MỤC LỤC
MỤC LỤC .3
LỜI CẢM ƠN .7
MỞ ĐẦU.8
1.Lý do chọn đề tài .8
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11
4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.11
5.Phương pháp nghiên cứu.12
6.Những đóng góp của luận văn.12
7.Bố cục của luận văn.13
CHƯƠNG 1: NHỮNG XÁC ĐỊNH CÓ TÍNH CHẤT CƠ SỞ PHỤC VỤ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.14
1.1.Khái niệm trí thức .14
1.2.Trí thức Tiền Giang .14
1.3.Nguồn gốc của trí thức Tiền Giang .15
1.4.Giới hạn địa bàn tỉnh Tiền Giang từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày miền
Nam giải phóng.19
1.4.1.Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến Hiệp định Genève 1954 .20
1.4.2.Từ sau Hiệp định Genève đến ngày miền Nam giải phóng.22
1.4.2.1.Chính quyền cách mạng.22
1.4.2.2.Chính quyền Sài Gòn .22
171 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ sau cách mạng 8/1945 đến 30/4/1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, tin đấu tranh của đồng bào trong tỉnh và cả
nước tố cáo tội ác dã man của Mỹ - Diệm, kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên đấu tranh.
Phấn khởi trước sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, phong trào Đồng khởi của
nhân dân diễn ra mạnh mẽ, đều khắp trên các huyện. Đến tháng 3-1961, trong toàn tỉnh Mỹ
Tho đã có 88 xã trên 123 xã không còn tề, 32 xã hoàn toàn giải phóng, những xã khác mặc dù
còn tề hoặc đồng bót nhưng nhân dân đã làm chủ, khu trù mật Hậu Mỹ được giải phóng lần thứ
nhất. Thế tiến công 3 mặt: quân sự, chính trị, binh vận hình thành và phát triển. Đội ngũ đảng
viên được củng cố và phát triển nhảy vọt về số lượng cũng như chất lượng. Lúc chuẩn bị nổi
dậy, Đảng bộ Mỹ Tho có khoảng 400 đảng viên thì đến đầu năm 1961, có khoảng 1.500 đảng
viên, 119 xã trên 123 xã đã có chi bộ Đảng. Lực lượng quần chúng phát triển mạnh, số hội viên
có khoảng 20.000 người, mỗi đoàn thể có từ 5.000 đến 7.000 hội viên[7,tr.481].
Tính đến giữa năm 1961, nhờ tác động tích cực của hệ thống giáo dục cách mạng, tinh
thần cách mạng của nhân dân Mỹ Tho - Gò Công tiếp tục được nâng lên, góp phân tạo nên sức
mạnh cho cuộc kháng chiến.
Tuy thất bại trước cao trào "Đồng khởi" của nhân dân ta, nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ
bỏ âm mưu xâm lược, chúng chuyển sang chiến lược "chiến tranh đặc biệt", phản kích lại
phong trào cách mạng. Từ giữa năm 1961, tại hai tỉnh Mỹ Tho - Gò Công cũng như toàn miền
Nam, địch ráo riết thực hiện chương trình bình định nông thôn thông qua quốc sách "Ấp chiến
73
lược". Mỹ - ngụy ra sức đưa hệ thống giáo dục cộng đồng vào trường học, nhằm thực hiện âm
mưu lôi kéo thanh niên học sinh, trí thức và nhân dân.
Mặc dù ở trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát, nhưng với tinh thần yêu nước nồng
nàn, nhiều giáo viên và học sinh tỉnh nhà đã liên tục nổi lên đấu tranh. Tháng 4-1962, tại thành
phố Mỹ Tho, hàng ngàn nữ sinh đã tiến hành một cuộc hội thảo, lấy chữ ký, gởi kiến nghị lên
ủy Ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, bày tỏ thái độ đồng lòng,
đoàn kết chống Mỹ -Diệm [7, tr.963].
Cũng trong thời gian này, hàng ngàn học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu và các trường
khác trong thành phố đã đấu tranh, đưa kiến nghị đòi bãi bỏ quân sự hóa học đường, phản đối
đưa học sinh đi làm xâu xây dựng ấp chiến lược, đòi hủy bỏ bản án đôi với giáo sư Lê Quang
Vịnh. Ngoài ra, học sinh còn gởi 15 bản kiên nghị lên các báo ở Sài Gòn, Đài phát thanh Sài
Gòn và ủy ban Đặc trách Ấp chiến lược ngụy, tố cáo bọn tề xã bắt học sinh đi làm xâu.
Năm 1962, Quân y tỉnh liên tiếp mở ba lớp cứu thương ở rừng tràm kinh Nguyễn Văn
Tiếp và xã Phú Thạnh Đông, Gò Công Tây đào tạo được một số cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe
nhân dân ở các xã trong tỉnh.
Cuối năm 1962, phong trào cách mạng của Mỹ Tho đã phát triển. Lực lượng vũ trang
đứng lên chống càn và giành được thắng lợi, tạo điều kiện hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp
chiến lược. Tỉnh ủy Mỹ Tho đã chỉ đạo cho Ban quân sự tỉnh, các lực lượng chính trị, binh vận
chuẩn bị chiến trường phối hợp ba mũi giáp công đứng lên chống càn, quyết tâm giành thắng
lợi lớn để tạo khí thế phát động quần chúng nổi dậy.
Cuối tháng 12-1962, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đánh giá phong trào chống phá ấp chiến
lược của ta.
Trong lúc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đang họp thì sáng ngày 2-1-1963, địch mở trận càn
mang tên "Cuộc hành quân Đức tháng 1-63" qui mô 2.000 quân, có cố vấn Mỹ, tướng ngụy
trực tiếp chỉ huy, với xe M.113, tàu chiến và máy bay yểm trợ càn vào Ấp Bắc xã Tân Phú,
huyện Cai Lậy, cách thị xã Mỹ Tho 25 km về phía tây, nhằm tiêu diệt lực lượng của 2 tiểu đoàn
514 và 261 đang đóng ở đây.
74
Quân và dân Mỹ Tho phối hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công 3 mặt, giáp công 3 mũi, cùng
với tiểu đoàn 261 đánh tan cuộc hành quân càn quét với qui mồ lớn, bẻ gãy các chiến thuật tân
kỳ của Mỹ - ngụy.
Chiến thắng Áp Bắc càng củng cố thêm nhận định của Tỉnh ủy Mỹ Tho là lực lượng vũ
trang 3 thứ quân kết hợp với phong trào tấn công chính trị, binh vận của quần chúng có thể
đánh bại chiến thuật được gọi là "tân kỳ" của Mỹ - ngụy. Chiến thắng Áp Bắc đã dấy lên phong
trào "thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" trên toàn miền Nam. Chiến thắng Áp Bắc đã bẻ gãy
chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của Mỹ - ngụy, mở đầu cho việc đánh bại chiến
lược chiến tranh đặc biệt sau này.
Sau chiến thắng Ấp Bắc, kẻ địch vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện việc cào nhà, gom dân
xây dựng các khu gom dân tập trung mới ở Dưỡng Điềm, Điềm Hy, vùng chùa Phật Đá quận
Châu Thành, Kinh 12 quận Cai Lậy, An Khương quận Chợ Gạo; đồng thời tiến hành củng cố
các ấp chiến lược Nam lộ 4 và tránh đụng độ lực lượng chủ lực của ta.
Tình hình này buộc Tỉnh ủy chỉ đạo đưa bộ đội tập trung tỉnh thọc sâu kết hợp với lực
lượng vũ trang huyện, xã và quần chúng phá ấp chiến lược, với phương châm "luồn sâu đứng
lại đánh càn, bảo vệ xóm làng, giải phóng nồng thôn".
Từ tháng 3 đến tháng 12-1963, ta bức hàng, bức rút trên 300 đồn bót trong đó có 2 chi
khu Phú Mỹ và Ba Dừa, thu 1.200 súng, giải phóng 62 xã, 40 xã khác chỉ còn đồn bót trên trục
lộ giao thông, các xã khác giải phóng 2/3 xã, quốc sách áp chiến lược của địch bị thát bại tại
Mỹ Tho. Ta đã phá hâu hét áp chiến lược của địch, toàn tỉnh chỉ còn lo ấp chiến lược ở các khu
phố, quận lỵ nhưng chỉ tồn tại trên hình thức. Toàn tỉnh đã xây dựng được 122 xã, ấp chiến đấu
(573/847 ấp), lực lượng dân quân du kích phát triển lên tới 10.000 người, trong đó có 1.000
phụ nữ tham gia. Riêng lực lượng du kích đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.900 tên địch, bắn rơi,
bắn hỏng 32 máy bay các loại, bức hàng, bức rút 100 đồn bót, phá 1.006 lần áp chiến lược và
giữ quyên làm chủ ở nông thôn. Trong tình hình đó, du kích Trung An - một xã án ngữ cửa ngõ
vào thị xã Mỹ Tho vẫn xây dựng được xã, ấp chiến đấu giữ vững quyền làm chủ, được tuyên
dương là xã điển hình [7, tr.485].
75
Năm 1963, phong trào đấu tranh của giáo chức và học sinh ở Mỹ Tho - Gò Công tiếp tục
dâng cao. Tại Mỹ Tho, "Nghiệp đoàn giáo dục Mỹ Tho" ra đời. Nghiệp đoàn đã lãnh đạo giáo
viên, học sinh viết khẩu hiệu, rải truyền đơn, đấu tranh chống địch. Tại Cái Bè, giáo viên đã tổ
chức Hội thảo, đặt nhiều câu hỏi làm cho Quận trưởng Nguyễn Văn Trinh phải bẽ mặt vì không
trả lời được, làm giảm sút uy tín của chính quyền địch. Học sinh các trường Nguyễn Đình
Chiểu, Lê Ngọc Hân đã tổ chức nói chuyện, đả kích lối sống Mỹ, văn hóa - giáo dục ngoại lai,
thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Sau chiến thắng Ấp Bắc năm 1963, Ban thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đổi tên tờ Mỹ Tho
thông tin thành tờ Ấp Bắc, do đồng chí Nguyễn Văn Trọng phụ trách, đồng chí Hồ Văn Thạnh
làm chủ bút. Ban biên tập có các đồng chí Minh Thông, Trần Hưởng, Tuấn Ngọc, Trần Văn
Mai, Thái Phong ... số đầu Tiền của báo Ấp Bắc có bài tường thuật lại trận đánh Ấp Bắc. Hoạt
động trong năm đầu Tiền này, báo được Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch đoàn Chủ tịch
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng bằng khen [7, tr.1045].
Năm 1963, Tiểu ban Giáo dục Mỹ Tho chính thức được thành lập, nhằm thực hiện nhiệm
vụ tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống trường lớp cách mạng ở vùng giải phóng, nâng cao
trình độ học vân, chính trị cho nhân dân, cung cáp cán bộ cho phong trào cách mạng. Tiểu ban
chủ trương "Giải phóng đến đâu, phát triển giáo dục đến đó". Lúc này, đội ngũ giáo viên và học
sinh không những là lực lượng chính trong công tác giáo dục mà còn là lực lượng tuyên truyền,
đưa tin chiến tháng, vận động nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng cơ sở, dân công tải đạn,
nhiều khi là người cầm súng trực tiếp đối mặt với quân thù.
Đen cuối năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, học sinh một số trường trong
tỉnh đã bãi khóa, biểu tình, đấu tranh chống địch. Học sinh các trường trung học Lê Ngọc Hân,
Nguyễn Đình Chiểu đấu tranh đòi cách chức Hiệu trưởng, vì những người này đã tiếp tay với
nhà cầm quyền trong việc thực hiện nền giáo dục nô dịch, vong bản ở miền Nam và chống phá
phong trào cách mạng của nhân dân. Đặc biệt, tò thời điểm này, cơ sở mật của ta đã được gây
dựng tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, truyền đơn cách mạng cùng với biểu ngữ, khẩu
hiệu nhiều lần xuất hiện tại trường tố cáo chế độ độc tài, tay sai của đế quốc Mỹ [7, tr.963].
Sau chiến thắng Ấp Bắc năm 1963, vùng giải phóng được mở rộng, yêu cầu của chiến
trường ngày càng cao. Tỉnh ủy Tiền Giang quyêt định rút một số lớn cán bộ cứu thương, cô đỡ
76
đi đào tạo y tá, hộ sinh... Đến năm 1963, 1964 đã có hàng chục cán bộ cốt cán ngành y tót
nghiệp.
Năm 1964, nhà báo Lý Quí Chung làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Sài Gòn Tân
Văn. Năm 1965, tờ báo bị chính phủ Phan Huy Quát đóng cửa với lý do là tòa soạn không nộp
lưu chiểu trong hai ngày 19 và 20-2-1965; nhưng thực chất là do báo đăng cuộc đảo chính của
đại tá Phạm Ngọc Thảo - một nhà tình báo cách mạng hoạt động trong quân đội Sài Gòn - diễn
ra trong hai ngày đó. Đây là tờ báo duy nhất ở Sài Gòn đăng chi tiết của cuộc đảo chính. Sau
đó, Lý Quí Chung thuê "manchette" báo Buổi sáng của Tam Mộc (Mai Lan Quế) đứng tên chủ
bút làm báo tiếp. Tiếp theo, để tránh bị bắt lính nhưng vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng, ông
vào làm ở Bộ Thanh niên với chức vụ là Giám đốc Nha tác động Tâm lý [7,tr.l038].
Tháng 5-1964, Tiểu ban giáo dục tỉnh Mỹ Tho quyết định mở trường Thiếu sinh quân Trừ
Văn Thố tại Rạch Chùa, xã cẩm Sơn, huyện Cai Lậy. Năm 1965, trường chuyển về cầu Kinh -
xã Phú An, huyện Cai Lậy. Ngoài việc giảng dạy văn hóa phổ thông cấp Ì, 2 cho học sinh;
trường còn dạy chương trình Bổ túc văn hóa và Sư phạm cho cán bộ. Đội ngũ giáo viên của
trường gồm có thầy Chín Cảnh, thầy Hoài Dũng, thầy Hai Tùng, cô Lâm Thanh Vân, cô Sáu
Nguyệt và cô Tư Hồng trực tiếp giảng dạy, quản lý. Chương trình học của trường ngoài phần
học văn hóa, nghiệp vụ, còn học quân sự, thể dục thể thao và sinh hoạt văn nghệ [7, tr.963].
Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của ngành giáo dục cách mạng, ngành Sư
phạm hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công đã kịp thời mở nhiều khóa, lớp để đào tạo giáo viên. Sau
khi cử người tham dự khóa sư phạm do Tiểu ban Giáo dục Khu Trung Nam bộ mở, từ năm
1964 - 1965, tỉnh Mỹ Tho đã mở 2 lớp tập huấn, bổ túc nghiệp vụ cho giáo viên, mở lớp đào
tạo giáo viên ngắn hạn và mở trường Thiếu sinh quân [7, tr.964].
Từ 4/1961 đến 4/1965, ngành giáo dục cách mạng ở hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công tiếp tục
phát triển vững chắc. Tỉnh ủy và Tiểu ban Giáo dục Mỹ Tho rất quan tâm lãnh đạo và động
viên phong trào học tập của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Đặc biệt, trường Thiếu sinh quân Trừ
Văn Thố đã đào tạo được nhiều thanh thiếu niên ưu tú cung cấp cho các ngành trong tỉnh, các
huyện và các đơn vị bộ đội. Nhiều học sinh và học viên đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ
trung kiên của Đảng [7, tr.964].
77
Năm 1965, Mỹ bắt đầu đưa quân viễn chinh vào Mỹ Tho. Địch ra sức củng cố và kiện
toàn bộ máy chính quyền các cấp, chúng thành lập nhiều đoàn bình định nồng thôn, củng cố hệ
thống ấp chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu hồi với các thủ đoạn chính trị, văn hóa
hết sức thâm độc, nhằm lừa bịp, ru ngủ quần chúng, tuyên truyền lối sống gấp thực dụng, đồi
trụy, tích cực hỗ trợ cho các "Chi hội bạn Mỹ", "Bạn đường học sinh", "Hướng đạo"... nhằm lôi
cuốn và làm sa ngã thanh niên học sinh [7, tr.965].
Bất chấp mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, phong trào đấu tranh của giáo
viên và học sinh trong vùng địch tạm chiếm vẫn được duy trì và phát triển sôi nổi. Những giáo
viên kháng chiến như Thầy Phan Văn Thảo, Cô Trương Kim Huyên, Cô Lê Thị Nhiên, Cô Lê
Thị Xinh, Cô Nguyễn Thị Lan đã hăng hái đóng góp sức mình. Trong đó, bà Lê Thị Nhiên
(hiện đang còn sống tại Phường 5, Thành phố Mỹ Tho) - Bà là hội viên danh dự của Hội Học
sinh cứu quốc ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Để có tiền hoạt động, bà đã tổ chức thêu khăn,
làm hộp đựng bánh... bán để lấy tiền mua mực, giấy tờ...Bà thường xuyên tìm cách tuyên
truyền cương lĩnh của Mặt trận giải phóng, phá hoại cuộc bầu cử của địch như phá thùng thăm,
đốt phiếu, không bỏ phiếu, vận động cử tri theo cách mạng... Tuy bị địch ra sức 0 ép, theo dõi
(nhiều lần bị Tỉnh trưởng mời lên làm việc về những hoạt động chống phá của Bà) nhưng bà
vẫn cố gắng vận động mở trường tư tại nhà, nhằm giúp đỡ con em gia đình lao động nghèo
được học tập, giáo dục, giành giật, lôi kéo thế hệ trẻ về phía cách mạng; thông qua đó, xây
dựng cơ sở cách mạng trong đội ngũ giáo viên và học sinh [Tư liệu điền dã của tác giả].
Từ tháng 4-1965, ngành giáo dục cách mạng Khu Trung Nam bộ đã tiếp nhận nhiều đoàn
giáo viên cấp 2, cấp 3 từ miền Bắc vào chi viện. Trong những giáo viên này, có một số người
nguyên ở trong tỉnh, tập kết ra Bắc, được đào tạo chính quy, và tình nguyện trở về phục vụ quê
hương. Đồng thời, lực lượng này còn có những giáo viên quê ở miền Bắc, xung phong đi chiến
trường, hết lòng đóng góp cho sự nghiệp giải phóng miên Nam nói chung và Tiền Giang nói
riêng. Đó là những giáo viên có trình độ chính trị và chuyên môn vững vàng, có nhiêu kinh
nghiệm trong công tác quản lý giáo dục và giảng dạy. Những giáo viên này có nhiều đóng góp
quan trọng cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
Tháng 5-1965, Tỉnh ủy quyết định tách Dân y ra khỏi Ban Quân y tỉnh và thành lập Ban
Dân y tỉnh do bác sĩ Long Giang làm trưởng ban, y sĩ Phạm Liên Nguyện làm phó ban. Ban
78
Dân y tỉnh lúc đầu có hai bộ phận, bộ phận thường trực đồng thời chăm lo xây dựng mạng lưới
y tế huyện, xã và bộ phận đào tạo y tá, hộ sinh. Ban Dân y tỉnh đã đào tạo 40 học viên y tế [7,
tr.995].
Tính đến cuối năm 1965, hệ Dân y đã được hình thành có hệ thống từ tỉnh đến huyện, xã
đáp ứng yêu cầu cách mạng của tỉnh.
Trong 2 năm 1964 đến 1965, tình hỉnh chiến sự vẫn diễn ra quyết liệt ở Mỹ Tho - Gò
Công. Nhưng rõ ràng thế chủ động trên chiến trường thuộc về lực lượng cách mạng, thế và lực
của cách mạng ngày càng lớn mạnh. Vùng giải phóng ở Mỹ Tho - Gò Công ngày càng được
mở rộng. Các mục tiêu của địch tại thành phố Mỹ Tho, Thị xã, Thị trấn, các điểm quân sự, hậu
cứ khác của địch không còn an toàn như trước.
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho đã vận dụng một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn phương châm hai
chân, ba mũi giáp công trên cả 3 vùng, tạo nên sức mạnh tổng hợp liên tục tấn công, tập trung
tấn công cả điểm và diện, theo từng đạt, từng vùng, phá vỡ toàn bộ hệ thống ấp chiến lược của
địch, giải phóng và giữ vững quyền làm chủ vùng nông thôn rộng lớn, làm nền tảng cho những
thắng lợi sau này của cách mạng.
Đầu năm 1966, Ban Dân y Khu đã quyết định chọn Mỹ Tho làm tỉnh điểm trong việc xây
dựng phong trào y tế. Ban Dân y tỉnh lúc này được đổi thành Ty y tế Mỹ Tho do bác sĩ Hoàng
Lê làm trưởng Ty.
Chiến tranh đặc biệt bị thất bại, Mỹ - ngụy chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ,
tăng cường dùng bom pháo, bộ binh lấn chiếm vùng giải phóng, lập vành đai trắng, khủng bố
nhân dân. Địch tăng cường bao vây phong tỏa các con đường tiếp tế thuốc men, dụng cụ y tế
tới vùng giải phóng của ta. Một số cán bộ y tế đã bị bắt, hy sinh hoặc do yêu cầu chiến trường
trở thành bộ đội, chuyển qua Quân y... Đây là thời kỳ ngành y tế Tiền Giang gặp nhiều khó
khăn thử thách ác liệt.
Năm 1966, nhà báo Lý Quí Chung ứng cử và trúng cử dân biểu Quốc hội Lập hiến của
chế độ Sài Gòn. Trong Quốc hội Lập hiến, Lý Quí Chung là Trưởng khối dân biểu khối Dân
tộc và Chủ tịch ủy ban cứu xét các vụ án chính trị. Từ đây, Lý Quí Chung ngày càng trở nên
79
nổi tiếng với tư cách là một dân biểu đối lập với chính quyền Sài Gòn, từng phát biểu chính
thức trên diễn đàn quốc hội và trực tiếp "xuống đường" trong hàng ngũ những nhân sĩ, trí thức
yêu nước, tiến bộ đấu tranh đòi tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu từ chức,
đòi Mỹ rút quân về nước, đòi hòa giải và hòa hợp dân tộc, tái lập hòa bình và thống nhất cho
đất nước.
Cũng trong thời gian này, học sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu tổ chức Hội
thảo, công khai phản đối Mỹ - ngụy thực hiện chính sách văn hóa - giáo dục lai căng, mất gốc,
đầu độc học sinh, đầu độc xã hội. Hội thảo đã trở thành một diễn đàn rộng lớn, thu hút được
đông đảo những người trí thức chân chính và học sinh - thanh niên tham gia, lên án quyết liệt
tư tưởng - văn hóa - giáo dục của Mỹ và thái độ tay sai của chính quyền Sài Gòn. Đây được
xem là tiếng chuông báo hiệu lực lượng học sinh ở thành thị đã bắt đầu tiếp cận được với tư
tưởng yêu nước, cách mạng. Một số học sinh của nhiều trường trung học trên địa bàn toàn tỉnh
như ông Trương Quốc Khánh (tác giả bài hát Tự nguyện nổi tiếng, quê ở Mỹ tho), ông Lê
Quang Đồng... đã được giác ngộ cách mạng, thoát ly gia đình vào vùng giải phóng, trực tiếp
cầm súng chống quân xâm lược và bè lũ tay sai
Năm 1967, nhà báo Lý Quí Chung tái đắc cử dân biểu Hạ nghị viện nhiệm kỳ I của Quốc
hội lập pháp. Đồng thời, ông xuất bản và làm Chủ nhiệm báo Tiếng nói dân tộc nhăm sử dụng
diên đàn báo chí đê chông lại chính quyên hiêu chiến Nguyễn Văn Thiệu và sự hiện diện của
quân Mỹ ở miền Nam. Năm 1969, tờ báo này bị chính quyền Sài Gòn rút giấy phép vì đã đăng
loạt bài chống lại sự kết án của Tòa án quân sự đối với các dân biểu Nguyễn Ngọc Châu,
Hoàng Hồ và Phạm Thế Trúc. Được biết, ba vị này bị chính quyền Thiệu kết tội là liên lạc với
cộng sản [7, tr.1045].
Trước tình hình ấy, Tỉnh ủy Tiền Giang đã điều động một số cán bộ chủ chốt tăng cường
về địa phương để gây dựng cơ sở. Năm 1967, Ty y tế Mỹ Tho cử y sĩ Nguyễn Văn Lâm về phụ
trách y tế huyện Gò Cồng Tây và cử các y tá, hộ sinh đi học y sĩ do Khu mở nhằm tăng cường
cho tuyến huyện, xã.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), nhiều cán bộ, chiến sĩ,
trước đó là học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu thoát ly tham gia cách mạng, nay trở về trong
lực lượng quân giải phóng, tấn công vào các cơ quan chủ chốt của địch ở Mỹ Tho [7, tr.968].
80
Năm 1968, chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân nổ ra, Ty y tế Mỹ Tho điều động
một đoàn y tế lưu động do y sĩ Trần Công Trứ làm trưởng đoàn xuống các huyện để phục vụ
chiến trường. Chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt, hầu hết cán bộ y tế từ tỉnh đến xã, kể cả Gò
Công, Mỹ Tho đều bị đặt trong tình thế bất hợp pháp. Nhiều cán bộ bị bắt, bị hy sinh... Riêng
năm 1968 đã có 3 bác sĩ hy sinh gồm Hàn Nhật Tân, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Tiến Võ [7,
tr.990-991].
Mặc dù gặp nhiều tổn thất, ngành y tế Tiền Giang vẫn phục vụ chiến đấu vừa chăm sóc
sức khỏe nhân dân vừa không ngừng phát triển. Đặc biệt, trong hoàn cảnh ác liệt, ngành còn
sản xuất được nhiều loại thuốc rất cần thiết cho chiến trường, giải quyết khó khăn về thuốc men
do âm mưu phong tỏa của địch gây ra. Đến cuối năm 1968, hầu hết các xã trong tỉnh đã có ý tế
tuyến trước bám trụ vùng tạm chiếm, phục vụ sức khỏe nhân dân, nuôi dưỡng thương binh [7,
tr.991].
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị (12-1967) và Nghị quyết hội nghị lần thứ 14 (1-
1968) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Thành ủy Mỹ Tho, Phân ban
cán sự Gò Công chủ trương mở cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968. Thành phố Mỹ
Tho được Khu ủy chọn làm trọng điểm chính trong cuộc tiến công và nổi dậy. Với phương
châm vừa xây dựng lực lượng, vừa tấn công địch để tạo lực, tạo thế mới. Mục tiêu chủ yếu là
Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công và các huyện tự lực giải phóng.
Vào đúng 24 giờ đêm mùng 1 Tết Mậu Thân (tức đêm 29 tháng 1 năm 1968), cuộc tiến
cồng và nổi dậy Xuân Mậu Thân bắt đầu. Ta và địch quần nhau suốt 2 ngày trong thành phố.
Sáng mùng 3 Tét lính Mỹ ở căn cứ Đồng Tâm kéo xuống Thành phố cùng với 3 tiểu đoàn của
sư đoàn 7 ngụy và 2 chi đoàn thiết vận xa tập trung phản kích. Lực lượng ta chặn đánh quyêt
liệt, diệt gọn 1 tiêu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn ngụy và 20 xe M. 113. Ta vừa chiến đấu đánh địch
phản kích, vừa chuẩn bị mọi mặt, quyết tâm tối mùng 3 sẽ tấn công Bộ Tư lệnh sư đoàn 7.
Nhưng đến 16 giờ ngày mùng 3 Tết địch dùng pháo và máy bay phản lực ném bom hủy diệt
khu vực Giếng nước và ven sông Bảo Định (hiện nay ở đây là ủy ban Nhân dân Phường 4, cầu
Bạch Nha, Trường Đại học Tiền Giang, Bến xe khách Tiền Giang, Chợ Thạnh Trị...), làm cho
272 người chết và gần 1.000 người khác bị thương, lực lượng ta tạm thời rút ra các xã ven, tổ
chức đánh địch phản kích.
81
Hàng ngàn quần chúng tại chỗ và của các huyện kéo vào phối họp bao vây bức hàng bót
Mỹ An (Mỹ Phong), bao vây hậu cứ tiểu đoàn 71 pháo binh và hậu cứ của tiểu đoàn 73 bảo an.
Ngày mùng 3 Tết, ta huy động 3.000 người hỗ trợ cùng lực lượng tại chỗ, nổi dậy diệt ác phá
kềm, bắt sống trên 120 tên cảnh sát, mật vụ và ác ôn, bao vây, bức hàng, bức rút đồn bót, quét
sạch hệ thống ấp chiến lược xung quanh thành phố.
Ở các huyện, ngay trong những ngày ta tấn công vào Thành phố, hàng trăm ngàn quần
chúng đã nổi dậy cùng cùng với lực lượng vũ trang bao vây, bức rút, bức hàng nhiều đồn bót
địch. Khi lực lượng chủ lực rút ra khỏi thành phố, lực lượng địa phương cùng bộ đội chủ lực hỗ
trợ quần chúng nổi dậy bao vây, bức rút, bức hàng hàng trăm đồn bót ở nông thôn, giải phóng
được nhiều xã [7, tr.494].
Ở Gò Công, đêm mùng 3 Tết (tức đêm 31 tháng 1-1968), ta mở đạt tấn công vào thị xã.
Lực lượng ta gồm có tiểu đoàn 514B, đại đội 206 (có khoảng 70 đồng chí), trung đội biệt động
thị xã (có khoảng 30 đồng chí) đã phối hợp cùng lực lượng quần chúng nổi dậy tiến công địch,
phá nhà tù giải thoát cho hơn 200 đồng chí đang bị địch giam giữ; tiến công vào dinh Tỉnh
trưởng, tên Tỉnh trưởng bỏ chạy; lực lượng ta phát triển thêm một số điểm, ngày hôm sau rút ra
đánh địch phản kích ven thị xã.
Kết quả riêng ở Mỹ Tho ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 2.300 tên địch, tiêu hao nặng
3 tiểu đoàn và hai chi đoàn thiết vận xa, bắn cháy 80 xe quân sự, diệt 25 đồn bót, bức rút 20
đồn thu 300 súng các loại [7, tr.494].
Sau khi rút ra các xã ven đứng chân, ta củng cố lại lực lượng, tiếp tục mở 2 cao diêm đánh
vào thành phô Mỹ Tho, gây cho địch một sô thiệt hại vê người và Cơ sở vật chất, xong rút ra
khỏi Thành phố.
Đêm 7 tháng 3 năm 1968, 1 tiểu đoàn Mỹ kết hợp với 2 tiểu đoàn của sư 7 và 2 tiểu đoàn
thủy quân lục chiến bắt đầu phản kích. Suốt thời gian từ tháng 3 đến cuối năm địch không
ngừng phản kích đẩy dần lực lượng của ta ra xa Thành phố, thị xã, thị trấn, lực lượng cách
mạng bị tổn thất và ngày gặp nhiều khó khăn hơn.
82
Để kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng, tháng 4 năm 1968, Trung ương
Cục miền Nam đã chỉ đạo cho các nơi phải gấp rút củng cố lực lượng, chuẩn bị xây dựng chính
quyền xã, ấp để tiến tới thành lập Chính phủ lâm thời ở miền Nam.
Tháng 10 năm 1968, "ủy ban nhân dân cách mạng" của tỉnh Mỹ Tho được thành lập và đã
ra mắt trước đông đảo nhân dân tại xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, "ủy ban nhân dân cách
mạng" ra đời là một bước ngoặt quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng.
Trong đạt tiến công xuân Mậu Thân, ta tập trung lực lượng đánh vào cơ quan đâu não của
địch, trong mây ngày đâu, lực lượng ta tân công ô ạt nên chúng có phần bị động và hoang
mang. Nhưng sau đó, chúng tập trung lực lượng phản kích đẩy dần lực lượng ta ra khỏi thành
phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt, lực lượng chính trị, quân sự ngày càng bị tiêu
hao nhiêu. Tuy nhiên, cuộc Tiền công và nổi dậy của quân và dân Mỹ Tho - Gò Công đã góp
phần vào thắng lợi chung của cả nước, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ và buộc
chúng phải xuống thang chiến tranh.
Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, giáo sư Lê Văn Chí ra vùng giải phóng ở miền Đông
Nam bộ, làm ủy viên Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam Việt Nam. Năm 1969, khi
Chính phủ Cách mạng lâm thời thành lập, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, góp phần
quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục cách mạng ở miền Nam.
Năm 1968, bác sĩ Phạm Văn út được đề bạt làm ủy viên Ban Tuyên huấn kiêm Trưởng
tiểu ban giáo dục Khu 8. Lúc này, tình hình trên chiến trường diễn ra rất căng thẳng; địch tăng
cường phản kích hết sức ác liệt. Tuy vậy, ông vẫn bám sát địa bàn, chỉ đạo ngành giáo dục Khu
8 vừa tự tổ chức đánh địch phản kích, vừa ra sức duy trì, củng cố hệ thống trường lớp, đội ngũ
giáo viên và học sinh, thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù khó khăn,
gian khổ đến đâu, cũng phải ra sức dạy tốt, học tốt".
Do tình hình chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt, trong thời kỳ này, ở Mỹ Tho và Gò Công
đã có 63 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên quê ở miền Bắc và 8 giáo sinh sư phạm đã anh dũng
hy sinh vì sự nghiệp giáo dục cách mạng và giải phóng miền Nam, tiêu biểu là thầy Nguyễn
Nhật Ánh, ủy viên Tiểu ban Giáo dục tỉnh Mỹ Tho, hy sinh năm 1967 tại Gò Công; cô Trương
Kim Quyên, chỉ huy lực lượng Biệt động nội thành Mỹ Tho, hy sinh năm 1968 tại Tường Đa,
83
Bến Tre; thầy Nguyễn Văn Sinh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_10_14_3430752009_9511_1871163.pdf