Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cửa Lò

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

Chương I: Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

1. Khái niệm và vai trò của cho vay

1.1. Khái niệm cho vay

1.2. Vai trò của cho vay

2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại

2.1. Cho vay ngắn hạn

2.2. Cho vay trung và dài hạn

2.3. Cho vay có đảm bảo

2.4. Cho vay không có đảm bảo

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

3.1. Nhân tố từ phía ngân hàng

3.2. Nhân tố từ phía khách hàng

3.3. Các nhân tố khách quan bên ngoài

Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

1.1. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh của chi nhánh

1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2. Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

2.1. Khái quát cơ sở pháp lý về cho vay

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay tại chi nhánh

Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

1. Phương hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò trong thời gian tới

2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò

2.1. Công tác huy động vốn

2.2. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay

2.3. Đa dạng hoá các hình thức cho vay

2.4. Điều hành linh hoạt lãi suất

2.5. Cải tiến quy trình tín dụng

2.6. Thực hiện tốt chính sách marketing

2.7. Nâng cao chất lượng các dịch vụ

2.8. Coi trọng công tác tổ chức cán bộ

2.9. X ây dựng văn hoá kinh doanh

3. Một số kiến nghị

3.1. Đối với Ngân hàng công thương Việt Nam

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3. Kiến nghị với Nhà nước

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rất hạn chế. Trong phương thức cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn KH phải gửi đến cho NH các tài liệu như: phương án, DA SXKD, chứng từ có liên quan đến nhu cầu vay vốn (hợp đồng mua bán, giấy báo giá…). Đây chính là nhược điểm của phương thức cho vay từng lần gây phiền hà cho KH. 2.1.4. Thời hạn cho vay. Hiện nay, tại chi nhánh NHCT Cửa Lò được phép áp dụng tất cả các thể loại cho vay từ ngắn hạn đến trung hạn và dài hạn đối với KH. Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng cho vay chủ yếu là ngắn hạn, còn trung và dài hạn còn rất hạn chế nhất là đối với đối tượng là các DNVVN. 2.1.5. Quy trình cho vay. Cũng giống như nhiều NH khác, NHCT Cửa Lò vẫn áp dụng một quy trình cho vay đối với KH không phân biệt quy mô. Điều này rõ ràng là không hợp lý khi cùng áp dụng một quy trình cho vay đối với những khoản vay hàng trăm triệu của các DN với những khoản vay chỉ vài chục triệu của các cá nhân. Chính vì thế mà các KH DN cảm thấy thủ tục vay vốn còn phức tạp, chi phí giao dịch sẽ làm tăng lãi suất thực tế mà họ phải trả theo hợp đồng tín dụng. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò. 2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân. Kết quả cho vay đối với KH cá nhân trong những năm gần đây có thể được phản ánh qua bảng sau: Bảng 5: Cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHCT Cửa Lò Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền T.trọng ( % ) Số tiền T.trọng ( % ) Số tiền T.trọng ( % ) 1)Doanh số cho vay 12 100 12.96 100 20.7 100 Ngắn hạn 7.44 62 8.81 68 13.52 65.3 Trung dài hạn 4.56 38 4.15 32 7.18 34.7 2)Doanh số thu nợ 9 100 11.5 100 16.9 100 Ngắn hạn 5.58 62 8.05 70 11.5 68 Trung dài hạn 3.42 38 3.45 30 5.4 32 3)Tổng dư nợ 9.44 100 10.9 100 14.7 100 Ngắn hạn 5.29 56 6.05 55.5 8.07 54.9 Trung dài hạn 4.15 44 4.85 44.5 6.63 45.1 4)Nợ quá hạn 0.3 0.32 0.4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Cửa Lò) Qua bảng 5, ta có thể nhận xét về hoạt động cho vay đối với KH cá nhân của NH trong thời gian qua như sau: ² Về doanh số cho vay. Trước hết, doanh số cho vay liên tục tăng qua năm từ 2004 đến 2006 và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006. Năm 2005 doanh số cho vay đối với KH cá nhân tại ngân hàng đạt 12.96 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2004, và đến năm 2006 doanh số cho vay đạt 20.7 tỷ đồng tăng 59.7% so với năm 2005. Về doanh số cho vay ngắn hạn thì năm 2004 cho vay ngắn hạn đối với đối tượng KH cá nhân đạt 7.44 tỷ đồng, chiếm 62% tổng doanh số cho vay KH cá nhân. Sang năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 8.81 tỷ đồng tăng 18.4% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 68%. Và đến năm 2006 thì doanh số cho vay cho KH cá nhân đã tăng đáng kể đạt 13.52 tỷ đồng tăng 53.5% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 65.3%. Như vậy ta có thể thấy doanh số cho vay đối với KH cá nhân liên tục tăng qua các năm, nhất là trong năm 2006 và luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân của NH. Về doanh số cho vay trung và dài hạn, qua bảng trên ta thấy nó chiếm một tỷ lệ khá nhỏ thậm chí trong năm 2005 còn giảm so với năm 2004. Năm 2004 cho vay trung dài hạn đối với cá nhân đạt 4.56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38% trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân. Bước sang năm 2005 thì doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 4.15 tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2004. Năm 2006 con số này đã được cải thiện hơn đạt ở mức 7.18 tỷ đồng tăng 73% so với năm 2005 và tăng 57.4% so với năm 2004, song vẫn chỉ đạt 34.7% trong tổng doanh số cho vay KH cá nhân. Như vậy, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn, trên 60%. Chính vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn tăng hay giảm ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh số cho vay. Cụ thể trong năm 2005, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm đến 9% nhưng do doanh số cho vay ngắn hạn tăng 18.4% nên doanh số cho vay đối với KH cá nhân vẫn tăng 8%. Trong khi đó, năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng đến 73% nhưng tổng doanh số cho vay cũng chỉ tăng 59.7 % xấp xỉ bằng tốc độ tăng tưởng của doanh số cho vay ngắn hạn là 53.5%. So sánh doanh số cho vay đối với KH cá nhân với tổng doanh số cho vay hàng năm tại chi nhánh NHCT Cửa Lò ta thấy nó chiếm một tỷ trọng không cao. Năm 2004 doanh số cho vay khu vực này đạt 12 tỷ đồng chiếm 43% trong tổng doanh số cho vay của NH. Sang năm 2005 mặc dù doanh số cho vay khu vực này đã tăng lên 12.96 tỷ đồng nhưng cũng chỉ chiếm 40% trong tổng doanh số cho vay của NH. Và đến năm 2006 thì chỉ đạt 35% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy ta có thể thấy mặc dù tăng về quy mô song cho vay đối với KH cá nhân tại chi nhánh NHCT Cửa Lò trong ba năm trở lại đây đang có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay. ² Về doanh số thu nợ. Qua số liệu bảng 5 ta thấy doanh số thu nợ của NHCT Cửa Lò đối với KH cá nhân tăng từ 9 tỷ đồng năm 2004 lên 11.5 tỷ đồng năm 2005 và đến năm 2006 đã tăng lên 16.9 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 37.4%. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2005, 2006 đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt là 44.3% và 42.9%. Trong khi đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2005 gần như không đổi nhưng đến năm 2006 lại tăng mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng 56.5%. ² Về tổng dư nợ. Cũng qua số liệu bảng 5 ta thấy giống doanh số cho vay thì dư nợ của KH cá nhân tại NH tăng lên hàng năm. Năm 2005 dư nợ đạt 10.9 tỷ đồng tăng 1.46 tỷ đồng so với năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng là 15.5%. Và bước sang năm 2006 thì dư nợ khu vực này đạt 14.7 tỷ đồng tăng 3.8 tỷ đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 34.9%. Do tỷ trọng của doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ trung và dài hạn xấp xỉ 30-40% nên dư nợ trung và dài hạn cũng chiếm tỷ trọng khá ổn định, dao động trong khoảng 44-45%. Tổng dư nợ tăng cũng chủ yếu là do dư nợ ngắn hạn tăng: năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 6.05 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 14.4% và đến năm 2006 đạt 8.07 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 33.4%. ² Về nợ quá hạn. Nợ quá hạn của KH cá nhân tại chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian qua có thể thấy là không giảm về quy mô nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng so với tổng dư nợ. Năm 2004, nợ quá hạn chiếm 3.2% tổng dư nợ và đến năm 2005, 2006 đã lần lượt giảm xuống chỉ còn 2.9% và 2.7%. Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng. Như vậy, mặc dù nợ quá hạn đã giảm về tỷ trọng so với tổng dư nợ nhưng do quy mô còn nhỏ bé và quy mô nợ quá hạn lại tăng nên có thể thấy chất lượng hoạt động tín dụng của NH và việc theo dõi các khoản nợ là chưa thực sự tốt. Nhìn chung, hoạt động cho vay đối với KH cá nhân tại chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian qua luôn có sự tăng trưởng về quy mô cũng như đạt được chất lượng khá song lại chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn bộ hoạt động cho vay của chi nhánh, cho vay cũng mới chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Nguyên nhân của tình trạng này: từ phía NHCT Cửa Lò chưa thực sự chú trọng đến đối tượng KH cá nhân, công tác tiếp thị quảng cáo chưa được quan tâm nên KH không biết đến những hoạt động mà NH thực hiện trong khi đại đa số đã quen với hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vốn có từ rất lâu; từ phía KH thì do không tìm hiểu nên nhiều khi không dám vay, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu của NH. Mặc dù thế mạnh của hệ thống NHCT là cho vay đối với DNVVN song điều kiện hiện nay tại địa bàn thị xã Cửa Lò nói riêng cũng như tỉnh Nghệ An nói chung kinh tế cá nhân, hộ gia đình đang ngày càng phát triển. Chính vì thế NHCT Cửa Lò cần có sự quan tâm hơn đến đối tượng KH cá nhân, không chỉ tạo điều kiện để họ tiếp xúc với nguồn vốn NH mà còn là cơ hội để NH thu hút nguồn vốn. 2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào đối tượng KH là các DN có quy mô vừa và nhỏ, điều này phù hợp với thế mạnh của NHCT nói chung và đã góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Kết quả hoạt động cho vay đối với khu vực DNVVN có thể được khái quát qua bảng sau: Bảng 6: Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Cửa Lò. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền T.trọng ( % ) Số tiền T.trọng ( % ) Số tiền T.trọng ( % ) 1)Doanh số cho vay 15.9 100 19.44 100 38.3 100 Ngắn hạn 9.7 61 13 66.9 22.6 59 Trung dài hạn 6.2 39 6.44 33.1 15.7 41 2)Doanh số thu nợ 11.1 100 16.8 100 18.9 100 Ngắn hạn 7.17 64.6 9.91 59 13.4 70.9 Trung dài hạn 3.93 35.4 6.89 41 5.5 29.1 3)Tổng dư nợ 14.16 100 16.8 100 36.2 100 Ngắn hạn 8.31 58.7 11.4 67.9 20.6 56.9 Trung dài hạn 5.85 41.3 5.4 32.1 15.6 43.1 4)Nợ quá hạn 0.43 0.48 0.8 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Cửa Lò) Doanh số cho vay khu vực DNVVN liên tục tăng qua các năm từ 2004 đến 2006. Năm 2005 doanh số cho vay khu vực này đạt 19.44 tỷ đồng tăng 3.54 tỷ đồng so với năm 2004 tương ứng tốc độ tăng trưởng 22.3%. Và đến năm 2006 thì doanh số cho vay khu vực này đạt 38.3 tỷ đồng tăng 18.86 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao là 97%, đưa mức tăng trưởng bình quân trong cả 3 năm lên 59.7%. Về doanh số cho vay ngắn hạn thì năm 2004 cho vay ngắn hạn khu vực này đạt 9.7 tỷ đồng, chiếm 61% doanh số cho vay. Sang năm 2005 thì doanh số cho vay ngắn hạn đạt 13 tỷ đồng chiếm 66.9% doanh số cho vay khu vực này và tăng 34% so với năm 2004. Và đến năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng rất nhanh đạt 22.6 tỷ đồng tăng 73.8% so với năm 2005. Như vậy, ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với khu vực DNVVN tại NH liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn, xấp xỉ trên 60%. Về doanh số cho vay trung và dài hạn, qua bảng ta có thể thấy ngay là nó chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với cho vay ngắn hạn. Năm 2004 cho vay trung và dài hạn tại NH đạt 6.2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39%. Bước sang năm 2005 thì doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 6.44 tỷ đồng tăng gần 4% so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 15.7 tỷ đồng tăng đến 143% so với năm 2005. Như vậy, năm 2006 cả tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng. Trong khi năm 2005 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tăng có 4% nhưng đến năm 2006 đã tăng đến 143% và chiếm 41% tổng doanh số cho vay ở khu vực này. Điều này đã góp phần đáng kể làm doanh số cho vay tăng từ 19.44 tỷ đồng năm 2005 lên 38.3 tỷ đồng năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng 59.7%. Đạt được kết quả này là do NH đã nhận thức được vai trò của nguồn vốn trung và dài hạn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các DNVVN, bên cạnh đó là đã có nhiều hơn những DA của các DN được NH chấp nhận. Ngoài ra, có thể thấy doanh số cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Cửa Lò không chỉ liên tục tăng về quy mô mà còn tăng cả về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay tại NH trong thời gian gần đây. Năm 2004 cho vay khu vực này chỉ đạt 57% trong tổng doanh số cho vay thì đến năm 2006 đã tăng lên 65%. Điều này là khá phù hợp với chiến lược phát triển chung của NHCT Việt Nam, khả năng cung ứng vốn của NHCT Cửa Lò cũng như nhu cầu vốn KD của các DNVVN trên địa bàn. Nhìn vào bảng 6 ta thấy doanh số thu nợ của NHCT Cửa Lò đối với khu vực DNVVN trong những năm qua liên tục tăng, từ 11.1 tỷ đồng năm 2004 lên 16.8 tỷ đồng năm 2005 và đạt 18.9 tỷ đồng năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 32%. Doanh số thu nợ chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ lệ hơn 60% qua các năm. Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 9.91 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2004 và đến 2006 đã tăng lên 35.2% đạt 13.4 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 77.4% mỗi năm từ 2004 đến 2006. Cũng qua bảng 6 ta thấy, giống như doanh số cho vay thì dư nợ của DNVVN tại NH cũng tăng lên qua các năm. Năm 2005 dư nợ đạt 16.8 tỷ đồng tăng 2.64 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 18.6%. Bước sang năm 2006 thì dư nợ cho vay khu vực này đạt 36.2 tỷ đồng tăng 19.4 tỷ đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng lên tới 115.5%. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ở khu vực này sụt giảm mạnh trong năm 2005. Từ chỗ chiếm 41.3% năm 2004 xuống chỉ còn 32.1% trong tổng dư nợ cho vay khu vực này. Bên cạnh đó quy mô dư nợ trung và dài hạn không những không đạt được mức 5.85 tỷ đồng năm 2004 mà còn giảm khoảng 7.7% xuống chỉ còn 5.4 tỷ đồng. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2005, khi mà doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tăng 4% nhưng doanh số cho vay lại tăng đến 75%. Tuy nhiên đến năm 2006 thì những con số này đã được cải thiện rõ rệt, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã tăng lên 43.1%, cao hơn cả năm 2004 và quy mô tăng lên đến gần 3 lần so với năm 2005. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng trưởng mạnh đạt 143% và doanh số thu nợ chỉ tăng 79.8%. Tuy nhiên, nợ quá hạn lại có xu hướng tăng về quy mô: năm 2004 nợ quá hạn là 0.43 tỷ đồng thì đến năm 2005 tăng lên 0.48 tỷ đồng với tốc độ 11.6% và sang đến năm 2006 tăng nhanh lên đến 0.8 tỷ đồng với tốc độ 66.7%. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ lại giảm từ 3% năm 2004 xuống 2.9% năm 2005 và chỉ còn 2.2% trong năm 2006. Như vậy, đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT trong thời gian qua nhìn chung chưa thực sự ổn định. Năm 2005 là năm mà kết quả cho vay ở khu vực này chưa thực sự đạt được kết quả khả quan, nhất là cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, sang đến năm 2006 kết quả đã được cải thiện đáng kể và hứa hẹn những kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Năm 2006 là năm mà NH đã có sự thay đổi khá lớn về cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động chính vì thế đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đạt được những kết quả đó là do sự nỗ lực của tập thể nhân viên NH mà đáng kể nhất là những người trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay đó là nhân viên Phòng khách hàng. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy yếu tố để đánh giá những gì NH đạt được không chỉ là tốc độ tăng trưởng và chất lượng của khoản vay mà còn ở khả năng NH có thể đạt được mà lại chưa đạt được, tức là các điều kiện khách quan đảm bảo cho NH có thể đạt được những kết quả tốt hơn. Điều kiện của kinh tế địa phương cho phép NHCT Cửa Lò có thể mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay của mình nhưng nhìn chung NH còn chưa khai thác hết thế mạnh của mình. Hoạt động SXKD của các DNVVN rất cần nguồn vốn trung và dài hạn nhưng sự đáp ứng của NH chưa thực sự tốt. Mặc dù tình trạng này chủ yếu là từ phía các DN không đáp ứng được các điều kiện của NH song nếu NH thực sự quan tâm thì vẫn có thể giúp đỡ các DN trong phạm vi cho phép. Bên cạnh đó, hoạt động của NH chưa thực sự mang tính chủ động mặc dù đã là chi nhánh cấp 1, một số cán bộ còn e ngại khi phải tiến hành thẩm định những DA có tính chất phức tạp hay những DA có thời gian hoàn vốn dài… Hoạt động của các DNVVN rất đa dạng nhưng hoạt động cho vay của NHCT Cửa Lò chủ yếu chỉ dừng lại ở hình thức cho vay từng lần. Chính vì thế để có thể mở rộng hoạt động cho vay thì NHCT Cửa Lò cần phải có nhiều đổi mới trong cả tư duy và phương thức làm việc, có như vậy mới phát huy được thế mạnh của NHCT đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng KH, góp phần phát triển kinh tế đại phương. Đây cũng chính là một điều kiện cần thiết để khi NHCT Việt Nam tiến hành cổ phần hoá vào năm 2008 thì NHCT đã có thể đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác. 2.2.3. Phân tích cơ cấu dư nợ. Về cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò trong 3 năm trở lại đây có thể được khái quát qua bảng sau: Bảng 7: Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh NHCT Cửa Lò Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền T.trọng (%) Số tiền T.trọng (%) Số tiền T.trọng (%) Tổng dư nợ 23.6 100 27.7 100 50.9 100 1)Theo thời gian - Cho vay ngắn hạn 13.6 57.6 16.4 59.2 30.3 59.5 - Cho vay trung, dài hạn 10 42.4 11.3 40.8 20.6 40.5 2)Theo thành ngành kinh doanh - Cho vay tiêu dùng 1.55 6.57 1.65 6 2.65 5.2 - Cho vay nông nghiệp 0.47 2 0.6 2.2 0.7 1.37 - Cho vay XDCS hạ tầng 1.78 7.54 1.97 7.1 2.46 4.8 - Cho vay thương ngiệp 10 42.4 11.88 42.9 28.35 55.7 - Cho vay dịch vụ 8.2 34.7 9.7 35 14.54 28.56 - Cho vay khác 1.6 6.79 1.9 6.8 2.2 4.37 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHCT Cửa Lò) Về cơ cấu dư nợ theo thời gian, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn đã có chuyển biến lớn trong năm 2006. Tốc độ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng nhưng đã có sự thay đổi về tỷ trọng trong tổng dư nợ trong mỗi năm. Cho vay trung dài hạn năm 2005 tăng 13% so với năm 2004 và đến năm 2006 thì tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 là 82.3%. Cho vay ngắn hạn năm 2005 tăng 20.6% so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 lên tới 84.8%. Như vậy, cả cho vay ngắn trung và dài hạn đều tăng qua các năm từ 2004 đến 2006. Mặc dù tốc độ cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tốc độ cho vay trung dài hạn nhưng lại có sự chuyển biến lớn về tỷ trọng của cho vay ngắn hạn so với cho vay trung dài hạn nhất là trong năm 2006. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn so với trung dài hạn trong hai năm 2004 và 2005 lần lượt là 57.6% và 59.2% thì đến năm 2006 tăng lên 59.5%. Như vậy, cho vay ngắn hạn đã có xu hướng tăng tỷ trọng trong tổng dư nợ, điều này làm tăng tính an toàn đối với nguồn vốn cho vay, phù hợp với quy định của NHNN trong thời gian qua. Về cơ cấu dư nợ theo thành ngành kinh doanh, có thể thấy hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò chủ yếu tập trung phục vụ cho thương nghiệp và dịch vụ, điều này là phù hợp với kinh tế của một khu du lịch biển như thị xã Cửa Lò. Nhìn chung, cho vay đối với tất cả các ngành KD đều tăng nhưng tỷ trọng cho vay tiêu dùng, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có xu hướng giảm chỉ có cho vay phục vụ thương nghiệp là tăng mạnh. Cho vay phục vụ thương nghiệp tăng khá nhanh, từ 10 tỷ đồng năm 2004 tăng lên 11.88 tỷ đồng năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18.8% và đến 2006 là 28.35 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 lên tới 138.6%. Tỷ trọng của cho vay thương nghiệp trong cơ cấu tổng dư nợ cũng tăng nhanh trong năm 2006, từ 42 - 43% trong 2 năm 2004 - 2005 đã tăng lên 55.7% trong năm 2006. Năm 2006 còn là năm đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh của cho vay phục vụ ngành dịch vụ mặc dù có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ cho vay đối với khu vực này trong năm 2005 mới đạt tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 18.3% thì đến năm 2006 đã đạt tốc độ tăng trưởng 49.9% so với năm 2005. Dư nợ cho vay tiêu dùng và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể trong năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng đạt 60.6% và cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 24.9% trong khi đó chỉ số này trong năm 2005 so với 2004 lần lượt là 6.5% và 10.6%. Như vậy, trong thời gian qua chi nhánh NHCT Cửa Lò đã tập trung nâng cao dư nợ cho vay đối với các khu vực kinh tế trọng điểm của vùng đó là khu vực thương mại và dịch vụ, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên là công tác đầu tư tín dụng phải bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, phân bổ hợp lý nguồn vốn cho các thành phần kinh tế. 2.3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Trong những năm gần đây, tuy hoạt động KD của NH còn gặp nhiều khó khăn nhưng những kết quả của chi nhánh NHCT Cửa Lò đã đạt được là rất khả quan. Cùng với thời gian, công tác cho vay đã có những bước tiến mới, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tăng trưởng qua các năm. Để có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh NHCT Cửa Lò trong việc tạo dựng tên tuổi và uy tín cuả NH trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Công tác cho vay đã được cải thiện đáng kể, điều này thể hiện qua số lượng KH đến giao dịch với NH tăng lên rõ rệt qua các năm. Đạt được điều này là do trong các giao dịch của NH thì thủ tục và hồ sơ pháp lý của KH đã được đơn giản hoá hơn trong khâu thẩm định. Hơn nữa cán bộ tín dụng cũng phải trả lời cho KH biết quyết định của NH cho vay hay không cho vay trong một thời gian có thể coi là hợp lý theo quy định của NH. Điều này có nghĩa là NH đã tạo ra môi trường giao dịch thông thoáng và cởi mở hơn đối với KH. Việc kiểm tra sau cho vay của NH cũng được cải thiện đáng kể, hàng tháng các cán bộ tín dụng trực tiếp xuống kiểm tra tình hình sử dụng vốn của KH. Đối với các KH không có điều kiện xuống kiểm tra thường xuyên nhưng vẫn yêu cầu phải nộp các báo cáo về tình hình của DN như bảng cân đối kế toán, các hoá đơn chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay… Công tác thu nợ quá hạn, mặc dù trong những năm gần đây nợ quá hạn có xu hướng tăng về giá trị nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay của NH. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng NH đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế nợ quá hạn như không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định, ban hành các quy định cụ thể về TS thế chấp… Một kết quả nữa mà chi nhánh NHCT Cửa Lò đạt được đó là trong việc cho vay đối với các DNVVN đã giúp các DN này khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh vốn có, từ đó giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Hầu hết KH đến với NH đều hài lòng về thái độ phục vụ của các nhân viên ở đây. 2.3.2. Những hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan thì trong quá trình hoạt động KD của mình chi nhánh NHCT Cửa Lò cũng có khá nhiều mặt chưa làm tốt: ² Nợ xấu, nợ tồn đọng tuy đã được xử lý nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao, quy mô của các khoản nợ dưới tiêu chuẩn lại có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tuy đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành hữu quan nhưng chưa đồng bộ nên hiệu quả đạt được trong việc xử lý nợ vẫn còn nhiều bất cập. ² Đội ngũ cán bộ tuy trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá, được giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp song do tuổi đời còn khá trẻ nên còn mang tính chủ quan khi thực hiện các nghiệp vụ nhất là các nghiệp vụ tín dụng. Một số cán bộ còn chưa xác định được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, tuy đã có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý, chi trả lương nhưng thái độ làm việc tự chủ vẫn chưa cao còn ỷ lại vào NHCT Việt Nam. ² Vấn đề tiếp thị tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng thực tế lại chưa đem lại kết quả mong muốn, chưa phát huy được hết các thế mạnh của chi nhánh nói riêng và của các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam nói chung. ² Hiệu quả hoạt động KD chưa ổn định, tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhất là từ khi được nâng cấp nhưng chưa nói lên mức độ an toàn lớn. Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập còn thấp. Hệ thống KH còn thấp về cả số lượng cũng như chất lượng. Bên cạnh đó, việc thực hiện sàng lọc, thẩm định đối với KH chưa thực sự chắc chắn. ² NH chưa chủ động tìm kiếm KH nhất là đối tượng DNVVN. Hiện nay số lượng KH do NH chủ động tìm kiếm qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo là rất ít. ² Nhìn chung quy mô hoạt động cho vay còn quá nhỏ bé, chất lượng dư nợ chưa thực sự đảm bảo an toàn và chưa thu hút được KH lớn. Lãi suất nhiều khi chưa thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cũng như giữa các khoản vay có quy mô khác nhau, tính chất khác nhau, chẳng hạn như cùng với một mức lãi suất mà NH áp dụng chung cho các khoản vay khác nhau. 2.3.4. Nguyên nhân. 2.3.4.1. Nguyên nhân những kết quả đạt được. Trong thời gian qua chi nhánh NHCT Cửa Lò đã đạt được một số kết quả tốt trong hoạt động KD cũng như trong công tác tổ chức cán bộ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh... là do ban lãnh đạo và tập thể nhân viên đã làm tốt một số công tác sau: ² Tranh thủ tối đa sự đồng tình, giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, của chi nhánh NHCT Nghệ An, NHCT Việt Nam cũng như các cơ quan ban ngành hữu quan trong những nhiệm vụ trọng tâm như xử lý nợ tồn đọng, phát triển đầu tư… ² Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ và các giải pháp để thực hiện. Hướng hoạt động của chi nhánh là dựa vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế địa phương, lấy lợi ích phát triển kinh tế làm tôn chỉ hàng đầu, đồng thời coi đây là nhiệm vụ chính trị để phấn đấu. ² Chăm lo đến công tác tổ chức cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ am hiểu về kiến thức kinh tế thị trường, nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ NH. ² Phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng trong hoạt động KD, đồng thời tập hợp được các tổ chức khác tạo thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để cùng đưa sự nghiệp của NHCT Việt Nam đi lên. ² Cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh luôn quan tâm trau dồi văn hoá giao tiếp trong quan hệ giao dịch với KH, đồng thời phát huy các phong trào bề nổi, văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, nhằm tạo không khí tươi vui lành mạnh trong cơ quan để có tinh thần phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.3.4.2. Nguyên nhân những mặt còn hạn chế. Bên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cửa Lò.docx
Tài liệu liên quan