Luận văn Khả năng kiểm soát cảm xöc của học sinh ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG

KIỂM SOÁT CẢM XÖC

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 16

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 16

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soátcảm xúc . 16

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam về kiểm soátcảm xúc . 20

1.2 Trí tuệ cảm xúc . 22

1.2.1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần nănglực tâm thần . 22

1.2.2 Khái niệm trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp . 23

1.2.3 Mô hình trí tuệ cảm xúc . 25

1.3 Khả năng kiểm soát cảm xúc 31

1.3.1 Cảm xúc 31

1.3.2 Khái niệm khả năng kiểm soát cảm xúc 37

1.3.3 Các cơ chế phòng vệ tâm lý 43

1.3.4 Các mặt biểu hiện của khả năng kiểm soát mộtsố cảm xúc 45

1.4 Đặc điểm của lứa tuổi học sinh THPT 51

1.4.1 Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ 51

1.4.2 Đặc điểm họa động học tập của học sinh trunghọc phổ thông 53

1.4.3 Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổthông 54

1.4.4 Đặc điểm khả năng kiểm soát cảm xúc của học

sinh trung học phổ thông 55

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểmsoát cảm xúc . 56

1.5.1 Những yếu tố thuộc về gia đình 56

1.5.2 Những yếu tố thuộc về nhà trường 57

1.5.3 Những yếu tố thuộc về xã hội 58

1.5.4 Những yếu tố thuộc về cá nhân 58

1.6 Biện pháp nâng cao khả năng kiểm soát cảm

xúc cho học sinh trung học phổ thông 59

Tiểu kết chương 65

Chương 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG KIỂM

SOÁT CẢM XÖC CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ

TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI .665

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổ chức nghiên cứu .66

2.2 Kết quả nghiên cứu .70

2.2.1 Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh

THPT tại Tp.HCM 70

2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả

năng kiểm soát cảm xúc của học sinh một số trường

THPT tại Tp.HCM 105

Tiểu kết chương 2 109

Chương 3 BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NHẰM

NÂNG CAO KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM

XÖC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRưỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP.HCM 110

3.1 Tổ chức nghiên cứu biện pháp 110

3.2 Một số biện pháp thực nghiệm 115

3.3 Kết quả thực nghiệm .115

Tiểu kết chương 3 132

KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ 133

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁCGIẢ 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

PHỤ LỤC

pdf169 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả năng kiểm soát cảm xöc của học sinh ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp ở vị trí cao nhất đến thứ ba. Bên cạnh đó, “nói lời cay độc, thù hằn”, “khóc ngay”, “kể xấu người làm bạn giận” rơi vô nhóm thấp nhất (bảng 2.6). STT Nhóm biểu hiện Trung bình Thứ hạng 1 Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích 3.93 1 2 Hành vi dịch chuyển sự công kích 3.89 2 3 Biểu hiện tổ chức mô và cơ quan nội tiết 3.53 3 4 Biểu hiện kiểm soát cảm xúc của người khác 3.27 4 5 Giọng nói 3.15 5 6 Giải pháp kiểm soát cảm xúc 3.00 6 7 Biểu hiện đáp trả không mang tính công kích 2.75 7 74 Bảng 2.6 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích của cảm xúc giận dữ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Kêu gọi bạn bè tẩy chay người làm bạn giận. 4.44 0.91 1 Phá bỏ, làm hư hại những vật dụng của người làm bạn giận. 4.32 0.98 2 Kêu gọi những bạn khác để cùng trả thù người làm bạn giận. 4.30 1.04 3 Gây thương tích cho người làm bạn giận (cào cấu, tát, dùng đồ vật ném, đánh..) 4.06 1.13 4 Thách thức như là sẵn sàng đánh nhau. 4.05 1.12 5 Nghỉ chơi với người đó. 4.02 1.07 6 Từ chối hoặc tuyên bố bỏ hết mọi sự giúp đỡ, quý mến mà trước đó bạn đã dành cho người đó. 3.86 1.18 7 Đổ lỗi cho người làm bạn giận 3.83 1.18 8 Tìm cách làm tổn hại đến những gì quan trọng đối với người đó. 3.80 1.34 9 Mách với người có uy quyền để làm người bạn giận sẽ bị trừng phạt. 3.65 1.36 10 Nói lời cay độc, thù hằn, đe dọa. 3.65 1.32 11 Kể xấu người làm bạn giận. 3.63 1.47 12 Khóc ngay. 3.49 1.31 13 Kế đến là nhóm “hành vi dịch chuyển sự công kích” có điểm trung bình khá cao – xếp ở vị trí thứ hai. Cụ thể hơn, học sinh có khả năng kiểm soát ở mức khá cao biểu hiện “đập phá, quăng ném đồ vật xung quanh”, “trút giận lên người khác” và “đi mạnh chân, giậm chân đùng đùng lên nền nhà”. Điều này chứng tỏ khi cảm xúc giận 75 dữ xuất hiện, học sinh trung học phổ thông ít bộc lộ những biểu hiện hành vi theo kiểu “giận cá chém thớt” hay chuyển cảm xúc qua đối tượng khác. Bảng 2.7 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi dịch chuyển sự công kích của cảm xúc giận dữ Bên cạnh đó, xếp ở vị trí thứ ba trong các nhóm biểu hiện trên là nhóm “tổ chức mô và cơ quan nội tiết của cơ thể” có điểm trung bình là 3.53. Chúng tôi thấy rằng học sinh trung học phổ thông có khả năng kiểm soát được những biểu hiện về tổ chức mô và cơ quan nội tiết của cơ thể ở mức khá cao. Bảng 2.8 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm tổ chức mô và cơ quan nội tiết của cơ thể của cảm xúc giận dữ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Thở dồn dập. 3.96 1.17 Các cơ căng ra. 3.95 1.10 Rối loạn bài tiết (đổ mồ hôi nhiều, khó kiểm soát tiểu tiện,...) 3.84 1.21 Đôi mắt trợn to, long lên sòng sọc, 3.64 1.14 Nhìn chằm chằm/ lườm, liếc xéo. 3.56 1.23 Mặt đỏ bừng, hằm hằm hoặc tái xanh. 3.47 1.20 Khó ngủ, uể oải khi nghĩ về chuyện làm bạn tức giận. 3.27 1.24 Tim đập nhanh 3.25 1.29 Mặt nhăn nhó, quạu quọ. 2.80 1.23 Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Đập phá, quăng ném đồ vật xung quanh. 4.00 1.22 Trút giận lên người khác. 3.96 1.18 Đi mạnh chân, giậm chân đùng đùng trên nền nhà. 3.73 1.21 76 Theo bảng 2.8, hầu hết những biểu hiện thuộc nhóm này như rối loạn bài tiết, mắt trợn to, mặt đỏ bừng, thở dồn dập, các cơ căng ra, nhìn chằm chằm khi nghĩ đến việc làm bạn giận đều được học sinh kiểm soát ở mức độ khá cao. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều biểu hiện có mức độ kiểm soát trung bình, học sinh thường xuyên có biểu hiện như tim đập nhanh, khó ngủ uể oải, mặt nhăn nhó quạu quọ khi nghĩ đến việc làm bạn giận. Qua đó, chúng tôi thấy rằng học sinh phổ thông chưa có khả năng cân bằng cảm xúc thông qua biểu hiện giọng nói và cơ quan nội tiết. Kiểm soát cảm xúc của người khác là một trong những khả năng mà J.Mayer và P.Salowey đề cập đến trong thành tố quản lý cảm xúc cấu thành nên trí tuệ cảm xúc. Do đó, chúng tôi cũng muốn trả lời cho câu hỏi là “học sinh trung học phổ thông thật sự có khả năng kiểm soát cảm xúc ở mức nào?”. Khảo sát cho biết nhóm “khả năng kiểm soát cảm xúc của người khác” với điểm trung bình là 3.27, xếp vị trí thứ tư, ở mức kiểm soát trung bình. Với phỏng vấn, học sinh N.Th lớp 10 nói rằng: nhiều khi em cũng muốn biết bạn đó có thật sự giận em hay không. Nhưng mà thật khó biết biểu hiện. Thật vậy, để hình thành khả năng này đòi hỏi kinh nghiệm sống, trải nghiệm giao tiếp vì vậy đây chính là điều mà giáo dục kĩ năng sống cũng như kĩ năng liên quan đến cảm xúc cần chú ý. Bảng 2.9 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm giọng nói của cảm xúc giận dữ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Giọng lắp bắp, lung tung. 3.36 1.24 Giọng nói nghẽn lại, không nên lời. 3.16 1.20 Nói lớn tiếng (quát tháo, hét, la,...) 2.90 1.14 Tiếp theo là nhóm biểu hiện “giọng nói” mức điểm trung bình là 3.15 với vị trí thứ năm. Điều này chứng tỏ rằng có số lượng khá nhiều học sinh bộc lộ cảm xúc này như lớn tiếng, gầm gừ, lắp bắp,... khá thường xuyên. Khi được hỏi khi giận dữ, những biểu hiện thường thấy của các em là gì thì N.A, H.N, N.H nói rằng các em thường la hét to, nói lớn tiếng lại với người làm em giận ngay. 77 Khi giận dữ với ai đó, có người sẽ không bộc lộ hành vi nhưng họ giữ cảm xúc giận dữ trong lòng. Hậu quả của cảm xúc không được giải tỏa là tâm lý bị ức chế. Vì vậy rất cần thiết để biết và sử dụng giải pháp kiểm soát cảm xúc. Mức điểm là 3.00 cho thấy học sinh có “giải pháp kiểm soát cảm xúc” ở mức trung bình và chỉ xếp ở vị trí thứ sáu. Khi được phỏng vấn, nhiều học sinh thổ lộ: “bản thân em thường gặp khó khăn khi không biết giải tỏa cảm xúc giận dữ như thế nào”. Và nhiều học sinh thừa nhận rằng bản thân thiếu kĩ năng giải tỏa cảm xúc, ít hiểu biết về giải pháp giải tỏa cảm xúc. Thiết nghĩ, trang bị và rèn luyện kĩ năng cũng như giải pháp hỗ trợ khi học sinh vượt qua cảm xúc là rất cần thiết. Xếp ở vị trí cuối cùng với mức độ khá thấp là nhóm “sự đáp trả không mang tính công kích”. Cụ thể qua bảng 2.10 cho biết: - “Tham gia vào những hoạt động mà bản thân vui thích (đọc sách, xem phim rạp, hát karaoke, đi ăn vặt,...) để quên đi cảm xúc giận trong lòng” là biểu hiện duy nhất trong nhóm này mà học sinh hay thường thể hiện ở mức khá cao, xếp ở vị trí cao nhất trong nhóm này. Xét về khía cạnh tâm lý thì biểu hiện này mang tính nhất thời trong việc giúp giải tỏa, làm vơi đi cảm xúc giận dữ nhưng không mang tính tích cực để kiểm soát cảm xúc này vì chưa giải quyết được lí do cảm xúc nảy sinh. - “Tâm sự với người mà bạn tin tưởng để bớt giận trong lòng bạn mà không có ý làm hại hay thù ghét người làm bạn giận” tuy xếp ở vị trí thứ hai nhưng chỉ dừng lại ở mức trung bình. Đây là điều thật trăn trở vì học sinh thường không sử dụng cách này để tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần từ những người thân thiết. - “Nhờ người khác làm cầu nối”, “tham gia những hoạt động chung với người làm bạn giận”, “ thảo luận về vấn đề cảm xúc giận dữ xảy ra giữa bạn người làm bạn giận mà không bộc lộ sự thù hằn” và “làm điều gì đó để tạo không khí thoải mái trở lại giữa bạn và người đó (món quà nhỏ, mỉm cười, chào hỏi,...)” là những biểu hiện nằm trong nhóm này và có điểm trung bình từ thấp nhất đến thấp ở vị trí thứ tư và đều thuộc mức độ kiểm soát trung bình. Phỏng vấn học sinh cũng cho thấy điều tương tự như khảo sát: học sinh N.T.M lớp 10 tâm sự: em thấy đôi khi là em muốn gặp mặt để nói thẳng với bạn khi em và bạn giận nhau nhưng khi em có lỗi thì em 78 cũng thấy khó mà mở lời. Thậm chí, lúc bạn có lỗi vì làm em giận thì bạn đó cũng không gặp em để thẳng thắn, cởi mở mà thảo luận vấn đề gây ra”. Điều này thật đáng lo ngại vì khi có tình huống làm nảy sinh cảm xúc giận dữ giữa bạn bè với nhau, học sinh lại ít đối mặt với đối tượng gây ra cơn giận theo hướng hòa bình và cũng ít nhờ đến cầu nối để hòa giải. Bảng 2.10 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm sự đáp trả không mang tính công kích của cảm xúc giận dữ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Tham gia vào những hoạt động mà bản thân vui thích (đọc sách, xem phim rạp, hát karaoke, đi ăn vặt,..) để quên đi cảm xúc giận trong lòng. 3.45 1.26 Tâm sự với người mà bạn tin tưởng để bớt giận trong lòng bạn mà không có ý làm hại hay thù ghét người làm bạn giận. 3.03 1.28 Làm điều gì đó để tạo không khí thoải mái trở lại giữa bạn và người đó (món quà nhỏ, mỉm cười, chào hỏi,..). 2.63 1.18 Thảo luận về vấn đề cảm xúc giận dữ xảy ra giữa bạn và người làm bạn giận mà không bộc lộ sự thù hằn. 2.52 1.18 Tham gia những hoạt động chung với người làm bạn giận để bày tỏ thiện ý của bạn. 2.46 1.21 Nhờ người khác làm cầu nối để bạn và người kia không giận nữa. 2.42 1.15 Một cách khái quát, kết quả cho thấy học sinh có khả năng kiểm soát khá cao một số nhóm hành vi thì bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhóm với mức kiểm soát trung bình. Điều này phản ánh rằng khả năng kiểm soát các hành vi của học sinh khi giận dữ còn chưa ổn định. Hơn nữa, độ lệch chuẩn khá rộng với mức cận 0.9 – 1.4 cho thấy có sự phân bố không đều giữa các biểu hiện này của học sinh. Do đó, khả năng kiểm soát hành vi của cảm xúc giận dữ của học sinh còn dao động, ít bền vững. 79 2.2.1.1 Khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ Xấu hổ là một trong những cảm xúc thông thường trong cuộc sống. Chúng tôi tiến hành đo mức độ kiểm soát cảm xúc xấu hổ cũng với thang đo năm mức và thống kê được các nhóm biểu hiện qua bảng 2.11 như sau: Bảng 2.11 So sánh điểm trung bình giữa các nhóm biểu hiện của khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ. Nghiên cứu khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ của học sinh trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy nhóm biểu hiện “hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích” chiếm vị trí cao nhất và thuộc mức độ khá cao. Bảng 2.12 cho thấy rằng nhìn chung những biểu hiện của nhóm này không đồng đều. “Tìm cách làm tổn hại đến những gì quan trọng đối với người làm bạn xấu hổ”, “mách với người có uy quyền để người làm bạn xấu hổ bị trừng phạt”, “kêu gọi bạn bè tẩy chay người làm bạn xấu hổ”, “kêu gọi người khác trả thù người làm bạn xấu hổ”, “phá bỏ, làm hư hại vật dụng của người làm bạn xấu hổ” là những biểu hiện mà học sinh có khả năng kiểm soát ở mức khá cao xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất trong nhóm này. Bên cạnh đó, những biểu hiện xếp ở vị trí thấp hơn như “từ chối hoặc tuyên bố bỏ hết mọi sự giúp đỡ, quý mến mà trước đó bạn đã dành cho người làm bạn xấu hổ”, “gây thương tích cho người làm bạn xấu hổ”, “nghỉ chơi với người làm bạn xấu hổ”, “khóc ngay”, “thách thức như là sẵn sàng đánh nhau, “nói lời cay độc, thù hằn, đe dọa”. Tuy nhiên, tồn tại một biểu hiện có điểm trung bình thấp nhất và học sinh chỉ kiểm Nhóm biểu hiện Trung bình Thứ hạng Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích 3.85 1 Hành vi dịch chuyển sự công kích 3.74 2 Biểu hiện kiểm soát cảm xúc xấu hổ của người khác 3.36 3 Giải pháp kiểm soát cảm xúc xấu hổ 3.32 4 Biểu hiện tổ chức mô và cơ quan nội tiết 3.17 5 Giọng nói 3.07 6 Biểu hiện đáp trả không mang tính công kích 2.86 7 80 soát ở mức trung bình là “đổ lỗi cho người làm bạn xấu hổ”. Học sinh V.A, V.T khi được hỏi là khi bị ai đó làm cho em xấu hổ thì em làm gì thì V.A trả lời là “tại người ta nói nên em mới bị xấu hổ cho nên em rất tức bạn ấy”. Rõ ràng, đổ lỗi khá thường xuyên như vậy sẽ có khả năng dẫn đến học sinh không nhận thức nguyên nhân và hướng giải quyết cảm xúc xấu hổ. Bảng 2.12 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi trực tiếp hay gián tiếp công kích của cảm xúc xấu hổ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Tìm cách làm tổn hại đến những gì quan trọng đối với người đó. 4.21 1.02 Mách với người có uy quyền để làm người bạn xấu hổ sẽ bị trừng phạt. 4.17 1.08 Kêu gọi bạn bè tẩy chay người làm bạn xấu hổ. 4.13 1.15 Kêu gọi những bạn khác để cùng trả thù người làm bạn xấu hổ 4.12 1.12 Phá bỏ, làm hư hại những vật dụng của người làm bạn xấu hổ. 4.01 1.16 Nói xấu, kể tội người đã làm bạn xấu hổ. 3.96 1.05 Từ chối hoặc tuyên bố bỏ hết mọi sự giúp đỡ, quý mến mà trước đó bạn đã dành cho người đó. 3.86 1.20 Gây thương tích cho người làm bạn xấu hổ (cào cấu, tát, dùng đồ vật ném, đánh,..) 3.80 1.24 Nghỉ chơi với người đó 3.77 1.15 Khóc ngay. 3.73 1.14 Nói lời cay độc, thù hằn, đe dọa 3.56 1.25 Thách thức như là sẵn sàng đánh nhau. 3.50 1.15 Đổ lỗi cho người làm bạn xấu hổ 3.30 1.03 81 Ngoài ra, với điểm trung bình cũng thuộc mức khá cao, nhóm “hành vi dịch chuyển sự công kích” xếp vị trí thứ hai. “Đập phá, quăng ném đồ vật xung quanh” hay “trút giận lên người khác” là những hành vi mà học sinh thường ít biểu hiện nhất. Và cuối cùng là “tay chân vụng về lúng túng” thường xuyên được học sinh biểu hiện khi có cảm xúc xấu hổ (bảng 2.13). Bảng 2.13 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi dịch chuyển sự công kích của cảm xúc xấu hổ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Đập phá, quăng ném đồ vật xung quanh. 3.94 1.14 Trút giận lên người khác. 3.92 1.07 Tay chân vụng về, lúng túng. 3.35 1.11 Tiếp theo là nhóm biểu hiện “kiểm soát cảm xúc xấu hổ của người khác” có điểm trung bình xếp ở vị trí thứ ba và thuộc mức khá cao. Tuy nhiên, điểm trung bình 3.36 của nhóm này không lệch nhiều so với mức trung bình (3.34). Đồng thời với phỏng vấn, nhiều học sinh nói rằng để giúp bạn vượt qua xấu hổ là động viên bạn mà thôi. Từ đó, chúng tôi thấy khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ của người khác vẫn còn dao động và còn hạn chế về khả năng. Xếp ở vị trí thứ tư là nhóm “giải pháp kiểm soát cảm xúc xấu hổ” cho biết học sinh có khả năng kiểm soát ở mức trung bình. Bên cạnh đó, mức độ kiểm soát từng biểu hiện cũng có sự khác biệt khá lớn giữa mức khá cao và thấp. Chẳng hạn như khi được hỏi thì M.L lớp 10 trả lời là em rất hay xấu hổ, lúc đó thì mặt em như quả gấc nhưng em không biết có giải pháp nào giúp bớt xấu hổ. “Biểu hiện tổ chức mô và cơ quan nội tiết” là nhóm xếp ở vị trí thứ năm trong bảy nhóm trên. Trong nhóm này, học sinh có khả năng kiểm soát chỉ có hai biểu hiện là “thở dồn dập” và “khó ngủ, uể oải vì suy nghĩ về chuyện làm bạn xấu hổ” ở mức khá cao. Các biểu hiện còn lại của nhóm này đều có trung bình ở mức khá thấp. Đặc biệt, qua bảng 2.14, học sinh thường khó kiểm soát được những biểu hiện 82 của cảm xúc xấu hổ như đỏ mặt, mặt nóng bừng, tim đập nhanh,... Phỏng vấn hầu hết các em học sinh đều nói rằng em rất dễ xấu hổ khi bị bạn bè trêu chọc và thường thì các em tỏ ra lúng túng, đỏ mặt, ngượng nghịu, mặt cúi xuống, muốn độn thổ. Bảng 2.14 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm tổ chức mô và cơ quan nội tiết của cảm xúc xấu hổ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Thở dồn dập. 3.76 1.21 Khó ngủ, uể oải vì suy nghĩ về chuyện làm bạn xấu hổ. 3.42 1.30 Mặt nóng bừng 3.29 1.28 Tim đập nhanh. 3.14 1.34 Rối loạn bài tiết (đổ mồ hôi nhiều, tiểu tiện,..) 3.12 1.15 Mắt di chuyển không nhìn thẳng 3.06 1.28 Các cơ căng ra. 2.94 0.88 Cúi mặt. 2.91 1.18 Đỏ mặt 2.89 1.18 Kế cuối là nhóm gồm các biểu hiện của giọng nói ở vị trí thứ sáu. Điểm trung bình của nhóm này theo bảng 2.15 cho thấy là: Bảng 2.15 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm biểu hiện của giọng nói của cảm xúc xấu hổ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Nói lớn tiếng (quát tháo, hét, la,..) 3.11 1.12 Nói run rẩy, không nên lời 3.06 1.04 Nói lắp bắp, ngập ngừng 3.03 1.08 Học sinh thường khó kiềm chế giọng nói ở mức khá thấp. Thật vậy, qua phỏng vấn, nguyên nhân mà học sinh xấu hổ thường là bị trêu chọc, bị vô tình làm trò 83 cười nào đó của bạn bè như nói hớ chẳng hạn. Nhiều em thường biểu hiện như run rẩy, lắp bắp thậm chí phản ứng ngược là la hét lại khi xấu hổ. Qua đó, chúng ta cũng thấy học sinh chưa thật sự biết cách kiểm soát giọng nói một cách hiệu quả khi xấu hổ. Thật vậy, những biểu hiện này bộc lộ ở mức thường xuyên sẽ dễ dẫn đến giao tiếp của học sinh bị hạn chế. Cuối cùng là nhóm mà học sinh có khả năng kiểm soát thấp nhất trong các nhóm và ở mức trung bình. Đó là “đáp trả không mang tính công kích”. Cụ thể kết quả của từng biểu hiện ở bảng 2.16 như sau: Bảng 2.16 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm đáp trả không mang tính công kích của cảm xúc xấu hổ Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Tham gia vào những hoạt động mà bản thân vui thích (đọc sách, xem phim rạp, hát karaoke, đi ăn vặt,...). 3.37 1.20 Tâm sự với người mà bạn tin tưởng để bớt xấu hổ trong lòng bạn mà không có ý làm hại hay thù ghét người gây ra. 3.16 1.19 Thảo luận về vấn đề cảm xúc xấu hổ xảy ra giữa bạn và người gây ra mà không bộc lộ sự thù hằn. 2.74 1.14 Làm điều gì đó để tạo không khí thoải mái trở lại giữa bạn và người đó (món quà nhỏ, mỉm cười, chào hỏi,...). 2.71 1.10 Tham gia những hoạt động chung với người làm bạn xấu hổ để cải thiện mối quan hệ giữa cả hai. 2.64 1.16 Nhờ người khác làm cầu nối để bạn và người kia không giận nữa. 2.54 1.16 - Tham gia vào những hoạt động mà bản thân vui thích (đọc sách, xem phim rạp, hát karaoke, đi ăn vặt,...) có mức kiểm soát khá cao, cho thấy phần lớn học sinh dễ thường ít chủ động giải quyết vấn đề của cảm xúc xấu hổ mà thiên về tiến hành hoạt động mới phù hợp với bản thân để giúp bản thân họ phần nào thư giãn, quên đi cảm xúc xấu hổ đã có. 84 - Ngoài ra, một điều khá lo ngại là học sinh hướng hành vi vào bên trong và ít bộc lộ, chia sẻ cảm xúc, tìm hướng giải tỏa cũng như cải thiện cảm xúc. Điều này thể hiện ở những biểu hiện hành vi như: nhờ người khác làm cầu nối để bạn và người kia không giận nữa, tham gia những hoạt động chung với người làm bạn xấu hổ để cải thiện mối quan hệ giữa cả hai, làm điều gì đó để tạo không khí thoải mái trở lại giữa bạn và người đó (món quà nhỏ, mỉm cười, chào hỏi,...), thảo luận về vấn đề cảm xúc xấu hổ xảy ra giữa bạn và người gây ra mà không bộc lộ sự thù hằn, tâm sự với người mà bạn tin tưởng để bớt xấu hổ trong lòng bạn mà không có ý làm hại hay thù ghét người gây ra đều ở mức khá thấp. Tóm lại, khả năng kiểm soát cảm xúc xấu hổ của toàn mẫu khảo sát là ở mức khá cao. Học sinh thể hiện khả năng kiểm soát khá tốt những nhóm hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích, dịch chuyển sự công kích, kiểm soát cảm xúc của người khác. Nhưng trong mỗi nhóm biểu hiện vẫn còn nhiều biểu hiện mà học sinh chưa kiểm soát tốt. Mặt khác, những biểu hiện như giải pháp kiểm soát cảm xúc, tổ chức mô và cơ quan nội tiết, giọng nói, đáp trả không mang tính công kích lại ở mức khá thấp. Học sinh có khả năng thực hiện hoạt động này giúp bản thân họ phần nào thư giãn, quên đi cảm xúc xấu hổ đã có nhưng chưa biết đến giải pháp cảm xúc tích cực hơn. Những khả năng khá thấp này của học sinh cần được định hướng giáo dục nhiều hơn nữa. 2.2.1.2 Khả năng kiểm soát cảm xúc sợ hãi Bảng 2.17 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm biểu hiện của khả năng kiểm soát cảm xúc sợ hãi Nhóm biểu hiện Trung bình Thứ hạng Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích 3.65 1 Hành vi dịch chuyển sự công kích 3.62 2 Biểu hiện tổ chức mô và cơ quan nội tiết 3.48 3 Giọng nói 3.39 4 Biểu hiện kiểm soát cảm xúc sợ hãi của người khác 3.30 5 Giải pháp kiểm soát cảm xúc 3.22 6 Biểu hiện đáp trả không mang tính công kích 3.06 7 85 Kết quả của bảng 2.17 phản ánh rằng, giữa các nhóm biểu hiện của các hành vi cũng có sự dao động, chưa hình thành rõ rệt. Cụ thể là: Đầu tiên là nhóm “hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích” với điểm trung bình là 3.65 chiếm vị trí thứ nhất. Nghĩa là học sinh trung học phổ thông có khả năng kiểm soát nhóm hành vi trên khi nảy sinh cảm xúc sợ hãi ở mức khá cao. Chẳng hạn như bảng 2.18 cho biết như sau: Bảng 2.18 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp công kích của cảm xúc sợ hãi Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Kêu gọi bạn bè tẩy chay người làm bạn sợ hãi. 3.99 1.09 Gây thương tích cho người làm bạn sợ (cào cấu, đánh, tát, dùng đồ vật để đánh trả, ném,..) 3.96 1.07 Phá bỏ, làm hư hại những vật dụng của người làm bạn sợ. 3.84 1.15 Mách với người có uy quyền để người làm bạn sợ sẽ bị trừng phạt. 3.75 1.15 Nói lời cay độc, thù hằn, đe dọa. 3.73 1.09 Đổ lỗi cho người làm bạn sợ hãi. 3.67 1.09 Kêu gọi những bạn khác để cùng trả thù người làm bạn sợ. 3.67 1.12 Thách thức như là sẵn sàng đánh nhau. 3.65 1.06 Tìm cách làm tổn hại đến những gì quan trọng đối với người gây ra nỗi sợ cho bạn. 3.59 1.10 Khóc 3.49 1.23 Nói xấu, kể tội người làm bạn sợ hãi 3.47 1.14 Từ chối hoặc tuyên bố bỏ hết mọi sự giúp đỡ, quý mến mà trước đó bạn đã dành cho người đó. 3.38 1.17 Nghỉ chơi với người đó. 3.29 1.18 86 - Có 13 biểu hiện cho thấy học sinh có khả năng kiểm soát ở mức khá cao. Chỉ có một biểu hiện là ở mức khá thấp. Ví dụ như “kêu gọi bạn bè tẩy chay người làm bạn sợ hãi” ở mức kiểm soát khá cao cho thấy rằng học sinh thường không bao giờ và hiếm khi có biểu hiện này. Tuy nhiên, đồng thời với biển hiện đó thì học sinh lại thường “nghỉ chơi với người làm mình sợ hãi”. - Ngoài ra, điểm đặc biệt là học sinh có biểu hiện “mách với người có uy quyền để người làm bạn sợ sẽ bị trừng phạt”, “kể tội người làm bạn sợ hãi” đều ở mức kiểm soát khá cao. Chúng tôi thấy rằng mặc dù hai biểu hiện này đồng thuận nhau nhưng giữa hai mức điểm này là có sự chênh lệch khá nhiều. Điều này phản ánh sự thật là những hành vi gián tiếp công kích này không hình thành ổn định ở học sinh. Theo sau là nhóm “hành vi dịch chuyển sự công kích” cũng được học sinh kiểm soát ở mức khá cao với điểm trung bình là 3.62. Trong bảng 2.19, ba biểu hiện của nhóm này như “đập phá quăng ném đồ vật xung quanh” xếp vị trí thứ nhất và “trút lo hãi lên người khác” và “tay chân bủn rủn, lập cập, múa may không kiểm soát được” lần lượt xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba. Có thể thấy rằng học sinh thường tỏ ra ít dịch chuyển hành vi sang đối tượng khác và thiên về chuyển hành vi vào bên trong cơ thể nhiều hơn. Bảng 2.19 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm hành vi dịch chuyển sự công kích của cảm xúc sợ hãi Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Đập phá, quăng ném đồ vật xung quanh. 3.74 1.14 Trút lo hãi lên người khác. 3.56 1.09 Tay chân bủn rủn, lập cập, múa may không kiểm soát được. 3.53 1.15 Xếp vị trí thứ ba tiếp theo là nhóm biểu hiện “tổ chức mô và cơ quan nội tiết của cơ thể”, thuộc mức độ biểu hiện khá cao. Theo bảng 2.20, biểu hiện “thở dồn dập”, “khó ngủ, hay quên khi sợ hãi” và “tim đập nhanh” được học sinh bộc lộ ở 87 mức thường xuyên và rất thường xuyên khá cao. Đặc biệt là khi phỏng vấn các em thì khi sợ hãi kèm lo lắng trong các kì thi hay kiểm tra thì dấu hiệu thường xuyên của các em là “tim đập nhanh, khó ngủ, thở dồn dập”. Bảng 2.20 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm chức mô và cơ quan nội tiết của cơ thể của cảm xúc sợ hãi Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Rối loạn bài tiết (đổ mồ hôi nhiều, tiểu tiện,..) 4.01 1.15 Đôi mắt mở to kinh ngạc/chớp liên hồi. 3.82 1.10 Mặt đỏ bừng hoặc tái xanh. 3.76 1.08 Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn,..) 3.58 1.16 Các cơ căng ra. 3.47 1.05 Mắt nhắm nghiền 3.40 1.10 Thở dồn dập. 3.27 1.17 Khó ngủ. 3.15 1.14 Tim đập nhanh. 2.81 1.01 Điểm trung bình của nhóm “ giọng nói” khi sợ hãi xếp ở vị trí thứ tư với mức độ kiểm soát khá cao. Nhìn chung, học sinh có biểu hiện giọng nói khi sợ hãi thiên về ít kiểm soát “nói lắp bắp, lung tung, không nên lời”. Mặt khác, “nói thầm để giảm sợ hãi” và nói lớn tiếng/ hù dọa lại với người làm mình sợ” để đáp trả lại cảm xúc này thì học sinh cũng bộc lộ không thường xuyên. Bảng 2.21 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm giọng nói của cảm xúc sợ hãi Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Nói thầm (đọc kinh/ hát,..) để giảm sợ hãi 3.65 1.13 Nói lớn tiếng/hù dọa lại với người gây hấn 3.63 1.17 Nói lắp bắp, lung tung, không nên lời. 2.88 0.84 88 Cuối cùng là biểu hiện “kiểm soát cảm xúc của người khác”, “giải pháp kiểm soát cảm xúc” và “biểu hiện đáp trả không mang tính công kích” xếp ở mức khá thấp theo thứ tự từ vị trí thứ 5 đến thứ 7. Điều đáng chú ý trong nhóm biểu hiện đáp trả không mang tính công kích là: Bảng 2.22 So sánh điểm trung bình giữa các biểu hiện của nhóm biểu hiện đáp trả không mang tính công kích của cảm xúc sợ hãi Biểu hiện Trung bình Độ lệch chuẩn Tham gia vào những hoạt động mà bản thân vui thích (đọc sách, xem phim rạp, hát karaoke, đi ăn vặt,..) để không nhớ đến sợ hãi. 3.76 1.11 Tâm sự với người mà bạn tin tưởng để bớt sợ hãi trong lòng bạn mà không có ý làm hại hay thù ghét người gây ra. 3.54 1.09 Làm điều gì đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_7603902949_4459_1872662.pdf
Tài liệu liên quan