Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.6
1.1.Tổng quan về huy động vốn của Ngân hàng thương mại.6
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại.6
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của huy động vốn .9
1.1.3. Vai trò của huy động vốn. 10
1.1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại. . 12
1.2. Nội dung huy động vốn của Ngân hàng thương mại. .18
1.2.1. Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại. 18
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng, hiệu quả việc huy động vốn tại ngân hàng
thương mại . 22
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại . 26
1.3. Kinh nghiệm huy động vốn của các Ngân hàng thương mại và bài học cho
Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Huế. 31
1.3.1. Kinh nghiệm về huy động vốn của các ngân hàng . 31
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt
Nam, Chi nhánh Huế. . 34
Tóm tắt chương 1.35
Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUẾ.36
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ có năng lực, nhạy bén với môi
trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập caoVietcombank luôn là sự lựa
chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng
cá nhân.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên
tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt
trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The
Banker công bố.
Sứ mệnh: Vietcombank cung ứng toàn diện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
có chất lượng cao, sang tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối
tượng khách hàng.
Về tầm nhìn: tầm nhìn của Vietcombank cũng chính là khẩu hiệu hoạt động
“Chung niềm tin, vững tương lai” Vietcombank mong muốn đồng hành cùng khách
hàng tạo ra niềm tin cho đối tượng khách hàng Vietcombank hướng tớ
Từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngân hàng,
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã ký quyết định 68-
QĐNH ngày 10/8/1993 thành lập chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, chi nhánh Huế. Ban đầu Vietcombank Huế chỉ có 2 phòng chức năng và 8
CBNV. Đến nay đã có hơn 180 CBCNV, bộ máy tổ chức gồm 6 phòng giao dịch và
19 phòng ban chức năng. Trụ sở đặt tại 78 Hùng Vương, Thành Phố Huế. Ngân
hàng có tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh
38
Huế, tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of
Vietnam (Hue Branch), tên viết tắt là Vietcombank Huế hoặc VCB Huế.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Huế là
một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
39
Sơ đồ tổ chức:
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC 2 P.GIÁM ĐỐC 1
PGD
TRẦN
HƯNG
ĐẠO
PGD
HÙNG
VƯƠNG
PGD
MAI
THÚC
LOAN
BẾN
NGỰ
PGD
HƯƠNG
THỦY
PGD
PHÚ
VANG
PHÒNG
HCNS
PHÒNG
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
KHBL
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KHDN
PHÒNG
QUẢN LÝ
NỢ
PHÒNG DỊCH
VỤ KHÁCH
HÀNG
TỔ VI
TÍNH
BP
TỔNG
HỢP
BP
KIỂM
TRA
NB
MARK
ETING
BP
THẺ
BP
TTQT
40
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây nền kinh tế trong nước đã có những điểm khởi
sắc, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thành công ở mức 3.54%( cuối
năm 2018). Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có
sự cạnh tranh gay gắt nhất. Với sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây sức ép khá lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng VCB Huế.
Ban lãnh đạo của VCB Huế đã thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Nhà
nước, của Tỉnh, và chính những phương hướng hoạt động rõ ràng và linh hoạt, VCB
Huế đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh thể
hiện qua bảng số liệu 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế
giai đoạn 2016 – 2018
STT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2016 TH 2017 TH 2018
1 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 4.350 5.157 6.425
2 Dư nợ cho vay Tỷ đồng 2.850 3.300 4.492
3 Thu nợ XLRR Tỷ đồng 10,17 3,95 113,7
4 Tổng thu dịch vụ Tỷ đồng 23,5 31,3 43,1
5 Doanh số TT XNK Triệu
USD
177 187 220
6 Doanh số MBNT Triệu
USD
125,58 121 126
7 Doanh số thanh toán thẻ Tỷ đồng 341 439 622
8 Thu nhập trước thuế Tỷ đồng 84 64 126
(Nguồn: Phòng Kế toán- Bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Trong ba năm từ 2016 đến 2018, tình hình kinh tế có sự tăng trưởng tương đối
tốt. VCB Huế cũng đã có nhiều cố gắng để đảm bảo sự hoạt động và cân đối trong
kinh doanh tài chính. Tổng hợp kết quả kinh doanh qua ba năm của chi nhánh Huế
được thể hiện qua biểu đồ 2.1
41
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1 Kết quả thực hiện lợi nhuận của VCB Huế năm 2016 - 2018
(Nguồn: Phòng Kế toán-bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy lợi nhuận của chi nhánh qua các năm như sau:
Năm 2016 đạt 84 tỷ đồng, năm 2017 đạt 64 tỷ đồng, giảm 20 tỷ so với năm
2016, điều này cũng phản ánh cân đối giữa huy động vốn và tăng trưởng tín dụng
như đã phân tích ở trên. Năm 2018, lợi nhuận tăng vượt bậc126 tỷ đồng, tăng 62 tỷ
so với năm 2017.
Tổng thu trong năm 2016 của Chi nhánh đạt 427 tỷ đồng, tăng 24 % so với
năm trước, trong đó thu từ lãi tăng 22.4%, thu ngoài lãi tăng 35%. Các khoản thu
tăng khá gồm: thu nhập lãi thuần (117.7 tỷ, tăng 16 tỷ so với năm trước), thu từ hoạt
động dịch vụ (23.5 tỷ, tăng 6 tỷ), thu từ nợ đã xử lý (10.9 tỷ đồng, tăng 8 tỷ so với
năm trước).
Tổng chi chiếm 373 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước, trong đó các khoản
chi tăng mạnh gồm chi trả lãi (275 tỷ đồng, tăng 55 tỷ so với năm trước), chi hoạt
động (71.7 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm trước), chi DPRR (24 tỷ so với 4.5 tỷ
năm 2015)
Tổng lợi nhuận của Chi nhánh đạt 56,42 tỷ đồng, tương đương với kết quả
năm trước, đạt 63.78% kế hoạch được giao. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi
ro đạt 80.3 tỷ đồng, đạt 90.7% kế hoạch.
Nguyên nhân lợi nhuận không đạt kế hoạch do:
- Chi dự phòng tăng mạnh
42
- Chi về tài sản tăng, đạt 16.6 tỷ (so với 14.7 tỷ năm trước) do khấu hao trụ sở mới
- Thu nợ ngoại bảng không đạt kế hoạch.
Năm 2017 thu nhập trước thuế của Chi nhánh đạt 64 tỷ đồng, thấp hơn 20 tỷ
so với năm 2016. Nguyên nhân thu nhập trước thuế thấp là do trong năm nay chi
nhánh đã chi cho khấu hao tài sản lớn, chi mua sắm tài sản, năm 2017 đã thành lập
thêm một phòng giao dịch mới.
Năm 2018, tổng lợi nhuận của Chi nhánh trong năm đạt 243,8 tỷ đồng, cao
hơn 272% so với năm trước, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 130,1
tỷ, tăng hơn gấp đôi so với năm trước, thu nợ ngoại bảng đạt 113,7 tỷ đồng. Trong
năm, Chi nhánh đã có những mảng hoạt động tăng trưởng vượt bậc như thu dịch vụ
(đạt 43,1 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm trước), thu nợ ngoại bảng (113 tỷ dồng),
thu lãi cho vay (tăng 52,4% so với năm trước). 3 nguồn thu chính của Chi nhánh
gồm thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi và thu dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng tốt.
Kết quả này là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của Chi nhánh, với
mức lợi nhuận 130 tỷ/180 nhân viên, tỷ suất lợi nhuận/người của chi nhánh đạt 700
triệu đồng/người, gấp đôi so với năm trước.
Có thể thấy rằng, trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng đã giảm bớt khó khăn nguyên nhân do tác động tăng trưởng của nền kinh tế
thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế nước ta có chiều hướng đi lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp tăng, khả năng vay, trả nợ của các doanh nghiệp thuận lợi, người dân tiết
kiệm chi tiêu. Tình hình cạnh tranh tìm kiếm khách hàng đầu tư của các ngân hàng
trở nên quyết liệt hơn.
Hoạt động kinh doanh của VCB Huế không tránh khỏi những khó khăn chung
đó. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của chi nhánh vẫn được hoàn thành
và có xu hướng tăng trưởng nhanh. Lợi nhuận của chi nhánh tăng đều và ổn định
trong thời gian qua. Trong phạm vi luận văn chỉ tập trung phân tích hai chỉ tiêu chủ
yếu là huy động vốn và tín dụng.
2.1.2.1. Về huy động vốn
43
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động của VCB Huế giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Phòng Kế toán- Bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Giai đoạn 2016 – 2018 là giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng tương đối
tốt.Tăng trưởng kinh tế đến năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 là mức tăng
trưởng cao nhất 10 năm qua,vượt mục tiêu 6,7% của chính phủ. Kinh tế vĩ mô ổn
định tuy nhiên ở địa bàn Huế vẫn còn nhiều mặt hạn chế, môi trường cho các đơn vị
kinh tế phát triển chưa tốt, chỉ có một số ngành công nghiệp mủi nhọn là Sợi, Dệt,
Du lịch, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt lãi suất, hạ trần lãi suất huy động tăng khả
năng cho vay nhằm kích cầu nền kinh tế, các gói vay ưu đãi được các ngân hàng và
tổ chức tín dụng triển khai mạnh mẽ. Công tác huy động vốn của các ngân hàng gặp
nhiều khó khăn vì sự cạnh tranh lãi suất, tuy nhiên đối với VCB Huế, công tác huy
động vốn vẫn được triển khai với nhiều chiêu thức nhằm tối đa hóa lợi ích cho
khách hàng, vì vậy mức độ huy động vẫn tăng đều qua các năm.
Năm 2016 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải
đối mặt với hàng loạt các vấn đề của nền kinh tế như lạm phát cao, tỷ giá và lãi suất
tăng, thị trường chứng khoán tăng mạnh, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân
hàng diễn ra khốc liệt.
44
Trong năm VCB TW đã điều chỉnh giảm 400 tỷ kế hoạch huy động vốn cho
Chi nhánh, từ mức kế hoạch 4703 tỷ đồng xuống 4303 tỷ đồng, do trong năm tổng
Cty vốn Nhà nước SCIC đã điều chuyển khoản tiền 400 tỷ đồng ghi nhận tại Chi
nhánh Huế. Bên cạnh đó nhờ sự giám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về trần
lãi suất huy động cũng như kết hợp sự chỉ đạo linh hoạt đúng đắn của Ban Giám
đốc VCB Huế, cùng với sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn
chi nhánh, nên nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng khích
lệ. Đến thời điểm 31/12/2016, huy động vốn toàn Chi nhánh đạt 4350 tỷ đồng, đạt
101.1% kế hoạch, tăng 10.3% so với năm trước. Tốc độ tăng của Chi nhánh tuy vậy
vẫn thấp thua tốc độ toàn hàng (19.4%) và tốc độ toàn ngành (18.38%).
Về số huy động bình quân, tổng huy động Chi nhánh đạt 3764 tỷ đồng, đạt
100% kế hoạch.
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh
ổn định kinh tế như lạm phát, nợ công, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số đầu tư đều được
cải thiện. Trước tình hình đó VCB Huế đã có những chiến lược, chỉ đạo sâu sát đến
từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, chú trọng công tác Marketing,
chính sách chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, chính vì vậy nguồn vốn của VCB
Huế tiếp tục tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2017 đạt 5.157 tỷ
đồng, tăng 807 tỷ đồng so với năm 2016.
Năm 2018 nguồn vốn huy động đạt 6.425 tỷ đồng, tăng 1.268 tỷ đồng so với
năm 2017, trong đó chủ yếu tăng do huy động từ tiền gửi dân cư, tăng nguồn từ các
tổ chức kinh tế. Năm 2018 được đánh giá là một tăng đặc biệt trong công tác huy
động vốn, chính sách khách hàng tốt với phương châm Chia sẽ cơ hội – Hợp tác
thành công, cộng với niềm tin của khách hàng nên việc tăng vọt nguồn vốn huy
động là điều dễ hiểu. Phải khẳng định năm 2018, là năm thành công của VCB Huế
trong công tác huy động vốn.
2.1.2.2. Về tín dụng.
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác
mũi nhọn của chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các ngân
45
hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động
mạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh Huế.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2850
3300
4492
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
2016 2017 2018
DOANH SỐ CHO VAY
DOANH SỐ CHO VAY
Biều đồ 2.3: Tình hình doanh số cho vay của VCB Huế giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Phòng Kế toán- Bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Dư nợ cho vay của chi nhánh các năm 2016 đến 2018 có xu hướng ổn đinh,
tăng trưởng cân đối so với huy động vốn. Mặc dù, môi trường kinh doanh, kinh tế
xã hội trong khoảng thời gian này có nhiều biến động đã gây không ít khó khăn cho
nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhưng niềm tin của khách
hàng đối với VCB Huế không những giảm mà có xu hướng tăng. Điều này phản ánh
một phần từ chính sách của chi nhánh như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng,
thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh cộng với niềm tin của khách hàng đối với ngân
hàng lớn đã đem đến tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua. Cụ thể:
Năm 2016 vẫn là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. VCB Huế đã xác định hướng
đi cho hoạt động tín dụng năm 2016 là tăng trưởng luôn phải gắn liền với việc nâng
cao chất lượng tín dụng, với phương châm hoạt động: “An toàn và hiệu quả”. Kết
46
quả là: Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2016 đạt 2.850 tỷ đồng.
Năm 2017 tiếp tục là năm đầy khó khăn đối với hoạt động tín dụng. Đứng
trước khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình
đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhiều nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, cán bộ tín
dụng đã luôn sâu sát, nắm rõ tình hình doanh nghiệp để đưa ra những phương án tín
dụng hiệu quả. Trong năm, chi nhánh đã không để phát sinh thêm nợ nhóm 2, nợ xấu;
dư nợ tín dụng đến 31/12/2017: 3.300 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với năm 2016.
Dư nợ toàn Chi nhánh đạt 3.300 tỷ đồng, đạt 95,9% kế hoạch, tăng 450 tỷ
đồng so với năm trước (+ 14,7%), thấp thua tốc độ toàn hàng (17,2%) và tốc độ địa
bàn (20%). Trong thời điểm cuối năm 2017, VCB TW kiểm soát tăng trưởng tín
dụng nên Chi nhánh chưa thể phát triển dư nợ theo kế hoạch. Dư nợ bình quân
trong năm đạt thấp (2.593 tỷ đồng), tăng 40 tỷ so với năm trước, đạt 80,6% kế
hoạch. Thị phần Chi nhánh đạt 8.78%, giảm so với năm trước (9.2%), đứng thứ 4
trên địa bàn.Trong năm 2017, Chi nhánh đã mạnh mẽ cải thiện chất lượng dư nợ
qua việc cắt giảm dư nợ (≈600 tỷ đồng) của các khách hàng không đủ tỷ lệ tài sản
đảm bảo, khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, khách hàng thuộc nhóm ngành
không khuyến khích..., do vậy để đạt được mức tăng trưởng 450 tỷ, trên thực tế Chi
nhánh đã tìm kiếm các khách hàng mới và phát triển mới xấp xỉ 1.000 tỷ dư nợ.
Năm 2018cũng là năm tăng trưởng tín dụng khá tốt của chi nhánh, bên cạnhtăng
trưởng nhanh của huy động vốn, chi nhánh đã nổ lực tìm kiếm khách hàng mới,
phát triển khách hàng cũ, đề xuất với VCB triển khai hiệu quả các gói cho vay ưu
đãi, cạnh tranh chính sách về giá với các TCTD khác, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
được các nguồn vốn rẻ.
Tín dụng tăng trưởng tốt ngay từ các tháng đầu năm, cơ cấu tín dụng chuyển
dịch theo đúng định hướng: giảm tỷ trọng dư nợ bán buôn, mở rộng tín dụng bán lẻ.
Dư nợ cuối kỳ thể nhân chưa đạt kế hoạch, song dư nợ bình quân các chỉ tiêu đều
vượt mức được giao.
Đến 31/12/2018 dư nợ đạt 4.492 tỷ đồng tăng 1.192 tỷ đồng so với năm
2017. Dư nợ bình quân đạt 3.834 tỷ đồng (104% KH).
47
Thị phần CN gia tăng từ mức 8,65% năm 2017 lên mức 10,32%, tiếp tục duy
trì vị trí thứ 4 trên địa bàn.
Tóm lại, trong thời gian qua chi nhánh VCB Huế đã thực sự cố gắng trong
việc phát huy những lợi thế của mình để hoạt động kinh doanh đạt được những kết
quả nhất định, không chỉ là huy động vốn, tín dụng mà các công tác khác cũng có
những kết quả tốt như: hoạt động thanh toán, hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng
điện tử, huy động vốn, chỉ tiêu lợi nhuận
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại
thương Việt Nam, Chi nhánh Huế
2.2.1. Các chính sách huy động vốn .
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời để duy trì mối quan
hệ tiền gửi với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới ngoài việc đa dạng
hóa sản phẩm huy động... chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức chăm sóc đến
khách hàng:
2.2.1.1.Chính sách thu hút khách hàng.
Chi nhánh rất chú trọng đến các chương trình khuyến mãi, quà tặng dành cho
khách hàng gửi tiết kiệm. Ngoài các sản phẩm gửi dự thưởng với mức ưu đãi cao,
giúp khách hàng có cơ hội nhận các giải thưởng giá trị, Chi nhánh còn dành riêng
lượng lớn quà tặng dành cho khách hàng gửi tiết kiệm thông thường như: các sản
phẩm đồ dùng trong gia đình của Lock& Lock, ô VCBTrong giai đoạn NHNN
khống chế mức lãi suất trần, lãi suất huy động của các NHTM không có sự khác
biệt nhiều. Chi nhánh đã thu hút khách hàng bằng các chương trình quà tặng,
khuyến mãi, Chi nhánh đã thu hút được lượng lớn khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng thường xuyên tổ chức Hội nghị khách hàng, Tri ân
khách hàng để nắm bắt những ý kiến xây dựng của khách hàng về cách thức phục
vụ, chất lượng dịch vụ của ngân hàng, nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời đáp ứng
tốt hơn nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chi nhánh đã tập trung khai thác đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn,
truyền thống. Đồng thời, phát triển mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân bằng
48
chính sách lãi suất riêng, có cơ chế khuyến khích để dần chuyển trọng tâm sang
ngân hàng bán lẻ.
2.2.1.2. Chính sách lãi suất.
Lãi suất là một công cụ quan trọng trong việc huy động vốn của NHTM, xây
dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo điều kiện giúp ngân hàng có được
nguồn vốn hợp lý về quy mô và cơ cấu. Chi nhánh thường xuyên nắm bắt kịp thời
các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN Việt nam, của VCB, diễn biến
thị trường, thu nhập, tâm lý của người dân để điều hành lãi suất huy động phù hợp,
nhằm đưa ra cơ chế điều hành lãi suất khá linh hoạt và sử dụng công cụ lãi suất phù
hợp với từng đối tượng khách hàng và cơ chế điều hành vốn của VCB, không vượt
trần quy định của NHNN.
2.2.1.3. Chính sách mở rộng mạng lưới
Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ và các tiện ích của mình, khách hàng
gửi tiền còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền, nhất là các khoản
tiền gửi của dân cư thường là không lớn nên người dân rất ngại đi xa để gửi tiền, vì
vậy VCB Huế mở rộng mạng lưới phòng giao dịch không chỉ ở địa bàn thành phố
mà còn ở địa bàn các huyện trên tỉnh. Việc mở rộng mạng lưới đã thu hút thêm
được nguồn tiền gửi dân cư và đặc biệt huy động được nguồn vốn không kỳ hạn
thông qua hình thức thu hộ một số cơ quan nhà nước như thuế, điện, nước, bảo
hiểm xã hội..., đó là những kênh huy động vốn giá rẻ áp dụng lãi suất không kỳ hạn.
Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã thể hiện quy mô của mình và xây dựng lòng
tin đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, tăng trưởng nguồn vốn
Trong giai đoạn 2016-2018 Chi nhánh đã mở thêm 02 phòng giao dịch ở hai
địa bàn huyện: Phòng giao dịch Hương Thủy và Phòng giao dịch Phú Vang.
2.2.1.4. Chính sách Marketing.
Ngân hàng chú trọng đến hoạt động quảng bá hình ảnh, liên tục tổ chức
các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội khác. Các chương trình khuyến mãi,
sản phẩm mới được phổ biến rộng đến tất cả các đối tượng khách hàng bằng
các hình thức khác nhau: băng rôn, pa-nô, tờ rơi
49
2.2.1.5. Chính sách hổ trợ, tư vấn khách hàng.
Đây là hoạt động, mà thông qua đó chi nhánh sẽ hỗ trợ và tư vấn cho khách
hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính- tiền tệ- ngân hàng và quan
trọng hơn là giúp khách hàng có được danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch
vụ mà chi nhánh cung cấp. Thông qua nghiệp vụ này chi nhánh giúp khách hàng
hiểu rõ tác dụng của việc không sử dụng tiền mặt trong lưu thông và tác dụng của
việc gửi tiền, tài sản vào ngân hàng hơn là cất trữ trong nhà.
2.2.1.6. Chính sách chăm sóc khách hàng.
- Cùng với sự chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, chi nhánh đã
thành lập các vị trí như cán bộ tư vấn tại sàn giao dịch, cán bộ bán hàng chuyên sâu
về theo dõi, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thực hiện tư vấn, bán chéo sản
phẩm cho khách hàng đến giao dịch tại sàn giao dịch và phát triển khách hàng mới.
- Bộ phận quản lý khách hàng thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân của khách
hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp
thích hợp nhằm khôi phục và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời phối
hợp với các phòng/ban thực hiện các chương trình quảng cáo truyền thông về tiền
gửi và các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng trên các phương tiện đại chúng.
- Chi nhánh đã ban hành chính sách chăm sóc khách hàng: tặng quà nhân ngày
sinh nhật, riêng khách hàng nữ giới tặng hoa/quà nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và
ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tặng hoa các đơn vị nhân các ngày lễ lớn trong năm,
tổ chức cho các khách hàng VIP đi du lịch, hội nghị khách hàng tri ân những khách
hàng tiền gửi truyền thống hàng năm
- Ban hành cơ chế thưởng/phạt đối với tập thể và cá nhân định kỳ và đột xuất
nhằm động viên và khuyến khích cán bộ làm tốt công tác huy động vốn
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
2.2.2.1. Chỉ tiêu quy mô huy động vốn thông qua tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tại VCB Huế dưới sự tác động
của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt các ngân hàng trên địa bàn, bằng sự nỗ lực
của cán bộ làm công tác huy động vốn, chi nhánh đã đạt được một số thành tựu nhất
50
định trong công tác huy động vốn. Xét về mặt quy mô, qua số liệu từ biểu đồ 2.4
cho thấy quy mô huy động vốn từ năm 2015 đến 2018 đã tăng cả số lượng và tỷ
trọng.
Biểu đồ 2.4. Doanh số và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCB Huế giai
đoạn 2015- 2018
(Nguồn: Phòng Kế toán-bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động là 3.929 tỷ đồng, năm 2016 nguồn vốn
huy động đạt 4.350 tỷ đồng, tăng 421tỷ so với năm 2015 với mức tỷ trọng tăng
11%. Ta thấy mức tăng này là rất lớn, chứng tỏ chi nhánh đã có những nỗ lực và
phương án mở rộng huy động vốn một cách có hiệu quả, mang lại giá trị cao. Các
biện pháp đã được áp dụng để có kết quả như trên là: chủ động nắm bắt thông tin
các nguồn tiền của một số doanh nghiệp lớn để tiếp cận, tăng cường tìm kiếm
những khách hàng mới mà chủ yếu tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp.
Đến năm 2017 tổng nguồn huy động đạt 5.157 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 19 %
so với năm 2016 với mức chênh lệch 807 tỷ đồng so với năm 2016, chi nhánh cũng
đã phát huy tiếp tục thành quả huy động vốn năm 2015, 2016, đây là con số tăng kỷ
lục của Chi nhánh từ trước đến nay. Về số huy động bình quân, tổng huy động Chi
nhánh đạt 4.650 tỷ đồng, tăng 584 tỷ đồng so với năm trước, số bình quân đạt tỷ lệ
82.6% so với số dư cuối kỳ, đạt 100.2% kế hoạch. Huy động vốn thực hiện đúng
định hướng điều hành: Gia tăng thị phần, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn KKH
Đến năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 6.425 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
51
25% , tăng 1.268 tỷ đồng so với năm 2017. Nhìn về tổng thể quy mô huy động vốn
của chi nhánh đã có sự nhảy vọt, vì lúc này lãi suất huy động bắt đầu thắt chặt và
giảm để cứu nền kinh tế, khách hàng bắt đầu có sự chọn lựa những ngân hàng có uy
tín, có lợi thế trong lãi suất và lợi ích đi kèm và VCB Huế là sự chọn lựa đáng tin cậy.
Để có sự đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân cũng như cơ cấu quy mô huy
động vốn trong những năm vừa qua, chúng ta đi vào nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu
huy động vốn của chi nhánh tại các mục tiếp theo.
2.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn
a. Về cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng huy động
Bảng 2.2 Cơ cấu tiền gửi phân theo tỷ trọng đối tượng huy động vốn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
2016 2017
2018
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
1 Bán buôn( KHDN) 816 19% 1.217 24% 1.495 23%
2 Bán lẽ( KHCN) 3.534 81% 3.940 76% 4.930 77%
Cộng 4.350 100% 5.157 100% 6.425 100%
(Nguồn: Phòng Kế toán-bộ phận tổng hợp VCB Huế)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, nguồn huy động của chi nhánh tập trung vào các
loại hình như sau: Huy động tiền gửi cá nhân, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp..
Trong đó các thành phần huy động được phân bổ theo tỷ trọng biểu hiện theo bảng
2.2 như sau:
Tỷ trọng nguồn huy động từ cá nhân luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng
nguồn huy động. Năm 2016 tổng giá trị tiền gửi đạt 4.350 tỷ đồng, trong đó tiền gửi
cá nhân chiếm 81% với mức 3.534 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp19% với mức
816 tỷ đồng. Đến năm 2017 tổng nguồn huy động là 5.157 tỷ đồng, tăng 807 tỷ
đồng, tỷ trọng nguồn huy động từ cá nhân chiếm 76% trong tổng nguồn với mức
3.940 tỷ đồng tăng 406 tỷ đồng so với năm 2016, nguồn huy động từ khách hàng
52
Doanh nghiệp tăng mức 24%, tăng hơn năm 2016 là 401 tỷ đồng. Qua đó ta thầy tốc
độ tăng trưởng huy động vốn khối khách hàng doanh nghiệp ( 401 tỷ ) xấp xỉ khối
khách hàng cá nhân ( 406 tỷ đồng) Đây là thời điểm đỉnh điểm nền kinh tế có sự
thăng hoa, các tổ chức kinh tế làm ăn có hiệu quả hơn cộng với niềm tin với VCB
Huế nên số tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tăng lên, nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư cũng chọn một kênh đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm. Tương tự như vậy, đến
năm 2018, tổng tiền gửi của chi nhánh đạt 6.425 tỷ đồng trong đó chủ yếu là tiền
gửi từ dân cư với mức 4.930 tỷ đồng chiếm 77% với mức tăng 990 tỷ đồng, khách
hàng doanh nghiệp vẫn giữ mức tăng tỷ trọng tiền gửi lên 23% với mức tăng 278 tỷ
đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh đã có các biện pháp mở rộng nguồn huy động
tiết kiệm dân cư và từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế thay thế dần cho tỷ trọng
nguồn huy động khác vừa không có tính bền vững, vừa dễ biến động đột ngột.
Qua bảng số liệu bảng 2.2 cho chúng ta thấy rõ hơn về những lý do tổng
nguồn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 2016 - 2018. Xét về cơ cấu tiền
gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân là nguồn tiền gửi ổn định nhất và mang lại hiệu
quả kinh doanh ,có thể được đánh giá là tốt nhất cho hoạt động ngân hàng. Nắm
được điều này, Ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã có những bướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_ngoai.pdf