LỜI MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu . 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Kết cấu của đề tài . 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI. 7
1.1. Một số vấn đề chung về hòa giải trong giải quyết tranh chấp dân sự. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh
chấp dân sự. 7
1.1.2. Các loại hình hòa giải hiện nay. 12
1.2. Quan điểm của pháp luật hiện hành về mô hình hòa giải tại Tòa án. 15
1.2.1. Sự ra đời của mô hình hòa giải tại Tòa án . 15
1.2.2. Nguyên tắc, đặc điểm Hòa giải thí điểm tại Tòa án. 18
1.2.3. Trình tự, thủ tục hòa giải tại Trung tâm hòa giải tại Tòa án. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH HÒA GIẢI
TẠI HỆ THỐNG TÒA ÁN HAI CẤP TỈNH QUẢNG NINH. 33
2.1. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng mô hình hòa giải ở một số nước . 33
2.2. Giới thiệu chung về hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh36
2.2.1. Khái quát về vị trí, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Tòa
án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh. 36
2.2.2. Giới thiệu về các Trung tâm hòa giải bên cạnh các Tòa án hai cấp
tỉnh Quảng Ninh. 40
2.3. Thực tiễn thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tại Hệ thống Tòa án nhân
dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh. 42
2.3.1. Quy trình thực hiện mô hình hòa giải tại tỉnh Quảng Ninh . 42
2.3.2. Đánh giá chung quá trình thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tại
Hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh. 43
89 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bằng văn bản có chữ ký của các bên, được công
nhận về mặt pháp lý, nếu một bên không thực hiện thì bên kia có quyền khởi kiện ra
Tòa án. Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận hòa giải là tạo ra một quan hệ pháp lý mới
giữa các bên. Cho dù nếu chứng cứ mới xuất hiện sau khi quá trình hòa giải đã kết
thúc, thỏa thuận hòa giải vẫn không bị hủy bỏ. Có thể nói, chế định điều đình dân
sự, gia sự, hòa giải trước khởi kiện, hòa giải trong tố tụng của Nhật Bản đến nay đã
hình thành được gần 100 năm. Các chế định này đã góp phần giải quyết nhanh
chóng, hiệu quả các tranh chấp. Tỷ lệ giải quyết điều đình trong lĩnh vực dân sự,
hôn nhân gia đình của Nhật là khoảng 60%, tỷ lệ hòa giải thành trong tố tụng của
Nhật là khoảng 40% (Tòa án địa phương). Mặc dù, ngân sách nhà nước phải chi trả
một khoản nhất định (Tại Nhật Bản, mỗi vụ việc được chi trả lương ngày (7.000
yên đến 15.000 yên), chiếm khoảng 10 tỷ yên ngân sách chi trả hàng năm. Phí đăng
ký thu được từ các đương sự là chỉ trong khoảng 300 đến 500 triệu yên mỗi năm)
nhưng chế định về hòa giải góp phần đáng kể trong việc giảm tải công việc của Tòa
án.12 Chế độ điều đình của Nhật Bản với cơ chế đặc biệt được thực thi bởi sự hợp
tác giữa Điều đình viên của khu vực tư nhân (cá nhân hoặc đa số) và Thẩm phán có
nét tương đồng với chế độ điều đình tiền tố tụng của Trung Quốc, chế độ hòa giải tư
pháp của Hàn Quốc.
Ở Pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự dành một số lượng lớn các điều khoản để quy
định chi tiết về thủ tục hòa giải. Đối với phương thức hòa giải bên cạnh tòa án, pháp
luật quy định, sau khi nhận được yêu cầu của đương sự, Tòa án chỉ định hòa giải
12 Hoàng Thị Thúy Vinh, Phan Thị Thu Hà, 2018, Hòa giải tại Tòa án, điều đình và hòa
giải trước khởi kiện tại Tòa án của Nhật Bản, Tạp chí Tòa án, số 23 (kỳ I tháng 12/2018), tr 43 -
46.
36
viên tiến hành hòa giải. Thời gian hòa giải là 03 tháng; có thể gia hạn thêm 03
tháng. Người được chỉ định hòa giải phải đáp ứng nhiều điều kiện của luật, trong đó
có điều kiện “đã được cấp chứng chỉ Hòa giải viên”. Quyết định áp dụng thủ tục
hòa giải do Tòa án ban hành, có các nội dung chủ yếu sau: sự đồng ý của các bên về
việc áp dụng hòa giải và hòa giải viên được chỉ định; thời hạn thực hiện hòa giải;
phí trả thù lao cho hòa giải viên. Kết thúc hòa giải, nếu các bên thỏa thuận được
việc giải quyết tranh chấp, đồng thời theo yêu cầu của các bên, Tòa án sẽ ra quyết
định công nhận hòa giải thành; nếu hòa giải không thành thì tòa án quyết định đưa
vụ án ra xét xử. Tòa án quyết định việc trả thù lao cho hòa giải viên. Quyết định hòa
giải thành không bị kháng cáo, kháng nghị.13
Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để giải quyết tình trạng quá tải trong giải
quyết các vụ án dân sự, nhiều nước đã lựa chọn giải pháp cải cách mạnh mẽ thiết
chế hòa giải, xây dựng mô hình “Trung tâm hòa giải bên cạnh tòa án”, với phương
châm “Hai bên cùng thắng” và đã mang lại những kết quả rất quan trọng. Đây là
kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, tham khảo để đề xuất
những giải pháp căn cơ, đột phá cho công tác giải quyết các vụ án dân sự.
2.2. Giới thiệu chung về hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Khái quát về vị trí, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam được thành lập từ
năm 1963 có nguồn gốc từ tên ghép của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Với
cấu tạo địa hình phía Đông là phần thuộc biển Đông, đầu vịnh Bắc Bộ và phía Tây
là những dãy núi nối đuôi nhau trùng điệp đã tạo nên cho nơi đây một hình dáng hết
sức độc đáo - hình dáng của một cá sấu. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ưu ái
với những tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và những danh lam thắng cảnh được
xếp vào loại bậc đẹp nhất nước ta, mà nó còn là địa danh gắn liền với nhiều diễn
biến lịch sử dân tộc hàng ngàn đời nay.
13 Nguyễn Hòa Bình, 2019, Xây dựng một thiết chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án phù hợp với văn
hóa truyền thống Việt Nam và bắt kịp xu thế của thời đại, Tạp chí dân vận số 4, tr 6 - 8.
37
Quảng Ninh có diện tích toàn tỉnh là 12.202,4 km2, gồm 4 thành phố trực
thuộc là: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, 02 thị xã Quảng Yên và thị xã
Đông Triều và 8 huyện: Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô, Đầm Hà,
Hoành Bồ và Vân Đồn. Đây là một trong 25 tỉnh có đường biên giới với Trung
Quốc dài tới 132,8 km, có đường bờ biển với hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ chiếm tới
619,913km2 diện tích toàn tỉnh. Đồng thời Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của nước ta nên mật độ dân cư đông đúc và phát triển. Theo thống kê, trên địa
bàn tỉnh có tới 34 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Hoa, chiếm khoảng hơn
1.177.200 người, bình quân 190 người/km2 đã tạo nên cho nơi đây sự đa dạng về
sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tín ngưỡng. Có thể nói tỉnh Quảng Ninh là nơi giao
thoa, thống nhất của nhiều nền văn hóa trong đó có nền văn minh Sông Hồng, đời
sống nhân dân được đề cao và phát triển.
Chính vì vậy Quảng Ninh đã hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do vậy, Quảng
Ninh được coi là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc với nhiều Khu
kinh tế, trong đó Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai
nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Có các di tích lịch sử nổi
tiếng bãi cọc Bạch Đằng, núi Bài Thơ, chùa Yên Tử, đình Quan Lạn, đền Cửa Ông
Đây chính là đặc điểm quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ giao dịch
dân sự, thương mại quốc tế làm gia tăng số lượng các vụ việc tranh chấp dân sự,
khiếu kiện hành chính mà Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh thụ lý giải quyết. Ngoài
ra, Quảng Ninh còn là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam
giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng là vịnh Hạ Long,
Với 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một
phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng
Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển, biên giới, địa bàn rộng, bên cạnh một số thành
phố, huyện thị lớn như: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên, Đông
Triều thì Quảng Ninh còn nhiều nơi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ
dân trí và nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhiều vụ việc người dân vi phạm do
thiếu hiểu biết về pháp luật. Trình độ dân trí, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các dân
38
tộc trên địa bàn Quảng Ninh ảnh hưởng không nhỏ tới việc khởi kiện và tiếp nhận
đơn khởi kiện trên thực tế.
Toàn hệ thống Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh hiện có: Toà án nhân dân
tỉnh và 14 đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện. Ngày 12/01/2020 tại Quảng Ninh đã
diễn ra lễ công bố Nghị Quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập huyện
Hoành Bồ vào Hạ Long. Như vậy, hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn
13 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện. Với tổng biên chế được giao là 253 người
(trong đó: có 104 Thẩm phán; 19 Thẩm tra viên, 130 thư ký và ngạch công chức
khác); Biên chế hiện có là 247 người (trong đó, có 100 Thẩm phán, 13 Thẩm tra
viên; chuyên viên; 134 Thư ký; công chức khác). Hiện nay hệ thống TAND tỉnh
Quảng Ninh còn thiếu 04 Thẩm phán. Hàng năm tuyển dụng mới 15 biên chế; điều
động, chuyển đổi vị trí công tác 44 lượt cán bộ; Làm quy trình đề nghị và đã được
Chánh án TANDTC bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 16 Thẩm phán trung cấp, 36 Thẩm
phán sơ cấp. Cùng với công tác trên, công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ công chức trong hệ thống TAND tỉnh cũng được quan tâm chú trọng.
Trong nhiệm kỳ qua đã làm thủ tục cử 07 đồng chí tham gia học Cao cấp lý luận
chính trị, 16 đồng chí được đào tạo sau đại học, 03 đồng chí học Đại học, 287 đồng
chí tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, Với
biên chế được giao như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn,
nhất là đội ngũ Thẩm phán cả về số lượng và chất lượng. Thẩm phán sơ cấp chưa đủ
so với chỉ tiêu phân bổ, còn thiếu 04 Thẩm phán, 02 thư ký14
Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Quảng Ninh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
công tác trong bối cảnh địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh, các tranh chấp về
dân sự gia tăng. Cùng với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử
các loại vụ án, đáp ứng yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra và phục vụ
nhiệm vụ chính trị tại địa phương thì TAND hai cấp tỉnh Quảng Ninh còn thực hiện
các nhiệm vụ về tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ cải
14 Báo cáo tham luận tình hình công tác Tổ chức - Cán bộ của TAND tỉnh Quảng Ninh năm
2018.
39
cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW và các Kết luận của Bộ Chính
trị; tiếp tục bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán và tăng cường cơ sở vật
chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các Tòa án cấp huyện của tỉnh.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao
trong công tác của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của TAND tối cao, cấp ủy địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan,
ban, ngành trong tỉnh, TAND hai cấp của tỉnh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng
tâm công tác.
Các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có sự quan tâm đến công tác tiếp
nhận và giải quyết yêu cầu khởi kiện, thụ lý đồng thời chú trọng công tác hướng dẫn
đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu vụ án; chủ động
xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của
pháp luật tố tụng; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để nâng cao hiệu
quả giải quyết, xét xử nhanh các vụ án tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ
quyền lợi của mình trước Tòa án. Các đơn vị đều bố trí phòng tiếp công dân, xây
dựng quy chế quy định cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của cán bộ công chức khi
được phân công nhiệm vụ tiếp công dân. Khi thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân,
nhận đơn khởi kiện kèm các tài liệu chứng cứ luôn có sổ sách theo dõi, thể hiện đầy
đủ những yêu cầu của công dân cũng như kết quả giải quyết của Tòa án. Đối với các
vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, Tòa án đều hướng dẫn người dân liên
hệ cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết.
Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện
tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân trên địa bàn. Thấm nhuần lời dạy của Bác, đối với người cán bộ
tòa án phải nêu cao tiêu chí “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, những năm
qua, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh luôn coi đây là kim chỉ nam để xây
dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
40
2.2.2. Giới thiệu về các Trung tâm hòa giải bên cạnh các Tòa án hai cấp
tỉnh Quảng Ninh
Những năm qua, các loại án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động, hành chính mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh phải thụ lý,
giải quyết ngày càng tăng về số lượng và tính chất phức tạp (năm 2017, Tòa án hai
cấp tỉnh Quảng Ninh thụ lý 5.050 vụ việc, tăng 1.023 vụ việc so với năm 2016 và
tăng 1.489 vụ so với năm 2015)15. Trong bối cảnh thẩm quyền của Tòa án được mở
rộng, số lượng các vụ việc phải thụ lý giải quyết tăng nhiều, trong khi biên chế
Thẩm phán không tăng mà phải tinh giản thì để đảm bảo các chỉ tiêu công tác xét
xử, góp phần đáp ứng nhiệm vụ chính trị với địa phương của hai cấp Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ninh là thách thức rất lớn. Từ thực tế này, sau khi có chỉ đạo của
Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định
chọn Quảng Ninh là 1 trong 16 địa phương để tiếp tục mở rộng thực hiện thí điểm
về đổi mới, tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện
hành chính.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Kế hoạch
số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về tiếp tục và
mở rộng thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết
các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, ngay sau khi
được chọn là tỉnh thí điểm thực hiện đổi mới tăng cường hòa giải đối thoại trong
giải quyết tranh chấp dân sự và khiếu kiện tại Tòa án nhân dân, Ban thường vụ tỉnh
ủy tỉnh Quảng Ninh Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo những nội dung cụ thể, những việc cần thực hiện ngay để
đảm bảo việc triển khai thí điểm đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; Bám
sát chỉ đạo của lãnh đạo TAND tối cao, thường trực tỉnh ủy và Ban chỉ đạo thí điểm
hòa giải đối thoại tại tỉnh Quảng Ninh, ban cán sự Đảng TAND tỉnh Quảng Ninh đã
kiểm tra trực tiếp cơ sở vật chất của các trung tâm, tình hình chuẩn bị của các trung
tâm, yêu cầu các trung tâm hòa giải, đối thoại báo cáo tiến độ thực hiện về TAND
15 Báo cáo Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các
tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh
41
tỉnh để nắm bắt kịp thời nhằm triển khai thí điểm đúng kế hoạch. Cùng với công tác
chuẩn bị về cơ sở vật chất, lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn
bản chỉ đạo về việc rà soát, lựa chọn, phân bổ và tổ chức tập huấn các hòa giải viên,
đối thoại viên. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số
345/QĐ-TA ngày 18/10/2018 thành lập 06 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án
gồm Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án tỉnh và các Trung tâm hòa giải, đối
thoại tại Tòa án thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, thị xã Quảng
Yên; ban hành Quyết định số 01/QĐ-TA ngày 08/01/2019 thành lập Trung tâm hòa
giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều sau khi có chỉ đạo của Ban Chỉ
đạo thực hiện thí điểm tỉnh Quảng Ninh và sự đồng ý của Tòa án nhân dân tối cao.
Lựa chọn, chỉ định 35 hòa giải viên, đối thoại viên; 07 Thư ký giúp việc cho các
Trung tâm, đồng thời phân công các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các thành
phố, thị xã, đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh làm Giám đốc các Trung
tâm hòa giải, đối thoại; sắp xếp các phòng làm việc, phòng hòa giải, đối thoại, trang
bị những phương tiện làm việc thiết yếu cho các Trung tâm hòa giải, đối thoại. Hầu
hết hòa giải viên, đối thoại viên được lựa chọn từ những cán bộ làm trong lĩnh vực
pháp luật, lĩnh vực chính quyền, công tác xã hội mới nghỉ hưu nên có nhiều thuận
lợi cho hoạt động thí điểm. Phần lớn thư ký giúp việc tại các trung tâm là thư ký
Tòa án nên cũng góp phần đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện thí điểm đạt kết quả
cao.
Sau gần một tháng chuẩn bị, ngày 01/12/2018 tất cả các trung tâm hòa giải đối
thoại tại Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã đi vào hoạt động. Cùng với việc triển
khai thực hiện thí điểm, TAND hai cấp tỉnh Quảng Ninh chú trọng công tác thông
tin tuyên truyền về hoạt động thí điểm hòa giải đối thoại. TAND tỉnh Quảng Ninh
đã phối hợp với Ban nội chính tỉnh ủy và Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh
thực hiện 3 phóng sự bản tin, tham gia hoạt động thông tin báo chí do ban tuyên
giáo tỉnh ủy tổ chức để tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách hoạt động
thí điểm tại Tòa án.
Về kinh phí triển khai thực hiện TAND tỉnh Quảng Ninh đã căn cứ theo quy
chế chỉ tiêu cho hoạt động thí điểm và các quy định về tài chính hiện hành và đề
42
xuất lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí thực hiện thí điểm. TAND tỉnh
Quảng Ninh đã tiếp nhận đủ nguồn kinh phí trên 7 tỷ đồng của tỉnh Quảng Ninh hỗ
trợ kinh phí cho hoạt động của 7 trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án và đưa vào
sử dụng đúng quy định.
Các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh
hoạt động rất hiệu quả và đã đạt được những thành tựu nhất định.
2.3. Thực tiễn thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tại Hệ thống Tòa án nhân
dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Quy trình thực hiện mô hình hòa giải tại tỉnh Quảng Ninh
Về quy trình hoà giải, đối thoại tại Trung tâm hoà giải của Toà án hai cấp tỉnh
Quảng Ninh được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 310/TANDTC - PC
ngày 11/10/2019 hướng dẫn về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng
cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành
chính tại Tòa án nhân dân và Công văn số 59/TANDTC - PC ngày 29/3/2019 về
việc hướng dẫn bổ sung về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường
hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại
Tòa án nhân dân như sau:
Khi đương sự đến nộp đơn tại Tòa án, cán bộ nhận đơn có trách nhiệm giải
thích cho đương sự về mô hình thí điểm hòa giải được tiến hành tại Tòa án. Sau khi
nhận đơn, cán bộ nhận đơn chuyển lại cho Giám đốc trung tâm (Chánh án) xử lý
đơn và phân công Hoà giải viên để giải quyết vụ việc; đồng thời cũng phân công
Thẩm phán có trách nhiệm theo dõi vụ việc đó. Thư ký Trung tâm Hòa giải có
nhiệm vụ vào sổ thụ lý đơn theo từng lĩnh vực, soạn thảo quyết định phân công Hòa
giải viên và chuyển lại cho Thẩm phán, Hòa giải viên được phân công tham gia giải
quyết vụ việc đó. Thẩm phán hỗ trợ Hoà giải viên nghiên cứu hồ sơ khởi kiện và
cùng trao đổi về những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi tiến hành hoà giải, đối thoại
nếu cần thiết. Sau đó, Hoà giải viên triệu tập các đương sự để thực hiện việc hoà
giải hoặc đối thoại theo quy định. Sau khi tiến hành hoà giải xong mỗi vụ việc, các
Hoà giải viên lập Báo cáo kết quả giải quyết vụ việc cùng Biên bản hoà giải thành
hoặc biên bản hoà giải không thành, chuyển hồ sơ sang Toà án để Toà án tiến hành
43
thụ lý và công nhận sự thoả thuận của các đương sự hoặc để Tòa án giải quyết vụ án
theo thủ tục tố tụng thông thường trong trường hợp hoà giải không thành.
Thư ký của mỗi Thẩm phán được phân công theo dõi vụ việc có trách nhiệm
hỗ trợ các Hòa giải viên trong việc triệu tập các đương sự và soạn thảo các văn bản
cần thiết theo quy định. Sau mỗi vụ việc hòa giải, thư ký vào sổ kết quả tại trung
tâm và hoàn thiện hồ sơ để lưu tại Trung tâm. Hàng tuần, thư ký Trung tâm tổng
hợp lại số vụ việc thụ lý vào trung tâm, số vụ việc hòa giải, đối thoại thành và
không thành theo từng lĩnh vực để báo cáo lãnh đạo Trung tâm và Ban chỉ đạo Đề
án thí điểm.
2.3.2. Đánh giá chung quá trình thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tại Hệ
thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh
a. Những kết quả, thuận lợi khi thực hiện thí điểm mô hình.
*Kết quả đạt được:
Nhìn chung, việc thực hiện hiệu quả hoạt động thí điểm đổi mới về hòa giải,
đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại các Tòa
án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã làm giảm đáng kể số vụ việc mà
Tòa án phải trực tiếp giải quyết (từ 01/11/2018 đến 31/8/2019, các Trung tâm hòa
giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã hòa giải, đối thoại
thành 1.511 vụ việc), với việc không phải trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng
khi giải quyết các vụ việc này đã tạo thuận lợi để các Thẩm phán, Thư ký Tòa án
tập trung nghiên cứu giải quyết các vụ việc phức tạp đã thụ lý, đảm bảo tỷ lệ, chất
lượng xét xử giải quyết các loại án trong bối cảnh biên chế Thẩm phán, cán bộ Tòa
án không được tăng mà còn phải tinh giản hiện nay. Việc hòa giải, đối thoại được số
lượng vụ việc lớn như trên cũng góp phần tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân
sự (với 1.511 vụ việc được giải quyết qua hòa giải, đối thoại đã góp phần tạo thuận
lợi cho công tác thi hành án dân sự khi không phải tổ chức cưỡng chế thi hành án
với một tỷ lệ nhất định). Đồng thời, kết quả của hoạt động hòa giải tại Tòa án cũng
góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của Nhà nước và nhân dân (giảm các
chi phí về mở phiên tòa cho ngân sách Nhà nước, hạn chế sự tham gia của các cơ
quan có liên quan khi không phải mở phiên tòa xét xử. Kết quả của hòa giải, đối
44
thoại thành dựa trên công tác dân vận cũng góp phần tạo sự đồng thuận và xây dựng
khối đoàn kết trong nhân dân, triệt tiêu những mâu thuẫn có thể phát sinh khi các
tranh chấp phải giải quyết bằng việc mở phiên tòa...).
So với năm 2018 của hai cấp Tòa án tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ hòa giải, đối thoại
thành trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tăng 4,8%.16
Đồng thời, thời gian giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại
Trung tâm nhanh hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà
nước. Chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Trung
tâm đạt kết quả cao, 100% các quyết định đều không có kháng cáo, kháng nghị, tạo
thuận lợi cho việc thi hành án; góp phần ngăn ngừa triệt để các tranh chấp, mâu
thuẫn phát sinh giữa các bên.
Về mặt chủ trương, kết quả hoạt động hòa giải đã đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua
thương lượng, hòa giải, trọng tài...”; Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23-11-2012
của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của
Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013
cũng yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án “...Nâng cao tỷ lệ hòa giải
thành các vụ việc dân sự...” đã đề ra.
Theo đồng chí Đặng Phúc Lâm - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh - Giám đốc Trung tâm hòa giải tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết:
“Hoạt động hòa giải đối thoại là phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp khi
không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự,
Nhà nước và xã hội. Thực tế triển khai cho thấy, mô hình thí điểm đã giảm đáng kể
số vụ việc mà tòa án phải thụ lý, giải quyết. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ, chất
lượng xét xử giải quyết các loại án, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự;
tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của Nhà nước và nhân dân; tạo sự đồng thuận,
16 Tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành của hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2018 là
80%, tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành sau khi thực hiện thí điểm là 84,8%.
45
xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh
thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị” (theo kết quả phỏng vấn chuyên
gia - xem phụ lục 1).
* Công tác tổ chức, chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tại
địa phương.
- Công tác lãnh đạo của Ban Chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng
Ninh:
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Kế hoạch
số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về tiếp tục và
mở rộng thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết
các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thí điểm đổi mới, tăng
cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính
tỉnh Quảng Ninh; ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc,
quan hệ công tác, tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm; ban hành Chỉ thị
số 27-CT/TU ngày 16/01/ 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thí điểm công tác hòa giải, đối thoại trong giải
quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân. Ban Chỉ đạo
tỉnh Quảng Ninh cũng định kỳ tổ chức các phiên họp, ban hành các Kết luận để kịp
thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động hòa giải, đối thoại đồng thời quan tâm, hỗ trợ đầy
đủ nguồn kinh phí đảm bảo cho thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh:
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Kế hoạch số
301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao và sự chỉ đạo của
Thường trực Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình triển khai thí điểm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện
tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động thí điểm hòa giải, đối thoại tại các
Tòa án có Trung tâm hòa giải, đối thoại; chủ động quán triệt Chỉ thị số 27-CT/TU
46
ngày 16/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện thí điểm công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp
dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, các Kết luận phiên họp của Ban
chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng Ninh, công văn số 1285-CV/BCS
ngày 08/4/2019 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về việc tiếp tục triển
khai thực hiện thí điểm đổi mới công tác hòa giải, đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mo_hinh_hoa_giai_doi_thoai_tai_toa_an_va_thuc_tien.pdf