DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .7
DANH MỤC BẢNG.8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .9
DANH MỤC HÌNH .10
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .1
ĐẶT VẤN ĐỀ.2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5
1.1. CÁC KHÁI NIỆM.5
1.2. PHÂN LOẠI SỰ CỐ Y KHOA .5
1.2.1. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại đối với người bệnh.6
1.2.2. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn.6
1.2.3. Phân loại theo báo cáo bắt buộc .7
1.3. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Y KHOA.8
1.4. BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA.9
1.5. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ Y KHOA .10
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ Y KHOA.11
1.7. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .17
1.8. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC .18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng.23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính.23
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .24
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .24
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU.24
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng .24
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định tính .24
2.5. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.25
2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng.25
2.5.2. Thang đo nghiên cứu định lượng.25
122 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiến thức, thái độ, hành vi và một số rào cản trong Báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng điểm thái độ chung có điểm trung bình ≥
3,41 điểm và thái độ chưa tích cực khi tổng điểm thái độ chung có điểm trung bình
< 3,41 điểm.
Biểu đồ 3.8. Thái độ chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện
Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
44
Qua biểu đồ 3.8 cho thấy có 88,4% nhân viên có thái độ chung tích cực về báo
cáo sự cố y khoa.
Biểu đồ 3.9. Thái độ chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
bệnh viện Quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
Qua biểu đồ 3.9 cho thấy nhóm bác sỹ có thái độ chung tích cực về báo cáo sự
cố y khoa cao hơn nhóm điều dưỡng với tỷ lệ tương ứng là 88,7% và 88,2%.
3.2.3. Hành vi báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện quận Thủ Đức
3.2.3.1. Hành vi của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận Thủ
Đức về báo cáo sự cố y khoa
Bảng 3.6. Hành vi của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện quận
Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
Không
bao giờ
báo cáo
Hiếm khi
báo cáo
Đôi khi
báo cáo
Thường
xuyên báo
cáo
Luôn luôn
báo cáo
n % n % n % N % n %
45
E1. Sự cố xảy ra
nhưng đã được phát
hiện và ngăn chặn kịp
thời trước khi ảnh
hưởng đến người
bệnh
24 3,2 84 11,2 193 25,8 291 39,0 155 20,7
E2. Sự cố xảy ra do
không tuân thủ các
quy trình, quy định,
của bệnh viện
4 0,5 85 11,4 158 21,2 292 39,1 208 27,8
E3. Sự cố gây tử vong
hoặc gây tổn thương
nghiêm trọng không
mong đợi về mặt thể
chất hoặc tinh thần
người bệnh
13 1,7 53 7,1 73 9,8 222 29,7 386 51,7
Sự cố xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh hưởng
đến người bệnh được báo cáo với mức độ là thường xuyên và luôn luôn là 59,7%.
Sự cố xảy ra do không tuân thủ chính sách, qui trình, và phác đồ; mức độ báo
cáo theo thứ tự là thường xuyên, luôn luôn báo cáo với tỉ lệ là 66,9%; mức độ hiếm
khi báo cáo cũng chiếm tỉ lệ 11,4%.
Sự cố gây tử vong hoặc tổn thương nghiêm trọng mức độ báo cáo là luôn luôn,
thường xuyên báo cáo với tỉ lệ là 81,4% nhưng mức độ không bao giờ báo cáo và
hiếm khi báo cáo cũng chiếm tỷ lệ 8,8%.
3.2.3.2. Hành vi chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện
quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
Hành vi chung về báo cáo sự cố y khoa được chia thành 2 nhóm: hành vi đúng
và hành vi chưa đúng. Các biến số bao gồm 5 giá trị như sau: không bao giờ báo
cáo, hiếm khi báo cáo, đôi khi báo cáo, thường xuyên báo cáo, và luôn luôn báo
cáo. Mỗi hành vi có 1 lựa chọn. Hành vi đúng khi tổng điểm hành vi chung có điểm
trung bình ≥ 3,41 điểm và hành vi chưa đúng khi tổng điểm hành vi chung có điểm
trung bình < 3,41 điểm.
46
Biểu đồ 3.10. Hành vi chung của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh
viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
Qua biểu đồ 3.10 cho thấy có 74,3% nhân viên sẵn sàng báo cáo khi có sự cố y
khoa xảy ra.
Biểu đồ 3.11. Hành vi chung của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức về báo cáo sự cố y khoa
47
Qua biểu đồ 3.11 cho thấy nhóm bác sỹ có hành vi chung đúng về báo cáo sự
cố y khoa thấp hơn nhóm điều dưỡng với tỷ lệ tương ứng là 72,5% và 75%.
3.2.4. Tần suất báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm
sàng bệnh viện quận Thủ Đức
Bảng 3.7. Báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh
viện quận Thủ Đức
Số sự cố được báo cáo n %
Chưa bao giờ báo cáo 545 73,0
1 đến 2 156 20,9
3 đến 5 25 3,3
6 đến 10 16 2,1
11 đến 15 2 0,3
Từ 15 sự cố trở lên 3 0,4
Tổng 747 100
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy có 545 nhân viên tham gia nghiên cứu chưa từng
báo cáo sự cố y khoa (tỷ lệ 73%).
Biểu đồ 3.12. Báo cáo sự cố y khoa của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện quận Thủ Đức
48
Qua biểu đồ 3.12 cho thấy tỷ lệ nhóm bác sỹ tham gia báo cáo sự cố y khoa
cao hơn nhóm điều dưỡng với tỷ lệ tương ứng là 28,4% và 26,5%.
Biểu đồ 3.13. Đơn vị tiếp nhận sự cố y khoa được báo cáo tại các khoa lâm sàng
Bệnh viện quận Thủ Đức
Qua biểu đồ 3.13 cho thấy trong tổng số 202 sự cố y khoa được báo cáo thì có
74% sự cố chỉ báo cáo cho điều dưỡng trưởng/Lãnh đạo khoa và 11% sự cố được
báo cáo cho cả điều dưỡng trưởng/Lãnh đạo khoa và phòng quản lý chất lượng.
49
3.2.5. Một số yếu tố liên quan đến hành vi báo cáo y khoa của nhân viên y tế
tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức
3.2.5.1. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với một số đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với một số đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính Hành vi
đúng
Hành vi
chưa đúng
Tần số Giá trị p
Nhóm tuổi
< 25 70 (86,4%) 11 (13,6%) 81 0,52
25 - 34 410 (73%) 152 (27%) 562 0,93
35 – 44 58 (67,4%) 28 (32,6%) 86 0,75
45 – 54 14 (100%) - 14 0,06
> 55 3 (75%) 1(25%) 4 -
Giới tính
Nam 169 (68,7%) 77 (31,3%) 246
0,01
Nữ 386 (77%) 115 (23%) 501
Trình độ chuyên môn
Trung cấp 257 (74,7%) 87 (25,3%) 344 0,27
Cao đẳng 60 (75%) 20 (25%) 80 0,38
Đại học 171 (75,7%) 55 (24,3%) 226 0,22
Sau đại học 67 (69,1%) 30 (30,9%) 97 -
Thâm niên công tác
< 05 năm 271 (73%) 81 (27%) 352 0,59
Từ 05 – < 10 năm 226 (70,2%) 96 (29,8%) 332 0,37
Từ 10 – < 15 năm 45 (76,3%) 14 (23,7%) 59 0,57
Từ 15 – < 20 năm 7 (100%) - 7 0,3
≥ 20 năm 6 (85,7%) 1 (14,3%) 7 -
50
Chức vụ công tác
Trưởng/phó khoa 25 (80,6%) 6 (19,4%) 31 0,52
Điều dưỡng trưởng 13 (61,9%) 8 (38,1%) 21 0,16
Bác sỹ 136 (71,2%) 55 (28,8%) 191 0,24
Điều dưỡng/kỹ thuật
viên
381 (75,6%) 123 (24,4%) 504 -
Lượng người bệnh được điều trị/chăm sóc
≤ 05 người bệnh/ ngày 79 (67,5%) 38 (32,5%) 117 0,15
6 – 10 người bệnh/ ngày 173 (77,9%) 49 (22,1%) 222 0,31
≥ 11 người bệnh/ ngày 303 (74,3%) 105 (25,7%) 408 -
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ nữ giới có hành vi báo cáo sự cố y khoa
đúng (77%) cao hơn so với tỷ lệ này ở nam giới (68,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05, trắc nghiệm khi bình phương).
3.2.5.2. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với kiến thức chung
về báo cáo sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu năm 2017
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với kiến thức chung
về báo cáo sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu
Hành vi
Tổng
Đúng Chưa đúng
n % n % n %
Kiến thức
Đúng 62 79,5 16 20,5 78 100
Chưa đúng 493 73,7 176 26,3 669 100
Tổng 555 74,3 192 25,7 747
Giá trị kiểm định p = 0,268
Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ nhân viên có hành vi báo cáo sự cố y khoa đúng ở
nhóm nhân viên có kiến thức báo cáo sự cố y khoa đúng (79,5%) cao hơn tỷ lệ này
ở nhóm nhân viên có kiến thức báo cáo sự cố y khoa chưa đúng (73,7%). Tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,268, trắc nghiệm khi bình phương).
51
3.2.5.3. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với thái độ báo cáo
sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố y khoa với thái độ báo cáo
sự cố y khoa của đối tượng nghiên cứu
Hành vi
Tổng
Đúng Chưa đúng
n % n % n %
Thái độ
Tích cực 510 77,3 150 22,7 660 100
Chưa tích cực 45 51,7 42 48,3 87 100
Tổng 555 74,3 192 25,7 747
Giá trị kiểm định p < 0,01
Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ nhân viên có hành vi báo cáo sự cố y khoa đúng ở
nhóm có thái độ báo cáo sự cố y khoa tích cực (77,3%) cao hơn tỷ lệ này ở nhóm có
thái độ báo cáo sự cố y khoa chưa tích cực chiếm tỷ lệ 51,7%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01, trắc nghiệm khi bình phương).
52
3.2.6. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự cố
y khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm
cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11. Phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa hành vi báo cáo sự
cố y khoa đúng với kiến thức, thái độ báo cáo sự cố y khoa và đặc điểm cá
nhân của đối tượng nghiên cứu
Biến phụ thuộc
Hành vi đúng
Biến độc lập
OR Giá trị p 95% CI
Nhóm tuổi
< 25 0,98 0,99 0,71 – 16,4
25 - 34 0,40 0,49 0,03 – 5,43
35 – 44 0,29 0,35 0,02 – 3,84
45 – 54 – 0,99 –
> 55 – – –
Giới tính
Nam 0,64 0,03 0,43 – 0,95
Nữ – – –
Trình độ chuyên môn
Trung cấp 1,52 0,33 0,66 – 3,48
Cao đẳng 1,19 0,74 0,44 – 3,18
Đại học 1,52 0,23 0,77 – 3,02
Sau đại học – – –
Thâm niên công tác
< 05 năm 5,89 0,28 0,24 – 143,32
Từ 05 – < 10 năm 5,69 0,29 0,24 – 137,14
Từ 10 – < 15 năm 7,12 0,23 0,3 – 170,76
Từ 15 – < 20 năm – 0,99 –
53
Biến phụ thuộc
Hành vi đúng
Biến độc lập
OR Giá trị p 95% CI
≥ 20 năm – – –
Chức vụ công tác
Trưởng/phó khoa 2,31 0,17 0,69 – 7,72
Điều dưỡng trưởng 0,43 0,09 0,16 – 1,17
Bác sỹ 1,08 0,82 0,57 – 2,03
Điều dưỡng/kỹ thuật viên – – –
Lượng người bệnh
điều trị/chăm sóc
≤ 05 người bệnh/ ngày 0,79 0,34 0,49 – 1,28
6 – 10 người bệnh/ ngày 1,37 0,14 0,91 – 2,08
≥ 11 người bệnh/ ngày – – –
Kiến thức
Kiến thức tốt 1,52 0,17 0,83 – 2,8
Kiến thức chưa tốt – – –
Thái độ
Thái độ tích cực 3,15 0,00 1,93 – 5,15
Thái độ chưa tích cực – – –
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến xem xét các hệ số phóng đại phương sai
VIF cho thấy các hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2 nên
không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Phụ lục 11).
Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy, các yếu tố có liên quan có ý nghĩa
thống kê với hành vi đúng về báo cáo sự cố của đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là nam
có khả năng có hành vi đúng cao chỉ bằng 0,64 lần so với đối tượng nghiên cứu là
nữ (OR = 0,64; 95% CI = 0,43 – 0,95).
54
- Thái độ tích cực của đối tượng nghiên cứu: Nhân viên y tế tại các khoa
lâm sàng tại bệnh viện Quận Thủ Đức có thái độ tích cực về báo cáo sự cố có khả
năng có hành vi đúng về báo cáo sự cố cao gấp 3,15 lần so với nhân viên y tế có
thái độ chưa tích cực về báo cáo sự cố (OR = 3,15; 95% CI = 1,93 – 5,15).
3.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
Bảng 3.12. Rào cản đối với việc thực hiện báo cáo sự cố y khoa ở nhân viên y tế
Rào cản Không ảnh
hưởng
Không ý kiến Ảnh hưởng
n % n % n %
Lo lắng bị để ý 356 47,7 143 19,1 248 33,2
Lo lắng bị kỷ luật 347 46,5 125 16,7 275 36,8
Đồng nghiệp trách móc 365 48,8 152 20,4 230 30,8
Sợ bị đổ lỗi 384 51,4 130 17,4 233 31,2
Không muốn bị đưa ra trong
cuộc họp
332 44,5 201 26,9 214 28,6
Không muốn gặp rắc rối 360 48,2 193 25,8 194 25,9
Biểu mẫu quá phức tạp 279 37,4 206 27,6 262 35,1
Chưa có quy định chặt chẽ
đối với các sự cố bắt buộc
báo cáo
311 41,6 209 28,0 227 30,4
Chưa có sự tham gia của mọi
người trong việc mô tả, xác
định nguyên nhân, cách khắc
phục
224 29,9 243 32,5 280 37,6
Đơn vị quản lý sự cố chưa
phát huy hiệu quả hoạt động
218 29,1 259 34,7 270 36,2
Thiếu thông tin phản hồi từ
Phòng Quản lý chất lượng
192 25,7 240 32,1 315 42,2
Chưa được tập huấn cách
thức, quy trình báo cáo sự cố
248 33,2 218 29,2 281 37,6
Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế cho rằng thiếu thông tin phản hồi từ
phòng quản lý chất lượng có ảnh hưởng lớn đến việc báo cáo sự cố ý khoa chiếm tỷ
55
lệ 42,2%; chưa được tập huấn cách thức, quy trình báo cáo sự cố chiếm tỷ lệ 37,6%
và lo lắng bị kỷ luật chiếm tỷ lệ 36,8%.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy nhân viên có tâm lý lo lắng khi có sự cố
xảy ra, vẫn có trường hợp xử phạt nhân viên bằng cách trừ tiền:
“Các sự cố nghiêm trọng có ảnh hưởng đến người bệnh thì khoa sẽ tiến hành
họp khoa, nhắc nhỡ và trừ ABC của những cá nhân vi phạm” (PVS lãnh đạo 6).
“Vừa rồi có sự cố xảy ra do tiêm sai đường truyền cho người bệnh, những
người trực hôm đó bị họp xử lý, viết bản tường trình và bị trừ tiền ABC trong 3
tháng” (PVS nhân viên 8).
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy nhân viên y tế chưa
được hướng dẫn các sự cố bắt buộc phải báo cáo:
“Bệnh viện chưa có hướng dẫn các sự cố bắt buộc phải báo cáo nên có nhiều
khi cũng không biết sự cố như thế nào sẽ phải báo cáo” (TLN mạng lưới QLCL).
“Chỉ được phòng quản lý chất lượng nhắc đến trong cuộc họp mạng lưới
quản lý chất lượng nhưng chưa thấy ban hành văn bản hay hướng dẫn cụ thể các sự
cố như thế nào khi xảy ra thì bắt buộc phải báo cáo” (TLN mạng lưới quản lý chất
lượng).
“Chưa được biết các sự cố như thế nào thì bắt buộc phải báo cáo” (PVS nhân
viên 9).
“Hiện tại, bệnh viện chưa ban hành chính thức các sự cố như thế nào thì bắt
buộc phải báo cáo và chưa đưa ra quy định cho việc này” (PVS lãnh đạo 1).
Bên cạnh đó, cũng cho thấy chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
để giải quyết sự cố:
“Sự phối hợp giữa các phòng ban với các khoa chưa tốt” (PVS lãnh đạo 3).
“Khâu giải quyết sự cố rất cần sự hợp tác của các phòng/khoa vì ngoài công
tác chuyên môn các phòng/khoa còn nhiều hoạt động khác. Việc thực hiện giải
56
quyết sự cố theo đúng quy trình khi xảy ra sự ùn tắc sẽ làm kéo dài thời gian giải
quyết các sự cố” (PVS nhân viên 1).
“Các phòng/khoa chưa sự liên kết, phối hợp để giải quyết sự cố làm kéo dài
thời gian xử lý sự cố” (PVS lãnh đạo 2).
Đồng thời việc tiếp nhận, giải quyết sự cố và phản hồi thông tin về các sự cố
từ Phòng Quản lý chất lượng chưa đạt hiệu quả cao, được phản ánh rất nhiều qua
các ý kiến trong phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm:
“Tuy nhiên còn một số sự cố không xử lý được hoặc báo cáo không có phản
hồi cho khoa làm cho khoa không muốn báo cáo sự cố cho phòng Quản lý chất
lượng nữa, việc phản hồi không thường xuyên mà phải để khoa hỏi lại xem giải
quyết sự cố đó như thế nào chưa chủ động trong việc phản hồi thông tin. Củng có
thể do giải quyết chưa triệt để nên chưa phản hồi lại cho khoa” (PVS lãnh đạo 3).
“Những sự cố đã báo cáo cho phòng quản lý chất lượng đã rất lâu rồi mà
chưa thấy thông tin phản hồi lại từ phòng, không biết là các sự cố đã được giải
quyết chưa, giải quyết như thế nào cũng không thấy phòng phản hồi lại” (TLN
mạng lưới QLCL).
“Bây giờ khoa không muốn báo cáo sự cố nữa, vì nhiều sự cố báo cáo lên cho
phòng Quản lý chất lượng mà chưa được giải quyết, mà cũng không nhận được
phản hồi lại từ phòng Quản lý chất lượng là đã giải quyết được hay chưa” (TLN
mạng lưới QLCL).
“Các sự cố khi báo cáo lên cho phòng quản lý chất lượng mà không được giải
quyết, các sự việc cứ lặp lại, thông tin không được phản hồi, thấy không hiểu quả
nên không báo cáo nữa, tốn thời gian”(PVS nhân viên 7).
Khi tiến hành phỏng vấn sâu về nội dung tập huấn, đào tạo kiến thức, quy
trình báo cáo sự cố cho nhân viên được trả lời rằng:
“Không được tập huấn tại bệnh viện nhưng được khoa triển khai về quy trình
báo cáo sự cố” (PVS nhân viên 2).
57
“Chỉ biết là phải báo cáo cho điều dưỡng trưởng khi có sự cố xảy ra thôi chứ
chưa được tập huấn” (PVS nhân viên 6).
“Có thấy quy trình báo cáo sự cố gửi qua mail khoa nhưng chưa được tập
huấn rõ về quy trình nên cũng không hiểu lắm” (PVS nhân viên 1).
“Việc phổ biến các sự cố đến nhân viên mạng lưới khá tốt, nhưng khi triển
khai cho nhân viên khoa còn hạn chế” (PVS lãnh đạo 1).
Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu còn cho thấy áp lực về công việc cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động báo cáo sự cố của nhân viên y tế:
“Phòng khám bệnh rất đông, mỗi ngày khám trung bình khoảng 150
bệnh/ngày, bệnh đông như vậy không còn thời gian để dành cho việc khác” (PVS
nhân viên 3).
“Lượng bệnh chăm sóc mỗi ngày rất nhiều, bệnh nhập khoa, ra viện liên tục
không có thời gian để làm việc khác, có nhiều khi thấy những nguy cơ có thể xảy ra
sự cố hoặc những sự cố nhỏ không ảnh hưởng đến người bệnh nên nghĩ là từ từ rồi
báo, khi nào rãnh sẽ báo cáo nhưng để lâu rồi lại quên không báo cáo” (PVS nhân
viên 4).
58
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên
cứu là 29,98 ± 5,32 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 25 - 34 chiếm tỷ lệ cao nhất
(75,2%), nhóm tuổi dưới 25 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (10,8%). Có thể thấy đội ngũ
nhân viên tại Bệnh viện còn khá trẻ, đây là một ưu điểm rất lớn, lực lượng trẻ
thường rất hăng say, đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn gian khổ, là lực lượng
chủ yếu cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Bệnh viện. Tuy nhiên vì đây lực
lượng còn quá trẻ chưa đủ kinh nghiệm. Vì vậy, Bệnh viện cần chú trọng đến công
tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên để phát huy hết
các sức trẻ, đóng góp vào công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Kết quả phân tích cho thấy giới tính trong mẫu nghiên cứu phân bố theo tỷ lệ
nữ chiếm 67,1% và nam chiếm tỷ lệ 32,9%. Kết quả của chúng tôi tương đương với
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuyền về nghiên cứu kiến thức, thái độ
và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn Bệnh viện của nhân viên y tế tại Bệnh viện
Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 với tỉ lệ (nữ giới chiếm 66,2%,
nam giới chiếm 33,8%) [8]. Như vậy, sau 4 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tỉ lệ
nam/ nữ công tác tại các khoa điều trị của Bệnh viện quận Thủ Đức không có sự
thay đổi lớn.
Đối tượng nghiên cứu có trình độ chuyên môn điều dưỡng chiếm tỷ lệ 70,3%
và trình độ chuyên môn bác sĩ là 29,7%. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuyền về nghiên cứu kiến thức, thái độ và
thực hành phòng chống nhiễm khuẩn Bệnh viện của nhân viên y tế tại Bệnh viện
Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 với tỉ lệ (bác sỹ chiếm 27,8%,
điều dưỡng chiếm 72,2%) [8].
59
4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
4.2.1. Kiến thức về báo cáo sự cố y khoa của đối tượng tham gia nghiên
cứu
4.2.1.1. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức
trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức báo cáo sự cố y khoa năm 2017
Với các câu hỏi về kiến thức báo cáo sự cố y khoa thì kết quả cho thấy nhân
viên đều biết được mục đích của báo cáo nhằm tránh các sự cố lặp lại, cải thiện hệ
thống chăm sóc sức khỏe (92,1%), kết quả của nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên
cứu của tác giả Kaldjian và cộng sự năm 2008 trên 338 bác sỹ nội trú cho thấy hầu
hết đồng ý báo cáo sự cố để cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong tương
lai chiếm tỉ lệ (84,3%) [25]. Đây là yếu tố thành công khi triển khai quản lý chất
lượng bệnh viện. Tuy nhiên chỉ có 16,9% nhân viên hiểu đúng về định nghĩa sự cố
y khoa, như vậy cần tăng cường công tác đào tạo cho toàn bộ nhân viên y tế về khái
niệm sự cố, sự cố y khoa vì có kiến thức đúng thì nhân viên mới báo cáo sự cố
đúng.
Có 31,6% nhân viên y tế có kiến thức đúng về người quản lý sự cố. Khi xảy ra
sự cố ngoài việc báo cáo cho lãnh đạo khoa biết thì đồng thời cũng phải báo cáo cho
phòng quản lý chất lượng. Tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp hơn so với nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Kim Yến năm 2015 có 45,5% nhân viên có kiến thức đúng
về đơn vị quản lý sự cố [9]. Tỷ lệ thấp điều này phản ánh công tác phổ biến về quy
trình báo cáo sự cố đến nhân viên chưa thực hiện tốt, mạng lưới hoạt động chưa thật
sự hiệu quả, chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên. Khi sự cố xảy ra thì
người gây ra sự cố hoặc người chứng kiến có trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo
khoa và phòng quản lý chất lượng nhưng nhân viên cho rằng khi sự cố xảy ra chỉ
cần báo với lãnh đạo khoa xem xét và giải quyết, như vậy những sự cố mang tính
chất hệ thống hoặc những sự cố có ảnh hưởng đến thi đua của khoa hoặc vì tình
cảm riêng muốn bao che cho nhau có thể không được báo cáo. Đây cũng là hạn chế
của quy trình báo cáo sự cố. Trong quy trình báo cáo sự cố do bệnh viện ban hành
60
khi có sự cố xảy ra chỉ cần báo cáo cho điều dưỡng trưởng hoặc lãnh đạo khoa và
họ chịu trách nhiệm báo cáo cho phòng quản lý chất lượng. Như vậy, việc thực hiện
báo cáo sự cố không mang lại hiệu quả. Thay vì khi sự cố xảy ra báo cáo cho Điều
dưỡng trưởng/lãnh đạo khoa và đồng thời báo cáo cho phòng Quản lý chất lượng
khắc phục sự cố nhưng việc thực hiện báo cáo không có chất lượng, không đúng
người, đúng việc thì không thể góp phần cải thiện chất lượng bệnh viện, chỉ hao phí
thời gian và công sức lao động.
4.2.1.2. Tỷ lệ nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức
trả lời đúng về các sự cố bắt buộc phải báo cáo năm 2017
Danh mục những sự cố bắt buộc phải báo cáo theo quy định của Bộ Y tế bao
gồm: Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh; cháy nổ bình oxy, bình ga; phẫu thuật
sai phương pháp trên người bệnh; sót gạc dụng cụ trong cơ thể người bệnh; người
bệnh bị ngã trong thời gian nằm viện. Qua thống kê cho thấy vẫn còn số ít nhân
viên có kiến thức chưa đúng về các sự cố bắt buộc phải báo cáo, người bệnh bị ngã
trong thời gian nằm viện chỉ có 67,6% nhân viên cho rằng cần phải báo cáo khi có
sự cố xảy ra. Vì vậy, Bệnh viện cần tập huấn lại cách thức nhận diện sự cố, quy
định những sự cố nào bắt buộc phải báo cáo và báo cáo trong thời gian bao lâu.
Sai sót, sự cố là điều khó tránh trong môi trường làm việc nhiều rủi ro như
bệnh viện. Việc xảy ra sai sót có thể do vi phạm của cá nhân, lỗi hệ thống hoặc
nguyên nhân khác. Chúng ta không thể dự đoán trước tất cả vấn đề có thể xảy ra
nhưng thiết lập một hệ thống báo cáo sai sót, sự cố nhằm ghi nhận lại các mối nguy
trên là điều hoàn toàn thực hiện được. Thông tin thu nhận từ hệ thống báo cáo sẽ
giúp bệnh viện phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót, lập kế hoạch khắc
phục và dự phòng lỗi tương tự trong tương lai. Đặc biệt là những sự cố bắt buộc
phải báo cáo. Thực hiện được những điều này là chúng ta đã góp phần không nhỏ
trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó, lãnh đạo bệnh viện nên khuyến
khích toàn thể nhân viên tự nguyện báo cáo lại các sai sót, sự cố.
61
4.2.1.3. Kiến thức chung về báo cáo sự cố y khoa của nhân viên y tế tại các
khoa lâm sàng bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017
Có rất nhiều người chưa hiểu đúng về báo cáo sự cố y khoa cũng như quy
trình báo cáo sự cố y khoa, kiến thức đúng chỉ có 10,4%, kết quả nghiên cứu thấp
hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Yến năm 2015 (12% có kiến
thức đúng) [9], có thể vì quy trình báo cáo sự cố được ban hành cho toàn viện qua
hệ thống mail nội bộ và được phổ biến trong cuộc họp mạng lưới quản lý chất
lượng, thành phần mạng lưới đa phần là điều dưỡng trưởng của các khoa. Thành
viên mạng lưới là người chịu trách nhiệm phổ biến lại quy trình cho nhân viên khoa,
quá trình truyền đạt lại có thể không đủ ý hoặc do trình độ, khả năng tiếp thu của
mỗi người khác nhau nên sự hiểu biết cũng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhóm bác sỹ có kiến thức đúng về báo cáo
sự cố cao hơn nhóm điều dưỡng, có thể vì khả năng tiếp thu và nhận biết sự cố của
bác sỹ tốt hơn điều dưỡng.
4.2.2. Thái độ của đối tượng tham gia nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa
4.2.2.1. Thái độ của đối tượng tham gia nghiên cứu về báo cáo sự cố y khoa
năm 2017
Thái độ về báo cáo sự cố được phân thành hai nhóm, nhóm biến số tích cực và
nhóm biến số tiêu cực. Nhóm các biến số tiêu cực bao gồm không có trách nhiệm
báo cáo, lãnh đạo khoa không cho phép báo cáo, báo cáo không thay đổi được gì,
báo cáo chỉ là thêm việc, mất nhiều thời gian và chỉ có sự cố thuộc về chuyên môn
mới báo cáo. Nhóm các biến số tích cực bao gồm báo cáo giúp phòng tránh sai sót
tốt hơn, báo cáo sự cố giúp học tập kinh nghiệm, giúp cải thiện chăm sóc người
bệnh.
Qua bảng thống kê 3.5 cho thấy hầu hết nhân viên ủng hộ việc báo cáo sự cố,
có 96,9% nhân viên đồng ý việc báo cáo giúp phòng tránh các sự cố lặp lại, 96.3%
nhân viên cho rằng báo cáo giúp học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp tốt hơn.
Đa phần nhân viên không đồng ý với cách nghĩ tiêu cực, 11,7% ý kiến cho rằng báo
62
cáo mất nhiều thời gian. Như vậy cần cải tiến cách thức báo cáo sự cố, giảm thủ tục
hành chính đồng thời phải có một định nghĩa rõ ràng hơn về sự cố hoặc tập huấn lại
về qui trình báo cáo sự cố để nhân viên hiểu sự cố không chỉ các vấn đề thuộc về
chuyên môn mà cả các vần đề xảy ra xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc, điều trị cũng như tạo sự thoải mái, an toàn cho người bệnh và cần làm rõ trách
nhiệm báo cáo sự cố, tất cả nhân viên đều tham gia báo cáo. Có nghĩa là khi sự cố
xảy ra bất kỳ nhân viên nào biết về sự cố đều có trách nhiệm báo cáo sự cố cho điều
dưỡng trưởng/lãnh đạo khoa và đồng thời phải báo cáo cho phòng quản lý chất
lượng chứ không chỉ có lãnh đạo khoa, điều dưỡng trưởng mới có trách nhiệm báo
cáo.
4.2.2.2. Thái độ chung của đối tượng tham gia nghiên cứu về báo cáo sự cố y
khoa năm 2017
Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.8 cho thấy nhân viên đồng tình về việc báo
cáo sự cố nên cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kien_thuc_thai_do_hanh_vi_va_mot_so_rao_can_trong_b.pdf