Lời cam đoan i
Lời câm ơn ù
Tóm tất iii
Mục lục V
Danh mục các từ net tất vii
Danh mục các bâng .viii
Danh mục các biểu đồ. đỏ thị, sơ đổ, hình ảnh IX
Chương 1: Giới thiệu 01
1.1. Dặt vẩn đe 01
1.2. Tinh cap thiết cũa dể tải 02
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 03
1.4. Nội dung nghiên cứu cùa đề tài 03
1.5. Phương pháp nghiên cứu của dề tãi 04
1.5.1. Phương pháp luận. 04
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 04
1.6. Kết cẩu luận vãn 05
1.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 06
Chương 2: Tong quan về cẩu cẩu càng di động vã van đề cẩn nghiên cứu 07
2.1. Khái quát VC tinh hình nghiên cứu cẩu cẩu càng di động 07
2.2. Trinh tự cảc bước nghiên cứu cho hệ thống MHC dựa ttên kỹ thuật mầu áo 11 Chương 3: Thành phần cấu thành vã nguyên lý lâm ’.iệc cùa cẩu cẩu càng di dộng 13
3.1. Thành phẩn cấu thánh và hoạt dộng của cẩu cẩu cáng di dộng 13
3.2. Phân tích điều kiện làm việc của cầu cẩu càng di dộng 15
Chương 4: Mô hình hóa vã xây dựng mầu ào cho hệ thống cẩu cầu cáng di động. 19
4.1. Sự cẩn thiết phát triên màu áo cho nghiên cứu hệ thống cơ diện từ 19
4.2. Cấu trúc phần mềm cho xây dựng mẫu áo của hệ thống MHC 20
4.3. Mô hình hóa và xây dựng mẫu ào cho hệ thống MHC 21
66 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô hình hóa và phát triển hệ thống điều khiển cho hệ cần cẩu di động dựa trên kỹ thuật mẫu ảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên tục
kéo dài đến phần cuối của sự vận chuyển, nó trở nên rất khó để điều khiển container
đến một vị trí mong muốn [1]. Để tăng năng suất vận chuyển hàng hóa của hệ thống
cẩu MHC, tất cả các chuyển động của cẩu nên được thực hiện ở tốc độ cao, và tải
phải được vận chuyển đến vị trí mong muốn một cách chính xác. Tuy nhiên rất khó
để thực hiện những yêu cầu này, bởi vì khi xe đẩy được gia tốc và giảm tốc, tải treo
sẽ lắc không mong muốn. Hơn nữa nhiễu bên ngoài gây ra bởi sóng, gió và thân tàu
di chuyển liên tục cũng làm cho quỹ đạo của tải không thể dự đoán được. Do đó,
điều khiển tải đến vị trí mong muốn một cách chính xác trong trường hợp cẩu MHC
là vấn đề được tập trung nghiên cứu trong luận văn này.
Đối với cẩu giàn hoạt động trên đất liền, chuyển động của xe đẩy và chuyển
động lắc là đồng phẳng. Trong trường hợp này xe đẩy giá cẩu được sử dụng để
chống lắc cho container bởi kỹ năng điều khiển của người vận hành. Trong trường
hợp của MHC, container ngoài chuyển động lắc dọc còn có chuyển động lắc ngang
gây ra do chuyển động lắc của thân tàu. Và điều này khó có thể chống lắc như đối
với trường hợp cẩu hoạt động trên đất liền, bởi vì thành phần lắc ngang và hướng di
chuyển của xe đẩy không cùng một mặt phẳng.
Tổng quát có hai giải pháp được đề xuất chống lắc cho tải treo container, bao
gồm giải pháp cơ khí và giải pháp điện, giải pháp cơ khí được áp dụng thành công
để khống chế lắc dọc của tải trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, phương pháp này
phát ra rung động, thời gian đáp ứng chậm và chi phí bảo trì cao [2], trong hầu hết
tất cả các trường hợp giải pháp điện được sử dụng phổ biến để chống lắc cho tải,
giải pháp điện được phân làm hai loại phương pháp điều khiển, điều khiển vòng hở
và điều khiển vòng kín. Sơ đồ điều khiển vòng hở được đề xuất trong [3] thì không
trang bị các cảm biến, mục tiêu điều khiển dựa trên quỹ đạo và tốc độ những thông
số mà đã mô phỏng trước để loại bỏ nhiễu, phương pháp này kinh tế và ổn định với
các loại cẩu có tần số tự nhiên thấp, tuy nhiên nó không hiệu quả đối với đối tượng
không ổn định bị ảnh hưởng bởi nhiễu. Trong khi đó sơ đồ điều khiển vòng kín
cũng để xuất để chống nhiễu cho cẩu di động, những sơ đồ này được trang bị với
10
nhiều loại cảm biến để phát hiện góc lắc của tải trong điều khiển đối tượng phi
tuyến [4-10], tín hiệu góc lắc của tải được xử lý bởi bộ quan sát và dự đoán trước
khi phản hồi đến bộ điều khiển. Rất nhiều thiết bị được đề xuất để đo góc lắc của
tải. Nhóm tác giả Yoshida [9] đề xuất sử dụng camera như là một cảm biến không
tiếp xúc để quan sát tín hiệu phản hồi của cẩu. Trong trường hợp này một 3D
camera được lắp đặt trên xe đẩy giá cẩu để đo vị trí 3D của tải, phương pháp này
hiệu quả cho cẩu có tác động bởi nhiễu. Tuy nhiên hệ thống quan sát chi phí đầu tư
cao và khó bảo trì, thêm vào đó tuổi thọ của các thiết bị quan sát bị giảm khi chúng
làm việc trong môi trường biển. Để giảm chi phí, chính xác và đáp ứng nhanh,
nhóm tác giả [11] đã giới thiệu một phương pháp đo mới sử dụng cảm biến gia tốc 3
trục để dự đoán góc lắc. Trong phương pháp này góc lắc được đo bởi cảm biến gia
tốc dựa trên sự sai lệch giữa điểm cố định trên xe đẩy và giá cẩu. Những phương
pháp đo trên nhằm phát hiện góc lắc nhằm giúp thiết kế hệ thống điều khiển vòng
kín để chống lắc của tải treo. Những phương pháp này đã đạt được những mục tiêu
đo góc lắc chính xác và thiết kế một hệ thống điều khiển mong muốn.
Qua phân tích tất cả các phương pháp nghiên cứu trên, tôi thấy rằng khi
nghiên cứu đối với một sản phẩm cơ điện tử từ ý tưởng đến triển khai ra thực tế mất
nhiều thời gian và chi phí cho quá trình xây dựng phần cứng, chạy thử, kiểm tra, sửa
chữa và đánh giá, hơn nữa các cảm biến đo với độ chính xác cao rất đắt nên hạn chế
sử dụng để thử nghiệm, đặc biệt đối với các hệ thống cơ điện tử lớn và đắt tiền.
Nhằm giảm chi phí và thời gian xây dựng mẫu phần cứng, trong luận văn này, tôi
giới thiệu một kỹ thuật mô phỏng trên mẫu ảo chạy trên máy tính nhằm giúp các kỹ
sư cơ điện tử có thể triển khai các ý tưởng và thực hiện mô phỏng, kiểm nghiệm các
thuật toán sao cho hệ thống cơ điện tử thiết kế tối ưu nhất trước khi xây dựng mẫu
phần cứng. Kỹ thuật mô phỏng mẫu ảo là sự tích hợp nhiều phần mềm thương mại
như: SOLIDWORKS, ADAMS, và MATLAB/Simulink. Phần mềm
SOLIDWORKS dùng để thiết kế các thành phần cơ khí của hệ thống cơ điện tử,
ADAMS dùng để tạo mô hình cơ khí ảo và mô phỏng hành vi động lực học của
thành phần cơ khí, đặc điểm của phần mềm ADAMS cho phép sử dụng các cảm
11
biến ảo để đo bất kỳ thông số nào tại bất kỳ điểm nào của các thành phần cơ khí như
lực, tải, momen., MATLAB/Simulink được sử dụng để thiết kế các hệ thống điều
khiển. Mô hình mẫu ảo được tạo thành từ các phần mềm trên có những đặc tính
tương tự như mô hình cơ điện tử thực tế, thông qua mô phỏng trên mô hình mẫu ảo
với các điều kiện như trong ngữ cảnh thật không chỉ giúp cho các kỹ sư cơ điện tử
sửa chữa các thiết kế cơ khí sao cho phù hợp mà còn cải tiến được phương pháp
điều khiển.
2.2. Trình tự các bước nghiên cứu cho hệ thống MHC dựa trên kỹ thuật mẫu
ảo:
Để nghiên cứu đối tượng cần cẩu di động cầu cảng dựa trên kỹ thuật mẫu ảo
như đã đề xuất trên, tôi trình bày quy trình các bước thực hiện như giới thiệu trên
hình 2.3:
Phân tích điều kiện làm
việc của MHC
Khái niệm
cần cẩu di
động (MHC)
Phân tích hành vi động
lực học của MHC
Thiết kế các thành phần
cơ khí của MHC
SOLIDWORK
Xây dựng mô hình mẫu
ảo của MHC
ADAMS
Mô phỏng, kiểm tra,
đành giá
Thiết kế và mô phỏng
hệ thống điều khiển
Hình 2.3: Trình tự xây dựng mẫu ảo cho hệ thống cần cẩu di động
(a) Phân tích điều kiện làm việc của MHC: Dựa trên khái niệm về cẩu cầu cảng di
động hoạt động trên biển, phân tích kết cấu cơ khí và ảnh hưởng của các yếu tố
nhiễu bên ngoài như sóng biển và gió tác động lên hệ cơ khí.
12
(b) Phân tích hành vi động lực học của MHC: Phân tích và xây dựng các phương
trình động lực học của xe đẩy của MHC khi gắp container.
(c) Thiết kế và mô hình hóa các thành phần cơ khí của MHC: Dựa trên phân tích
hoạt động của MHC sử dụng phần mềm SOLIDWORKS để thiết kế các thành
phần cơ khí.
(d) Xây dựng mẫu ảo của MHC và mô phỏng hành vi động lực học: Xây dựng mô
hình mẫu ảo của MHC trong môi trường ADAMS, mô phỏng và khám phá hành
vi động lực học của các thành phần cơ khí với các điều kiện làm việc tương tự
như trong ngữ cảnh thật. Dựa trên kết quả mô phỏng, đánh giá hiệu quả của mô
hình cơ khí của MHC.
(e) Thiết kế và mô phỏng hệ thống điều khiển: Thiết kế hệ thống điều khiển trong
môi trường MATLAB/Simulink và áp dụng thuật toán điều khiển đã thiết kế
trên mẫu ảo cơ khí của MHC dưới ảnh hưởng của các điều kiện làm việc như
trong ngữ cảnh thật và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều khiển.
13
CHƯƠNG 3
THÀNH PHẦN CẤU THÀNH VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
CỦA CẨU CẦU CẢNG DI ĐỘNG
3.1. Thành phần cấu thành và hoạt động của cẩu cầu cảng di động:
Cẩu cầu cảng di động là một hệ thống cần cẩu được ráp trên một thiết bị nổi
như giới thiệu trong hình 3.1.
(1). Thiết bị nổi; (2). Khung chân đế; (3). Khung hỗ trợ; (4). Thanh giằng;
(5). Xe đẩy (xe rùa); (6). Giá cẩu
Hình 3.1: Mô hình hệ thống cẩu cầu cảng di động
Hệ thống MHC bao gồm: thiết bị nổi, khung chân đế, khung hỗ trợ, xe đẩy
giá cẩu, giá cẩu và thanh giằng. Thiết bị nổi làm việc trên biển, nó được thiết kế như
một chiếc tàu, sao cho có thể nâng toàn bộ hệ thống cẩu và tải, thiết bị nổi làm việc
trong điều kiện sóng và gió nên bị lắc quanh các trục như trên hình vẽ. Hệ thống
khung chân đế được thiết kế có cấu trúc vững chắc để có thể chịu đựng được tổng
trọng tải của cẩu, khung chân đế có thể di chuyển dọc theo chiều dài của tàu và có
thể được điều chỉnh theo chiều ngang để thao tác gắp và thả container. Khung hỗ trợ
14
được nâng lên khi cẩu bắt đầu làm việc và hạ thấp khi cẩu ngưng hoạt động, chức
năng này nhằm thu gọn cẩu khi thiết bị nổi di chuyển từ bờ ra tàu mẹ và ngược lại.
Xe đẩy di chuyển trên ray của thanh giằng theo hướng trục y và được dẫn động bởi
mô tơ điện, xe đẩy kéo giá cẩu đến vị trí mong muốn để gắp hoặc sắp xếp container.
Giá cẩu được treo trên xe đẩy bởi 4 dây cáp có thể điều chỉnh được, chức năng này
để điều chỉnh các móc để gắp container, hệ thống kẹp và định vị được sử dụng để
định vị các container một cách chính xác.
Hình 3.2: Cơ chế làm việc của hệ thống khung của MHC
Cơ chế làm việc của hệ thống khung cẩu có thể mô tả chi tiết như hình 3.2:
Chức năng di chuyển dọc và ngang tàu: chức năng này cho phép cẩu có
thể di chuyển dọc theo chiều dài thân tàu và có thể điều chỉnh theo chiều
ngang (di chuyển qua trái hoặc qua phải để gắp container) nhờ hệ thống
ray thiết kế trên tàu.
Chức năng xoay: chức năng này cho phép cẩu có thể điều chỉnh ổn định
tàu khi bị lắc bởi sóng biển.
15
Chức năng di chuyển xe đẩy cẩu: hệ thống xe đẩy được vận chuyển để
mang theo giá cẩu đến vị trí gắp hoặc thả container.
Hệ thống giá cẩu: hệ thống bao gồm nhiều chi tiết bao gồm các cơ cấu
định vị và kẹp container.
3.2. Phân tích điều kiện làm việc của cẩu cầu cảng di động:
Do điều kiện làm việc trên biển nên hệ thống MHC bị tác động bởi sóng và
gió theo các hướng khó xác định. Theo nghiên cứu của Jing-Jong Jang và cộng sự
[13], lực kéo do gió gây ra tác động lên cấu trúc cẩu thông qua sóng biển có thể
đánh giá dựa trên phương trình cơ bản của lực kéo trong khí động học như sau:
21( ) ( )
2
D DF t C AU t (3.1)
Trong đó: : mật độ không khí; CD: hệ số kéo của gió; A: diện tích của cấu
trúc cẩu; U(t): tốc độ gió sự cố.
( )U t U w t (3.2)
Trong đó U là hằng số với tốc độ gió phụ thuộc vào độ cao so với mực nước
biển, và w(t) là hàm biểu diễn tốc độ gió xoáy biến đổi ngẫu nhiên. Lực kéo do gió
gây ra ( )DF t có thể được viết như sau:
21 1
( ) ( ) ( )
2 2
D D D DF t C AU C AUw t C Aw t w t (3.3)
Thành phần đầu tiên của phương trình (3.3) được gọi là lực kéo trung bình,
thành phần thứ 2 và thành phần thứ 3 của phương trình (3.3) là lực kéo kết hợp với
gió xoáy. Để đánh giá tác động của gió lên cấu trúc cẩu, thành phần thứ 3 của
phương trình (3.3) có thể được bỏ qua, dao động của tốc độ gió xoáy w(t) là quá
trình ngẫu nhiên Gaussian với trung bình là zero.
Trong nghiên cứu này, phần diện tích và độ cao của kết cấu khung cần cẩu
chịu tác động của nhiễu gió thì không đáng kể, do đó ảnh hưởng của gió đến cấu
trúc của khung cần cẩu có thể được bỏ qua, và nó có thể được xem như là nhiễu
ngẫu nhiên Gaussian của hệ thống điều khiển, trong khi đó nhiễu gây ra bởi sóng
biển là thành phần ảnh hưởng chính đến chuyển động của thiết bị nổi. Do đó khi
16
khảo sát đối tượng như hệ thống MHC, việc biểu diễn sự tác động của sóng biển
trực tiếp ảnh hưởng lên quá trình làm việc của thiết bị nổi là cần thiết khi mô hình
hóa và điều khiển hệ thống MHC. Để phân tích nhiễu do sóng biển tác động lên hệ
thống MHC, nhiễu sóng biển có thể chia làm 2 thành phần: sự chồng lên nhau của
các sóng dao động điều hòa là nhân tố tác động chính đến thiết bị nổi và thành phần
dao động nhỏ ngẫu nhiên. Do đó, dao động sóng biển được biểu diễn bởi phương
trình bên dưới [14]:
( ) sin( )aw t f t B (3.4)
Trong đó thành phần dao động điều hòa của sóng biển được biểu diễn bởi
phương trình sin( )af t , và thành phần nhiễu ngẫu nhiên là B .
Các đại lượng af , , và là biên độ, tần số và pha của phương trình sóng
tương ứng.
Dưới tác dụng của nhiễu sóng biển, hệ thống MHC bị lắc theo 6 bậc tự do của
chuyển động, bao gồm ba chuyển động tịnh tiến (surge, sway, và heavy) và ba
chuyển động xoay (roll, pitch, và yaw). Sáu bậc tự do của chuyển động được mô tả
như trên hình 3.3.
Hình 3.3: Các chuyển động lắc của cẩu MHC theo các trục
17
Đối với cẩu giàn gắp container bố trí trên đất liền, chuyển động lắc của tải và
chuyển động xe cẩu thì đồng phẳng và việc chống lắc cho tải container thì được
thực hiện bởi sự điều chỉnh xe cẩu của người vận hành. Trong trường hợp của MHC
ngoài chuyển động lắc dọc còn xuất hiện chuyển động lắc ngang do tác động của
nhiễu sóng biển. Thành phần lắc dọc có thể được khắc chế bởi điều khiển sự dịch
chuyển của xe đẩy, tuy nhiên không có phương pháp trực tiếp để khắc chế thành
phần lắc ngang, đối với trường hợp cần cẩu di động, một hệ thống cơ khí kết hợp
với phương pháp điều khiển hợp lý có thể loại bỏ hai thành phần lắc này. Hình 3.4
giới thiệu một cơ chế mới để điều khiển khống chế thành phần lắc ngang của tải
[15]:
Hình 3.4: Một cơ chế cho chống lắc ngang của tải container [15]
Khảo sát cơ chế chống lắc ngang như hình 3.4, hai dây thừng, với các puly
và trống tang cần thiết được thêm vào để tạo nên cơ chế cho chống lắc ngang. Các
trống tang thì cần thiết để bù cho sự chênh lệch về chiều dài giữa phần dây thừng
thêm vào và phần dây thừng chính nhấc container lên khi container được di chuyển
18
lên và xuống. Trong phần dây thừng thêm vào, cơ cấu chấp hành thủy lực phát ra
lực ép để truyền tải lực chống lắc ngang.
19
CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH HÓA VÀ XÂY DỰNG MẪU ẢO CHO HỆ THỐNG
CẨU CẦU CẢNG DI ĐỘNG
4.1. Sự cần thiết phát triển mẫu ảo cho nghiên cứu hệ thống cơ điện tử:
Một khi tính phức tạp của hệ thống cơ điện tử ngày càng tăng, để tăng tính
cạnh tranh trong sản xuất một sản phẩm cơ điện tử yêu cầu thời gian cho một chu
kỳ sản xuất phải giảm. Do đó, xây dựng một mẫu phần cứng để kiểm tra tính tối ưu
của sản phẩm sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để đưa ra một sản phẩm mới ra thị
trường. Kỹ thuật mẫu ảo được đề xuất trong luận văn này như một giải pháp làm
giảm chi phí sản xuất và thời gian so với phương pháp truyền thống, nhờ các quá
trình: xây dựng mẫu ảo, mô phỏng, và tối ưu thiết kế trên máy tính trước khi thực
hiện xây dựng mẫu phần cứng để kiểm tra.
Phương pháp mẫu ảo là giải pháp phần mềm tích hợp bao gồm mô hình hóa
một hệ thống cơ khí, mô phỏng, và quan sát hành vi chuyển động của hệ cơ khí
trong môi trường 3D trên máy tính dưới điều kiện hoạt động như thật, và tinh chỉnh,
tối ưu các thiết kế thông qua nghiên cứu các thiết kế lặp lại. Ưu điểm của kỹ thuật
mô phỏng này bao gồm: tạo ra mô hình chi tiết và được sử dụng như là một thí
nghiệm ảo trong cách tương tự như trường hợp thật. Khả năng của mô hình này cho
phép sử dụng các cảm biến ảo để đo tất cả các thông số ở tất cả các thành phần của
mô hình cơ khí một cách thuận tiện. Hình 4.1 trình bày quá trình tạo mẫu ảo cho hệ
thống MHC.
Trong quá trình thiết kế một hệ thống cơ điện tử phức tạp, giai đoạn thiết kế cơ
khí và thiết kế điều khiển được làm tách biệt với các công cụ phần mềm khác nhau
nhưng cùng khái niệm. Sau giai đoạn thiết kế, mỗi mô hình phải được kiểm tra và
xác minh xem có thỏa mãn các mục tiêu đã xác định trước chưa, và sau đó kiểm
chứng trên mô hình vật lý, nếu có vấn đề gì xuất hiện trong hoạt động tương tác
giữa hai hệ thống, các kỹ sư thiết kế phải tinh chỉnh thiết kế cơ khí hoặc thiết kế
điều khiển để đạt một hệ thống cơ điện tử hoàn thiện. Nếu sử dụng kỹ thuật mô
20
phỏng ảo trong thiết kế các sản phẩm cơ điện tử thì quá trình kiểm tra trên mẫu vật
lý sẽ đơn giản hơn nhiều, do đó tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giảm nguy
cơ hỏng hóc thiết bị gây ra bởi sự xung đột giữa hai hệ thống.
Hình 4.1: Quá trình tạo mô hình mẫu ảo cho MHC
4.2. Cấu trúc phần mềm cho xây dựng mẫu ảo của hệ thống MHC:
Hình 4.2 giới thiệu cấu trúc phần mềm để tạo mẫu ảo, bao gồm những phần
mềm sau: CAD-Computer Aided Design (SOLIDWORKS, CATIA,
PROENGINEER); MBS-Multibody (ADAMS, SD-EXACT, PLEXUS); FEA-
Finite Element Analysis (NASTRAN/PATRAN, COSMOS, ANSYS) và Command
& Control (MATLAB, EASY5, MATRIX).
Concept
CAD
C&C
MBS FEA
Virtual
prototype
Physical
prototype
STEP
Parasolid.-
x_t
Hình 4.2: Cấu trúc phần mềm để tạo mẫu ảo
21
Phần mềm CAD được sử dụng để tạo mô hình hình học của hệ thống cơ khí.
Mô hình này bao gồm các chi tiết cứng với hình dạng và kích thước như mẫu vật lý,
và nó chứa thông tin về khối lượng và thuộc tính quán tính của những chi tiết cứng
này. Môi trường CAD cũng có thể thực hiện kiểm tra chuyển động đơn giản với lực
và mô men. Sau đó mô hình hình học này được xuất từ môi trường CAD đến môi
trường MBS sử dụng các định dạng file như là: STEP với CATIA, Parasolid.x_t với
SOLIDWORKS. Phần mềm MBS là thành phần trung tâm của nền tảng mẫu ảo. Nó
được sử dụng cho phân tích, tối ưu và mô phỏng hành vi động lực học của hệ thống
cơ khí dưới điều kiện hoạt động như trong môi trường thật. Phần mềm FEA được sử
dụng cho mô hình hóa các thành phần mềm dẻo. Phần mềm MBS có khả năng
chuyển tải đến phần mềm FEA và nhận những thành phần mềm dẻo phản hồi từ
FEA. Chức năng này cho phép chụp lại đặc điểm quán tính và các quy luật, và dự
đoán tải với độ chính xác cao, do đó đạt được nhiều kết quả thực tế. Command &
Control (C&C) là phần mềm được sử dụng cho thiết kế các hệ thống điều khiển.
Phần mềm này trao đổi thông tin với phần mềm MBS. Quá trình trao đổi tạo một
vòng kín sao cho đầu ra từ mô hình MBS là đầu vào cho hệ thống điều khiển và
ngược lại. Đầu ra từ mô hình MBS là các thông đo cần thiết cho điều khiển, và đầu
ra từ hệ thống điều khiển ảnh hướng trên mô hình mô phỏng MBS.
4.3. Mô hình hóa và xây dựng mẫu ảo cho hệ thống MHC:
Để xây dựng một mô hình mẫu ảo cơ khí của hệ thống MHC, trước tiên các
thành phần và chi tiết của MHC phải được vẽ 3D trong môi trường SolidWorks với
hình dạng và kích thước như mẫu vật lý. Sau đó những chi tiết này được lắp ráp với
các ràng buộc hình học biểu diễn đặc tính của hệ thống MHC.
Trong môi trường SolidWorks, mô hình cơ khí này có thể kiểm tra và đánh giá
hành vi động học đơn giản bằng cách gắn các lực và mô men để dẫn động các chi
tiết và kiểm tra hành vi chuyển động của hệ cơ khí này. Hình 4.3 giới thiệu mô hình
MHC được thiết kế trong SolidWorks dựa trên thông số của mẫu vật lý.
22
Để xây dựng mẫu ảo cho MHC, mô hình cơ khí đã thiết kế trong phần mềm
SolidWorks sẽ được lưu với file có đuôi Parasolid.x_t và xuất sang môi trường
ADAMS để xây dựng mẫu ảo.
Quá trình tạo mẫu ảo cho hệ thống MHC trong môi trường ADAMS/View
được trình bày trên sơ đồ hình 4.4.
6
4
1
2
3
5
(1) Thiết bị nổi; (2) Khung đứng; (3) Khung ngang; (4) Xe đẩy; (5) Cáp; (6) Container
Hình 4.3: Mẫu vật lý của hệ thống MHC được vẽ trong SolidWorks
Mô hình hóa hệ thống cơ
khí của MHC
Lưu mô hình với
File Parasolid.x_t
M
ô
i
trư
ờ
n
g
S
O
L
ID
W
O
R
K
S
Xuất mô hình sang
ADAMS/View
CÀI ĐẶT MÔ HÌNH MẪU ẢO
● Đặt tọa độ hệ thống, đơn vị đo, gia tốc trọng trường
● Định nghĩa thuộc tính vật liệu cho mỗi chi tiết: hệ thống sinh ra ma trận
khối lượng và quán tính tương ứng với loại vật liệu
● Tạo ràng buộc tiếp xúc, ma sát, tâm điểm của các chi tiết, các điểm đo
M
ô
i
trư
ờ
n
g
A
D
A
M
S
\V
iewTẠO CÁC RÀNG BUỘC VÀ CHUYỂN ĐỘNG
● Thiết bị nổi bị lắc theo phương trình sóng qua khớp xoay
● Xe đẩy di chuyển tịnh tiến trên ray của khung ngang qua khớp tịnh tiến.
Lực đẩy cho xe dựa trên tín hiệu phát ra từ bộ điều khiển
● Tải treo container được nối với xe đẩy qua một khớp cầu và lắc theo chuyển
động của xe đẩy
Hình 4.4: Quy trình tạo mẫu ảo trong môi trường Adams/View
Trong môi trường Adams/View, mô hình mẫu ảo cho hệ thống MHC được
tạo như trên hình 4.4. Quá trình mô hình hóa được xây dựng như trình tự như sau để
23
dễ sửa đổi trong giai đoạn thiết kế. Trước tiên, các thông số hình học của các chi tiết
như thuộc tính vật liệu, khối lượng, và mật độ của vật liệu phải được định nghĩa, sau
đó ma trận khối lượng và quán tính của các chi tiết sẽ được phát ra tự động. Những
chi tiết này được nối với nhau từng chi tiết này với từng chi tiết khác tham chiếu
theo tọa độ của thiết bị nổi, sử dụng các ràng buộc hình học. Những ràng buộc này
được mô tả như hình 4.5 và 4.6.
Hình 4.5: Cấu hình hệ thống mẫu ảo của MHC trong Adams/View
Hình 4.6: Mô hình mẫu ảo của MHC trong Adams/View
24
Những ràng buộc này được mô tả như sau: Tâm tọa độ khối của thiết bị nổi
(1) được gán cố định trên tâm của hệ thống tọa độ Đề các trong môi trường Adams
sử dụng khớp quay (khớp bản lề). Chuyển động của thiết bị nổi bị lắc dựa trên hàm
nhiễu sóng. Hệ thống khung (2) được ráp trên thiết bị nổi và di chuyển dọc theo
thiết bị nổi sử dụng khớp tịnh tiến. Xe đẩy (3) được dẫn động bởi lực phát ra từ
motor sẽ di chuyển xe đẩy trên khung ngang theo hướng trục x sử dụng khớp tịnh
tiến. Tải container (4) được nối với xe đẩy sử dụng khớp cầu và tải sẽ được di
chuyển theo chuyển động của xe đẩy.
4.4. Mô phỏng hành vi động lực học của mẫu ảo hệ thống MHC:
Quá trình mô phỏng trên mẫu ảo được thực hiện nhằm khám phá hành vi động
lực học của mô hình cơ khí của hệ thống MHC. Trong nghiên cứu này, tôi thực hiện
mô phỏng nhiều trường hợp với các thông số hệ thống và nhiễu thay đổi trong thời
gian t=30s. Hình 4.6 trình bày mô hình MHC 1 và bảng 4.1 trình bày các giá trị của
thông số cho mô phỏng hệ thống MHC theo mô hình 1.
4.4.1. Xây dựng và mô phỏng mô hình MHC 1:
h
mtrolley
mload
l
- Độ cao cẩu: h=3m
- Chiều dài dây: l=1,2m
- Khối lượng xe cẩu: mtrolley = 127kg
- Khối lượng tải: mload = 148kg
Hình 4.7: Thông số mô hình MHC 1 cho mô phỏng
25
Bảng 4.1: Các giá trị của thông số cho mô phỏng hệ thống MHC 1:
Trường
hợp
Thời gian
mô phỏng
Quỹ đạo xe đẩy
Hàm nhiễu sóng biển
1 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.02sin(1.5time) rad
2 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.04sin(1.5time) rad
3 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.02sin(3time) rad
4 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.04sin(3time) rad
Kết quả mô phỏng chuyển động lắc của tải treo container theo các thông số
cho trong bảng 4.1 được biểu diễn trên hình 4.8 đến 4.11:
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.8: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 1 của MHC1
26
0 5 10 15 20 25 30
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
iti
o
n
(
m
)
Trolley position
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
si
tio
n
(
m
)
Trolley position
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.9: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 2 của MHC1
0 5 10 15 20 25 30
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
it
io
n
(
m
)
Trolley position
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
27
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
si
tio
n
(
m
)
Trolley position
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.10: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 3 của MHC1
0 5 10 15 20 25 30
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
it
io
n
(
m
)
Trolley position
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
it
io
n
(
m
)
Trolley position
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.11: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 4 của MHC1
28
4.4.2. Xây dựng và mô phỏng mô hình MHC 2:
Trong mô hình 2 này, các thông số của hệ thống thay đổi như chiều dài cáp và
khối lượng tải. Các giá trị của thông số mô phỏng cho trong bảng 4.2.
h
mtrolley
mload
l
- Độ cao cẩu: h=3m
- Chiều dài dây: l=1,5m
- Khối lượng xe cẩu: mtrolley = 127kg
- Khối lượng tải: mload = 350kg
Hình 4.12: Thông số mô hình MHC 2 cho mô phỏng
Bảng 4.2: Các giá trị của thông số cho mô phỏng hệ thống MHC 2:
Trường
hợp
Thời gian
mô phỏng
Quỹ đạo xe đẩy
Hàm nhiễu sóng biển
1 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.02sin(1.5time) rad
2 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.04sin(1.5time) rad
3 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.02sin(2.5time) rad
4 30s x = step(time,0,0,30,2.0) Sw(t) = 0.04sin(2.5time) rad
Kết quả mô phỏng chuyển động lắc của tải treo container theo các thông số
cho trong bảng 4.2 được biểu diễn trên hình 4.13 đến hình 4.16:
29
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
iti
o
n
(
m
)
Trolley position
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
si
tio
n
(
m
)
Trolley postion
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.13: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 1 của MHC2
0 5 10 15 20 25 30
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
it
io
n
(
m
)
Trolley position
(a) Dịch chuyển của tải dưới tác dụng của sóng
30
0 5 10 15 20 25 30
0
0.5
1
1.5
2
2.5
Time (sec)
P
o
s
it
io
n
(
m
)
Trolley position
(b) Góc lắc của tải khi xe đẩy dịch chuyển
Hình 4.14: Khoảng dịch chuyển và góc lắc của tải trong trường hợp 2 của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mo_hinh_hoa_va_phat_trien_he_thong_dieu_khien_cho_h.pdf