Luận văn Kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG SỐNG .6

1.1.Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng sống.6

1.1.1. Một số nghiên cứu kỹ năng sống trên thế giới .6

1.1.2. Nghiên cứu kỹ năng sống ở Việt Nam .9

1.2. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống.13

1.2.1. Khái niệm kỹ năng. 13

1.2.3. Kỹ năng sống. 19

1.3. Đặc điểm lứa tuổi sinh viên.22

1.3.1. Sự phát triển thể chất . 22

1.3.2. Đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên. 23

1.4. Một số kỹ năng sống cần thiết đối với sinh viên.28

1.4.1. Kỹ năng quản lý thời gian. 28

1.4.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề . 30

1.4.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc. 32

1.4.4. Kỹ năng giao tiếp . 35

1.4.5. Kỹ năng làm việc theo nhóm. 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 40

Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH . 42

2.1. Tổ chức nghiên cứu.42

2.1.1. Mục đích nghiên cứu . 42

2.1.2. Mẫu nghiên cứu. 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu.42

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi . 422.2.2. Phương pháp phỏng vấn. 44

2.2.3. Phương pháp thử nghiệm . 45

2.2.4. Phương pháp toán thống kê . 45

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng.45

2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát . 45

2.3.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống . 47

2.3.4. Mức độ cần thiết của kỹ năng sống theo đánh giá của sinh viên và

giảng viên. 48

2.3.5. Tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của giảng viên về kỹ năng sống

của sinh viên. 50

2.3.7. Kết quả của việc sinh viên có kỹ năng sống tốt . 52

2.3.8. Đánh giá của sinh viên và giảng viên về mức độ quan trọng của một

số kỹ năng đối với cuộc sống của sinh viên . 53

2.3.9. Đánh giá của sinh viên về mức độ 10 kỹ năng sống cụ thể. 54

2.3.10. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên thiếu kỹ năng sống . 56

2.3.11. Biện pháp giúp sinh viên có kỹ năng sống tốt . 59

2.3.12. Mong muốn của sinh viên để có kỹ năng sống tốt. . 63

2.3.13. Nhận biết của sinh viên về bản thân mình. 64

2.3.14. Sinh viên tự đánh giá về kỹ năng quản lý thời gian của mình . 66

2.3.15. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng giao tiếp. 67

2.4. Biện pháp tác động nhằm phát triển kỹ năng sống cho sinh viên đại học kỹ thuật công

nghệ thành phố hồ chí minh.68

2.4.1. Tổ chức thử nghiệm. 68

2.4.2. Quy trình thử nghiệm . 68

2.4.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm . 69

2.4.4. Phân tích kết quả tác động. 69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

PHỤ LỤC

pdf106 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng sống của sinh viên đại học kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề gây ra cảm xúc nhẹ nhàng hơn, dễ tha thứ, lạc quan hơn, đánh giá sáng suất diễn biến hơn. Ví dụ: Một ai đó làm bẩn chiếc áo của bạn, bạn có thể nghĩ rằng họ lỡ tay chứ không cố ý. Suy nghĩ này khiến chủ thể cảm thấy dễ dàng bỏ qua cho đối tượng. *Ba là: Lập kế hoạch kiểm soát cảm xúc Thật khó để làm cho một người hay tức giận dễ dàng trở thành người bình tĩnh nhanh chóng. Vì vậy để hình thành khả năng quản lý cảm xúc, chủ thể phải biết lập kế hoạch hành động để kiểm soát nó một cách tích cực. *Bốn là: Chuyển trọng tâm chú ý Chuyển hướng chú ý bằng cách chuyển sang một hoạt động khác hoặc một đối tượng khác để làm dịu đi vấn đề cảm xúc đang bốc cháy sẽ giúp bản thân tránh được những cảm xúc giận giữ. *Năm là: Giải tỏa cảm xúc Có nhiều cách chúng ta có thể áp dụng để giải tỏa cảm xúc của mình như: Biết cách chia sẻ cảm xúc của mình với người khác, nghĩ về những điều tích cực khi có tâm trạng không tốt, “Bùng nổ” cảm xúc một cách an toàn (đấm vào bao cát, hét to một mình ở nơi vắng vẻ, xé giấy, vv), nghe nhạc, chơi thể thao, viết nhật ký,. Kết luận: Cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong mọi 35 hoạt động của mỗi con người. Bởi vì, không ai sống mà không cần có sự giao lưu, tiếp xúc với những người khác. Đối với sinh viên, trong quá trình giao lưu tiếp xúc với mọi người, cảm xúc luôn có vai trò quan trọng chi phối hoặc gây ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ trong giao tiếp của sinh viên. Nếu biết cách quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả, sẽ giúp cho sinh viên thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt và nâng cao lòng tự tin, tự trọng của mình lên trong mọi hoàn cảnh. Hơn nữa, biết quản lý cảm xúc còn giúp sinh viên tránh được những hậu quả không đáng có xảy ra. Nâng cao được giá trị của bản thân mình. 1.4.4. Kỹ năng giao tiếp Khái niệm: Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau [22]. Giao tiếp là hành vi của con người như: Nói, nghe, hỏi, đáp, viết, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, cách đối nhân xử thếvà là quá trình gồm ba mảng hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, đó là - Quá trình trao đổi thông tin - Quá trình nhận thức đánh giá - Quá trình tác động qua lại lẫn nhau, biểu hiện bằng những hành động cụ thể. Trước hết giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể tiến hành giao tiếp. Trong đó người gửi, gửi thông tin đến người nhận. Người nhận sau khi nhận được thông điệp của người gửi sẽ gửi lại thông điệp phản hồi để chứng tỏ rằng đã nhận được thông điệp và hiểu nó. Do đó, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, cả hai bên tham gia đều là chủ thể tích cực, mỗi bên đồng thời vừa là người nhận vừa là người gửi thông tin, luôn đổi vai cho nhau. Cùng với quá trình trao đổi thông tin, các chủ thể giao tiếp sẽ nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau. Quá trình nhận thức bao gồm: Nhận thức về đối tượng giao tiếp và nhận thức rõ hơn về chính bản thân mình. Giao tiếp không dừng ở mức độ trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, hiểu biết về nhau, mà còn là quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể 36 giao tiếp. Đây là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, diễn ra dưới nhiều hình thức như: Lây lan, bắt chước, ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm, • Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp. Giữa bên phát tín hiệu và bên nhận tín hiệu có khi không thể trao đổi, và thường là dễ hiểu lầm nhau, do khác nhau về tuổi tác, về nghề nghiệp, lối sống, trình độ kinh tế văn hoáCó thể hiểu như sau: + Người phát nói không rõ ý của mình. + Cùng một nội dung được hai bên hiểu khác nhau. + Do lễ nghi, cấm kỵ, có những điều được phép nói ra, hay không được phép nói ra, làm cho người phát và người nghe có thể không phát ra hay không tiếp nhận. + Do cương vị của hai bên trong một tổ chức, có trên có dưới; cấp trên thường nghĩ rằng mình rộng rãi với cấp dưới, nhắc đi nhắc lại cấp dưới có thể nói thẳng nói thật, nhưng ít khi cấp dưới nghĩ như vậy. + Lựa chọn không đúng kênh + Hình tượng của người tiếp nhận trong tâm trí của người phát, cần có tín hiệu hai chiều. Người phát tiếp nhận phản ứng của người nghe để điều chỉnh ứng xử của mình. Tóm lại, chính người phát phải thoát khỏi chủ quan, cố gắng thích ứng với người nghe. • Các nguyên tắc trong giao tiếp: Muốn giao tiếp thành công, trước hết cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin giữa các chủ thể giao tiếp [22]. Nguyên tắc ABC ∗ Chính xác (Accuracy) Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đảm bảo cho giao tiếp thành công. Chính xác ở đây phải bao hàm cả việc dùng từ ngữ, con số, nêu sự kiện phải chính xác, ví dụ: + Đối với con người: Phải nêu rõ họ tên, địa chỉ, đặc điểm, mục đích liên hệ.. 37 + Đối với vật: Cần chỉ rõ tên gọi, qui cách, phẩm chất + Nếu là con số: Gặp mặt lúc nào, mấy giờ sáng/chiều ∗ Ngắn gọn (Brevity) Thông tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trị. Tránh truyền những thông điệp dài dòng, rườm rà, vòng vo với nhiều thông tin thừa, không cần thiết. Vì vậy, khi giao tiếp chúng ta cần cân nhắc, chọn lựa thật kỹ lưỡng để có được những thông tin vừa đủ cần truyền đạt. ∗ Rõ ràng (Clarity) Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác. Tránh dùng những từ ngữ (hoặc những cách mã hóa khác) mập mờ, có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp, hiệu quả giao tiếp càng cao. Nguyên tắc 5C ∗ Rõ ràng (Clear) Thông điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất. ∗ Hoàn chỉnh (Complete) Thông điệp phải chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó quá trình thông tin sẽ được rút ngắn, nhờ cắt giảm được nhiều bước phản hồi không cần thiết, quá trình nhận thức và phối hợp hành động sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. ∗ Ngắn gọn, súc tích (Concise) Thông điệp phải đầy đủ những nội dung cần thiết, nhưng phải ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, rườm rà, chứa đựng những nội dung thừa, không cần thiết. ∗ Chính xác (Correct) Điều quan trọng nhất là thông tin đưa ra phải chính xác. ∗ Lịch sự (Courteous) Thông điệp có nội dung tốt, nhưng hình thức thể hiện và phuơng pháp truyền đạt không tốt thì cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, để giao tiếp thành công thì bên cạnh việc chuẩn bị thông tin rõ ràng, 38 chính xác, đầy đủ, ngắn gọn còn phải chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn thể hiện sự tôn trọng đối tác. Kết luận: Giao tiếp là một hình thức hoạt động của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả lao động và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đối với sinh viên, kỹ năng giao tiếp hiệu quả được xem như một công cụ, một bàn đạp để sinh viên tiến thân trên con đường sự nghiệp sắp tới của mình. Có kỹ năng giao tiếp tốt, sinh viên luôn cảm thấy tự tin, mạnh rạn trong giao tiếp, ứng xử với mọi người, sẵn sàng trao đổi, hợp tác với nhiều đối tượng khác nhau, từ đó giúp thiết lập được mối quan hệ với nhiều người, gặp nhiều thuận lợi trong công việc và nhanh chóng đi đến thành công hơn. 1.4.5. Kỹ năng làm việc theo nhóm Khái niệm: Nhóm là tập hợp từ hai người trở lên, giữa họ có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm [15]. ∗ Những yếu tố cấu thành một nhóm Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhóm phải có đủ bốn yếu tố Thứ nhất: Mục tiêu chung Là điểm quy tụ các thành viên và họ cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt tới mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, càng được nhóm viên hiểu giống nhau thì liên kết họ mạnh mẽ và họ càng góp sức để cùng hành động. Mục tiêu mông lung thì nhóm rời rạc và dễ chia rẽ. Mục tiêu cũng cần được rà soát suốt quá trình sinh hoạt nhóm, vì cuộc sống thay đổi, nảy sinh những vấn đề mới, nhu cầu mới. Luôn điểu chỉnh mục tiêu chung sẽ giúp giữ nhóm đoàn kết và hoạt động với nhiều sinh lực và hiệu quả. Thứ hai: Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm Để trở thành một nhóm các thành viên cần có “Mối quan hệ mặt - giáp - mặt” kéo dài trong một khoảng thời gian. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Trong tiếp xúc họ càng 39 gắn kết với nhau thì nhóm càng có nhiều cơ hội đạt đến mục tiêu chung. Qua trao đổi, tương tác, nhóm viên gắn kết mục tiêu riêng với mục tiêu chung. Họ liên kết với nhau để tiến tới mục tiêu chung của nhóm. Thứ ba: Các quy tắc nhóm Tập thể nào khi làm việc chung cũng xây dựng nội quy để mọi người tuân theo. Ví dụ như giờ giấc làm việc, lịch họp, kỷ luật làm việc... Đây là những quy tắc được công bố. Nhưng quan trọng hơn nữa là những quy tắc không thành văn, ngấm ngầm, phản ánh sắc thái riêng của nhóm. Quy tắc ngầm không được thông báo, nhóm viên phải tự phát hiện qua thời gian. Và càng tuân thủ quy tắc (tích cực hay tiêu cực) cá nhân sẽ càng được nhóm chấp nhận. Thứ tư: Vai trò của từng thành viên Muốn đạt đến mục tiêu chung tập thể nào cũng phải phân công cụ thể, ai làm việc nấy. Ví dụ phòng ban có trưởng, phó ban, thư ký, thủ quỹ.... câu lạc bộ có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm,.... Dẫm chân lên nhau hay không làm đúng công việc được phân công sẽ gây khó khăn cho sự vận hành của nhóm [15]. Mỗi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm làm việc hiệu quả. Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cách của nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau. Một thành viên cùng một lúc có thể giữ nhiều vai trò. Kết luận: Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong thời đại ngày nay, bởi vì con người muốn tạo ra một thành quả có giá trị thì cần phải biết hợp tác với nhiều người khác nhau. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, không ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Biết làm việc nhóm sẽ giúp con người phát huy được sức mạnh và tiềm năng sẵn có của mình thông qua tương tác với đồng đội. Hơn nữa, làm việc nhóm cũng là cơ hội để cho chúng ta được chia sẻ, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới từ những người khác nhau. Đối với sinh viên, kỹ năng làm việc nhóm lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ 40 hết. Sinh viên sống và trải nghiệm trong môi trường học tập, luôn đòi hỏi phải có sự tương tác và làm việc cùng với các sinh viên khác để đạt được kết quả tốt trong học tập. Do vậy, trong quá trình làm việc nhóm sinh viên sẽ phải đối đầu với nhiều mâu thuẫn, bất đồng và quan điểm khác nhau. Nếu không có được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả thì chắc chắn sinh viên rất khó có thể hoàn thành tốt việc học của mình. Biết làm việc nhóm hiệu quả, sinh viên sẽ có thể kết nối được sức mạnh của các thành viên với nhau, biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Từ những lý luận trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau - Trên thế giới, “Kỹ năng sống” là những thuật ngữ đã xuất hiện từ rất sớm, cùng với nó là những chương trình “Giáo dục kỹ năng sống” đã được triển khai rộng khắp và có hiệu quả ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đang được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng. Chương trình giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai đưa vào giáo dục, cả trong giáo dục chính quy và không chính quy. Đến nay, quá trình giáo dục kỹ năng sống ở những quốc gia này phần lớn đã đi vào quy trình và đang phát triển mạnh mẽ. - Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống được tiếp cận và bước đầu triển khai trong hệ thống giáo dục không chính quy cách đây hơn 10 năm. Đến nay, đã có nhiều nhà giáo dục trong nước quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và đã cho ra đời một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho các đối tượng khác nhau như: Học sinh phổ thông; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học viên ở các trung tâm học tập cộng đồng, giáo viên trung học cơ sở Mặc dù vậy, kỹ năng sống ở nước ta vẫn đang ở mức độ bắt đầu triển khai thông qua việc tập huấn giáo viên để đưa kỹ năng sống tích hợp giảng dạy trong các môn học ở nhà trường phổ thông. Hơn nữa, việc nghiên cứu kỹ năng sống ở Việt Nam cũng như việc triển khai chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, 41 sinh viên mới chỉ thể hiện ở chương trình giáo dục ngoài khung chương trình đào tạo. Chưa có văn bản, tài liệu khoa học hay giáo trình giảng dạy kỹ năng sống một cách chính thống. - Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống cho thấy, có rất nhiều cách định nghĩa về kỹ năng sống. Dựa trên những khái niệm của nhiều tác giả về kỹ năng sống, người nghiên cứu đã rút ra cho đề tài một khái niệm riêng về kỹ năng sống đó là: “Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" - Để tìm hiểu về kỹ năng sống của sinh viên thì cần phải dựa vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm về thể chất cũng như sự phát triển về mặt nhận thức, trí tuệ, nhân cách, định hướng và đời sống xúc cảm tình cảm của sinh viên. 42 Chương 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Mục đích nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh”, qua đó đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm phát triển kỹ năng sống cho sinh viên. 2.1.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 200 sinh viên từ năm nhất đến năm tư của Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ. 2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế cho các nhóm khách thể là sinh viên và giảng viên. Các mẫu bảng hỏi này được thực hiện qua các giai đoạn sau ∗ Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến thực trạng kỹ năng sống và biện pháp phát triển kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức. Song song đó, chúng tôi cũng xây dựng bảng hỏi mở phát cho giảng viên để thu thu thập những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng công cụ nghiên cứu của đề tài. ∗ Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức 43 Sau khi thu thập bảng hỏi mở và xử lý số liệu với kết quả cụ thể, chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho các nhóm khách thể khác nhau. Cụ thể Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên gồm 17 câu hỏi. Bố cục bảng câu hỏi phân chia thành các nội dung như sau Phần 1: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên, gồm câu 1, 2, 3, 4. Để thu thập thông tin về giới tính, năm học, kết quả học tập, mức độ tham gia huấn luyện kỹ năng sống. Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các câu hỏi. Mỗi câu có từ bốn đến năm mức độ lựa chọn. Cụ thể + Câu 1: Khảo sát về nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng sống. + Câu 2: Khảo sát về mức độ cần thiết của kỹ năng sống đối với sinh viên. + Câu 3: Khảo sát về tự đánh giá mức độ kỹ năng sống của sinh viên. + Câu 4, 5: Khảo sát hình thức tiếp cận kỹ năng sống của sinh viên và vai trò của kỹ năng sống đối với sinh viên. + Câu 6: Khảo sát về những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết đối với sinh viên. + Câu 7: Khảo sát đánh giá mức độ 10 kỹ năng sống mà đề tài đưa ra. + Câu 8: Khảo sát về nguyên nhân khiến sinh viên thiếu kỹ năng sống. + Câu 9: Khảo sát biện pháp hình thành kỹ năng sống cho sinh viên. + Câu 10: Khảo sát về nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên đối với việc hình thành kỹ năng sống cho sinh viên. + Câu 11, 12, 13: Khảo sát mức độ ba kỹ năng sống của sinh viên bao gồm kỹ năng: tự nhận thức bản thân, quản lý thời gian, giao tiếp. ∗ Cách chấm điểm Căn cứ vào câu trả lời của sinh viên sẽ tiến hành mã hóa từng câu trả lời bằng phần mềm SPSS for windows 15,0. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỷ lệ % (đối với dữ liệu định tính). ∗ Cách quy đổi điểm 44 Để tìm hiểu về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng thang đo 5 mức độ và tính theo điểm trung bình như sau ∗ Cách quy đổi điểm - Rất thấp: < 1 điểm - Thấp: Từ 1 đến 1,75 điểm - Trung bình: Từ 1,76 đến 2,5 điểm - Khá cao: Từ 2,6 đến 3,8 điểm - Cao: Từ 3,9 đến 5 điểm ∗ Giai đoạn 3: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau Bảng hỏi thứ nhất, phát ra 200 phiếu cho sinh viên - Năm 1: 50 phiếu - Năm 2: 50 phiếu - Năm 3: 50 phiếu - Năm 4: 50 phiếu Bảng hỏi thứ hai phát ra cho: 80 giảng viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Bảng hỏi thứ ba phát ra cho - Sinh viên nhóm thử nghiệm: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm. Bảng hỏi thứ tư phát ra cho - Sinh viên nhóm đối chứng: 90 phiếu trước thử nghiệm, 90 phiếu sau thử nghiệm. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn sinh viên, giảng viên nhằm bổ sung cứ liệu cho phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi để góp phần làm rõ thực trạng kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Nội dung phỏng vấn theo phiếu ở phụ lục 3, 4) 45 2.2.3. Phương pháp thử nghiệm Căn cứ vào kết quả thu được từ bảng hỏi thứ nhất, người nghiên cứu chọn ra một kỹ năng mà sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đánh giá là còn yếu, đó là kỹ năng “Quản lý thời gian” để làm thử nghiệm. Cách thức thử nghiệm là tổ chức một lớp học cho 90 em tham gia vào buổi học bao gồm 4 tiết với các hoạt động như: Sinh viên được trao đổi, thảo luận nhóm, xem video clip, trò chơi, sắm vai, quan sát tình huống, xử lý tình huống, động não và đưa ra những ý kiến cũng như kinh nghiệm của riêng bản thân mình. 2.2.4. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for window 15.0 để tính - Tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số. - Điểm trung bình Mean, xếp thứ hạng. - Kiểm nghiệm T – test, hệ số tương quan Pearson. (P<0,05: Có ý nghĩa) 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Đặc điểm N Tỉ lệ (%) Giới tính của sinh viên Nam 165 82,5 Nữ 35 17,5 Năm thứ Năm 1 49 24,5 Năm 2 49 24,5 Năm 3 52 26,0 Năm 4 50 25,0 Kết quả học tập Xuất sắc 5 2,5 Giỏi 7 3,5 Khá 61 30,5 Trung bình 123 61,5 Khác 4 2,0 46 2.3.2. Mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên Bảng 2.2. Các mức độ tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống của sinh viên. Mức độ tham gia N Tỉ lệ (%) Rất thường xuyên 0 0 Thường xuyên 12 6,6 Thỉnh thoảng 69 34,5 Rất ít khi 55 27,5 Chưa bao giờ 64 32,0 N=200 1,2 0,9 * (*)Trung bình, độ lệch chuẩn Khi được hỏi về mức độ tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: Ở mức độ tham gia “Rất thường xuyên” không có sinh viên nào lựa chọn. Ở mức độ tham gia “Thường xuyên” có 6,6% sinh viên lựa chọn. Mức độ tham gia “Thỉnh thoảng” có số sinh viên lựa chọn cao nhất với tỉ lệ 34,5% và mức độ tham gia “Rất ít khi” có 27,5% sinh viên lựa chọn. Số sinh viên còn lại lựa chọn mức độ “Chưa bao giờ” chiếm tỉ lệ 32,0%. “Kỹ năng sống” là một trong những hành trang không thể thiếu đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bởi kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng để giải mã thành công cho những bài toán của sự thành đạt và nó cũng chính là công cụ rất cơ bản và cần thiết cho sinh viên vững tin bước vào cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn một khối lượng không nhỏ sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai của các bạn. Do vậy, các bạn sinh viên vẫn chưa tích cực tìm kiếm hoặc chủ động tham gia vào các khóa huấn luyện kỹ năng sống để tự trau dồi và phát triển kỹ năng sống cho mình ngày càng hoàn thiện hơn. Bằng chứng cho thấy có tới 34,5% sinh viên cho rằng “Thỉnh thoảng” mới tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống. Và 32,0% sinh viên cho rằng “Chưa bao giờ” tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng sống. 47 2.3.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống Để đánh giá thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về lý luận kỹ năng sống, trước hết là tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống. Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống Nội dung N Tỉ lệ (%) Những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường sảy ra trong cuộc sống 102 51,0 Những kỹ năng giao tiếp ứng xử hàng ngày 32 16,0 Những kỹ năng giúp con người làm việc hiệu quả hơn 15 7,5 Những kỹ năng quan trọng cho sự thành công của mỗi người 51 25,5 Để khảo sát sự hiểu biết của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống, đề tài đã đưa ra câu hỏi gồm có bốn đáp án khác nhau để sinh viên lựa chọn một trong số những đáp án đó. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 như sau Có 51% sinh viên cho rằng kỹ năng sống “Là những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường sảy ra trong cuộc sống”, có 16% sinh viên chọn đáp án kỹ năng sống “Là những kỹ năng giao tiếp ứng xử hàng ngày” và có 7,5% sinh viên lựa chọn kỹ năng sống “Là những kỹ năng giúp con người làm việc hiệu quả hơn”, và 25,5% sinh viên còn lại suy nghĩ rằng kỹ năng sống “Là những kỹ năng quan trọng cho sự thành công của mỗi người” Theo khái niệm kỹ năng sống mà đề tài xác lập thì “Kỹ năng sống là những kỹ năng giúp con người ứng phó với tất cả những sự cố thường xảy ra trong cuộc sống”. Như vậy ở đáp án đầu tiên là đáp án phù hợp nhất, bao quát nhất và cũng được nhiều khách thể lựa chọn nhất (51%). Những đáp án còn lại vẫn có thể đảm bảo được một khía cạnh của khái niệm kỹ năng sống nhưng chưa đầy đủ và chưa thể hiện được tính đặc trưng của kỹ năng sống. 48 Như vậy, kết quả khảo sát thu được trên nhóm khách thể sinh viên tham gia nghiên cứu cho thấy, chỉ có 51% sinh viên được khảo sát hiểu đúng, hiểu đầy đủ về bản chất của khái niệm kỹ năng sống. Có đến 49% sinh viên còn lại đã nhìn nhận được những khía cạnh nhất định của kỹ năng sống nhưng chưa có sự hiểu biết đầy đủ và trọn vẹn. Kết quả này cũng đã minh chứng cho một thực trạng: Mặc dù sinh viên được nghe khá nhiều về kỹ năng sống, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc các lớp học về kỹ năng sống nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên đã hiểu rõ thế nào là kỹ năng sống. Điều này tưởng chừng như “vô hại” nhưng thật ra nó lại phản ánh một “lỗ hổng” về mặt lý luận của sinh viên, Bởi chủ thể chỉ có thể thực hiện một cách thuần thục một thao tác, một kỹ năng nào đó khi hiểu được bản chất vấn đề của chính nó. Do vậy, khi không hiểu được bản chất “Khái niệm kỹ năng sống” thì sinh viên có thể nhầm lẫn và khó đạt được sự thuần thục trong việc thực hiện. 2.3.4. Mức độ cần thiết của kỹ năng sống theo đánh giá của sinh viên và giảng viên. Nhận thức của sinh viên và giảng viên Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh về mức độ cần thiết của kỹ năng sống, kết quả khảo sát được thể hiện thông qua bảng 2.4 sau đây Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của kỹ năng sống theo đánh giá của sinh viên và giảng viên. Mức độ Sinh viên Giảng viên P N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 139 69,5 46 70,0 0,557 Cần thiết 57 28,5 34 30,0 Có cũng được, không cũng được 3 1,5 Không cần thiết 1 0,5 49 Trong bảng 2.4 chúng ta thấy: Sinh viên cho rằng kỹ năng sống là “Rất cần thiết” đối với sự thành công của con người với tỉ lệ 69,5%. Kỹ năng sống là “Cần thiết” được 28,5% sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy, sinh viên đã ý thức khá rõ và đầy đủ về vai trò của kỹ năng sống. Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên cho rằng kỹ năng sống là “Có cũng được, không cũng được” là 1,5% và “Không cần thiết” là 0,5% Về phía giảng viên cũng có sự đánh giá khá cao về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sinh viên khi cho rằng: Kỹ năng sống là “Rất cần thiết”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_11_3641480939_7118_1871614.pdf
Tài liệu liên quan