LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu.3
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5
5. Phương pháp nghiên cứu.5
5.1 Phương pháp điều tra thực nghiệm . 6
5.2 Phương pháp phỏng vấn.6
5.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.7
5.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .7
6. Kết cấu của luận văn. 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP.9
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và quy định chung về thuế thu nhập
doanh nghiệp .9
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp.9
1.1.2 Các quy định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp.15
1.2 Kế toán thuế TNDN theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh
nghiệp hiện hành .23
1.2.1 Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 17 "Thuế thu nhập doanh nghiệp". 23
1.2.2 Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.38
113 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH sản xuất - Thương mại và dịch vụ Đông Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi
tiết TK 8212.
c) Trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính
- Đối với chỉ tiêu: “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” cần thuyết minh các yếu tố
liên quan đến các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản lỗ tính thuế chưa
sử dụng, khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng và khoản hoàn nhập được ghi nhận từ
các năm trước.
- Đối với chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” cần thuyết minh thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, khoản hoàn
nhập đã được ghi nhận từ các năm trước và khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Đối với chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN hiện hành” cần thuyết minh theo các
nội dung như: Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành, điều
chỉnh chi phí thuế TNDN của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm
nay và tổng chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Đối với chỉ tiêu “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” cần thuyết minh về chi phí
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, phát
sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế TN hoãn lại, phát sinh từ các khoản chênh lệch
tạm thời được khấu trừ, phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử
dụng, phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TN hoãn lại phải trả và tổng chi phí thuế
TNDN hoãn lại.
38
Các mục sau đây doanh nghiệp cần thuyết minh riêng rẽ
- Tổng số thuế TNDN hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan hệ đến
các khoản mục và được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu; mối quan hệ giữa chi phí
(hoặc thu nhập) thuế TNDN; giá trị của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ
tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế TNDN
hoãn lại nào được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán; chênh lệch tạm thời, mỗi loại
lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng; giá trị của tài sản
thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên
bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng; giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế
TNDN hoãn lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; giá trị
của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, cũng như của các chủ sở
hữu. Chương 1 đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp. Cụ thể, trong chương này đã trình bày được một số khái niệm
cơ bản về thuế TNDN theo quy định hiện hành, chỉ ra được sự khác nhau cơ bản
giữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nghiên cứu sự thay đổi trong việc ghi
nhận thuế TNDN kể từ khi Bộ Tài chính ban hành VAS 17, các quy định của VAS
17 về nguyên tắc kế toán thuế TNDN, xác định và ghi nhận thuế TNDN hiện hành,
thuế TNDN hoãn lại, trình bày các thông tin liên quan đến thuế TNDN trên Báo cáo
tài chính; sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế và cách hạch
toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quan điểm của thuế và theo quy định của
chuẩn mực kế toán Việt Nam.
39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
ĐÔNG THÀNH
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ
Đông Thành
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành là một
doanh nghiệp được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
0101860280 từ năm 2007.
Tuy là một doanh nghiệp mới thành lập nhưng Công ty TNHH Sản xuất -
Thương mại và Dịch vụ Đông Thành đã gặt hái được nhiều thành công, có uy tính
rộng rãi trong các cơ quan quản lý, các bạn hàng và các tổ chức kinh tế.
Công ty thành lập năm 2007, cũng là thời kỳ nền kinh tế thị trường phát triển
mạnh, nhu cầu đi thuê nhà để làm văn phòng và mua sắm sản phẩm may mặc của các
cơ quan, các Công ty, các trường học, các xí nghiệp và người dân bắt đầu tăng cao.
Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành thực chất là
một Công ty mua và bán, trong đó có bán buôn và bán lẻ các mặt hàng về may mặc,
đi thuê nhà của cá nhân và cho thuê lại nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường đang
phát triển mạnh. Hiện nay, Công ty đã có nhiều cửa hàng đại diện trên một số tỉnh
chẳng hạn như tỉnh Cao Bằng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... khắp các tỉnh thành trong
cả nước, làm đại lý nhãn hiệu cho các thành phần trong nước và ngoài nước, chẳng
hạn như là đại lí chính thức của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Adidas, Nike,
Valentino, v..v..
Hiện nay với nguồn vốn điều lệ 10 tỷ đồng, vốn lưu động là 8 tỷ đồng và đội
ngũ hơn 50 nhân viên có trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực kế toán, quản trị
kinh doanh, thiết kế thời trang, ... Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ
Đông Thành đang thực sự trưởng thành cũng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của lĩnh vực bất động sản (cho thuê căn hộ) và bán buôn, bán lẻ mặt hàng thời trang.
40
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Công ty
2.1.2.1. Cơ cấu chung
Để phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động, công ty đã tổ chức bộ máy
quản lý bao gồm Giám đốc và các phòng ban chức năng.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: Là người ra quyết định và chịu trách nhiệm chung, chỉ đạo toàn bộ
hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng và là người đại diện hợp pháp của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về mặt
tài chính, tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Định kỳ lập báo cáo tài chính theo
các biểu mẫu quy định để trình lên ban Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Phòng kinh doanh: Tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm hiểu thị
trường và cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường theo yêu cầu của ban Giám
đốc. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo
tháng/quý/năm và lập phương án kinh doanh.
- Phòng hành chính: Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy quản lý ở các bộ phận;
tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
GIÁM ĐỐC
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành
chính
Phòng
vật tư,
hàng
hóa
41
- Phòng vật tư, hàng hóa: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực như
công tác quản lý hàng tồn kho, tổng hợp đề xuất Vật tư, thiết bị, hàng hóa; và thực
hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Với cơ cấu tổ chức như trên, công ty đã xây dựng các bộ phận có chức năng cần
thiết, phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Các bộ phận hoạt động tương đối
hiệu quả, phối hợp với nhau vì sự phát triển chung của công ty. Người lãnh đạo
doanh nghiệp nhận được sự giúp sức của người lãnh đạo các phòng ban chức năng để
chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định.
2.1.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình luân chuyển hàng hóa
Bước 1:
Hàng hóa sau khi được nhập kho, Phòng kinh doanh phân công cho các nhân
viên kinh doanh trực tiếp giới thiệu tới khách hàng những mặt hàng hiện có:
+ Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm và nêu lên những tính ưu việt của sản
phẩm có lợi cho người tiêu dùng.
+ Đưa ra những phương án thiết thực và linh động để làm hài lòng khách hàng.
42
+ Nhân viên kinh doanh giới thiệu sản phẩm tới các Công ty, siêu thị, cửa
hàng và các đại lý mình phụ trách.
Công ty tiến hành giới thiệu quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương
tiện truyền hình, truyền thanh và báo chí...
Thông tin đến người tiêu dùng phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực,
để khách hàng dễ nhận biết và tìm hiểu.
Bước 2:
Nhân viên kinh doanh nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng hay gián tiếp từ
điện thoại, fax..
Trong đơn đặt hàng phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên/ địa chỉ đơn vị bán, tên
sản phẩm, quy cách sản phẩm, ngày sản xuất, số lượng, thời gian giao nhận vận
chuyển, địa điểm giao nhận và hình thức thanh toán.
Sau khi giới thiệu hàng hóa nếu khách hàng/ đơn vị có nhu cầu sử dụng sản
phẩm, Công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán với các cơ sở đó, hợp đồng có nội
dung sau:
+ Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diện cho
đơn vị bán.
+ Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diện cho
đơn vị mua.
+ Danh mục các mặt hàng hai bên thỏa thuận mua bán.
+ Tên/địa chỉ đơn vị bán sản phẩm, quy cách sản phẩm, số lượng, ngày sản
xuất, số lượng, đơn giá, thành tiền.
+ Chất lượng hàng hóa.
+ Phương thức thanh toán.
+ Phương thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.
Và cuối cùng phòng kế toán sẽ ký duyệt, gửi đến kho và xuất kho.
Hàng hóa sẽ được vận chuyển đúng đến các đơn vị, cửa hàng theo đơn đặt
hàng, những nơi bán lẻ.
43
Bước 3:
Người giao nhận hoặc đơn vị được ủy quyền giao nhận phải được thực hiện
việc yêu cầu cơ sở mua ký nhận hóa đơn chứng từ theo quy định. Trường hợp khách
hàng thanh toán ngay phải nộp tiền đầy đủ và kịp thời về kế toán hành chính.
Bước 4:
Nộp báo cáo về cho Công ty.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức như
trên, để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế
toán theo hình thức tập trung. Hầu hết mọi công việc đều được thực hiện ở phòng kế
toán của công ty, từ khâu thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập
báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu phòng kế toán
Hiện nay, công ty gồm có 10 nhân viên kế toán, trong đó chức năng, nhiệm vụ
cụ thể của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ hoạt động tài chính của công ty; kiểm tra tính chính xác
của các số liệu đã phản ánh trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Mặt khác, kế toán
trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính kế toán.
Kế toán vốn
bằng tiền và
khoản phải thu
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh
toán
Kế
toán
kho
Kế toán
tổng hợp
Thủ
quỹ
44
- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Lập các chứng từ như phiếu
thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, séc tiền mặt, séc chuyển khoản... sau đó ghi sổ kế toán
chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, đối chiếu với sổ tổng hợp nhằm phát
hiện kịp thời sai sót (nếu có). Theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng theo
từng đối tượng để có kế hoạch thu nợ cụ thể.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ vừa theo dõi việc thanh toán với bên ngoài
vừa theo dõi việc thanh toán với các bộ phận trong công ty.
- Kế toán kho: Theo dõi chi tiết xuất nhập và tồn kho hàng hoá, cuối tháng cần
có chứng từ gốc để lập báo cáo tổng hợp nhập xuất, tồn kho hàng hoá.
- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp rồi đối chiếu số liệu tổng hợp với sổ chi
tiết rồi nộp lại cho kế toán trưởng để làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi phát sinh
trong ngày, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ hàng ngày.
2.1.4. Hệ thống thông tin kế toán
❖ Mô hình bộ máy kế toán tập trung
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung: Mọi công việc kế toán đều được
thực hiện tại phòng kế toán trung tâm của Công ty. Các công việc thu nhập, kiểm tra
Chứng từ, ghi Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết và lập Báo cáo kế toán được
thực hiện tại đây trên cơ sở các chứng từ được lập tại các bộ phận. Cụ thể:
Về khâu thu nhận thông tin: việc thu nhập thông tin của kế toán thông qua hệ
thống chứng từ kế toán và được nhập liệu trên hệ thống tin học máy tính.
Về xử lý thông tin: Đây là khâu tiếp theo của khâu thu nhận thông tin; phân
loại và sử dụng các phương pháp kế toán như phương pháp tài khoản, phương pháp
tính giá... để tiếp tục ghi nhận các thông tin kế toán vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ
kế toán chi tiết, các báo cáo kế toán như BC KQHĐKD, ...
45
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tập trung
2.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Để phù hợp với quy mô của công ty và các nghiệp vụ phát sinh cũng như phù
hợp với trình độ của nhân viên kế toán, hiện nay công ty hạch toán kế toán theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính về chế
độ kế toán doanh nghiệp, sử dụng các loại chứng từ biểu mẫu in sẵn do Bộ tài
chính, cục thống kê và cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đồng thời thực hiện đầy
đủ các biểu mẫu quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê, đảm bảo sự kết hợp
chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết với hạch toán tổng hợp.
- Sổ sách và chứng từ kế toán áp dụng: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái, các sổ chi
tiết, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT...
- Niên độ kế toán là 01 năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12).
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO) và nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
46
* Hệ thống báo cáo tài chính sử dụng tại doanh nghiệp:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
2.1.6. Một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được
Để đánh giá khái quát về quá trình phát triển, ta có thể dựa vào kết quả kinh
doanh của công ty trong năm 2014 và 2015.
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ Nhật
ký đặc
biệt
47
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2014 và 2015
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch
Trị giá Tỷ lệ
Tổng doanh thu 61.162.175.953 66.927.943.236 5.765.767.284 109,43%
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần 61.162.175.953 66.927.943.236 5.765.767.284 109,43%
Giá vốn hàng bán 53.998.074.220 59.066.273.131 5.068.198.911 109,39%
Lợi nhuận gộp 7.164.101.733 7.861.670.106 697.568.373 109,74%
Doanh thu hoạt
động tài chính
119.572.612 128.391.954 8.819.342 107,38%
Chi phí tài chính 1.283.399.246 1.357.893.848 74.494.602 105,80%
Chi phí bán hàng 2.067.990.517 2.110.514.243 42.523.727 102,06%
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
3.133.318.965 3.426.159.486 292.840.521 109,35%
Tổng lợi nhuận
trước thuế
798.965.617 1.095.494.482 296.528.865 137,11%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại
và Dịch vụ Đông Thành đang trên đà phát triển, doanh thu và lợi nhuận tăng hàng
năm. Tổng doanh thu năm 2015 tăng 9,43% so với năm 2014 tương ứng
5.765.767.284 đồng, lợi nhuận cũng tăng 37,11% tương ứng 296.528.865 đồng. Điều
này cho thấy công tác bán hàng cũng như công tác quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH
Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành
2.2.1. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành, thuế
TNDN được hạch toán theo quý và theo năm. Hàng quý, Công ty thực hiện tạm nộp
thuế TNDN trên cơ sở tạm tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận của quý và cuối năm,
công ty thực hiện việc kê khai Quyết toán thuế TNDN trên cơ sở xác định doanh
thu, chi phí, lợi nhuận của cả năm.
48
Để xác định được thu nhập chịu thuế TNDN phải nộp trong kỳ và bù trừ với
số thuế TNDN đã tạm nộp, kế toán cần tập hợp được tổng doanh thu chịu thuế trong
kỳ, tổng chi phí được trừ theo quy định và thu nhập khác trong kỳ.
a. Chứng từ kế toán
Kế toán sử dụng các hóa đơn, chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT3/001, hóa đơn bán hàng, biên lai nộp thuế.
- Theo quy định, Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm tính hàng quý mà chỉ phải nộp:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN
(Phụ lục 01: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015)
- Một số phụ lục kèm theo tờ khai:
(Phụ lục 02: Kết quả hoạt động SXKD theo mẫu số 03-1A/TNDN)
(Phụ lục 03: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Về cơ bản công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ, các
loại sổ kế toán cho công ty nói chung cũng như là kế toán thuế TNDN của đơn vị.
Là đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nên hầu hết các nghiệp vụ mua
HHDV phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đều yêu cầu khách
hàng xuất hóa đơn GTGT theo quy định. Việc ghi các thông tin trên hóa đơn GTGT
cũng được đảm bảo chính xác từ thông tin của đơn vị, chủng loại, đơn giá hàng
hóa, để việc xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN ở đơn vị được chính
xác. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán cũng thực hiện áp dụng bộ chứng từ kế toán theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính cho
các nghiệp vụ liên quan như Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính
và phân bổ khấu hao TSCĐ, Việc tổ chức thực hiện chứng từ kế toán luôn được
đơn vị chú trọng nhưng cũng cần phải xem xét đầy đủ các mặt hợp lý và hợp lệ của
chứng từ khi sử dụng. Và vấn đề này được xem xét cụ thể hơn khi cơ quan thuế tiến
hành kiểm tra, thanh tra, tính thuế tại Doanh nghiệp.
b. Tài khoản kế toán
Hàng quý và tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì việc sử dụng tài khoản
3334 - Thuế TNDN phải nộp, 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành đều được Công
ty áp dụng đầy đủ, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.
49
c. Tổ chức hạch toán
Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành chấp hành
tương đối tốt các quy định của Luật thuế TNDN và kê khai thuế TNDN tạm nộp
trên cơ sở tạm tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cả năm.
Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành thực hiện
hạch toán thuế TNDN hiện hành tương đối đơn giản. Các nghiệp vụ hạch toán thuế
TNDN thường được thực hiện vào đầu kỳ và cuối kỳ kế toán khi tính thuế TNDN
tạm nộp và quyết toán thuế TNDN.
c.1 Xác định thuế TNDN tạm nộp trong năm và phải nộp cả năm
Theo quy định của Luật thuế TNDN, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh,
người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm
nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Qua xem xét tình hình thực tế của đơn vị, việc xác định TNDN tạm tính hàng
quý đảm bảo về mặt thời gian cũng như hình thức biểu mẫu theo quy định.
Cụ thể:
Tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành, tính hình
kê khai và quyết toán thuế TNDN năm 2015 như sau:
Công ty nộp thuế TNDN tạm tính theo quý. Kỳ tính thuế TNDN tạm tính theo
quý được xác định cụ thể như sau:
Quý I: từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/03
Quý II: từ ngày 01/04 đến hết ngày 30/06
Quý III: từ ngày 01/07 đến hết ngày 30/09
Quý IV: từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/12
Kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ
thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên
của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý của năm 2015 chậm nhất là ngày
thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Cụ thể: Quý I, hạn cuối cùng
nộp thuế TNDN là ngày 30/04; Quý II, hạn cuối cùng nộp thuế TNDN là ngày 30/07;
50
Quý III, hạn cuối cùng nộp thuế TNDN là ngày 30/10; Quý IV, hạn cuối cùng nộp
thuế TNDN là ngày 30/01 năm sau.
Quý I/2015 Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Đông Thành
lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính như sau:
+ Doanh thu phát sinh trong kỳ: 15.025.687.594 đồng
+ Chi phí phát sinh trong kỳ: 14.785.960.321 đồng
+ Thu nhập chịu thuế: 239.727.273 đồng
+ Thuế TNDN phải nộp: 239.727.273 x 22% = 52.740.000 đồng
Quý II/2015 Thuế TNDN phải nộp là: 56.850.349 đồng.
Quý III/2015 Thuế TNDN phải nộp là: 53.120.256 đồng.
Quý IV/2015 Thuế TNDN phải nộp là: 55.460.952 đồng.
Việc thực hiện quyết toán thuế TNDN được thực hiện vào cuối năm nhằm xác
định được Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực tế phát sinh theo Luật thuế TNDN
trong một năm để từ đó xác định được các khoản chênh lệch làm căn cứ tính thuế
TNDN phải nộp và kế toán các khoản liên quan đến tài sản thuế TNDN hoãn lại
phải trả thay hay được ghi nhận.
c.2 Tình hình phát sinh chênh lệch
Thu nhập tính thuế được xác định dựa vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
của năm tài chính, nhưng thực tế khảo sát cho thấy Công ty đã ghi nhận một số
khoản chi là chi phí được trừ ngay cả khi chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật thuế TNDN thay vì điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trước
khi tính thuế như:
+ Khoản tiền thưởng cho nhân viên không quy định trong Hợp đồng lao động
hay Thỏa ước lao động tập thể.
+ Phần chi phí lãi vay vượt mức khống chế được cho phép.
+ Khoản chi không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
+ Một số khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
51
Hoặc doanh nghiệp loại trừ chi phí không được trừ chưa đầy đủ như chỉ loại
trừ khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà chưa loại trừ khoản chi phí vi phạm luật
giao thông.
Ngoài ra thì trong năm 2015, Công ty còn phát sinh những khoản chênh lệch
tạm thời làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn
lại. Tuy nhiên, kế toán tại công ty đều không theo dõi chênh lệch tạm thời được
khấu trừ này và không hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại mà hạch toán cả vào
thuế thu nhập phải nộp trong năm như:
+ Khoản trích trước chi phí kiểm toán nhưng thực tế dịch vụ chưa hoàn thành
xong trong năm, đơn vị Kiểm toán cũng chưa phát hành hóa đơn tài chính cho Công
ty. Do đó khoản chi này chưa đủ điều kiện để ghi nhận là chi phí được trừ theo pháp
luật thuế.
+ Khoản lãi do đánh giá các khoản mục Tiền và nợ phải thu tại thời điểm kết
thúc năm tài chính chưa được Công ty loại trừ khỏi thu nhập tính thuế TNDN.
+ Khoản chênh lệch liên quan đến việc trích khấu hao TSCĐ do kế toán áp
dụng thời gian khấu hao dài hơn so với khung thời gian quy định của cơ quan thuế.
Chi tiết các khoản chênh lệch này tại Công ty được tác giả nói rõ trong phần
“Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại”.
c.3 Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành
Kế toán thuế TNDN được tổ chức và thực hiện theo một trình tự nhất định:
Một là, xác định thu nhập tính thuế
Hai là, xác định và ghi nhận thuế TNDN hiện hành
* Xác định thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế được xác định dựa vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
của năm tài chính, nhưng thực tế cho thấy kế toán tại Công ty TNHH Sản xuất -
Thương mại và Dịch vụ Đông Thành tuy không đồng nhất lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế mà có thực hiện điều chỉnh lợi nhuận kế toán khi xác định thu nhập
chịu thuế nhưng lại điều chỉnh không đầy đủ. Lý do là tại Công ty có phát sinh các
52
khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của
Luật thuế TNDN. Những chi phí này tạo ra khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế.
Dẫn chứng các khoản chênh lệch tại công ty trong năm tài chính 2015:
Thứ nhất, khoản tiền thưởng cho nhân viên không quy định trong Hợp đồng
lao động hay Thỏa ước lao động tập thể
Ngày 31/01/2015, Công ty đã thưởng Tết cho nhân viên quản lý với sổ tiền là
47.350.000 đồng và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp với nội dung là liền
lương tháng 13 (Nguồn: sổ chi tiết TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý). Khoản
tiền này không được quy định cụ thể tại Hợp đồng lao động hay Thỏa ước lao động tập
thể của Công ty nên cơ quan thuế sẽ không chấp nhận khoản này là chi phí được trừ.
Thứ hai, chi phí lãi vay vượt mức khống chế
Vào tháng 3/2015, công ty có huy động khoản vay ngắn hạn từ cán bộ công
nhân viên số tiền 1.000.000.000 đồng để mở rộng quy mô sản xuất với lãi suất là
16%, lãi vay đã ghi nhận trong năm là 133.333.333 đồng. Cùng thời điểm đó thì lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 9%. Khi quyết toán thuế, cơ quan
thuế không chấp nhận phần chi phí trả lãi tiền vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay. Trong trường hợp này cơ quan thuế
chỉ chấp nhận lãi suất là 13,5%, tương ứng chi phí lãi vay được chấp nhận chỉ là
112.500.000 đồng, giảm 20.833.333 đồng.
Thứ ba, khoản tiền phạt về vi phạm hành chính
Tại công ty, trong cả năm 2015 đã phát sinh các khoản tiền bị phạt d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th1607_3694_2035435.pdf