Luận văn Huy động vốn ở ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN

HÀNG THưƠNG MẠI . 6

1.1 Tổng quan về huy động vốn của ngân hàng thương mại. 6

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại . 6

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại . 7

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 9

1.1.4. Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh

tế . 11

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại . 14

1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn . 14

1.2.2 Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại. . 14

1.2.3 Vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM20

1.2.4 Các hình thức huy động vốn của NHTM . 24

1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại . 30

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn . 30

1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hoạt động

của NHTM . 31

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM . 32

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hu động vốn của ngân hàng

thương mại . 37

1.4.1 Nhân tố khách quan. 37

1.4.2 Nhân tố chủ quan . 39

1.5 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số ngân hàng thương mại

trong nước . 43

pdf135 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn ở ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong - Chi nhánh Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết vốn và kiểm soát nội bộ, thẩm định hồ sơ cho các vốn vay lớn của doanh nghiệp. Cuối cùng là sự quyết định điều tiết của giám đốc người chịu trách nhiệm cao nhất tại chi nhánh ngân hàng, và quản lý trực tiếp phòng quản trị rủi ro. Đây là cơ cấu tổ chức chức năng và có sự kết hợp của các trưởng phó phòng ban với giám đốc để tạo sự nhanh nhạy trong điều hành tổ chức. Đội ngũ nhân viên phòng dịch vụ khách hàng được Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm vì đây là bộ mặt của ngân hàng và cũng là đầu mối phản hồi của khách hàng đến với ban lãnh đạo ngân hàng và ngược lại. Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết tâm trở thành một trong mười ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm thu hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý chuyên môn giỏi, chuyên viên tài chính cao cấp, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây dựng văn hóa tổ chức hiện đại với hiệu quả tổng thể. Tầm nhìn chiến lược và óc sáng tạo của ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo nên lợi thế cho ngân hàng khi các nhân viên được khuyến khích, tạo điều kiện áp dụng những hướng tiếp cận cởi mở, cũng như tư duy đổi mới, và văn hóa không ngừng vận động. Văn hóa đó chính là động lực đưa Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm trở thành một trong những ngân hàng thương mại có nền tảng công nghệ mạnh và phát triển năng động. Bên cạnh 56 đó với sức trẻ nhiệt huyết, sáng tạo và trí tuệ của từng cán bộ nhân viên, Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm đã từng bươc vượt qua khó khăn và mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và hoạt động kin doanh. 2.2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên phong chi nhánh Hoàn Kiếm 2.2.1. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm 2.2.1.1. Huy động vốn từ các khoản tiền gửi a, Tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản tiền gửi thanh toán là tài khoản sử dụng để nhận và lưu trữ các khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên. Tiện ích của tài khoản thanh toán: - Phát hành Séc, ủy nhiệm chi - Đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử - Chuyển tiền tự động đối với những khoản thanh toán định kỳ - Thực hiện các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền tham gia đấu gia, mua bán chứng khoán Để thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn của cả tổ chức và cá nhân, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp để thu hút như ưu đãi phí thanh toán trong nước đối với các khách hàng có tài khoản không kỳ hạn (tài khoản thanh toán), ưu đãi phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng cá nhân, tạo các mối quan hệ tốt đối với các tổ chức, khuyến khích các khách hàng mở tài khoản đổ lương cho cán bộ, công nhân Tuy nhiên, công tác này vẫn còn khó khăn do chi phí quảng cáo, tiếp thị còn thấp, chưa tạo lập được nhiều mối quan hệ với các tổ chức Cần có những giải pháp thu hút khách hàng mở TKTT ngày càng nhiều để có thể tận dụng được nguồn tiền giá rẻ này. 57 b, Tiền gửi tiết kiệm. Có thể nói nghiệp vụ huy động TGTK là nghiệp vụ có đầu tiên của bất cứ Ngân hàng nào từ xưa đến nay. Các tầng lớp dân cư có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) đem gửi vào ngân hàng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm định kỳ trả lãi trước, tiết kiệm tặng quà và dự thưởng) Chính vì vậy đây là khu vực có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các ngân hàng và các TCTD khác. Nguồn TGTK của ngân hàng là rất quan trọng. Nguồn này đáp ứng phần lớn cho hoạt động tín dụng. c, Tiền gửi TCKT Đây là loại tiền gửi của các TCKT, các tổ chức này có nguồn tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng đến ngay tại thời điểm gửi tiền, để nâng cao lợi ích của các tổ chức thì những khoản tiền này được đem gửi tại Ngân hàng TMCP Tiên Phòng chi nhánh Hoàn Kiếm. Nguồn tiền gửi này xét về mặt tiện ích thì không bằng TGTT, song lại có lãi cao hơn hẳn. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có nhu cầu chi trả tiền theo một chu kỳ xác định: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng Họ có thể gửi vào khoản mục này vừa đáp ứng cho nhu cầu của mình vừa có lãi cao. Trong các năm qua ngân hàng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với TGTT. Các doanh nghiệp đã tận dụng điều này và đã nghiên cứu, tính toán chu kỳ kinh doanh của mình để chuyển một phần TGTT sang tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng có một lượng tiền để có thể sử dụng một cách ổn 58 định hơn và doanh nghiệp có lãi hơn. Đây là một trong nhiều cách thức nhằm đa dạng hóa hình thức huy động, thu hút thật hiều nguồn vốn của chi nhánh. Huy động vốn từ nguồn tiền gửi tăng tính chủ động cho Chi nhánh, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi là có hạn và thị phần trên địa bàn ngày càng bị chia nhỏ cho các tổ chức khác. 2.2.1.2. Huy động vốn qua đi vay Để đáp ứng với nhu cầu vốn đầu tư cho vay, chi nhánh còn huy động nguồn bằng hình thức đi vay thông qua phát hành các công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu Phát hành các công cụ nợ đem lại cho chi nhánh một nguồn đáng kể có tính ổn định cao và chi phí thấp hơn hẳn so với việc phải đi vay từ các TCTD. 2.2.1.3. Huy động vốn từ các nguồn khác Chi nhánh đã xác định, trong tương lai các ngân hàng sẽ cạnh tranh chủ yếu về mặt dịch vụ. Vì vậy chi nhánh đã hết sức chú ý nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như: thanh toán bằng séc, bảo lãnh, các hoạt động tư vấn Nguồn tiền ký gửi của các cá nhân, tổ chứ kinh tế thực hiện các dịch vụ đó ngày càng tăng đóng góp nhiều vào nguồn vốn huy động của ngân hàng. 2.2.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt là nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động của mình. Là một ngân hàng thương mại cổ phần phải tự mình vươn lên trên thị trường liên ngân hàng, những năm qua quy mô nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm tăng trưởng liên tục và ổn định. Quy mô nguồn vốn của ngân hàng: 59 - Nguồn vốn từ các TCKT và cá nhân (gồm ngắn hạn dưới 21 tháng và trung hạn từ 12 tháng trở lên). - Nguồn huy động từ các tổ chức tín dụng khác ngoài hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên phong chi nhánh Hoàn Kiếm (gồm ngắn hạn dưới 12 tháng và trung hạn từ 12 tháng trở lên chủ yếu là VNĐ). - Nhận vốn kinh doanh từ trụ sở chính bằng ngoại tệ nhằm thực hiện điều chuyển vốn ngoại tệ trong thanh toán ngắn hạn và trung hạn. - Vốn cấp từ trụ sở chính ngân hàng bằng VNĐ dưới hình thức tiền gửi và tài sản. Nguồn vốn lớn được bổ sung vào cá hoạt động phát triển làm tăng nguồn lực cho các chi nhánh cũng như chi nhánh Hoàn Kiếm. Nguồn vốn tăng cường này được thể hiện bằng những tài sản hữu hình cung cấp mới cho chi nhánh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để chi nhánh cơ cấu lại nguồn vốn sao cho hợp lý, ổn định, tập trung vào phát triển mở rộng mạng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian qua, mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm luôn bám sát mục tiêu kinh doanh của ngân hàng cấp trên, thực hiện tốt chính sách khách hàng, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, cải tiến phong cách làm việc, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để thu hút nguồn vốn từ khách hàng. Chính vì vậy nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2015 - 2017 của chi nhánh đã tăng trưởng khá tốt qua các năm thể hiện qua các số liệu cụ thể sau: 60 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Vốn huy động 5.437 6.283 7.442 846 15.57 1.159 18.44 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015, 2016, 2017) Qua bảng số liệu tình hình huy động vốn từ năm 2015 đến năm 2017, ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm qua các năm luôn tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 15%/năm. Năm 2015, tổng vốn huy động là 5.437 tỷ đồng; sang năm 2016 đạt 6.283 tỷ đồng, tốc độ tăng so với năm 2015 chỉ 15,57%. Đến năm 2017, hoạt động huy động vốn đã cải thiện đáng kể so với năm 2016, ngân hàng huy động được 7.442 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 18,44%. Tốc độ huy động vốn năm 2017 tăng đã thể hiện được sự nỗ lực của ngân hàng trước tình hình kinh tế còn đang khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người gửi tiền, bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, chi nhánh đã tiếp tục áp dụng linh hoạt công cụ lãi suất kèm theo các chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nên đã thu hút được lượng khách hàng khá ổn định; và một lý do làm cho nguồn vốn được cải thiện đó chính là uy tín của ngân hàng nên mặc dù thị trường bất ổn nhưng đa số người dân vẫn đặt niềm tin vào ngân hàng. 61 2.2.3 . Cơ cấu vốn huy động 2.2.3.1. Cơ cấu vốn huy động theo thời gian Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn sẽ cho biết mức độ cao hay thấp đối với khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Căn cứ vào cơ cấu vốn theo kỳ hạn ngân hàng sẽ xây dựng được chiến lược, kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình tự chủ động tăng trưởng dư nợ. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) TG KKH 915 16.85 1.082 17.22 1.165 15.66 167 18.25 83 7.49 TG CKH dưới 12 tháng 3.659 67.28 3.850 61.28 4.195 56.36 191 5.25 345 9.04 TG CKH từ 12 tháng trở lên 863 15.87 1.351 21.50 2.082 27.98 488 56.66 731 53.85 Tổng VHĐ 5.437 6.283 7.442 846 15.57 1.159 18.44 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015, 2016, 2017) 62  Tiền gửi không kỳ hạn Đối với tiền gửi không kỳ hạn, số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn có phần giảm sút: năm 2016 tăng 18,25% so với năm 2015, nhưng năm 2017 chỉ tăng 7.49% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Tình hình giá cả thị trường giao động mạnh, tình hình kinh tế tuy đã được giữ vững được và dần có sự cải thiện nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn rất lớn, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng thấp, đã làm cho nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng cũng suy giảm theo tương ứng. - Mặt khác, thời gian qua ngân hàng vẫn chưa phát huy đúng mức khả năng huy động vốn qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ ATM. Việc duy trì tiền gửi không kỳ hạn chưa được ổn định, tăng giảm thất thường, cụ thể, tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh như sau: Năm 2015, có 138.871 khách hàng mở 145.624 tài khoản với số dư là 915 tỷ đồng, đến năm 2016, chỉ còn 129.962 khách hàng mở 126.425 tài khoản với số dư là 1.082 tỷ; qua năm 2017, có 137.266 khách hàng mở 140.340 tài khoản với số dư là 1.165 tỷ đồng. Do vậy, ngân hàng cần cố gắng huy động tối đa loại tiền gửi này vì đây là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, đem lại nhiều lợi nhuận trong kinh doanh.  Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng Đây là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng vì tính ổn định của nó, ngân hàng có thể chủ động sử dụng để đầu tư ngắn hạn, lãi suất chính là công cụ chủ yếu để thu hút nguồn vốn này. Loại tiền gửi này tăng qua các năm và tỷ trọng cũng thay đổi theo xu hướng ngày càng tăng, cụ thể: năm 2015 là 3.659 tỷ đồng, chiếm 67,28% trong tổng vốn huy động; sang năm 2016 đã tăng lên 3.850 tỷ đồng, tức tăng đến 5,25% so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 61,28%. Sang năm 2017, loại 63 này đạt 4.195 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,04% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 56,36%; trong năm này, tuy tình hình kinh tế vẫn còn đang khó khăn, lãi suất giảm, nhưng ngân hàng vẫn rất cố gắng trong công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức quay số trúng thưởng, khuyến mãinên đã giữ “chân” được các khách hàng truyền thống và thu hút thêm một lượng khách hàng mới.  Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên So với sự gia tăng của loại tiền gửi nói trên, loại này có xu hướng tăng nhanh, năm 2016 đã tăng từ 863 tỷ đồng lên thành 1.351 tỷ đồng, tức tăng 56,66% so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 21,5% trong tổng vốn huy động. Năm 2017 loại này tiếp tục tăng đạt 2.082 tỷ đồng, tăng 53,85% so năm trước và chiếm tỷ trọng 27,98%. Số liệu thực tế cho thấy loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên liên tục tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trên 50%/năm. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có tốc độ tăng trưởng thấp. Như vậy, tiền gửi các kỳ hạn dưới 12 tháng có sự chuyển dịch một phần sang các kỳ hạn dài hơn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng do cơ cấu lãi suất tiền gửi với lãi suất cao ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên được duy trì trong một thời gian tương đối dài từ năm 2015 đến nay trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngày càng điều chỉnh giảm. Mặt khác lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng được điều chỉnh ở mức thấp, đặc biệt tiền gửi kì hạn từ 1 đến 3 tháng lãi suất rất thấp nên đa phần người dân ít có xu hướng gửi tiền trong kỳ hạn này hoặc số tiền đó chỉ là gửi tạm thời trong thời gian ngắn. 2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng huy động Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng huy động bao gồm: Tiền gửi dân cư, tiền gửi KBNN, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, và tiền gửi của các TCTD. Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động cho biết mức độ ổn định của nguồn vốn huy động, từ đó giúp các nhà lãnh đạo chủ động trong cân đối vốn và mở rộng cho vay. 65 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tiền gửi dân cư 4.766 87.13 5.392 85.79 6.562 88.19 626 13.14 1.170 21.69 Tiền gửi KBNN 46 0.85 152 2.42 124 1.67 106 230.43 -28 -18,42 Tiền gửi TCKT 604 11.09 696 11.11 696 9.35 92 15.42 0 0 Tiền gửi TCTD 21 0.39 43 0.68 60 0.81 22 104.76 17 39.5 Tổng VHĐ 5.437 6.283 7.442 846 15.57 1.159 18.44 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015, 2016, 2017) 66 Từ bảng số liệu “cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng” cho thấy:  Tiền gửi từ dân cư Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, hầu hết người dân gửi tiền vì mục tiêu sinh lời, vì vậy nếu lãi suất tăng sẽ thu hút được nhiều khách hàng và số tiền gửi sẽ tăng. Đây cũng là nguồn vốn cực kỳ quan trọng để ngân hàng cho vay do tính ổn định của nó. Nguồn vốn này càng tăng sẽ càng có lợi vì có thể nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy vốn huy động loại này có chiều hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, bình quân hàng năm chiếm từ 86% trở lên. Năm 2015 là 4.766 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,13%; năm 2016 lên đến 5.392 tỷ đồng, tăng 13,14% so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 85,79%; đến năm 2017 con số này tiếp tục tăng, đạt 6.562 tỷ đồng, tăng 21,69% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 88,19%. Có thể nói đây là nguồn vốn khá ổn định, nhiều tiềm năng ngân hàng cần có các chính sách chăm sóc thích hợp để có thể giữ vững và khai thác tốt nguồn vốn từ đối tượng khách hàng này.  Tiền gửi Kho bạc Nhà nước Nguồn tiền gửi này tăng trưởng không ổn định, năm 2016 tăng mạnh, nhưng đến cuối năm 2017, lại giảm 28 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Nguyên nhân làm cho nguồn tiền gửi này giảm là do Kho bạc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ trương quản lý vốn tập trung nên đã quy định số dư tồn khoản trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại các tỉnh chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán, cấp ngân sách theo kế hoạch.  Tiền gửi từ các tổ chức Nền kinh tế đang dần vượt qua khó khăn, thách thức và đã có những chuyển biến tích cực, các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng không nhằm mục 67 đích hưởng lãi suất mà chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong kinh doanh, hoặc trong quá trình hoạt động của mình. Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hình thức này ngày càng phổ biến vì nó đã sớm phát huy được tính ưu việt, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: đảm bảo tính an toàn, giảm được chi phí, giúp khách hàng tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa,... Năm 2015, loại tiền gửi này đạt 604 tỷ đồng, đến năm 2016 vốn huy động từ TCKT đạt 696 tỷ đồng có tốc độ tăng trưởng rất chậm, đến thời điểm 31/12/2017 không tăng trưởng so với năm 2016. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng trung bình hàng năm là 10% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Trong thời gian qua tuy số lượng các tổ chức, doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng cũng có gia tăng, song thị trường lại bấp bênh, sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, nguyên vật liệu tăng cao làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, do đó tiền gửi từ những tổ chức này có phần giảm sút. Mặc dù vậy, thời gian qua ngân hàng đã tạo được mối quan hệ với nhiều tổ chức trong và ngoài thành phố, hứa hẹn một nguồn vốn dồi dào trong tương lai. Tiền gửi từ các TCKT chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn, lãi suất thấp, là nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng của các tổ chức kinh tế nên tính ổn định không cao, vì vậy ngân hàng phải có chính sách hợp lý, mềm dẻo để duy trì và thu hút nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng cắt giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận. 2.2.3.3 . Cơ cấu huy động vốn phân theo loại ngoại tệ Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM bao gồm nguồn vốn huy động nội tệ và nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp và tâm lý ưa nắm giữ ngoại tệ của dân chúng, huy động ngoại tệ là một kênh huy động vốn đang được nhiều NHTM quan tâm. 68 Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đã thường xuyên chú trọng huy động nguồn vốn ngoại tệ, tuy nhiên kết quả đạt được trong giai đoạn 2014 - 2016 chưa cao. Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động theo loại ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Lƣợng tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) - Nội tệ 5.365 98.68 6.213 98.88 7.332 98.52 848 15.81 1.119 18,01 - Ngoại tệ 72 1.32 70 1.12 110 1.48 -2 -2.8 40 57,14 Tổng VHĐ 5.437 6.283 7.442 846 1.159 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015, 2016, 2017) 69  Nội tệ Qua bảng số liệu 2.4 “Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ” cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn bằng nội tệ diễn biến cùng chiều với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chung của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm và luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 98% trở lên)trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2016 tăng 848 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 15,81% và năm 2017 tăng 1.119 tỷ đồng với tốc độ tăng là 18,01%.  Ngoại tệ Vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2016 giảm 2,8% so với năm 2015. Do trong năm 2015, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khiến giá ngoại tệ liên tục thay đổi, điều này làm cho việc huy động ngoại tệ gặp khó khăn vì người dân đầu tư vào lĩnh vực khác có mức sinh lời cao hơn. Mặt khác, các hoạt động và sản phẩm dịch vụ liên quan đến xuất, nhập khẩu không phải là thế mạnh của Ngân hàng TMCP Tiên nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng nên hiệu quả thu được còn thấp. Một trong những nguyên nhân đã làm cho nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thấp là do lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động bằng nội tệ. Đến năm 2017 vốn huy động ngoại tệ tăng 57,14% so năm 2016, qua đó cho thấy công tác huy động vốn bằng ngoại tệ tuy được cải thiện nhưng chưa ổn định. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ngân hàng cần có biện pháp phù hợp nhằm huy động vốn ổn định, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì nhu cầu giao dịch ngoại tệ của những doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ngày càng tăng lên.  Khả năng đáp ứng vốn vay theo loại tiền tệ Đối với việc đáp ứng nhu cầu vốn cho vay đầu tư bằng nội tệ và ngoại tệ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế mở, nhu cầu vay bằng ngoại tệ liên tục tăng, chính 70 vì vậy đòi hỏi Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm có các biện pháp mở rộng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các TCKT. 2.2.4. Kết quả và hiệu quả huy động vốn 2.2.4.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm  Về tình hình thu nhập và chi phí Bảng 2.5: Báo cáo kết quả thu chi của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 Lƣợng tăng, giảm tuyệt đối Tốc độ tăng, giảm (%) Lƣợng tăng, giảm tuyệt đối Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng thu nhập 1.160 1.033 1.060 -127 -10,95 27 2,61 - Thu lãi 1.091 954 966 -137 -12,55 12 1,25 Tỷ trọng(%) 94,05 92,35 91,13 - Thu dịch vụ 36 33 38 -3 -8,33 5 15,15 Tỷ trọng(%) 3,29 3,19 3,58 - Thu khác 33 46 56 13 39,39 10 21,74 Tỷ trọng(%) 2,84 4,82 5,28 Tổng chi phí 944 847 812 -97 -10,28 -35 -4,13 - Chi trả lãi 688 614 563 -74 -10,76 -51 -8,31 Tỷ trọng(%) 72,28 72,49 69,33 - Chi phí khác 256 233 249 -23 -8,98 16 6,87 Tỷ trọng(%) 27,12 27,51 30,64 Tổng lợi nhuận 216 186 248 -30 -13,89 62 33,33 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015, 2016, 2017) 71 Qua bảng 2.5 cho ta thấy lợi nhuận năm 2015 là 216 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2016 là 186 tỷ đồng, giảm 13,89% so với năm 2015. Lợi nhuận năm 2017 là 248 tỷ đồng, tăng 33,33% so với năm 2016. - Về thu nhập: Tổng thu nhập qua các năm như sau: năm 2015 là 1.060 tỷ đồng, năm 2016 là 1.033 tỷ đồng và năm 2017 là 1.060 tỷ đồng. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ thu lãi, thu lãi chiếm bình quân hàng năm từ 91% trở lên. Tỷ trọng thu lãi có giảm qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất cho vay giảm mạnh; nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đã dẫn đến khả năng thanh toán lãi cho ngân hàng bị chậm trễ làm nợ lãi tồn đọng của ngân hàng có xu hướng gia tăng. Tổng thu dịch vụ năm 2016 là 33 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với năm 2015 là do trong năm 2016, thực hiện chính sách của Nhà nước, Ngân hàng không thu phí trả nợ vay trước hạn của khách hàng. Đồng thời đẩy mạnh và phát triển các hình thức thu hộ, thấu chi qua tài khoản, bán vé máy bay, để tăng thu dịch vụ phí và kết quả nguồn thu này đã phần nào được cải thiện với tổng doanh thu phí dịch vụ là 38 tỷ đồng. Nguồn thu khác chủ yếu là các khoản thu từ thanh lý bán tài sản, và thu nợ đã xử lý rủi ro; Nguồn thu từ nợ đã xử lý rủi ro đã tăng qua các năm là do Ngân hàng đã đưa ra chỉ tiêu và giải pháp thu hồi các khoản nợ, lãi đã xử lý rủi ro, nhằm thu hồi lại nguồn vốn đã cho vay. - Về chi phí Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_huy_dong_von_o_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_tien_ph.pdf
Tài liệu liên quan