Luận văn Lập kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP HUYỆN . 9

1.1 Tổng quan về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện . 9

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 9

1.1.2 Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 11

1.1.3 Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. 12

1.2 Nội dung, quy trình và kỹ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

cấp huyện. 14

1.2.1 Nội dung lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện . 14

1.2.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. 15

1.2.3 Các kỹ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 17

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả lập kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội . 21

1.3 Cơ sở pháp lý và các chủ thể của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

cấp huyện. 29

1.3.1 Cơ sở pháp lý của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện . 29

1.3.2 Chủ thể lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. 30

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương trong lập kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội . 33

1.4.1 Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng . 33

1.4.2 Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ . 34

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lập kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu tổng quát được đưa ra một cách ngang hàng nhau, chưa thể hiện rõ nhiệm vụ nào cần có sự ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Chính từ việc không phân định rõ các loại mục tiêu là cho các nhà KH và các nhà lãnh đạo chưa có cái nhìn tổng thể về công việc của mình và các ban ngành khác. Do nhiều lý do khác nhau, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu không được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch, tồn tại trong cùng một thời gian quá nhiều “mũi nhọn”, quá nhiều trọng tâm, trọng điểm. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng đầu tư tràn lan, làm phân tán nguồn lực đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án và giảm hiệu quả đầu tư. • Xây dựng hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu KT-XH Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của huyện còn quá đơn giản, chưa phản ánh được tình hình phát triển KT-XH của huyện, chưa cụ thể hóa được các mục tiêu lớn về phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn KH. Thiếu các chỉ tiêu về giá trị như: giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp..v.v..Thiếu chỉ tiêu về cơ cấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu về kinh tế của huyện chưa phản ánh được những vấn đề cơ bản như: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương trong thời gian gần đây; đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu khu 45 vực đô thị và nông thôn); thu nhập bình quân đầu người; về lĩnh vực đầu tư: bao gồm số đăng ký và đầu tư thực tế của các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; giá trị và nhịp độ tăng xuất, nhập khẩu. Trong hệ thống chỉ tiêu về kinh tế, không có chỉ tiêu về giá trị gia tăng chung của ba nhóm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chưa nêu giá trị gia tăng của từng ngành trong các ngành như: vận tải, xây dựng, thương nghiệp, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục,Vì vậy, chưa thể định hướng được tốc độ tăng trưởng của từng ngành này là bao nhiêu để xác định chính xác được tốc độ tăng trưởng chung về GDP của huyện theo mục tiêu đã đề ra hay cũng như không tính được điểm đóng góp phần trăm của từng ngành vào tốc độ tăng trưởng GDP của huyện. Hệ thống chỉ tiêu về lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp cần đảm bảo tính toàn diện, tức là nêu lên được quy mô, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, về cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với ngành nông- lâm- ngư nghiệp chỉ có 2 chỉ tiêu được nêu trong kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm là sản lượng lương thực, sản lượng cây mía. Mặc dù đây là hai cây trồng chủ lực nhưng nếu chỉ nêu hai chỉ tiêu này thì chưa phản ánh được tình hình và định hướng phát triển của ngành nông nghiệp. Chỉ tiêu ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp vẫn chưa được đề cập Ngoài ra, chỉ tiêu về hệ thống kết cấu hạ tầng: đường xá, chợ, thủy lợi, điện...chưa được đề cập và đánh giá, mặc dù đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Các chỉ tiêu về xã hội tương đối đầy đủ hơn so với các chỉ tiêu về kinh tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót một số chỉ tiêu quan trọng. Định hướng chung của huyện là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II,III nhưng cơ cấu dân số theo ngành nghề vẫn chưa được thể hiện. Tỷ lệ người thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người cũng chưa được quan tâm. Thiếu một số chỉ tiêu về xã hội như số giáo viên đạt chuẩn, tỷ lệ trạm xá có bác sĩ, tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. 46 Hệ thống chỉ tiêu về môi trường còn sơ sài, thiếu các chỉ tiêu về tình hình ô nhiễm môi trường nguồn nước, đất đai, không khí, tỷ lệ thu gom và xử lý rác sinh hoạt, diện tích đất bị thoái hóa, số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa xử lý và đang xử lý... Hiện nay tại huyện Thủ Thừa, một số công ty, cụm công nghiệp, khu công nghiệp còn chậm trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải tập trung. Một số khu công nghiệp có đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, tuy nhiên do đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về môi trường của huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nên không phát huy được vai trò giám sát về môi trường. Các chỉ tiêu về môi trường lẽ ra nên được chú trọng và thể hiện trong bản kế hoạch.Tuy nhiên, trong kế hoạch phát triển KT-XH huyện, chỉ tiêu về việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu Hầu như không có phương pháp nào được áp dụng thống nhất để tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch. Hầu hết những chỉ tiêu quan trọng và phức tạp như tăng trưởng đều không có những phương pháp tính một cách rõ ràng và thống nhất. Cách “ước” các chỉ tiêu còn mang tính chủ quan, tùy tiện. Có thể nói rằng, hiện nay chúng ta chưa có phương pháp tính các chỉ tiêu kế hoạch trong nội dung kế hoạch Việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch KT-XH huyện Thủ Thừa chủ yếu dựa vào định hướng của cấp trên về các chỉ tiêu chính và kết quả thực hiện được của năm trước đó. Sau đó, tính toán các chỉ tiêu của năm kế hoạch phải đạt và vượt mức định hướng của cấp trên, vượt năm trước.Vì vậy, chỉ tiêu kế hoạch thiếu độ chính xác dẫn đến nhiều mối quan hệ giữa các chỉ tiêu bị mất cân đối, mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn như việc thực hiện chỉ tiêu sản lượng mía trong năm 2015 và 2016 của huyện Thủ Thừa. Thực tế là những năm đó, giá mía đường giảm, người dân chuyển sang trồng trọt các loại cây khác, trên cơ sở tính toán diện tích 47 và sản lượng mía, UBND huyện Thủ Thừa xây dựng một chỉ tiêu sản lượng mía thấp hơn. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh Long An ban hành quyết định về giao chỉ tiêu phát triển KT-XH hàng năm cho huyện Thủ Thừa, với chỉ tiêu sản lượng mía cao hơn trong kế hoạch KT-XH của huyện. UBND huyện sau đó phải ban hành văn bản điều chỉnh chỉ tiêu sao cho bằng với chỉ tiêu cấp tỉnh đề ra, mặc dù chỉ tiêu đó không sát với thực tế. Kết quả là sản lượng mía năm đó không đạt kế hoạch. Một số chỉ tiêu mà huyện hoặc xã có trách nhiệm giám sát song cơ quan chức năng ở những cấp này lại hoàn toàn không có đủ năng lực để thu thập và giám sát các chỉ tiêu đó (điển hình là những chỉ tiêu liên quan đến môi trường, xã và huyện hoàn toàn không thể có điều kiện để giám sát các chỉ tiêu này trên địa bàn). Hệ thống giải pháp Việc xây dựng và lựa chọn các phương án phát triển KT-XH không xuất hiện trong quy trình kế hoạch. Mặc dù các cán bộ ngành kế hoạch đều biết rằng đây là một trong những khâu quan trọng của quy trình kế hoạch, song do nhiều lý do (ví dụ: thiếu thông tin, thiếu dự báo, năng lực,) nên công việc này không được thực hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch. Huyện Thủ Thừa không tiến hành quá trình thảo luận, lựa chọn phương án kế hoạch. Các giải pháp được sử dụng qua nhiều năm, soạn sẵn dựa trên hướng dẫn của cấp Tỉnh. Các giải pháp của bản kế hoạch phát triển KT-XH huyện Thủ Thừa mặc dù được phân chia theo từng lĩnh vực, tương đối toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, nội dung các giải pháp vẫn mang tính chung chung, chưa nêu rõ những hoạt động cụ thể cần làm, thứ tự thực hiện, thời gian thực hiện, các đầu vào cần thiết và phân công trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện. Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kế hoạch phát triển KT- XH huyện Thủ Thừa đã nêu lên những giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quy hoạch nông- lâm- ngư nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất,đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ quản lý Tuy nhiên, các giải pháp này chưa 48 mô tả chi tiết các hoạt động cụ thể tương thích với các định hướng và mục tiêu đã đề ra. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra theo kiểu liệt kê, không thể hiện tính ưu tiên, không có thời gian và phân công trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện. Rất nhiều các giải pháp đưa ra tuy nhiên không gắn với mục tiêu và nguồn lực của huyện. Trong một lĩnh vực nhất định, dường như tất cả mọi biện pháp đều được đưa ra nhưng chỉ mang tính liệt kê, không thể biết được những giải pháp nào là cơ bản và quan trọng nhất. Hàng loạt các giải pháp thuộc những vấn đề khác nhau như dịch vụ y tế tư nhân, thị trường thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm lại được nêu ra cùng nhau theo kiểu liệt kê. Hệ thống giải pháp chưa cân đối, huyện thường chú trọng đưa ra giải pháp cho một ngành nhất định mà bỏ quên những ngành khác. Mặc dù cấp huyện hiện nay đang triển khai những chương trình như nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp vẫn chưa thể hiện được tính lồng ghép và vận dụng những chương trình mục tiêu này vào kế hoạch. 2.2.4 Thực hiện các bước trong quy trình lập kế hoạch Bảng 2.1: Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 1 Bƣớc 1 Ra chủ trƣơng lập kế hoạch HĐND huyện ra chủ trương lập kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và giao cho UBND huyện chủ trì soạn thảo 2 Bƣớc 2 Tham mƣu, lựa chọn tổ chức tƣ vấn UBND huyện tiếp nhận hướng dẫn của tỉnh và giao cho Phòng TCKH tham mưu, lựa chọn tổ chức tư vấn (nếu có) 3 Bƣớc 3 Thu thập thông tin, lập đề cƣơng Các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn trong toàn huyện thu thập thông tin, lập đề cương 4 Bƣớc 4 Hoàn thiện đề cƣơng 49 Phòng TCKH phối hợp với các tổ chức tư vấn hoàn thiện đề cương 5 Bƣớc 5 Gửi đề cƣơng đến các đơn vị liện quan tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo kế hoạch Phòng TCKH gửi đề cương đến các phòng ban chuyện môn và các thảnh viên của UBND tham gia ý kiến. Phối hợp với tổ chức tư vấn tổng hợp lần 1 ý kiến của các phòng ban sau đó hoàn thiện dự thảo kế hoạch 6 Bƣớc 6 Tổ chức tham vấn ý kiến Phòng TCKH tổ chức tham vấn ý kiến của các bên liên quan và người dân 7 Bƣớc 7 Tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Phòng TCKH tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo và gửi văn bản lấy ý kiến của các sở, ban ngành của tỉnh sau đó trình UBND tại cuộc họp của UBND 8 Bƣớc 8 Hoàn thiện sau đó gửi tài liệu cho các Đại biểu HĐND huyện tham gia ý kiến Văn phòng HĐND và UBND trình thường trực HĐND dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH góp ý kiến, hoàn thiện sau đó gửi tài liệu cho các Đại biểu HĐND huyện tham gia ý kiến trước kỷ họp HĐND huyện 9 Bƣớc 9 Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội HĐND huyện thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH (giống như thông qua nghị quyết thông thường) (nguồn: tự tổng hợp) 50 Bảng 2.2: Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 1 Bƣớc 1 Tiếp nhận thông tin định hƣớng và ban hành văn bản hƣớng dẫn lập kế hoạch - Tiếp thu hướng dẫn của tỉnh - UBND huyện phổ biến công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm cho năm tới 2 Bƣớc 2 Phân tích, đánh giá kế hoạch lần 1 - Các phòng, ban chuyên môn, các đoàn thể cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá tình hình - Phòng TCKH tổng hợp thông tin và mẫu - Chuẩn bị tài liệu cho Hội nghị lập kế hoạch 3 Bƣớc 3 Tổ chức hội nghị tham vấn - Phòng TCKH và Văn phòng HĐND và UBND phối hợp và chuẩn bị cho Hội nghị tham vấn lập kế hoạch huyện - Tổ chức hội nghị tham vấn 4 Bƣớc 4 Tổng hợp, lồng ghép kế hoạch cấp xã và lập kế hoạch chi tiết theo ngành, lĩnh vực. Tổ xây dựng kế hoạch sơ bộ rà soát, tổng hợp đề xuất, phân nhóm theo ngành, gửi kết quả tổng hợp cho các phòng, ban liên quan để xem xét, đánh giá, lồng ghép vào kế hoạch phát triển chi tiết của ngành, lĩnh vực và gửi cho Phòng TCKH để tổng hợp. 5 Bƣớc 5 Hội nghị Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 6 Bƣớc 6 Thảo luận, tiếp thu, hoàn chỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện. - UBND huyện tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cập nhật thông tin, định hướng kế 51 hoạch - Các phòng, ban liên quan, các xã tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện bản kế hoạch của đơn vị mình 7 Bƣớc 7 Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện HĐND thảo luận, thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tại kỳ họp HĐND cuối năm. (nguồn: tự tổng hợp) Hiện nay, huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch phát triển KT-XH theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT tỉnh Long An. Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản KH về Sở KH&ĐT đã đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH huyện Thủ Thừa còn gặp nhiều bất cập: Thứ nhất, thời gian lập kế hoạch ngắn khiến bản kế hoạch cấp trên và cấp dưới quá rời rạc về các chỉ tiêu, phương hướng (vì cấp trên không thể chờ cấp dưới lập kế hoạch rồi tổng hợp) các cấp cùng lập vào cùng thời điểm dẫn tới việc huy động sự tham gia của người dân cũng như xã hội còn rất hạn chế nhất là đối với kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm. Thứ hai, quy trình ban hành phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều tầng nấc về hành chính kéo theo sự chậm trễ về thời gian, làm giảm chất lượng bản kế hoạch. Quyết định của UBND tỉnh Long An về giao chỉ tiêu phát triển KT- XH hàng năm ban hành trễ hơn Nghị Quyết của hội đồng nhân dân huyện Thủ Thừa, do đó sau khi kế hoạch được phê duyệt mới nhận được chỉ tiêu từ cấp tỉnh. Bất cập hơn đó là nếu trong kế hoạch phát triển KT-XH cấp huyện đã được phê duyệt có chỉ tiêu nào thấp hơn chỉ tiêu do cấp tỉnh đưa ra thì buộc phải điều chỉnh lại. 52 Biểu 2.3: Ý kiến người dân về việc các cơ quan, tổ chức tuân thủ thời hạn nộp các bản kế hoạch (nguồn: kết quả khảo sát) Theo kết quả khảo sát, có đến 61% người được khảo sát cho rằng các cơ quan tham gia lập kế hoạch chưa tuân thủ thời hạn nộp các bản kế hoach. Chậm trễ trong nộp các bản kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, kế hoạch cấp xã dẫn đến thiếu sót trong quá trình tổng hợp. Biểu 2.4: Ý kiến người dân về sự nghiêm túc tuân thủ quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa (nguồn: kết quả khảo sát) Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng, 59% người dân cho rằng quy trình lập kế hoạch KT-XH tại huyện Thủ Thừa chưa được tôn trọng. Công tác thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, xác định mục tiêu, giải pháp lẽ ra phải được tiến hành bài bản, nghiêm túc, dựa trên thông tin khách quan, tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Các cán bộ, công chức tiến hành viết nên các mục tiêu, chỉ 53 tiêu, giải pháp mà không thông qua quá trình thu thập và xử lý thông tin thực tế. Các bước trong lập kế hoạch chủ yếu được xem là các bước thủ tục hành chính, chưa chú trọng đến kỹ thuật, phương pháp lập kế hoạch. 2.2.5 Sử dụng các phương pháp trong lập kế hoạch Thứ nhất, phương pháp đánh giá thực trạng phát triển KT-XH Bản kế hoạch của huyện Thủ Thừa phần lớn chưa phát triển đầy đủ hệ thống thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các công cụ phổ biến hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá thực trạng như phân tích môi trường bên trong - bên ngoài, phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu chưa được sử dụng. Một điểm hạn chế trong phương pháp đánh giá thực trạng là thiếu đánh giá về hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính thông qua đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của các chính sách, chương trình hành động đang triển khai. Thứ hai, phương pháp tính toán các chỉ tiêu còn chưa khoa học. Các chỉ tiêu kế hoạch là các chỉ tiêu định lượng, cần áp dụng các phương pháp dự báo khoa học để tính toán. Tuy nhiên, thực tế ở huyện Thủ Thừa cho thấy các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đều được đưa ra dựa trên kinh nghiệm, so sánh năm trước - năm sau. Do vậy các chỉ tiêu đề ra chưa khoa học, đôi khi còn thiếu chính xác, thậm chí xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu kế hoạch. Thứ ba, về phương pháp dự báo nhu cầu nguồn lực và dự toán ngân sách trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Do còn nhiều hạn chế trong phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch nên việc dự báo nhu cầu nguồn lực tài chính còn chưa chính xác nên đôi khi xảy ra tình trạng thiếu cân đối nguồn lực, chưa huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu kế hoạch. Thực tế phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH ở huyện Thủ Thừa vẫn đi theo lối truyền thống. Cụ thể như sau: Về đánh giá thực trạng, cách đánh giá phổ biến hiện nay là mô tả thống kê tĩnh, chủ yếu chỉ so sánh giữa kết quả thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các 54 phương pháp so sánh theo chũi thời gian (so sánh kết quả đạt được qua nhiều năm liên tiếp), so sánh chéo ( với các địa phương khác hoặc so sánh với chính tiềm năng của địa phương mình), so sánh tương quan (ví dụ thông qua hệ số co giãn) hầu như không được áp dụng. Các công cụ phổ biến trong lập kế hoạch như SWOT, phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu cũng chưa được đề cập đến. Các tài liệu dùng để đánh giá chủ yếu là tài liệu thống kê và báo cáo hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Việc tham khảo các nghiên cứu đánh giá khác không được chú ý đến. Trong xác định mục tiêu kế hoạch không xuất phát từ tầm nhìn mà có xu hướng mô tả dàn trải trên tất cả các mặt và thường lặp đi lặp lại qua các kỳ kế hoạch. Bản kế hoạch không cho thấy được điểm nhấn, không toát lên đặc trưng về lợi thế cạnh tranh của địa phương mà đơn giản chỉ tính toán các chỉ tiêu KT-XH mới cho kỳ kế hoạch. 2.2.6 Công tác tổ chức, phân công, phối hợp trong lập kế hoạch Về mặt lý thuyết, quá trình tổ chức công tác lập kế hoạch đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của các bên hữu quan theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Theo chiều dọc là quan hệ giữa các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã. Quá trình triển khai công tác lập kế hoạch do Phòng TCKH phối hợp với Văn phòng UBND với các Phòng TCKH và bộ phận kế toán xã. Theo chiều ngang, đối với cấp huyện là quan hệ giữa Phòng TCKH với các ban ngành, đoàn thể cùng cấp. Tại huyện Thủ Thừa, mỗi kỳ kế hoạch đều tổ chức các hội nghị để triển khai, thảo luận các thông tin cho cơ quan lập kế hoạch và thực hiện khá kịp thời. Tuy nhiên, khi nhận được Khung hướng dẫn của UBND tỉnh, Văn phòng UBND huyện và Phòng TC-KH chỉ gửi khung hướng dẫn này về cho các phòng ban chuyên môn, chưa hướng dẫn và có sự hỗ trợ. Các cơ quan chuyên môn thường tiến hành tổng hợp thông tin và báo cáo trễ thời hạn, nội dung báo cáo thiếu sót phải chỉnh sửa và gửi lại nhiều lần. Sở KH&ĐT và Sở Tài chính tỉnh Long An chưa phối hợp cung cấp trực tiếp cho Phòng TCKH các thông tin về định hướng phát triển theo lãnh thổ, quy hoạch, chủ trương, chính sách và nguồn lực tài chính chung của huyện dẫn đến khó khăn cho quá trình tổng hợp thông tin lập kế hoạch của huyện. Các Sở 55 chuyên ngành của tỉnh Long An cũng chậm trễ trong quá trình cung cấp định hướng phát triển ngành cho các cơ quan chuyên môn huyện. Quá trình tổng hợp thông tin chưa có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân và cơ quan hữu quan. Biểu 2.5: Ý kiến người dân về sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa (nguồn: kết quả khảo sát) Theo kết quả khảo sát (Biểu 2.5), có 62% người được khảo sát cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa chưa tốt. Hiện tại vẫn chưa có văn bản quy phạm phát luật về quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH của huyện. Chưa tạo ra được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập kế hoạch dẫn tới việc lập kế hoạch chưa được các cơ quan quan tâm chú trọng, việc lập kế hoạch chủ yếu là trách nhiệm của Phòng TCKH. Do chưa có quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong việc tham vấn ý kiến đối với cơ quan lập kế hoạch nên khi các cơ quan này tham vấn các ý kiến thì việc ghi nhận các ý kiến còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cấp cũng như giữa các cơ quan đồng cấp còn yếu. Thời gian eo hẹp như đã trình bày ở trên không cho phép hình thành sự phối hợp giữa các cấp trong quá trình lập kế hoạch. Ngay bản thân các cơ quan đồng cấp, việc phối hợp cũng còn mang tính hình thức, thường chậm trễ trong việc trao đổi thông tin, gửi báo cáo. 56 Một trong những vấn đề lớn nhất đặt ra là các cấp, các bên thiếu sự tham gia đàm phán hữu hiệu và không có cơ chế để cung cấp nguồn số liệu, chia sẻ thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch. Bên cạnh đó, tuy Phòng TCKH huyện có chức năng tham mưu cho chính quyền trong việc lập kế hoạch phát triển KT- XH và được trông đợi sẽ đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành, song với vị thế, năng lực và quyền hạn của mình, cơ quan này vẫn chưa đảm nhận được vai trò Tổng tham mưu trong việc điều hành phát triển kinh tế- xã hội. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng các giải pháp không đồng bộ, tương ứng với nhau, thậm chí còn làm giảm hiệu lực của lẫn nhau. 2.2.7 Nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính cho lập kế hoạch. Nguồn nhân lực lập kế hoạch của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An còn nhiều hạn chế. Có đến 68% người được khảo sát cho rằng nguồn nhân lực cho lập kế hoạch còn thiếu và số lượng, hạn hế về năng lực (Biểu: 2.6) Biểu 2.6: Ý kiến người dân về nguồn nhân lực cho công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (nguồn: kết quả khảo sát) Hiện nay, Phòng TCKH huyện Thủ Thừa chỉ có 1 công chức phụ trách mảng lập kế hoạch. Tuy nhiên ngoài phụ trách công tác kế hoạch người này còn kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ khác. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tiến hành lập kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực mà mình quản lý, tham gia vào cả quá lập kế hoạch phát 57 triển KT-XH cấp huyện. Các phòng ban chuyên môn khác giao cho một cá nhân là thường là Phó phòng hoặc chuyên viên tiến hành công tác lập kế hoạch. Ở cấp xã, công tác lập kế hoạch thường do lãnh đạo UBND (chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã) trực tiếp làm cùng với sự hỗ trợ của một cán bộ xã. Tùy hoàn cảnh thực tế, công việc này thường được kiêm nhiệm tùy tiện với các chức danh khác như Văn phòng-thống kê, Địa chính, Khuyến nông, Kế toán khiến nguồn cán bộ lập kế hoạch cấp xã càng không ổn định. Với cơ cấu nhân sự hiện tại thì thật khó mà xây dựng được một kế hoạch đáp ứng yêu cầu tối thiểu trong khoảng thời gian đã quy định, chưa nói đến các yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng lập kế hoạch. Vấn đề thứ hai nhưng cũng không kém phần quan trọng là năng lực lập kế hoạch của cán bộ kế hoạch để đáp ứng các yêu cầu đổi công tác lập kế hoạch. Cán bộ phụ trách công tác kế hoạch của Phòng TC-KH huyện Thủ Thừa tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kế Toán, phần lớn cán bộ kế hoạch cấp huyện và cấp xã đều chưa được bồi dưỡng chuyên môn về lập kế hoạch. Họ thường được huy động trong thời gian chuẩn bị kế hoạch mà không có được hoặc rất ít sự hướng dẫn về công tác lập kế hoạch, phương pháp làm kế hoạch. Nhiệm vụ của các cán bộ kế hoạch cấp cơ sở hiện nay tương đối đơn giản. Công việc chủ yếu là xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch năm trước và căn cứ vào những chỉ tiêu và mục tiêu đã được lãnh đạo phê duyệt. Số liệu và thông tin sử dụng cho công tác lập kế hoạch chủ yếu dựa trên phán đoán hơn là dựa trên việc phân tích tình hình thực tế của địa phương. Có một xu hướng là tăng chỉ tiêu sau mỗi năm mà thiếu căn cứ vào tình hình thực tế, cũng không dựa trên phân tích xem liệu những chỉ tiêu của năm trước có đạt được hay không. Do vậy kế hoạch năm sau chủ yếu là được xây dựng dựa trên khung kế hoạch của năm trước mà chỉ có sự thay đổi nhỏ về chỉ tiêu và ngân sách. Trên thực tế kế hoạch phát triển của các địa phương bị chi phối lớn bởi khối lượng ngân sách do trên phân bổ xuống hơn là căn cứ vào năng lực hiện tại của địa phương. 58 Bộ máy tổ chức trong ngành kế hoạch chưa đưa ra được một hệ thống đánh giá kết quả công việc của mỗi bộ phận cũng như của từng thành viên phù hợp với cơ chế quản lý mới. Cơ chế thưởng phạt còn có xu hướng bình quân, do vậy chưa trở thành một động lực khuyến khích các bộ phận, cá nhân tự nâng cao trình độ để hoàn thiện mình. Chế độ trách nhiệm cũng chưa rõ ràng dễ dẫn đến việc đùn đẩy công việc, làm giảm đáng kể chất lượng công tác lập kế hoạch. Huyện Thủ Thừa hiện nay vẫn chưa tổ chức nhiều các khóa học về đổi mới phương pháp lập kế hoạch cho cán bộ, công chức của huyện. Đối với các yêu cầu của đổi mới công tác lập kế hoạch, đây là tổng hợp những vấn đề thách thức liên quan đến năng lực và kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức lập kế hoạch huyện Thủ Thừa gặp phải: - Chưa thông thạo với các phương pháp cần thiết để xây dựng một bản kế hoạch hướng tới đầu ra và ưu tiên người nghèo. - Không có kinh nghiệm nghiên cứu để thu thập và phân tích thông tin cần thiết đảm bẳo rằng kế hoạch dựa trên bằng chứng thực tế và thực tiễn cuộc sống - Thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng chương trình tổng thể theo dõi và đành giá việc thực thi kế hoạch. - Không có kinh nghiệm về các phương pháp thu hút sự tham gia. Công chức còn hạn chế về năng lực nên việc đổi mới hoặc cải tiến lập kế hoạch đối với họ là hết sức nặng nề. Họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_lap_ke_hoach_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tai_huyen_th.pdf
Tài liệu liên quan