MỞ ĐẦU.1
1. Sự cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu . 1
3. Mục đích nghiên cứu. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 4
7. Kết cấu của luận văn . 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THưƠNG MẠI .5
1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại:. 5
1.1.1 Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại. 5
1.1.2. Các hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại:. 6
1.1.2.1 Các hoạt động xã hội.6
1.1.2.2 Hoạt động cho vay đối với ngân hàng .7
1.1.2.3. Vai trò đối với người đi vay.7
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại: . 8
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng . 8
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng. 8
1.2.3. Những loại hình cho vay tiêu dùng. 9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
thương mại. 9
1.3.1. Quan điểm về mở rộng cho vay tiêu dùng. 9
1.3.2. Nội dung mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại . 9
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại11
1.3.3.1 Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng .11
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh phú xuân tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động.
Huy động vốn của BIDV Phú Xuân tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng
lần lượt qua 3 năm là 147% và 41.04%. Cho thấy sự tích cực trong công tác huy
động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua và là nền tảng cho sự mở rộng
hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm tới.
Qua bảng 2.1 về tình hình huy động vốn, ta có thể nhận thấy rằng năm
2017, huy động vốn cuối kỳ tại chi nhánh đạt 1086 tỷ đồng, tăng 41.04% so với
năm 2016. Huy động vốn cuối kỳ tăng mạnh chủ yếu vào những ngày cuối năm,
một số doanh nghiệp tăng cường công tác thu hồi công nợ và nhận nguồn vốn
ứng trước từ phía chủ đầu tư.
33
Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, năm 2017 tỷ
trọng huy động vốn dân cư cao hơn so với từ các tổ chức kinh tế. Sau ba năm đi
vào hoạtđộngcho thấy lượng khách hàng cá nhân đã biết đến Chi nhánh nhưng
chưa nhiều và chủ trương của BIDV Phú Xuân là nhanh chóng thúc đẩy hợp tác
với các đối tác lớn để đạt tốt mục tiêu tăng trưởng. Đây là cơ sở để ổn định và phát
triển nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tập trung ở
một số khách hàng: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân
Mây Lăng Cô, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty Cổ phần
Apecland Huế; Tổng Cty CP Du lịch Bến Thành, Cty TNHH Trùng Phương...
Công tác huy động vốn từ dân cư được xác định đóng vai trò nền tảng và
chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV Phú Xuân trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê đến thời điểm ngày 31/12/2017 có 14.313 khách hàng là
cá nhân và 400 doanh nghiệp đang mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi
thanh toán tại Chi nhánh.
Năm 2017 huy động vốn từ dân cư là470 tỷ đồng, tăng 64,34% so với năm
2016, tăng tuyệt đối 184 tỷ đồng. Chi nhánh tích cực chuyển trọng tâm huy động
nguồn tiết kiệm từ dân cư bởi cho thấy đây là nguồn vốn ổn định, đảm bảo an
toàn cho hoạt động kinh doanh.
Năm 2017, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 422 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 38,86% trên tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2017.
Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của BIDV Phú Xuân
thời gian từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy tỷ trọng huy động vốn của Chi
nhánh tập trung ở tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp lớn vì có có sự ổn định
qua các năm. Nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và định chế tài chính
chiếm tỷ trọng thấp và có sự giảm sút trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động .
Nguồn vốn huy động đáp ứng được 70% nhu cầu vốn cho vay của Chi nhánh. Để
đáp ứng nhu cầu vốn cho vay khách hàng trong thời gian tới, BIDV Phú Xuân
đang triển khai các chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng và quan trọng
hơn hết là nhờ vào sự điều tiết hỗ trợ vốn từ Hội sở chính của BIDV.
34
Trong điều kiện NHNN quy định áp dụng trần lãi suất huy động 5,5%năm
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 đến 6 tháng. Để đảm bảo tính cạnh tranh và đáp
ứng khả năng thanh khoản, các NHTM đã đẩy lãi suất thực gửi cao hơn lãi suất
trần huy động bình quân từ 2-3%.Lãi suất huy động vốn liên tục giảm trong thời
kỳ cuối năm 2015 đến năm 2017 là 5,5% đã làm cho tâm lý người gửi không
muốn gửi kỳ hạn ngắn. Vì vậy nguồn vốn ngắn hạn chuyển dần sang nguồn vốn
có kỳ hạn, các kỳ hạn ưa chuộng là kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên phần lớn
các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để giữ thị phần. Mức lãi suất huy động
củaBIDV Phú Xuân thời điểm hiện nay vẫn thấp hơn các NHTM cổ phần trên
địa bàn nhưng nguồn vốn huy động vẫn đảm bảo ổn định.
Có được những kết quả như trên là do BIDV Phú Xuân đã áp dụng những
biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất nhạy bén, chính sách khách hàng,
phong cách phục vụ,... Bên cạnh đó Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chương
trình huy động vốn theo chỉ đạo của BIDV. Chi nhánh luôn quán triệt đến cán bộ
nhân viên ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn, đồng thời đa dạng hoá
các công cụ và hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi
trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Đặc biệt Ban giám đốc rất chú trọng quán triệt đến tất cả
các cán bộ nhân viên có mối quan hệ của mình chủ động tiếp cận khách hàng về
gửi tiết kiệm tại Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh đặc biệt là rất coi trọng việc chăm sóc khách hàng
nhân các ngày lễ lớn, sinh nhật,... nhằm tạo cho khách hàng cảm giác quen thuộc
và an tâm đối với BIDV Phú Xuân.
2.2.2.Hoạt động tín dụng
Nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng cho nhiều mục đích, nhưng hoạt
động tín dụng luôn là hoạt động chủ chốt và là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất
trong Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV Phú
Xuân và hiện nay vẫn đóng góp chủ yếu trong tổng thu nhập của Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của BIDV Phú Xuân qua 3 năm 2015 -2017 đã đạt được
35
những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Với việc
đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng, đồng thời đa dạng các đối tượng cho vay
thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay
theo hạn mức, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, Doanh số
cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh với các Ngân hàng
khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, tổng
dư nợ cho vay của BIDV Phú Xuân đạt2,715 tỷ đồng.
Bám sát được những mục tiêu của BIDV và phương hướng hoạt động của
BIDV Phú Xuân, với phương châm phát huy nội lực, phục vụ cao nhất cho đầu
tư phát triển, giữ vị trí chi phối hoạt động Khu công nghiệp Phú Bài, Hương Sơ
và Tứ Hạ. Dư nợ của BIDV Phú Xuân tập trung vào các mảng: xây lắp, kinh
doanh thương mại, dịch vụ khách sạn. Tỷ trọng cho vay cho đối tượng doanh
nghiệp của BIDV Phú Xuân khá tốt, bình quân ở mức 70% trên tổng dư nợ cho
vay của BIDV Phú Xuân qua các năm. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh luôn
được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thẩm định đến quản lý khách hàng trong suốt
thời gian vay, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2017 là 0.66%.
Bảng 2.2. Dƣ nợ của BIDV Phú Xuân qua 3 năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
(+/-) % (+/-) %
Dƣ nợ 443 100 1984 100 2715 100 1541 347,85 731 36,85
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 176 39,73 406 20,46 887 32,67 230 130,68 481 118,47
Trung dài
hạn
267 60,27 1.578 79,54 1.828 67,33 1.311 491 250 15,84
Theo đối tượng khách hàng
Cá nhân 209 47,18 273 13,76 419 15,43 64 30,62 146 53,48
Doanh
nghiệp
234 52,82 1.711 86,24 2.296 84,57 1.477 631,26 585 34,19
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợpBIDV Phú Xuân)
36
Đến cuối năm 2017 dư nợ tín dụng tại Chi nhánh đạt 2715 tỷ đồng, tăng
36.85% (731 tỷ đồng) so với năm 2016, dư nợ tăng trưởng chủ yếu giải ngân hợp
vốn dự án Chăn nuôi bò thịt, bò giống và bò sữa của Công ty CP Chăn nuôi Bình
Hà; Dự án đầu tư khách sạn của Công ty TNHH Phú Xuân, Công ty TNHH
DL&TM Á Đông; Dự án đầu tư nhà máy may mặc nguồn vốn FDI của Công ty
TNHH MTV TakSon Huế và Cty TNHH Trùng Phương . Tăng trưởng dư nợ tín
dụng ngắn hạn khá tốt, dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2017 đạt 419 tỷ đồng, tăng
146 tỷ đồng sovới năm 2016.
Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 419 tỷ đồng, chiếm 15.43% tổng dư nợ tại Chi
nhánh đến cuối năm 2017. Công tác tín dụng bán lẻ đã được Ban lãnh đạo Chi
nhánh định hướng phát triển theo mô hình NHBL hiện đại. Công tác tín dụng
bán lẻ được đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai sản phẩm bán lẻ và bán chéo
sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, tạo cơ sở cho định hướng phát triển NHBL
trong những năm tiếp theo. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ của BIDV Phú Xuân trong
giai đoạn 2015 -2017 bình quân ở mức 30% trên tổng dư nợ tại Chi nhánh. Dư
nợ tín dụng bán lẻ chủ yếu là cho vay tiêu dùng bao gồm: cho vay hỗ trợ nhà ở,
cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chi
lương qua Chi nhánh. Với mức độ và quy mô cạnh tranh ngày càng cao giữa các
NHTM trên địa bàn, nhưng mức lãi suất vay của BIDV bình quân ở mức ngang
bằng với các NHTM và có thể thấp hơn các NHTM cổ phần từ 2-3% năm và quá
trình quảng bá dịch vụ tốt đã hấp dẫn được khách hàng vay vốn tại Chi nhánh.
2.2.3.Các hoạt động dịch vụ
Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh, BIDV Phú Xuân đã quan tâm đến
việc phát triển các dịch vụ nhằm gia tăng thu nhập từ phí như dịch vụ thẻ, dịch
vụ tài khoản, dịch vụ ngân hàng điện tử, phí hoa hồng bảo hiểm,...Bên cạnh việc
triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, BIDV Phú Xuân tiếp tục
đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống như: thanh toán trong
nước và quốc tế, tài trợ thương mại,Thu nhập từ các hoạt động này ngày càng
37
tăng, đây là những nguồn thu nhập an toàn đối với hoạt động của Ngân hàng nên
cần khuyến khích phát triển theo hướng kinh doanh này.
Hiện tại BIDV Phú Xuân cung cấp các dòng sản phẩm dịch vụ: Thanh toán
trong nước và quốc tế; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại xuất nhập khẩu; Kinh doanh
ngoại tệ; Phát hành trái phiếu; Phát hành Thẻ; Western Union; BSMS; VN Topup;
Do mới thành lập và đã đi vào hoạt động 3 năm qua, mặc dù Chi nhánh đã
triển khai nhiều chương trình quà tặng và tri ân khách hàng để phát triển tối đa
các dịch vụ, tuy nhiên kết quả thu nhập dịch vụ ròng của BIDV Phú Xuân năm
2017chỉ đạt 4,2 tỷ đồng, trong đó thu từ dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng cao
nhất, tiếp đến là thu phí dịch vụ tín dụng.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực phát triển đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng
nhưng nhìn chung các dịch vụ do Chi nhánh cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ
truyền thống như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ
thương mại (chiếm trên 80% tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh). Quá trình đa
dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Western Union, dịch vụ thẻ,
BSMS, VN Topup, còn chậm, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng
dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ đối với
khách hàng chưa cao.
Có thể nói bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là hoạt động ít rủi ro, đồng
thời giúp Chi nhánh dễ dàng tiếp cận với khách hàng, quảng bá hình ảnh của Chi
nhánh rộng rãi hơn trên địa bàn hoạt động. Vì vậy trong thời gian tớiBIDV Phú
Xuân cần tăng cường tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường và đổi mới các
hoạt động dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
2.2.4. Kết quả kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận
và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi thành phần
kinh tế trong xã hội. Cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng, đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ,nên trong
những năm qua BIDV Phú Xuân đã đạt được những kết quả khả quan.
38
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ (%) (+/-) % (+/-) %
Tổng thu nhập 29,6 100 25 100 70 100 (4,6) (15,54) 45 180
Thu nhập từ lãi vay 20 67,57 22 88 58 82,86 2 10 36 163,63
Thu nhập từ lãi bán
vốn nội bộ
8 27,03 2,5 10 10 14,28 (5,5) (68,75) 7,5 300
Thu nhập khác 1,6 5,4 0,5 2 2 2,86 (1,1) (68,75) 1,5 300
Tổng chi phí 28,6 100% 16,4 100% 21,5 100% (12,2) (42,66) 5,1 31,10
Chi phí trả lãi tiền
gửi
18 62,94% 14 85,36 16 74,42 (4) (22,22) 2 14,29
Chi phí trả lãi mua
vốn nội bộ
8,2 28,67 2 12,20 4 18,60 (6,2) (75,61) 2 100
Chi phí khác 2,4 8,39 0,4 2,44 1,5 6,98 (2) (83,33) 1,1 275
Lợi nhuận trƣớc
thuế
1 8,6 48,5 7,6 760 39,9 463,95
(Nguồn: Bảng Cân đối kế toán BIDV Phú Xuân năm 2015-2017)
Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của BIDV Phú Xuân qua 3 năm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
39
Qua bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 -2017. Nhìn
chung ta thấy, tổng thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tăng lên qua các năm,
tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng
chi phí là yếu tố quyết định lợi nhuận mang lại cho chi nhánh.
Chi phí
Tổng chi phí của chi nhánh đang có xu hướng giảmxuống với tốc độ giảm
bình quân là 30%/năm. Trong tổng chi phí của BIDV Phú Xuân năm 2017 thì
chủ yếu là chi phí từ hoạt động huy động vốn và cho vay, mua bán vốn nội bộ
với Hội sở chính, chiếm tỷlệ lần lượt là 74,42% và18,60%. Chi phí năm 2016
giảm 4 tỷ đồng so với năm 2015 tỷ lệ giảm là 22,22%. Sự biến động về chi phí
hoạt động của chi nhánh chủ yếu là là do sự biến động về chi phí trả lãi về tiền
gửi. Ngoài ra là các chi phí hoạt động như lương, tiền thuê nhà, chiếm bình
quân khoảng 8% - 10% tổng chi phí của toàn chi nhánh.
Thu nhập
Thu nhập của toàn chi nhánh chủ yếu là đến từ thu nhập từ hoạt động cho
vay với tỷ trọng chiếm từ 92% - 97% trong cơ cấu tổng thu nhập. Nhìn vào bảng
số liệu có thể thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các
năm: năm 2017 thu nhập tăng mức tăng 36 tỷ đồng so với năm 2016. Sự tăng
trưởng mạnh mẽ này có được từ 02 khoản thu chính đó là thu lãi từ cho vay và
thu lãi vốn điều hòa trong hệ thống.
Các khoản thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác chủ yếu là khoản thu từ
phí các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, dịch vụ
thanh toán,internetbanking... tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập
nhưng cũng có có sự tăng trưởng đáng kể cả về giá trị lẫn tốc độ tăng trưởng.
Năm 2015, tổng thu phí này đạt 2,4 tỷ đồng nhưng đến năm 2016giảm xuống0,4
tỷ đồng giảmxuống 83,33% và năm 2017tổng thu phí này đạt1,5 tỷ đồng tăng 1,1
tỷ đồngso với năm 2016tăng trưởng275%. Điều này chứng tỏ với sự phát triển
về hoạt động cho vay đã kéo theo sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng đi
40
kèm, khối lượng khách hàng và uy tín thương hiệu của Chi nhánh ngày càng
được khẳng định trên địa bàn.
Lợi nhuận
Tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng gặp rất
nhiều khó khăn, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh
gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn nên sự tăng trưởng về thu nhập của Chi
nhánh còn chậm.
Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và kinh
tế Việt Nam nói riêng nhưng BIDV Phú Xuân vẫn luôn duy trì tăng trưởng lợi
nhuận là một biểu hiện tích cực trong hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Xuân.
2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
2.3.1 Chính sách về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ theo quy mô toàn hệ thống
1. Dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa 15% tổng dư
nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.
2. Dư nợ tối đa đối với một sản phẩm cho vay tiêu dùng không quá 20% dư
nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, dư nợ
tối đa không quá 35% tổng dư nợ bán lẻ.
3. Căn cứ tình hình kinh doanh của BIDV từng thời kỳ, giao Tổng giám đốc
được chủ động quyết định điều chỉnh tăng/giảm theo biên độ (+/-) 5% các tỷ lệ
tại Khoản 2 Điều này để phù hợp với thực tế và định hướng hoạt động tín dụng
của Hội đồng quản trị.
2.3.1.2. Chính sách tiếp thị khách hàng
1. Chính sách tiếp thị khách hàng:
a) Đối với khách hàng vay mục đích tiêu dùng, tập trung tiếp thị đối với:
- Các khách hàng có độ tuổi từ 22-55 tuổi, đang sinh sống, làm việc thường
xuyên tại các thành phố, thị xã, thị trấn và có mức thu nhập ổn định từ mức trung
bình khá trở lên; Các khách hàng có quan hệ tiền gửi tại BIDV; Các khách hàng là
41
lãnh đạo/chủ doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó đang được áp dụng chính sách “cấp
tín dụng bình thường” trở lên theo Chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV.
- Các khách hàng có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu)/thẻ tiết
kiệm, bất động sản.
b) Đối với khách hàng vay mục đích sản xuất, kinh doanh, tập trung tiếp thị
đối với:
- Khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV, có quan hệ vay trả
nợ ngân hàng sòng phẳng, tín nhiệm.
- Khách hàng có uy tín, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực
vay vốn.
- Khách hàng có ngành nghề truyền thống, sản phẩm gia truyền thương
hiệu qua nhiều thế hệ, hoạt động ổn định và phát triển.
- Khách hàng có TSBĐ là bất động sản (có khả năng thanh khoản cao).
2. BIDV thực hiện tiếp thị cấp tín dụng gắn với việc tiếp thị các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác đến khách hàng, hướng tới cung cấp trọn gói dịch
vụ ngân hàng theo nhu cầu của khách hàng.
2.3.1.3. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm
1. Cấp tín dụng đối với khách hàng mới:
a) Đối với các khách hàng được xếp hạng từ AA- trở lên theo Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ của BIDV: được xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, áp
dụng “Chính sách ưu tiên cấp tín dụng” - tích cực tiếp thị, phát triển mối quan hệ
giữa BIDV và khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của khách hàng.
b) Đối với các khách hàng được xếp hạng A+, A, A- theo Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách cấp tín dụng bình thường”
- đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng theo các chính sách, sản phẩm hiện hành
của BIDV trong từng thời kỳ nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực giữa BIDV và
khách hàng.
42
c) Đối với các khách hàng được xếp hạng từ BBB trở xuống theo Hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: áp dụng “Chính sách tiếp cận thận trọng” -
cho vay có chọn lọc theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng
thời kỳ, đáp ứng nhu cầu vay vốn phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng để
mở rộng cơ hội bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của BIDV.
2. Cấp tín dụng đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV:
a) Đối với khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, có thiện chí hợp tác với BIDV
trong quá trình vay vốn: BIDV áp dụng “Chính sách mở rộng” - tăng cường thúc
đẩy mối quan hệ bền vững với khách hàng, chủ động mở rộng bán chéo các sản
phẩm, dịch vụ bán lẻ khác của BIDV.
b) Đối với khách hàng phát sinh dư nợ xấu tại BIDV hoặc tổ chức tín dụng
khác trong quá trình đang có dư nợ tại BIDV: BIDV xem xét áp dụng "Chính
sách duy trì" - hỗ trợ khách hàng tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại,
thực hiện từng bước giảm dần dư nợ.
2.3.1.4. Chính sách về tài sản bảo đảm
1. Các loại tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định về giao dịch bảo đảm
trong cho vay của BIDV. Trong đó, đối với khách hàng bán lẻ, BIDV ưu tiên
nhận các loại tài sản bảo đảm sau:
a) Giấy tờ có giá/sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và
các tổ chức tín dụng khác.
b) Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV
trong từng thời kỳ;
c) Phương tiện vận tải;
d) Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai.
e) Nhà ở, công trình xây dựng trên đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở,
công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
43
2. Quy định cụ thể về tỷ lệ tài sản bảo đảm do Tổng giám đốc quy định tại
từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể và các quy định có liên quan của BIDV
trong từng thời kỳ (bao gồm cả việc cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm
đối với các khách hàng có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định).
2.3.1.5. Chính sách về giá
1. Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay:
a) Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải
trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho
vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.
b) Những yếu tố làm cơ sở khitínhgiábaogồm:
- Kết quả xếp hạng khách hàng;
- Tiền gửi huy động từ khách hàng và phí thu được từ các dịch vụ khác;
- Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác;
- Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Cơ chế điều hành lãi suất cho vay:
Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế
điều hành lãi suất của BIDV trong từng thời kỳ do Tổng Giám đốc chỉ đạo, quyết
định hoặc phân cấp cho các cấp điều hành quyết định.
2.3.2 Tình hình tín dụng tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
Thành phố Huế là Trung tâm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi hội tụ
của nhiều thành phần kinh tế quan trọng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
đó hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng càng trở nên gây gắt, các Ngân hàng
thường xuyên mở rộng, thay đổi lãi suất, phương thức thanh toán, phát triển
nhiều dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. BIDVPhú
Xuân không ngoại lệ. Nằm trong hệ thống Ngân hàng cũng chịu sự cạnh tranh
gay gắt với gần 30 Ngân hàng khác trên địa bàn như: Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank) , Ngân hàng Nông nghiệp
44
(Agribank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP
Quân đội (MB),... Vì vậy trong những năm qua Ban giám đốc BIDVPhú Xuân
đã rất quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
nhằm khơi tăng nguồn vốn và đã đưa ra các quyết sách để khai thác tối đa lợi thế
riêng tạo sự phát triển bền vững. Chi nhánh đã không ngừng thay đổi, đổi mới,
nghiên cứu tiếp thị, mở rộng mạng lưới khách hàng, tích cực tăng trưởng tín
dụng, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới, phát triển các dịch vụ, chú trọng
công tác đào tạo cán bộ để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Từ những
chính sách đúng hướng nhờ vậy mà tăng trưởng được nguồn vốn huy động và
tăng thu dịch vụ. Đặc biệt trong công tác đầu tư tín dụng, Ban Giám đốc đã quan
tâm phát triển TDTD tại Chi nhánh và xác định việc mở rộng TDTD phải dựa
trên khả năng quản lý của Chi nhánh đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu tín
dụng tăng tỷ trọng CVTD.
Hoạt động TDTD đã thực sự được BIDV Phú Xuân quan tâm nhằm hướng
tới mục tiêu trở thành Ngân hàng phát triển tiêu dùng bán lẻ hàng đầu cùng với
hệ thống BIDV nói chung và trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng.
Trong những năm qua, hoạt động TDTD tại BIDV Phú Xuân đã đạt những
kết quả khả quan.
2.3.2.1 Quy mô tín dụng tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tín
dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Chi
nhánh cùng với sự nỗ lực của toàn nhân viên Chi nhánh và các Phòng giao dịch
trực thuộc, hoạt động TDTD đã không ngừng cải thiện, quy mô cho vay tăng cao
qua các năm, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
45
Bảng 2.4 Dƣ nợ tín dụng tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân qua 3 năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
2016/2015 2017/2016
(+/-) % (+/-) %
Tổng dƣ nợ 443 1.984 2.715 1.541 447,85 731 136,84
Dư nợ TDTD 115 553 842 438 380,86 289 52,26
Dư nợ cho vay khác 328 1.431 1.873 1.103 336,28 442 30,88
Tỷ lệ dư nợ
TDTD/Tổng dư nợ
25,95 27,87 31,01 1,92 7,39 3,14 11,26
Số lượng khách hàng 997 1.490 1.342 493 149,45 (148) (9,93)
Dư nợ TDTD bình
quân/Khách hàng
0,115 0,371 0,627 0,256 222,6 0,256 69
(Nguồn: Bảng kết xuất dữ liệu Loanmonth của BIDV Phú Xuân)
Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ tín dụng tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
Qua những số liệu trên cho thấy, quy mô hoạt động TDTD của BIDV Phú
Xuân ngày càng tăng. Điều này có được là do Chi nhánh đã có nhiều cố gắng
trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay tiêu dùng, lập
phiếu điều tra thăm dò ý kiến khách hàng,... Bên cạnh đó nâng cao chất lượng
dịch vụ và tiến độ giải ngân,... nên đã thu được kết quả khả quan.
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dư nợ TDTD
Dư nợ cho vay khác
46
Năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 553 tỷ đồng, tăng 380,86% so với
thực hiện năm 2015, đến năm 2017 đạt 842 tỷ đồng, tăng 52,26% so với năm
2016. Số lượng khách hàng quan hệ với BIDV Phú Xuân cũng tăng lên đáng kể
qua các năm. Điều này cho thấy uy tín của BIDV Phú Xuân trên địa bàn ngày
càng được nâng cao.
Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ TDTD trên tổng dư nợ Chi nhánh có xu hướng tăng lên
qua các năm, năm 2015 là 25,95%, năm 2016 là 27,87% và năm 2017 là 31,01%.
Với tỷ trọng ngày càng lớn, hoạt động TDTD ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng trong hoạt động của BIDV Phú Xuân.
Mặc dù TDTD đã có tăng trưởng nhưng tỷ trọng dư nợ TDTD/Tổng dư nợ
tại Chi nhánh bình quân chỉ là 27,67%. Trong khi đó, tỷ trọng này tại các NHTM
cổ phần phổ biến chiếm hơn 50% thì con số đạt được của Chi nhánh là còn
tương đối thấp.
2.3.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng tại BIDV Phú Xuân
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩmtại BIDV Phú Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Giá
trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Tỉ lệ
(%)
(+/-) % (+/-) %
Dƣ nợ tín
dụng tiêu
dùng
115 100 553 100 842 100 438 380,86 289 52,26
CV nhu cầu
nhà ở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mo_rong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai.pdf