh
Khôi và Xuyến Chi, 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức.
10. Ngân hàng nhà nước, 2010. Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
tổ chức tín dụng ban hành kèm theo thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11
tháng 02 năm 2010. Hà Nội, tháng 2 năm 2010.
11. Ngân hàng nhà nước, 2015. Thông tư quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng
ban hành kèm theo thông tư số 36/2015/TT- NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2015. Hà Nội, tháng 12 năm 2015.
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2012 - 2015. Báo cáo tài chính. Hồ
Chí Minh.
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2012 - 2015. Báo cáo thường niên. Hồ
Chí Minh.
14. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2015. Tóm tắt đề án sáp nhập Ngâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007881_8906_2003205.pdf