Luận văn Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7

1.1. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ 7

1.2. Vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 21

Chương 2:

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005

Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Thực trạng của NHNo&PTNT Việt Nam và việc tìm kiếm thị trường nông nghiệp, nông thôn

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA NHNO&PTNT HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn

Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bắc của các tỉnh Tây nguyên và là cửa ngõ của các nước Đông dương, tạo lợi thế quan trọng cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. + Đất đai, khí hậu thảm thực vật và hệ thống động thực vật đa dạng là tiềm năng lớn, tiền đề để phát triển và thúc đẩy chuyển đổi CCKT nông nghiệp theo hướng đa dạng, phát triển cây, con có giá trị xuất khẩu cao. Hiện tại, Phước Sơn mới khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mức độ thấp, còn nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, keo lai… là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn và phong phú cho ngành công nghiệp chế biến. + Với hệ thống sông suối và nguồn nước dồi dào, địa hình dốc là tiềm năng lớn để phát triển các công trình thuỷ điện, phục vụ cho CNH,HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. + Dự án Đường Hồ Chí Minh đi ngang qua địa bàn huyện với gần 100km đã được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng được nguyện vọng bao đời nay của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. + Tài nguyên khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kết hợp với các yếu tố văn hoá, lịch sử là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành du lịch, nghĩ dưỡng…đây là lợi thế để huyện Phước Sơn chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện đưa máy móc vào phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường tại địa phương. + Nguồn lực lao động trẻ, dồi dào, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, giá nhân công thấp là một lợi thế để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương trong những năm đến. - Những hạn chế (hay tác động tiêu cực) là : + Do khí hậu hai mùa là mùa mưa và mùa khô nên dễ xảy ra hạn hán, cháy rừng vào mùa khô, ngập úng, lũ quét vào mùa mưa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đến năng suất cây trồng và con vật nuôi, thậm chí có những năm mất mùa. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện. + Địa hình rất phức tạp, phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng gò, đồi, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, gây trở ngại cho việc quy hoạch, bố trí, quản lý sản xuất và áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp. + Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (gỗ, vàng) trái phép trong những năm qua đã xâm hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, và ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. + Lực lượng lao động chưa qua đào tạo, mù chữ, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nên hạn chế rất nhiều tới tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. + Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ trong nông nghiệp còn lạc hậu, phân tán. Chưa hình thành được các cụm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, nên tác động của công nghiệp vào nông nghiệp chưa nhiều. Đây cũng là một bất lợi trong việc phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn. + Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Chính vì vậy, hầu hết thu nhập của người dân chỉ mới tập trung cho tiêu dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày, mức tiết kiệm thấp, gây bất lợi cho việc đầu tư trang bị kỹ thuật, công nghệ và chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Phước Sơn CHỉ TIÊU ĐVT NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 1. Diện tích cây lương thực ha 1.312 1.384,7 1.447 1.498 1.559 2. SL. lương thực cây có hạt Tấn 2.807 3.061 3.732 3.835 3.876 3. Dân số trung bình người 19.331 19.770 19.939 20.306 20.701 4. SL.Lương thực BQ đầu người Kg 145,20 154,83 187,17 188,80 187,20 5. Tỷ lệ hộ đói nghèo % 49,9 39,8 33,01 29,74 21% Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phước Sơn (2001 - 2005) 2.2. Thực trạng của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và việc tìm kiếm thị trường tín dụng ở nông thôn. Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới Ngân hàng, từ ngân hàng một cấp chuyển sang Ngân hàng hai cấp: NHNN giữ vai trò quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ; là Ngân hàng của các Ngân hàng; các tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ, tín dụng. Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/NĐ-HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, tiền thân của NHNo&PTNT Việt Nam ngày nay. Từ ngày 1/7/1988 Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chính thức đi vào hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với 31.470 công nhân viên chức, hoạt động còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp cả về mặt tư duy lẫn quản trị điều hành. Tài sản vốn liếng nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, với tổng nguồn vốn 575tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ có 242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% và vay NHNN 333 tỷ, tỷ trọng 58%. Tổng dư nợ 554 tỷ, trong đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn 93%, cho vay trung dài hạn 7%. Dư nợ cho vay tư doanh, cá thể, gia đình (gọi là kinh tế hộ) chỉ có 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,3%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 85%, kinh tế tập thể chiếm trên 9%. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp thời kỳ này, về danh nghĩa là ngân hàng chuyên doanh, nhưng do áp lực từ nhiều phía của chế độ tập trung quan liêu bao cấp đang trong giai đoạn chuyển đổi, nên chưa được tự chủ trong kinh doanh, vẫn phải chấp hành sự phê duyệt: Bao gồm khối lượng tín dụng, lãi suất, thời hạn cho vay. Sau hai năm rưỡi đổi mới đến cuối năm 1990, Tổng dư nợ là 1.500 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trong đó xí nghiệp quốc doanh trung ương 240 tỷ đồng, quốc doanh tỉnh, thành phố và huyện 871 tỷ đồng, kinh tế tập thể 181 tỷ đồng, tư doanh, cá thể chỉ có 103 tỷ đồng (chiếm 7,4%). Nợ quá hạn hơn 800 tỷ chiếm 51% tổng dư nợ. Trước bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam với chức năng của mình là kinh doanh tiền tệ tín dụng trong bối cảnh các xí nghiệp quốc doanh, HTX lâm vào tình trạng khủng hoảng, 90% xí nghiệp cấp huyện, 50% xí nghiệp cấp tỉnh, thành phố không còn khả năng trả nợ, 3.048 xí nghiệp quốc doanh có nguy cơ phá sản theo Nghị định 315 của Hội đồng Bộ trưởng và 12.397 HTX, 22.626 tổ hợp tự tan rã, mang theo 615 tỷ đồng nợ khê đọng, không còn khả năng thu hồi, chiếm 30% tổng dư nợ [31, tr.3]. Mặt khác, một thực tế đặt ra là: Hộ nông dân có lao động, có ruộng đất, có kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nhưng vì thiếu vốn và đang rất cần vốn. Điều đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam càng phải quyết tâm hơn, phải có sự chuyển hướng thị trường mạnh mẽ hơn: Đó là đầu tư vào kinh tế hộ. Trước tình thế đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới quyết liệt và nhanh hơn. Điều đó biểu hiện rõ nét trong phương hướng nhiệm vụ năm 1990 là: "Cuộc đổi mới tiếp theo của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam là toàn diện từ chính sách, tổ chức, đến cơ chế tín dụng, lãi suất, tài chính,…Song quan trọng nhất là đổi mới phương thức kinh doanh để phát huy vai trò chủ đạo của một ngân hàng quốc doanh, tự đổi mới, tự phát triển liên kết với các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh để chiếm vị trí chi phối thị trường tiền tệ ở nông thôn. Đồng thời phát huy được tính chất phát triển của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam…" "Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam kinh doanh tín dụng và tiền tệ trong lĩnh vực nông nghiệp là phù hợp với đường lối của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là cơ sở để phát triển công nghiệp trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội…"[31]. Để thực hiện phương châm đó: Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng kinh doanh quan trọng về thị trường, lấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng chính trong hoạt động của mình. Biểu 2.2: Kết quả cho vay kinh tế hộ Đơn vị: tỷ đồng;% chỉ tiêu năm 1993 năm 1998 tăng(+),giảm(-) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tổng nguồn vốn 7.930 100% 31.789 100% +23.859 +300% 1. Vốn huy động 4.646 58% 25.313 79.6% +20.667 +21.6% 2. Vốn vay NHNN, TCTD 3.146 39.6% 3.305 10.4% +159 -29.2% 3. Vốn uỷ thác đầu tư 138 2.4% 3.171 10% +3.033 +7.6% II. Tổng dư nợ 6.670 100% 27.382 100% +20.712 +310% 1. Phân theo loại cho vay 6.670 100% 27.382 100% + Ngắn hạn 5.669 85% 17.494 64% +11.825 +208% + Trung, dài hạn 1.001 15% 9.888 36% +8.887 +888% 2. Phân theo TPKT 6.667 100% 27.382 100% + DNNN 1.668 25% 7.915 29% +6.247 +374% + HTX 734 11% -734 -11% + DN ngoài QD 0 0 2.467 9% +2.467 + Hộ gia đình CN 4.269 64% 17.000 62% +12.731 +298% 3. Nợ quá hạn 410 1.128 +718 +17,5% + Tỷ lệ 6.15% 4.12% -2.03% -33,5% Nguồn : Báo cáo tổng tổng kết 15 năm cho vay kinh tế hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 2.2.1. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là đơn vị trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam (đơn vị thành viên hạch toán NHNo&PTNT Việt Nam). Tiền thân của Ngân hàng No&PTNT huyện Phước Sơn là Ngân hàng Nhà nước cấp huyện được hình thành vào năm 1976. Hiện nay NHNo&PTNT huyện Phước Sơn thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa làm dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn huyện. Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Phước Sơn đã không ngừng vươn lên để phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy KT-XH tại địa phương ngày càng phát triển ổn định. Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như của ngành. Có thể chia thành ba giai đoạn hình thành và phát triển: * Giai đoạn 1976 - 1985 Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc Gia miền nam được hợp nhất vào Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tạo thành một hệ thống Ngân hàng nhà nước duy nhất trong cả nước. Nhiệm vụ cơ bản về ngân hàng đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV là : " Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ mà tham gia xây dựng và thúc đẩy thực hiện kế hoạch kinh tế, cung ứng vốn tín dụng, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Phát triển mạnh tín dụng, bảo đảm vốn sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể để phát triển sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Thu hút tiền tiết kiệm và tiền nhàn rỗi trong xã hội. Xây dựng ngân hàng thành trung tâm thanh toán có hiệu lực. Quản lý chặt chẽ tiền mặt và lưu thông tiền tệ"[9]. * Giai đoạn 1986 - 1990 Từ những năm 1986 - 1987 nền kinh tế có nhu cầu vốn rất lớn, nhất là khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước cho sản xuất kinh doanh được phép bung ra. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của nền kinh tế, đã làm nảy sinh việc ra đời gần như tự phát của các tổ chức tín dụng ở đô thị. Đặc biệt là các năm 1988 - 1989 cùng với bước sơ khai chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Trong thời gian này, các quy chế quản lý không được ban hành kịp thời và không được kiểm soát chặt chẽ từ phía ngân hàng Nhà nước. Việc kiểm soát đã không theo kịp với tốc độ phát triển của những tổ chức mang dáng dấp hoạt động ngân hàng, hoạt động của một số tổ chức tín dụng thiếu lành mạnh, chỉ chạy theo kiếm lời bất chính, thậm chí còn có hành vi chụp giật, lừa đảo. Với Nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã tách ngân hàng trung ương từ một cấp thành hai cấp là NHNN và các NHTM. Thời kỳ này đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là các doanh nghiệp quốc doanh cấp huyện, cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện và một số HTX theo mô hình cũ, nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn bao cấp theo chỉ tiêu kế hoạch của NHTW, phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh và các HTX vay vốn tại ngân hàng sau một thời gian hoạt động kinh doanh đều bị thua lỗ, phải đi đến phá sản, giải thể và sáp nhập. * Giai đoạn 1990 đến nay Đây là thời kỳ đổi mới cơ bản hệ thống ngân hàng. Tháng 5 năm 1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Định hướng cơ bản của Pháp lệnh về Ngân hàng là: - Tách bạch chức năng: Ngân hàng Nhà nước là NHTW, có chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các NHTM và các tổ chức tín dụng. - Tao lập một hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. - Đa dạng hoá về loại hình (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Công ty Tài chính, HTX tín dụng). - Đa dạng hoá về sở hữu (quốc doanh, cổ phần, hỗn hợp quốc doanh và các thành phần kinh tế khác). - Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ Việt Nam (Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài). - Tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ. - Từng bước tạo lập môi trường, điều kiện nhằm bảo vệ người gửi tiền, người cho vay, người sản xuất kinh doanh… để hoạt động của hệ thống ngân hàng được an toàn. Các pháp lệnh về ngân hàng mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và coi đây là mũi đột phá, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế quốc dân, cũng từ đây hệ thống NHTM trong đó có hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi từng bước mạnh mẽ và rất cơ bản. Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Ngày 12 tháng 12 năm 1997 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng. Ngày 26 tháng 6 năm 2003, Chủ Tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã Công bố Lệnh số 19/2003/L-CTN về Công bố Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.(đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003). Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 1996 đến nay có tốc độ tăng trưởng khá cả về quy mô và chất lượng, góp phần đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn. Biểu 2.3: một số chỉ tiêu hoạt động Ngân hàng huyện Phước Sơn (giai đoạn 2001 - 2005) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 I. Nguồn vốn huy động 32.775 39.330 41.230 44.750 47.670 1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế 2.Tiền gửi ngân sách 3. Tiền gửi dân cư 4. Vay các TCTD (NHNN) 9.932 4.817 18.026 0 9.833 7.866 21.631 0 9.896 8.246 23.088 0 4.475 13.425 26.850 0 7.151 11.917 28.602 0 II. Hoạt động tín dụng 1. Doanh số cho vay 2. Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn Dư nợ chia theo TPKT a. Dư nợ kinh tế quốc doanh b. Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh c. Dư nợ kinh tế tập thể d. Dư nợ kinh tế cá thể, hộ gia đình 19.500 13.700 0,15% 2.500 0 0 11.200 25.750 15.250 0,30% 2.750 1.800 0 10.700 38.876 30.605 0,35% 14.805 2.200 0 13.600 41.500 37.512 0,37% 17.900 3.350 0 16.262 40.625 39.464 0,42% 16.764 4.200 0 18.500 Nguồn : Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn 2.2.2. Cơ chế hoạt động cho vay để phát triển nông nghiệp - những kết quả đạt được và một số kinh nghiệm. 2.2.2.1. Các cơ chế chính sách cho vay để phát triển nông nghiệp. Sau một thời gian theo dõi kết quả "Làm thử" của một số tỉnh, thành phố, làm thí điểm theo văn bản số 53/NHNg, và cho vay hộ đồng bào Khơ Me, đồng bào Chăm mang tính "Đột phá", Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tham mưu cho Thống đốc NHNN trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ban hành một văn bản dưới Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay nông dân, và ngày 28/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký chỉ thị số 202/CT " V/v cho vay vốn sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp đến hộ sản xuất". Nội dung chủ yếu của Chỉ thị có thể tóm tắt mấy điểm như sau: - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện việc cho vay vốn trực tiếp đến Hộ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho hộ thực sự là " Đơn vị kinh tế tự chủ" trong sản xuất; chủ yếu là cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu chi phí sản xuất thời vụ và khi có điều kiện sẽ từng bước mở rộng cho vay trung, dài hạn. - Mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và trả nợ, lãi suất cho vay đối với từng hộ phải căn cứ vào đặc điểm và hiệu quả sản xuất của từng vùng, từng loại cây con, ngành nghề. - Ngoài trực tiếp cho vay đến Hộ sản xuất, tuỳ điều kiện cụ thể Ngân hàng cho các tổ chức kinh tế vay ứng trước vật tư kỹ thuật, hoặc đặt tiền cho các Hộ sản xuất vay và thu hồi sản phẩm khi có thu hoạch. - Vốn vay nói chung phải có tài sản thế chấp, đối với hộ sản xuất nghèo không có tài sản thế chấp có thể áp dụng hình thức "Tín chấp". - Nguồn vốn cho các Hộ sản xuất vay chủ yếu là vốn huy động từ dân cư. Hằng năm và những lúc cần thiết. Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho Ngân hàng để hình thành quỹ cho vay đối với Hộ sản xuất Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp,… - Ngân hàng phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và nghiệp vụ, bám sát địa bàn sản xuất, đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp, tạo điều kiện cho các Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn được vay vốn sản xuất có hiệu quả. - Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương có kế hoạch và biện pháp củng cố, chấn chính HTX tín dụng ở nông thôn. Như vậy, với Chỉ thị 202/CT, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã bước đầu khẳng định việc cho vay kinh tế hộ là nhu cầu bức thiết, là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Người nông dân muốn phát triển kinh tế hàng hoá, muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… không thể không có vốn đầu tư, trong đó có vốn của các Tổ chức tín dụng. Chỉ thị cũng yêu cầu các Tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam giữ vai trò chủ lực, cùng với các HTX tín dụng ở nông thôn phải lo tạo lập nguồn vốn, đáp ứng cho nền kinh tế, cho nông dân. Có thể nói, Chỉ thị 202/CT là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến cho vay kinh tế hộ; là cội nguồn để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam mở rộng diện cho vay trong cả nước và là cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành các chính sách tín dụng sau này. Từ đây việc cho kinh tế hộ vay vốn đã có hành lang pháp lý, giải toả được nhiều cản trở tưởng như không thể vượt qua được, đồng thời tạo niềm tin mới cho đông đảo bà con nông dân, tạo dựng động lực to lớn cho việc phát triển kinh tế hộ ở nông thôn. Để đưa Chỉ thị 202/CT vào cuộc sống, ngày 12/7/1991, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ký ban hành văn bản số 499/TDNN " Quy định cho vay Hộ sản xuất, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, Diêm nghiệp". Nội dung kết cấu quy định tương đối chặt chẽ hơn, sát thực tế hơn, và là văn bản duy nhất hướng dẫn biện pháp nghiệp vụ cho vay Hộ sản xuất thời kỳ này. Nội dung cơ bản là : - Hộ vay phải có vốn tự có tham gia cùng với vốn vay ngân hàng. Mức cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào vay ngắn hạn, vay trung hạn. - Hộ nghèo không có tài sản thế chấp được áp dụng hình thức tín chấp qua tổ liên doanh, liên đới trách nhiệm (trả nợ thay, nếu một thành viên không trả được nợ), số Hộ còn lại vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp phải có thế chấp bằng tài sản, bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… - Mức vay: Cho vay ngắn hạn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp, vay trung và dài hạn phải có vốn tự có 50%. Tuy vậy, văn bản 499/TDNN vẫn còn mang tính chất truyền thống về nghiệp vụ, chưa đa dạng về nội dung, chi tiết hơn để theo kịp với diễn biến của cuộc sống đang biến đổi hàng ngày lúc bây giờ, lại trong hoàn cảnh Nhà nước chưa ban hành đầy đủ Luật và các văn bản dưới Luật,… nên kết quả triển khai về nghiệp vụ tín dụng còn bị hạn chế. Việc cho vay Hộ nông dân thời kỳ này còn nhiều hạn chế, vướng mắc bởi tầm vóc của một Chỉ thị cho phép làm thử chưa thể quán xuyến hết những diễn biến của nền kinh tế, chưa khắc phục được những vấn đề mới phát sinh. Cần phải có một văn bản Luật hoặc dưới Luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Để khắc phục hạn chế trên, sau khi sơ kết thực hiện Chỉ thị 202/CT, Ngân hàng Nông nghiệp đã lập tờ trình lên Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cho ban hành một văn bản dưới Luật để vận hành việc mở rộng cho vay kinh tế hộ. Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, ngày 2/3/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/CP về " Chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn". Cùng với Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính. Nghị định mới về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn đã nâng tầm hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và xác lập tư cách của một Ngân hàng có vị thế ở thị trường tài chính nông thôn. Tiếp sau đó, ngày 26/31993 Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 01/TT-NH1 hướng dẫn thực hiện Nghị định. Lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có đầy đủ một bộ văn bản dưới Luật trong cho vay đối với hộ sản xuất. Cùng với Luật đất đai được Chủ tịch Quốc hội ký ngày 24/7/1993, Nghị định số 14/CP từng bước đồng bộ hoá các cơ chế chính sách đối với địa bàn nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp có những căn cứ pháp lý để ra các quyết định, quy định về chính sách, biện pháp nghiệp vụ tín dụng cụ thể sau này sát với cuộc sống hơn. Trên cơ sở Nghị định 14/CP của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 01/TT - NH1 của NHNN, để thực hiện nghiêm túc các văn bản trên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp đã ban hành văn bản 499A/TDNT ngày 2/9/1993 " Về biện pháp nghiệp vụ cho Hộ sản xuất vay vốn để phát triển Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn". Nội dung cơ bản của văn bản 499A/TDNT là: - Khái niệm "Hộ sản xuất" được chia thành Hộ loại I (Hộ chuyên sản xuất Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp, có tính chất tự sản tự tiêu do một cá nhân làm chủ hộ; hộ cá thể tư nhân làm kinh tế gia đình; Hộ là thành viên nhận khoán của các Tổ chức kinh tế) và Hộ loại II (Hộ sản xuất kinh doanh theo Luật định). Việc phân chia 2 loại hộ và áp dụng " sổ vay vốn" đối với Hộ loại I là nhằm giảm bớt hồ sơ, thủ tục vay vốn, phù hợp với trình độ dân trí, giảm bớt phiền hà trong quá trình đi lại, làm thủ tục vay cho người dân. Đây là bước cải tiến quan trọng, "đột phá" của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được hàng triệu hộ nông dân áp dụng và đồng tình rất cao. - Về hình thức cho vay được chia thành hai loại: + Cho vay " Bán lẻ " - Ngân hàng cho vay trực tiếp, phát tiền vay đến tay người vay. + Cho vay " Bán buôn " - Các tổ chức tự nguyện của cộng đồng dân cư, các tổ chức Đoàn thể, xã hội có thể được Ngân hàng chọn làm đại lý dịch vụ uỷ thác đầu tư đến hộ vay vốn. Đây cũng là biện pháp để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện " Xã hội hoá " hoạt động ngân hàng, tạo lập thêm " kênh " dẫn vốn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của nền kinh tế nói chung, kinh tế hộ nói riêng. - Về đảm bảo tiên vay: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam áp dụng cho vay có tài sản bảo đảm đối với những khoản vay từ 500 ngàn đồng trở lên. Trường hợp không có tài sản bảo đảm được cho vay không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Với quy định này, cơ chế bảo đảm tiền vay đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc đối với các hộ nghèo, hộ vùng sâu, vùng xa không có tài sản thế chấp, tạo cơ hội để họ tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. - Về đối tượng cho vay: Được mở rộng, đa dạng các đối tượng liên quan đến vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá và khả năng trả nợ của người vay. - Đặc biệt là đối với Hộ nông dân chuyên canh trồng lúa, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam áp dụng hình thức cho vay lưu vụ. Đây là phương thức cho vay " Riêng có ", được áp dụng đối với những hộ chuyên canh trồng lúa, đến mùa thu hoạch, nhưng do rớt giá, nếu bán ngay để trả nợ ngân hàng sẽ thua thiệt, cần dự trữ chờ lên giá nhưng vẫn có vốn để tiếp tục sản xuất, quay vòng. Thắng lợi lớn nhất trong giai đoạn này (từ năm 1993-khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị 202

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV chinh thuc.doc
  • docmuc luc- luan van.doc
Tài liệu liên quan