Luận văn Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. 6

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 7

3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn. 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 9

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn. 9

6. Bố cục của luận văn . 10

CHƯƠNG 1. CHÈO CỔ – TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG

BẰNG BẮC BỘ. 11

1.1. Tổng quan về Chèo cổ. 11

1.1.1. Khái niệm Chèo cổ . 11

1.1.2. Nguồn gốc hình thành Chèo cổ. 12

1.1.2.1. Một số ý kiến về nguồn gốc của Chèo . 12

1.1.2.2. Chèo có nguồn gốc thuần Việt . 13

1.1.2.3. Chèo bắt nguồn từ văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc. 13

1.1.2.4. Hát múa thời Trần và chèo Thuyền bản. 15

1.1.3. Đồng bằng Bắc Bộ _ không gian văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ. 16

1.1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên – xã hội của vùng. 16

1.1.3.2. Đặc điểm văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam . 18

1.1.4. Lịch sử phát triển nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. 19

1.1.4.1. Chèo thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X) . 19

1.1.4.2. Chèo thời Lý – Trần (thế kỷ XI – thế kỷ XIV) . 21

1.1.4.3. Chèo thời Lê (thế kỷ XV – thế kỷ XVIII) . 25

1.1.4.4. Chèo thời Nguyễn và thuộc địa Pháp (từ 1802 đến 1945) . 28

1.1.4.5. Chèo từ năm 1945 đến nay . 32

1.1.5. Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật Chèo cổ. 35

1.1.5.1. Sân khấu Chèo cổ. 35

1.1.5.2. Nhân vật trong Chèo . 35

1.1.5.3. Phục trang. 36

1.1.5.4. Nhạc cụ . 36

1.1.5.5. Kỹ thuật kịch . 36

1.1.6. Các đặc trưng của nghệ thuật Chèo cổ . 37

1.1.6.1. Chèo cổ thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức. 37

1.1.6.2. Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát – múa – nhạc – kịch mang

tính tổng hợp. 38

1.1.6.3. Chèo thuộc loại kịch hát bi – hài dân tộc. 38

1.1.6.4. Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện _ tự sự dân tộc . 39

1.1.6.5. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu . 40

1.1.6.6. Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển

của Chèo cổ. 41

1.2. Một số sân khấu Chèo chuyên nghiệp và làng Chèo tiêu biểu vùng đồng

bằng Bắc Bộ . 43

pdf140 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÈO CỔ TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Trong chương 2, luận văn xin được nghiên cứu thực trạng khai thác nghệ thuật du lịch vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo tính chất, không gian biểu diễn của nghệ thuật Chèo hiện nay, luận văn xin được nghiên cứu hoạt động khai thác du lịch tại các môi trường sau : các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp và các làng Chèo truyền thống. 2.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp và các làng Chèo vùng đồng bằng Bắc Bộ Như đã trình bày ở chương 1, hiện nay tại vùng đồng bằng Bắc Bộ có tổng cộng 18 nhà hát Chèo và đoàn Chèo đang tham gia hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp, bên cạnh đó là rất nhiều làng Chèo phân bố rộng khắp trên địa bàn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do điều kiện không cho phép nên tác giả luận văn không thể nghiên cứu, khảo sát toàn bộ các điểm biểu diễn Chèo theo danh sách đã nêu. Vì vậy, luận văn xin được nghiên cứu trên hai điểm biểu diễn Chèo tiêu biểu hiện nay tại địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung là nhà hát Chèo Việt Nam và nhà hát Chèo Hà Nội. Về các làng Chèo truyền thống, luận văn xin trình bày kết quả nghiên cứu tại hai làng tiêu biểu là : làng Chèo Khuốc – tỉnh Thái Bình và làng Chèo Thiết Trụ - tỉnh Hưng Yên. 2.1.1. Hoạt động du lịch tại các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 2.1.1.1. Nhà hát Chèo Việt Nam Rạp Kim Mã của nhà hát Chèo Việt Nam hiện nay luôn trong tình trạng khan khán giả. Nhà hát chỉ diễn được 15 buổi từ hồi khánh thành đến cuối năm 2010 vì không ai mua vé vào xem. Sân khấu lớn của rạp Kim Mã có sức chứa 500 chỗ ngồi chỉ để dùng cho thuê hội họp, đám cưới nhà hát phải xoay ra mở sân khấu nhỏ gần 100 ghế phục vụ người xem và du khách. Khán giả “Tây” mặc dù được xếp vào hạng khán giả tiềm năng nhưng có lẽ để các loại hình nghệ thuật truyền thống này “sống” được thì cần phải có nhiều khán giả “ta” hơn nữa. Bảng 2.1. Hoạt động của nhà hát Chèo Việt Nam từ 2005 – 9/2011 60 Năm Số buổi biểu diễn (buổi) Số lượng khán giả (lượt) Doanh thu (1.000 đồng) 2005 290 125.300 868.600 2006 241 96.800 926.800 2007 227 82.200 1.206.200 2008 265 106.500 1.960.000 2009 235 88.700 2.020.000 2010 278 118.600 2.368.250 09 tháng/ 2011 190 79.500 1.685.000 (Nguồn : Ông Nguyễn Ngọc Kình _ PGĐ nhà hát Chèo Việt Nam) Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của công chúng có nhiều thay đổi, các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong đó có nghệ thuật Chèo đã bị tác động, khán giả của Chèo ngày càng giảm dần. Suy cho cùng, loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc nào cũng cần phải được khán giả của dân tộc ấy biết đến và đón nhận. Nghệ sĩ ưu tú Hà Quốc Minh – Giám đốc nhà hát Chèo Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo Tiền phong đã trần tình rằng việc khán giả ít đến xem Chèo là điều bình thường. Theo ông, đó không phải là vì họ không thích Chèo, nhất là khán giả miền Bắc. Quan trọng là cách tiếp cận phải thế nào, nghệ sĩ diễn phải thế nào, chất lượng vở phải thế nào mới kéo người ta tới được. Từ suy nghĩ “Có rạp thì phải hát chứ!”, với nỗ lực dám nghĩ dám làm giám đốc Hà Quốc Minh cùng tập thể lãnh đạo nhà hát Chèo Việt Nam đã nghĩ cách làm thế nào để cho sân khấu Chèo sáng đèn đều đặn hàng tuần. Cái khó ló cái khôn, một cách làm mới với nhà hát Chèo Việt Nam được áp dụng đó là “lôi khán giả vào Rạp”. Trước đây, với tư duy ngồi “nhà” chờ khách mời đoàn về diễn thì nay nhà hát Chèo Việt Nam đã chủ động đến gặp các Mạnh Thường Quân và những người yêu Chèo để mời họ mua vé. Trên sân khấu nhỏ của Rạp Kim Mã, các nghệ sĩ đã có những thay đổi để các vở diễn đỡ kén khán giả hơn. Sân khấu nhỏ không chỉ phục dựng các tích Chèo cổ nổi tiếng theo lối mới mà dùng cả những giá đồng, hát lót cửa đình, rất hấp dẫn bởi tiết tấu không hề trì trệ. Nhà hát Chèo Việt Nam cũng thường xuyên đi lưu diễn phục vụ nhân dân, bộ đội biên giới hải đảo, có mặt ở 61 nhiều nước để giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Ngoài ra, nhà hát còn tổ chức trình diễn, giới thiệu Chèo tại các lễ hội đầu xuân, các chương trình giao lưu, gặp gỡ nhằm khơi gợi sức sống và sự hấp dẫn của nghệ thuật Chèo truyền thống đối với công chúng. Sân khấu nhỏ là nơi giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống với những chương trình, tiết mục nhỏ, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Tại sân khấu nhỏ, nhà hát dàn dựng và trình diễn các trích đoạn : Súy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa, Phù thủy sợ ma, Giá hầu đồng mỗi chương trình biểu diễn có thời lượng 90 phút với giá vé từ 50.000 – 70.000 đồng/vé. Tính từ ngày mở cửa từ cuối năm 2010 đến tháng 8 – 2011, sân khấu nhỏ với khoảng 100 chỗ ngồi của nhà hát đã diễn gần 70 đêm, ngoài khách trong nước còn có khách quốc tế đến xem về nghệ thuật Chèo truyền thống. Để phục vụ khách nước ngoài xem biểu diễn Chèo thuận lợi, nhà hát đã chọn diễn các trích đoạn có nhiều hành động, hạn chế lời thoại, trước khi xem có giới thiệu khái quát về chương trình và có tờ giới thiệu bằng tiếng Anh để cho khách du lịch nước ngoài tiện theo dõi. Điều này khẳng định sự cố gắng nỗ lực của nhà hát trong việc thu hút khán giả nói chung và khách du lịch nói riêng tới thưởng thức, tham quan. Mặc dù đã có những nỗ lực bước đầu khi biểu diễn Chèo phục vụ du khách trên sân khấu nhỏ nhưng để nghệ thuật Chèo thu hút, phục vụ khách du lịch cần có sự quan tâm, phối hợp đầu tư tổ chức hơn nữa giữa các ngành quản lý và công ty lữ hành, tăng cường tiếp cận giữa nhà hát và khán giả. Cần thẳng thắn nhìn nhận hoạt động nghệ thuật và khai thác du lịch của nhà hát Chèo Việt Nam hiện nay khá “lay lắt”. Đơn vị duy trì hoạt động chủ yếu nhờ chỉ tiêu giao diễn hàng năm của cơ quan chủ quản cấp trên, của các cơ quan nhà nước thân quen, phục vụ hội hè cho nhân dân các vùng trong đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động biểu diễn đã khan khách như vậy, hoạt động du lịch lại càng khó khăn hơn. Rạp hát Kim Mã quanh năm thưa vắng khán giả tới xem, lượng vé bán ra hầu như không đáng kể, có buổi diễn lượng khán giả chỉ vài ba người. Về hoạt động du lịch của nhà hát, có thể dễ dàng nhận ra đây là địa chỉ mà người tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch không mấy mặn mà. Trong các tour du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội được các công ty lữ hành xây dựng hiện nay, nhà hát Chèo Việt Nam không được coi là một điểm du lịch hấp dẫn 62 vì vậy rạp không có tên trong danh sách đón khách. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ cả phía người làm du lịch, cả du khách và cả đơn vị biểu diễn. Ông Nguyễn Ngọc Kình _ phó giám đốc nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ “Nhà hát rất muốn phát triển du lịch nhưng không có khách thì biết làm sao?”, đây quả thực là một câu hỏi khó có thể tìm được lời giải trong ngày một ngày hai. Khi đến với nhà hát Kim Mã, du khách sẽ có cảm giác buồn tẻ vì sự vắng vẻ của rạp. Mặc dù nằm ở một địa điểm đẹp, nơi giao nhau của các trục đường lớn, gần các địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội như lăng Bác, khu lưu niệm Hồ chủ tịch, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, kỳ đài Hà Nội nhưng lượng khách ghé thăm lại thua xa những địa điểm kia. Thường ngày, nhà hát hầu như đóng cửa, các buổi biểu diễn đều hoạt động rất cầm chừng và im ắng vì ít khách. Trong rạp, các dịch vụ bổ sung rất hạn chế và hầu như chỉ liên quan đến hoạt động biểu diễn thuần túy, không có các biển chỉ dẫn giới thiệu bằng song ngữ Anh – Việt cho du khách trong nước cũng như quốc tế. Tại tầng một, rạp Kim Mã được cho thuê làm điểm phục vụ ăn uống, đây có thể coi là một dịch vụ có thể khai thác phục vụ du lịch duy nhất tại đây. Tuy nhiên nhà hàng là do tư nhân thuê mặt bằng để buôn bán độc lập và không có sự hợp tác với nhà hát trong hoạt động kinh doanh. Với du khách có nhu cầu muốn tham quan, tìm hiểu thêm các thông tin về lịch sử bộ môn nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ, quá trình hình thành của nhà hát Chèo Việt Nam, thì rạp Kim Mã chưa phải là nơi có thể đáp ứng được các nhu cầu đó. Các dịch vụ cung ứng như bán hàng lưu niệm, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi – thư giãn để phục vụ khách có đòi hỏi cũng chưa được đầu tư, trang bị. Điều du khách có thể cảm thấy thoải mái nhất khi đến với rạp là mức độ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật tại đây khá tốt, do hệ thống trang thiết bị ở khán phòng của rạp được trang bị đầy đủ, tương đối hiện đại so với mặt bằng chung. Du khách có thể thưởng thức các vở Chèo cổ, kinh điển do người dân Việt xưa sáng tạo nên dưới sự trình diễn của đội ngũ nghệ sĩ có thâm niên diễn xuất phục vụ. Tuy nhiên, do phần lớn đều là các tích cũ nên độ hấp dẫn thấp, các kịch bản mới được xây dựng lại chưa đạt được mức độ hút khách cần thiết nên du khách chưa có nhiều lựa chọn để tham khảo. Các chương trình phục vụ cho du khách nước ngoài cũng trong hoàn cảnh tương tự như thiếu kịch bản mới, không chứa đựng được các yếu tố tinh hoa của bộ môn Chèo, phần phụ đề thuyết 63 minh ngoại ngữ còn ít gây hạn chế cho du khách khi thưởng thức. Lịch diễn cũng không cố định và hiếm khi được báo trước nên cũng gây khó khăn cho du khách khi muốn tìm hiểu bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Nhìn chung, hoạt động du lịch hiện nay ở nhà hát Chèo Việt Nam còn rất mờ nhạt và đơn vị sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn khai thác phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. 2.1.1.2. Nhà hát Chèo Hà Nội Nhà hát Chèo Hà Nội trong bốn năm gần đây đã tạo được mối quan hệ khá tốt với các công ty du lịch để sáng đèn mỗi tuần hai buổi và giới thiệu các trích đoạn Chèo tới du khách. Từ năm 2004, nhà hát đã đỏ đèn vào các tối thứ tư và thứ sáu hàng tuần để phục vụ khách du lịch nước ngoài. Với quy mô trên 100 chỗ, các buổi biểu diễn hầu như kín khách. Các trích đoạn Chèo cổ như Thị Mầu lên chùa, Suý Vân giả dại, Tấm Cám, Tuần ty đào Huế được biểu diễn tại đây đã đem đến cho du khách sự yêu thích đặc biệt với bộ môn nghệ thuật này. Để các buổi biểu diễn được thường xuyên, nhà hát đã kết hợp với các công ty du lịch tổ chức các tour cho khách. Sự kết hợp này hiện nay đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Phục vụ dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà hát Chèo Hà Nội đã công bố ra mắt chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch và lễ ký cam kết hợp tác với các hãng lữ hành biểu diễn phục vụ khách du lịch. Nhà hát đã biểu diễn chương trình nghệ thuật với chủ đề “Trảy hội mùa xuân” phục vụ khách du lịch ngay tại nhà hát Chèo Hà Nội (số 15 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội). Chương trình được xây dựng trong thời lượng 50 – 55 phút với giá vé cao nhất là 80.000 đồng, trong đó giảm giá 15% cho các đoàn khách. Chương trình sẽ được dẫn bằng ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Việt (tuy nhiên ngôn ngữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngôn ngữ của đoàn khách). Ngay trong buổi công bố, đã có một số doanh nghiệp du lịch ký kết hợp đồng khai thác du lịch với nhà hát Chèo Hà Nội, bao gồm tổng công ty du lịch Hà Nội, CLB lữ hành Hà Nội, các công ty du lịch Ngọc Châu Á, Phước Thịnh, ISH và công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Bảng 2.2. Hoạt động của nhà hát Chèo Hà Nội từ 2005 – 9/2011 Năm Số buổi biểu diễn (buổi) Số lượng khán giả (lượt) Doanh thu (1.000 đồng) 64 2005 233 105.900 722.600 2006 365 168.200 1.235.180 2007 250 126.200 1.514.800 2008 378 122.200 2.500.000 2009 194 83.500 2.775.860 2010 237 96.000 2.584.460 09 tháng/ 2011 154 64.400 2.085.000 (Nguồn : Phòng Hành chính – Nhà hát Chèo Hà Nội) Cùng việc xây dựng các chương trình phù hợp cho du khách, theo bà Trịnh Thúy Mùi : “Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nghệ thuật của chương trình, để tăng sức hút với khán giả, nhà hát Chèo Hà Nội sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ phụ như : các dịch vụ ăn uống và bán đồ thủ công mỹ nghệ tại sảnh chính và hành lang nhà hát để phục vụ du khách tại chỗ trước và sau chương trình biểu diễn” [56]. Để thu hút du khách, hiện nhà hát Chèo Hà Nội sẽ tặng mỗi du khách một chiếc Quạt Chèo sau khi xem xong chương trình nghệ thuật. Như vậy du khách sẽ thích thú vì vừa được xem, lại được tặng những kỷ vật mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, "Trẩy hội mùa xuân" là cuộc làm ăn mùa vụ giữa nhà hát Chèo Hà Nội với các công ty du lịch. Ngoài ra, nhà hát vẫn chưa xây dựng được những chương trình mang tính "thương hiệu" cuốn hút du khách. Các buổi diễn của nhà hát tuy đã đổi mới phù hợp với du khách bằng cách đưa vào chương trình nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như dân ca, quan họ, hát xẩm, các trích đoạn chèo điển hình nhưng một chương trình dù mang tính tổng hợp, thời lượng diễn ra cũng ngót nghét hai tiếng là hơi dài, gây trở ngại cho du khách trong việc tiếp cận. Bên cạnh đó, do chưa xây dựng được một đội ngũ biểu diễn phục vụ diễn xuất riêng cho hoạt động du lịch nên phần lớn thời gian trong năm nhà hát chỉ có thể đảm nhận công tác nghệ thuật biểu diễn được giao là chính. Tham vọng đỏ đèn một tuần ba buổi của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ diễn viên của đơn vị cũng theo thời gian mà ngày càng xa vời. Kinh phí hoạt động có hạn nên các kế hoạch đầu tư trang bị cơ sở vật chất, tổ chức và nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ du lịch tuy đã được suy nghĩ đến nhưng chưa thể thực hiện. Mong rằng trong thời gian tới nhà hát sẽ tiếp tục 65 đầu tư để xây dựng thêm nhiều chương trình hấp dẫn khác, ngày càng cuốn hút hơn đối với khán giả và du khách gần xa. 2.1.2. Hoạt động du lịch tại các làng Chèo 2.1.2.1. Tỉnh Thái Bình và làng Chèo Khuốc Là tỉnh đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng, Thái Bình được bao bọc bởi bốn bề sông nước hữu tình, trong đó ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn mang tính đặc trưng, đa dạng và phong phú. Những năm qua, Thái Bình đã đón hàng triệu lượt du khách với tốc độ tăng trưởng du khách nội địa hàng năm đạt trung bình 13,6%, du khách quốc tế tăng 17,4%. Tổng doanh thu du lịch của Thái Bình giai đoạn 2001 – 2008 đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,15%/năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lượt khách du lịch đến Thái Bình năm 2009 vẫn đạt 326.500 người, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó có 6.500 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 105 tỷ đồng. Bảng 2.3. Số liệu thống kê chung du lịch tỉnh Thái Bình 2005 – 2009 Năm Khách quốc tế (lượt) Khách nội địa (lượt) Thu nhập du lịch (tỷ đồng) Cơ sở lưu trú (cơ sở) Buồng lưu trú (buồng) 2005 3.300 185.000 56 55 760 2006 5.000 235.000 67 71 1.215 2007 5.500 275.000 85 78 1.335 2008 6.100 315.000 97 82 1.427 2009 6.500 320.000 105 (Nguồn : [66]) Hiện tại du lịch Thái Bình đang khai thác tuyến du lịch thành phố Thái Bình – Đông Hưng – Hưng Hà : tour này có mật độ tài nguyên nhân văn tập trung cao với làng chèo Khuốc; từ đường Lê Quí Đôn; quần thể di tích về nhà Trần; làng dệt Phương La; chiếu Hới; làng kháng chiến Nguyên Xá ... L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_khai_thac_cac_gia_tri_van_hoa_cua_nghe_thuat_cheo_c.pdf
Tài liệu liên quan