2.1. Thực trạng khiếu nại, tố cáo về hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan Cảnh sát
điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
Trong thời gian từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007 mặc dù được Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm chỉ đạo, ra nhiều văn bản hướng dẫn chế độ chính sách, chấn chỉnh các mặt công tác để
nâng cao chất lượng tiến hành tố tụng hình sự nói chung, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án
hình sự nói riêng; nhưng tình hình khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân đối với hoạt
động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp vẫn diễn ra phức tạp.
Đáng chú ý là tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài, bức xúc xảy ra ở một số địa phương, làm
ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, trong luận văn nêu rõ một số đặc điểm của việc khiếu
nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự như: Hình thức khiếu nại, tố cáo; Những
nội dung, vấn đề thường bị khiếu nại, tố cáo; Hình thức văn bản khiếu nại, tố cáo; Đối tượng
thường bị khiếu nại, tố cáo; Địa chỉ gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
Thực trạng khiếu nại, tố cáo đã được chứng minh bằng số liệu tổng hợp kết quả giải quyết
của 64 địa phương về thực hiện quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi
tố, điều tra vụ án hình sự trong thời gian từ 01/01/2005 đến 31/12/2007 sau đây:
Trên cơ sở thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự và kết quả giải quyết của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an các cấp, luận văn chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo là do: Lỗi của người và cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ
án hình sự; Lỗi của cán bộ, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo không khách quan, kết luận
không đúng nên dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp kéo dài; Lỗi chủ quan của người khiếu nại, tố
cáo.
12 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tố tụng, được bắt đầu
từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận
điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
Điều tra vụ án hình sự là hoạt động tố tụng, đồng thời là hoạt động nghiệp vụ, do
những người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS tiến hành bằng cách áp dụng các
biện pháp điều tra và các biện pháp ngăn chặn cần thiết để phát hiện, thu thập củng cố
chứng cứ chứng minh làm rõ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án, đảm bảo cho việc xử
lý được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
1.2. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
1.2.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo.
Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cũng theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, tố cáo là việc công dân, theo
quy định của pháp luật, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1.2.2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và khiếu nại, tố cáo trong giai
đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục quy định tại
Chương XXXV của BLTTHS, đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là khiếu nại của cơ quan, tổ chức,
cá nhân đối với quyết định tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện
trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát ban hành trong giai đoạn khởi tố, điều tra
vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS hoặc khiếu nại đối với hành vi tố tụng của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm
sát viên Viện kiểm sát được tiến hành trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo quy
định của BLTTHS vì họ có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc công dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của người tiến hành tố tụng,
người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
Tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là tố cáo của công dân về hành vi vi
phạm pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án hình sự của người tiến hành tố tụng,
người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra vì họ cho rằng hành vi vi phạm đó
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2.3. Các dạng khiếu nại, tố cáo có thể phát sinh trong giai đoạn khởi tố điều tra vụ án
hình sự.
Trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự và lý luận về giai đoạn khởi tố, điều tra
vụ án hình sự, mục này nêu ra các dạng khiếu nại và các dạng tố cáo có thể phát sinh trong quá
trình tiến hành tố tụng trong hai giai đoạn này.
1.2.4. Phân biệt khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với kháng cáo bản án, quyết định của
Toà án chưa có hiệu lực pháp luật và khiếu nại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật.
Về bản chất, kháng cáo cũng là một dạng của khiếu nại trong tố tụng hình sự, vì bản án
sơ thẩm thực chất cũng là quyết định tố tụng do Hội đồng
Tuy nhiên, giữa khiếu nại và kháng cáo có những điểm khác nhau, như thời hạn gửi đơn
khiếu nại, đơn kháng cáo đến cơ quan có thẩm quyền, thời hạn giải quyết, người có thẩm
quyền giải quyết và cách thức giải quyết.
Giữa khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và kháng nghị về bản chất cũng có điểm
giống nhau, đó là đều do cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền khiếu nại, tố cáo, có quyền
kháng nghị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng hình sự, xem xét
lại bản án theo trình tự, thủ tục mà BLTTHS đã quy định để đảm bảo tính khách quan đúng
đắn.
Nhưng giữa khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và kháng nghị cũng có những điểm
khác nhau về cơ bản. Đó là, kháng nghị chỉ do những người có thẩm quyền trong cơ quan
tiến hành tố tụng thực hiện.
1.3. Quy định của BLTTHS về khiếu nại trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
hình sự:
1.3.1. Người có quyền khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại đối với hoạt
động của Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Điều 325 BLTTHS quy định người có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
chịu sự tác động của hành vi tố tụng do cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành
mà họ có căn cứ để cho rằng hành vi đó là trái với quy định của pháp luật, đã xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Người có quyền khiếu nại cũng có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến quyết định tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà họ có căn
cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, sai sự thật.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại điều 326 BLTTHS. Luận văn đã
phân tích cụ thể các quyền và nghĩa vụ đó trên cơ sở thực tế giải quyết khiếu nại của cơ quan cảnh
sát điều tra trong thời gian qua.
1.3.2. Người bị khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong giai đoạn khởi tố,
điều tra vụ án hình sự
Người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự là những người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành
tố tụng đã có hành vi hoặc ra quyết định tố tụng bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại, đề nghị cơ
quan và người có thẩm quyền cấp trên của người đó xem xét lại vì có căn cứ cho rằng những hành
vi và quyết định đó là không đúng, là trái pháp luật
Những người có thẩm quyền tiến hành những hành vi tố tụng và ra quyết định trong giai đoạn
khởi tố, điều tra vụ án hình sự là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện
trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát; Thủ trưởng các cơ quan khác trong
Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra; Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển.
Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại điều 327 BLTTHS, đã được Luận
văn phân tích cụ thể trên cơ sở thực tế giải quyết khiếu nại trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
hình sự.
1.3.3. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự là thời gian tính từ khi người khiếu nại nhận hoặc biết
được quyết định hoặc hành vi tố tụng đến khi họ có khiếu nại với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm
quyền về quyết định hoặc hành vi tố tụng đó.
Điều 328 BLTTHS quy định thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được
quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật .
1.3.4. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra và Thủ trưởng Cơ quan điều tra
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét giải quyết trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp đến
Viện kiểm sát(VKS) cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, VKS cùng
cấp phải xem xét, giải quyết và là cấp giải quyết cuối cùng. Trường hợp các quyết định tố tụng,
hành vi tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra đã
được VKS phê chuẩn mà bị khiếu nại thì VKS cùng cấp có quyền giải quyết và thời hạn giải quyết
là 07 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người
khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp đến VKS cấp trên trực tiếp của VKS đã giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, VKS cấp trên phải xem xét giải quyết.
Đây là cấp giải quyết cuối cùng.
1.4. Quy định của BLTTHS về tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
1.4.1. Người có quyền tố cáo và quyền, nghĩa vụ của người tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều
tra vụ án hình sự
Điều 334 BLTTHS quy định người có quyền tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự là bất kỳ ai là công dân mà biết được về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền
kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố
vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra và ra các quyết định tố tụng không đúng trong quá
trình điều tra vụ án hình sự, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định tại Điều 335 BLTTHS. Các quyền và nghĩa
vụ của người tố cáo được phân tích cụ thể trong luận văn trên cơ sở thực tế tiếp nhận giải quyết tố
cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
Người bị tố cáo là người có hành vi vi phạm pháp luật, bị người khác tố cáo trước cơ quan hoặc
người có thẩm quyền và đang được cơ quan hoặc người có thẩm quyền xác minh giải quyết để có
kết luận, trả lời cho người tố cáo theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo được quy định tại Điều 335 BLTTHS, đã được phân
tích cụ thể trong luận văn trên cơ sở thực tế tiếp nhận giải quyết tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều
tra vụ án hình sự.
1.4.3. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
BLTTHS quy định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là Thủ trưởng
của cơ quan tiến hành tố tụng có cán bộ bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật.
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, nếu có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của
Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra có trách nhiệm giải
quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Cơ quan điều tra cấp trên trực
tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự không quá 60 ngày, kể
từ ngày thụ lý vụ việc tố cáo. Trong trường hợp vụ việc tố cáo có nhiều phức tạp thì được phép kéo
dài thêm thời hạn giải quyết, nhưng tối đa không được quá 90 ngày, người có thẩm quyền giải quyết
tố cáo phải ra kết luận.
Riêng đối với tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem
xét và giải quyết ngay. Trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn không quá ba ngày phải có
kết luận về việc tố cáo đúng hay sai.
1.5. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai
đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
Trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát, Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Viện trưởng Viện kiểm sát là những cơ
quan và những người có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và phải thông báo bằng
văn bản kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo là đúng, phải xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm đã bị tố
cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra do hành vi vi phạm
pháp luật tiếp diễn hoặc do hành vi đe dọa, trù dập, trả thù của người bị tố cáo đối với người tố cáo.
Trong các trường hợp phải bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả cho người khiếu nại,
người tố cáo thì phải có biện pháp cần thiết để đảm bảo kết quả giải quyết được thi hành nghiêm
chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết hoặc thiếu
trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại do có các hành vi nêu
trên thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát các cấp là cơ quan có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá
trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan và người có thẩm quyền. Trong quá trình kiểm sát,
Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điều 339 BLTTHS.
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật và đối chiếu thực tế, luận văn nhận xét trên thực tế
Viện kiểm sát chưa thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn như quy định trong BLTTHS.
Chương 2
THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ
ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CƠ QUAN
CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CÁC CẤP
2.1. Thực trạng khiếu nại, tố cáo về hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan Cảnh sát
điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự
Trong thời gian từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007 mặc dù được Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm chỉ đạo, ra nhiều văn bản hướng dẫn chế độ chính sách, chấn chỉnh các mặt công tác để
nâng cao chất lượng tiến hành tố tụng hình sự nói chung, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án
hình sự nói riêng; nhưng tình hình khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân đối với hoạt
động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp vẫn diễn ra phức tạp.
Đáng chú ý là tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài, bức xúc xảy ra ở một số địa phương, làm
ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, trong luận văn nêu rõ một số đặc điểm của việc khiếu
nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự như: Hình thức khiếu nại, tố cáo; Những
nội dung, vấn đề thường bị khiếu nại, tố cáo; Hình thức văn bản khiếu nại, tố cáo; Đối tượng
thường bị khiếu nại, tố cáo; Địa chỉ gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
Thực trạng khiếu nại, tố cáo đã được chứng minh bằng số liệu tổng hợp kết quả giải quyết
của 64 địa phương về thực hiện quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi
tố, điều tra vụ án hình sự trong thời gian từ 01/01/2005 đến 31/12/2007 sau đây:
Trên cơ sở thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự và kết quả giải quyết của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an các cấp, luận văn chỉ ra nguyên
nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo là do: Lỗi của người và cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ
án hình sự; Lỗi của cán bộ, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo không khách quan, kết luận
không đúng nên dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp kéo dài; Lỗi chủ quan của người khiếu nại, tố
cáo.
2.2. Thực trạng công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động khởi tố,
điều tra vụ án hình sự ở Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an các cấp.
2.2.1. Về thực trạng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất phục vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua nghiên cứu các báo cáo của Công an các địa phương và kết quả khảo sát trực tiếp ở một
số đơn vị, địa phương cho thấy, ở hầu hết các Cơ quan điều tra không có cán bộ chuyên trách giải
quyết khiếu nại, tố cáo về tố tụng hình sự. Công tác này do chính những Điều tra viên làm công
tác điều tra kiêm nhiệm. Cán bộ theo dõi, sơ kết, tổng kết chuyên đề giải quyết khiếu nại, tố cáo
về tố tụng hình sự để có báo cáo định kỳ, đột xuất lên lãnh đạo cấp trên cũng là cán bộ hoặc Điều
tra viên của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp.
Trụ sở tiếp người khiếu nại, tố cáo không được bố trí riêng mà là Trụ sở trực ban hình sự và
Trụ sở tiếp công dân của Cơ quan Công an. Trụ sở này thường được bố trí cạnh phòng thường
trực gần với cổng của Trụ sở Cơ quan Công an.
2.2.2. Về thực trạng quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố,
điều tra vụ án hình sự:
Trên thực tế, quy trình kiểm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với
hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra do Điều tra viên tiến hành giống như quy trình kiểm tra
xác minh tin báo, tố giác về tội phạm. Tuy nhiên thời hạn giải quyết thì có khác nhau: Thời hạn
giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là 20 ngày, tối đa không quá 60 ngày đối với vụ việc phức
tạp cần có nhiều thời gian xác minh kết luận; thời hạn giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
chỉ có 7 ngày và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là 60 ngày, nếu vụ việc phức tạp
thì không quá 90 ngày.
Với thời hạn như đã nêu trên, việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự gặp nhiều khó
khăn. Trong thời hạn 7 ngày, nhiều trường hợp người giải quyết khiếu nại khó có thể hoàn thành
để ra được kết luận.
2.3. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về khởi
tố, điều tra vụ án hình sự trên thực tế.
2.3.1. Khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong
điều tra.
Trước hết, do quy định của pháp luật về công tác này còn chưa cụ thể nên đã hạn chế nhiều
đến hiệu quả của công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Điều 329 – Chương XXXV- Bộ luật tố tụng hình sự mới chỉ quy định Thủ trưởng Cơ quan
điều tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi, quyết định tố tụng hình sự của Điều
tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, nhưng chưa có quy định rõ về người giải quyết cụ thể
và trình tự, thủ tục, thẩm quyền của người thực hiện, vì trên thực tế, Thủ trưởng Cơ quan điều tra
không thể trực tiếp giải quyết việc này.
Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội(viết tắt là Nghị quyết 388) còn có nhiều nội
dung chưa được quy định rõ nên có khó khăn trong quá trình thực hiện.
2.3.2. Khó khăn về tổ chức và chế độ, kinh phí phục vụ công tác.
Đến nay, Bộ Công an vẫn chưa có quy định về đơn vị chuyên trách và cũng chưa ban hành
được quy chế cho công tác này. Theo đó, cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong điều
tra cũng đều là cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách và chưa có chế độ,
chính sách cụ thể cho họ.
Hiện nay, Bộ Công an cũng vẫn chưa có kinh phí thường xuyên phục vụ công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, do đó quá trình thực hiện cũng còn gặp những khó khăn nhất
định.
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc tồn tại trong quá trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Sở dĩ có những khó khăn vướng mắc nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số
nguyên nhân chủ yếu mà luận văn đã chỉ ra, đó là nguyên nhân do: Quy định của pháp luật chưa
đầy đủ và chưa cụ thể; Sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan chủ quản đối với công tác này
chưa được đúng mức; Ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
chưa cao; Nhận thức của người dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; Công tác kiểm tra,
đôn đốc của cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa thường xuyên; công tác kiểm sát của Viện kiểm sát
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo về hoạt động khởi tố, điều tra và những yêu cầu
đặt ra đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm tới.
3.1.1. Cơ sở của việc dự báo:
Việc dự báo được dựa trên cơ sở sự phát triển của xã hội trên một số lĩnh vực có liên quan
trong những năm tới, như: Quyền dân chủ của công dân ngày càng được bảo đảm, sự hiểu biết về
pháp luật và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm ngày
càng được nâng cao; Quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự sẽ ngày
càng được hoàn thiện; Đội ngũ luật sư ngày càng phát triển về số lượng và đảm bảo về chất lượng;
Mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án sẽ được cải tổ lại cho phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội và thời đại.
3.1.2. Nội dung dự báo:
- Về tình hình khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trong những
năm tới:
Trong một vài năm tới, tình hình khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự vẫn chưa giảm, thậm chí có thể còn tăng lên. Sau một thời gian, do pháp luật tố tụng hình sự
được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện dần để phù hợp thực tế, trong đó có quy định lại về mô hình Cơ
quan điều tra và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ Điều tra viên sẽ được nâng lên; sự
quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có đội ngũ Điều tra viên sẽ
ngày càng sát sao hơn, sẽ làm cho số lượng các trường hợp khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố,
điều tra vụ án hình sự giảm dần, nhưng nội dung khiếu nại, tố cáo nếu xảy ra sẽ nghiêm trọng, phức
tạp và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những trường hợp này cũng sẽ khó khăn, phức tạp
hơn.
- Về yêu cầu đặt ra đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm tới.
Yêu cầu chung đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm tới là phải ngày
càng nâng cao hiệu quả, tiến tới không để xảy ra các trường hợp khiếu nại về kết quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
3.2. Một số giải pháp góp phần hạn chế khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra
vụ án hình sự
Để góp phần hạn chế khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, theo
chúng tôi có 3 giải pháp cơ bản sau đây:
- Không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng khởi tố, điều tra vụ án hình sự
- Chú trọng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, tố cáo
và về tố tụng hình sự nói riêng cho mọi người dân trong xã hội.
- Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai
đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn khởi tố,
điều tra vụ án hình sự, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
3.3.1. Hoàn thiện quy định của BLTTHS và các đạo luật có liên quan đến việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
Vấn đề trước tiên là phải sưả đổi bổ sung quy định về người giải quyết khiếu nại, tố cáo; các
hoạt động tố tụng được phép tiến hành để giải quyết khiếu nại, tố cáo và trình tự, thủ tục tiến hành
các hoạt động đó. Cụ thể là:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 329 BLTTHS về thẩm quyền giải quyết khiếu nại với nội dung: Trong
quá trình giải quyết khiếu nại, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thể phân công Điều tra viên, Viện
trưởng Viện kiểm sát có thể phân công Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu
nại theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định để xem xét, kết luận và trả lời cho người khiếu nại
biết.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 337 BLTTHS về thẩm quyền giải quyết tố cáo với nội dung: Trong
quá trình giải quyết tố cáo, Thủ trưởng các cơ quan tiến hành tố tụng có thể phân công người tiến
hành tố tụng tiến hành kiểm tra xác minh nội dung tố cáo theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định
để kết luận và trả lời cho người tố cáo biết.
- Bổ sung điều luật mới quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện
pháp tố tụng được phép sử dụng trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Vấn đề thứ hai cần phải sửa đổi, đó là thời hạn giải quyết khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại 7 ngày là quá ngắn, do vậy chúng tôi đề xuất sửa đổi quy định
nâng lên là 15 ngày.
Vấn đề thứ ba cần phải quy định bổ sung trong BLTTHS đó là thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong trường hợp vụ án đã được chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng khác, nhưng có
khiếu nại, tố cáo về hành vi tố tụng, quyết định tố tụng xảy ra trong giai đoạn khởi tố, điều tra.
Chúng tôi đề xuất quy định theo hướng nếu còn thời hiệu thì giao cho Thủ trưởng Cơ quan
điều tra giải quyết.
Một vấn đề nữa cũng cần sửa đổi, bổ sung, đó là giao quyền cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra
cấp trên giải quyết khiếu nại đối với Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp dưới và giải quyết khiếu nại
cả trong trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01964_8625_2010079.pdf