Luận văn Một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện

LỜI CAM ĐOAN .1

LỜI CẢM ƠN .2

MỤC LỤC.3

MỞ ĐẦU .5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Mục đích nghiên cứu .6

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .6

4. Giả thuyết khoa học.7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .7

6. Giới hạn đề tài .7

7. Phương pháp nghiên cứu .7

8. Đóng góp mới của đề tài .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺMẪU

GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN.9

1.1. Lịch sử nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt

động kể chuyện.9

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể

chuyện.9

1.1.2. Những nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện ở Việt

Nam .13

1.2. Lý luận về tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể

chuyện .17

1.2.1. Khái niệm về tưởng tượng.17

1.2.2. Khái niệm về tưởng tượng sáng tạo .22

1.2.3. Hoạt động kể chuyện và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm non.27

1.2.4. Khái niệm về biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦATRẺ

MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở MỘT SỐTRƯỜNG

MẦM NON TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .49

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.49

2.2.Thực trạng khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động kể

chuyện ở các trường thuộc mẫu nghiên cứu .50

2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng.50

pdf139 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả năng tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua một số tiêu chí Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy số trẻ đạt mức trung bình về tưởng tượng sáng tạo thể hiện trong hoạt động kể chuyện chiếm tỉ lệ khá lớn như tiêu chí thay đổi tình tiết trong câu chuyện, thay đổi kết thúc khi kể đạt tỉ lệ 86%. Tiêu chí liên kết các nhân vật, tình tiết sẵn có tạo thành một câu chuyện mới thay đổi tên chuyện., sử dụng ngôn ngữ độc lập, sử dụng kinh nghiệm cá nhân cũng đạt mức độ trung bình ở mức cao nhất. Trong số các biểu hiện thì tiêu chí sử dụng ngôn ngữ cá nhân khi kể chuyện đạt mức độ cao nhất với 38/120 trẻ có khả năng này ở mức cao. Bảng 2.2. Kết quả khả năng tưởng tượng sáng tạo qua từng tiêu chí STT Nội dung Thấp Trung bình Cao Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thay đổi tên câu chuyện 10 (8.3%) 66 (55.0%) 44 (33.7%) 2.383 0.611 2 Thay đổi tình tiết, kết thúc khi kể chuyện 14 (11.7%) 86 (71.7%) 20 (16.7%) 2.050 0.532 3 Sử dụng ngôn ngữ độc lập của bản thân 2 (1.7%) 80 (66.7%) 38 (31.7%) 2.300 0.495 4 Liên kết nhân vật, tình tiết 20 (16.7%) 84 (70%) 16 (13.3%) 1.967 0.549 56 5 Sử dụng đồ dung trực quan 4 (3.4%) 84 (70%) 32 (26.7%) 2.333 0.498 Có thể phân tích theo từng biểu hiện từ số liệu ở bảng trên như sau:  Đặt tên mới cho câu chuyện Ở biểu hiện này, tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở mức “trung bình”chiếm 55.0%, mức cao chiếm 33.7% và mức thấp là 8.3%. Điểm trung bình của tiêu chí đặt tên mới cho câu chuyện nghiêng về phía trên trung bình. Phân tích cụ thể từ số liệu cho thấy: Bên cạnh một số trẻ còn lúng túng thì phần lớn trẻ đặt được tên cho câu chuyện của mình sau khi kể. Đa số trẻ đều sử dụng tên “Chuyến đi chơi xa của em”để đặt tên chuyện khi được hỏi lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi cô giáo hỏi trẻ có muốn đặt tên khác cho câu chuyện không và gợi ý một số tên chuyện thì có những trường hợp sau đây xảy ra. Một số ít trẻ không đặt được tên khác cho câu chuyện, một số lúng túng nhưng đặt được theo nơi mà trẻ được đến cùng gia đình như: “Chuyến đi Vũng Tàu của em”; “Em đi Đà Lạt”; “Em đi sở thú”; “Em tắm biển Phan Thiết” Bên cạnh đó, một số ít trẻ sử dụng những sự kiện, cảm xúc của mình để đặt tên mới cho câu chuyện như: “Khu du lịch Đại Nam ngày mưa buồn”; “Công viên nước Đầm Sen rất vui”; “Gia đình hạnh phúc”; “Một ngày làm nhà thám hiểm” Như vậy, về độ mới lạ, có thể bắt gặp 1/3 trẻ có khả năng làm mới hoàn toàn tên gọi dựa vào các dữ kiện mà câu chuyện được kể. Hơn 2/3 trẻ gần như lặp lại nội dung tên chuyện và chỉ thay đổi được địa điểm nơi đi chơi và và một lượng nhỏ trẻ không đặt được tên chuyện hoặc sử dụng lại tên chuyện cũ.  Thay đổi tình tiết, kết thúc cho câu chuyện Với biểu hiện này, tỉ lệ trẻ có mức độ tưởng tượng sáng tạo ở mớc trung bình chiếm 71,7%, cao chiếm 11,7% và thấp chiếm 16,7%. Điểm trung bình của tiêu chí này dừng lại ở mức độ trung bình đạt điểm 2,05. Quan sát hoạt động kể chuyện của trẻ cho thấy phần lớn trẻ biết thay tình tiết, hoạt động của các nhân vật trong câu chuyện nhưng lại làm cho chuyện kể trẻ nên lan man, dài dòng. Trường hợp trẻ không thay đổi tình tiết trong câu chuyện thì có thể thay đổi kết thúc nhưng mô-típ vẫn lập lại kết thúc ban đầu. Trong câu chuyện chuyến đi chơi xa của bé, khi giáo viên đặt ra tình huống nhân vật trong câu chuyện không hành động như vậy, rất nhanh 57 trẻ trả lời được tình tiết thay thế. Nhưng khi cô yêu cầu trẻ kể lại thì trẻ một số trẻ không kể được tiếp theo câu chuyện khi đã thay đổi tình tiết, đa số trẻ kể tiếp nhưng lại giữ nguyên kết thúc cũ và chỉ có một số trẻ có thể kể lại logic, mạch lạc câu chuyện sau khi thay đổi tình tiết. Một số ít trẻ có thể tự mình thay đổi tình tiết, nhân vật trong khi kể chuyện. Tuy nhiên, số lượng này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong quá trình khảo sát. Biểu hiện này cho thấy tính mạch lạc, logic trong tư duy của trẻ còn hạn chế trong khi kể chuyện. Trẻ chưa có sự liên kết giữa sự thay đổi tình tiết và sự thay đổi kết thúc. Hầu như trẻ chỉ thay đổi được một chi tiết nếu muốn giữ vững được mạch chuyện. Trẻ thường được mặc định bởi kết thúc đầu tiên hoặc kết thúc mẫu. Đây cũng là một hạn chế cần được quan tâm và có những biện pháp khắc phục cho trẻ ở độ tuổi này.  Sử dụng ngôn ngữ của chính trẻ khi kể Đây là biểu hiện có tỉ lệ đạt được ở mức cao chiếm tỉ lệ cao nhất 38%. Mức độ trung bình đạt 66,7% và chỉ có 1,7% đạt mức độ thấp. Điểm trung bình của tiêu chí cũng đạt ở mức trung bình xét theo thang điểm chuẩn. Như nhận định ban đầu, trẻ thích nói và thích thể hiện bản thân. Trẻ cảm thấy tự hào khi được đứng trước lớp và được bày tỏ suy nghĩ của mình. Quan sát các hoạt động cũng như trao đổi trực tiếp với giáo viên, có thể nhận thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này khá mạnh mẽ và việc vận dụng vào hoạt động kể chuyện tương đối tốt. Hoạt động kể chuyện không dừng lại ở tiết LQTPVH mà còn mở rộng ở tiết phát triển ngôn ngữ và hoạt động. Ngôn ngữ của trẻ được tích lũy dần qua nhiều hoạt động trong trường mầm non và được sử dụng trong khi kể chuyện. Trong một số tiết trước đó, giáo viên có kể cho trẻ nghe về những chuyến đi chơi vào các ngày cuối tuần trong các nơi gần nhà. Khi được yêu cầu thực hiện đề tài chuyến đi chơi xa của em, trẻ đã vận dụng những kinh nghiệm sẵn có trong mô-tuýp kể chuyện trước đó để kể cho câu chuyện này. Một số trẻ kể lại câu chuyện như chuyện mẫu của cô với ngôn ngữ có sẵn như “thuộc lòng”. Những trẻ này thường không tự tin và khá lung túng khi đứng lên kể lại cho cô và lớp nghe câu chuyện của mình. Ở cả hai trường Hoa Hồng 1 và Hoa Hồng 6 hầu như giáo viên đều gợi ý cho trẻ kể lại theo sự trải nghiệm của mình mà không cần phải kể một cách thuộc lòng như mẫu. Từ sự động viên này, càng về sau trẻ càng tự tin hơn và sử dụng ngôn ngữ của mình nhiều hơn. Thay thế cho cụm từ mở đầu là “Vào ngày cuối tuần” trẻ đã sử dụng cách mở đầu bằng ngôn ngữ riêng của mình như “Em có một buổi đi chơi rất vui vào tuần trước”, “Vì được cắm cờ bé 58 ngoan nhiều lần nên ba mẹ dẫn em đi chơi biển”, “Chuyến đi chơi xa của con ở “tận”Singapo khi nghỉ hè”Một số trẻ vẫn còn bị giới hạn bởi khả năng phát âm, vốn từ chưa phong phú, khả năng sử dụng câu còn đơn sơ, chủ yếu là câu đơn, diễn đạt chưa mạch lạc và chưa thể hiện được cử chỉ điệu bộ khi kể. Dù vậy, khả năng truyền tải thông tin nội dung chính của chuyện hầu như vẫn được thực hiện đặc biệt là cảm xúc của trẻ khi đặt vào câu chuyện khá tốt. Nhìn chung, trẻ hầu như được tự do kể lại câu chuyện của mình mà không bị giới hạn bởi yếu tố nào đặt ra. Qua trao đổi riêng với một vài phụ huynh, một số trẻ thậm chí chưa từng trải qua chuyến đi chơi xa như lời trẻ kể mà trẻ tự nghĩ ra, tưởng tượng ra. Đây là một tín hiệu khá lạc quan trong đề tài nghiên cứu.  Liên kết các nhân vật, tình tiết cho trước để kể thành một câu chuyện mới Với biểu hiện này, tỉ lệ trẻ có khả năng mức trung bình đạt 70%, cao là 13,3% và 16,7% đạt mức độ thấp. Số liệu cho thấy tỉ lệ trẻ đạt ở mức trung bình gần ¾ mẫu là khá cao. Điểm trung bình của tiêu chí liên kết các nhân vật, tình tiết cho trước để kể thành một câu chuyện mới đạt mức độ trung bình. Qua quan sát cũng như trao đổi từ hoạt động trong tiết học và hoạt động góc cho thấy biểu hiện này của trẻ chưa thật sự rõ nét và phong phú. Với đề tài “Kể lại chuyến đi chơi xa của bé”, khi cô giáo đưa ra một bức tranh có biển, em bé, ba mẹ và phao bơi thì hầu hết các bé chỉ miêu tả lại từng nhân vật trong tranh theo kiểu liệt kê. Trẻ chỉ vào tranh và kể “Bức tranh có biển, em bé, ba mẹ và chiếc phao - Biến xanh và có sóng, ba mẹ và em bé đang tắm - Chiếc phao màu xanh”. Trẻ đặc biết chú ý vào việc miêu tả nhân vật trong tranh hơn là liên kết các nhân vật lại để kể thành một câu chuyện. Một số trẻ lại tập trung vào một nhân vật nào đó để kể chuyện mà bỏ quên các nhân vật, chi tiết còn lại. Bé Minh Anh kể: “Bức tranh có biển, bé đi tắm biển, (xong rồi cái) bé chạy trên biển, (cái) nắng quá. Bé đi tắm biển vui quá. Mà nếu như mình cũng được đi tắm biển thì thích thiệt”. Tuy nhiên, khi cô giáo chỉ vào các nhân vật và kể lại một câu chuyện có sự liên kết thì lại có sự thay đổi. Trẻ vẫn kể chuyện theo kiểu miêu tả lại nhân vật nhưng bắt đầu có sự liên kết và tạo ra một câu chuyện có “mở - thân - kết”. Các nhân vật trong truyện có sự liên kết với nhau. Thế nhưng, hầu hết vẫn còn theo mẫu của cô và sự sáng tạo không được biểu hiện rõ nét trong biểu hiện này. Có thể đây cũng là một hạn chế xuất phát từ tư duy của trẻ vì có sự mâu thuẫn giữa năng lực hiện tại và mong muốn thể hiện bản thân. Đôi khi trẻ muốn kể 59 chuyện nhưng lại không có đủ vốn từ dù kinh nghiệm của bản thân khá phong phú. Cũng có thể trẻ gặp khó khăn do đây là một yêu cầu còn khá mới mẻ với trẻ.  Sử dụng các đồ dùng trực quan khi kể Biểu hiện này thể hiện rõ nét khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện ở trẻ với tỉ lệ 3,4% trẻ đạt mức độ thấp, 70% trung bình và 26% cao. Có thể quan tâm đến con số 26% trẻ đạt ở mức cao để thấy có hơn ¼ mẫu nghiên cứu đạt ở mức cao trong biểu hiện này như là một biểu hiện khá tích cực. Khảo sát hoạt động kể chuyện theo trí nhớ cũng như ba hoạt động còn lại dễ nhận thấy biểu hiện này được thể hiện tương đối tốt nhất trong các biểu hiện thể hiện khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Hầu hết trong các câu chuyện, khi được lựa chọn đồ dùng trực quan để minh họa cho câu chuyện của mình trẻ rất hào hứng và say mê lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong lớp như: xe bus, xe máy, máy bay, ô tô, chén bát, mũ, diềuđể minh họa cho câu chuyện mà trẻ dự định sẽ kể. Điều này xuất phát từ việc trẻ có vận dụng các kinh nghiệm cá nhân của mình để kể.Đôi lúc, nó cũng là mong muốn, ước mơ của trẻ. Một số trẻ chưa bao giờ đi tàu lửa hoặc máy bay cũng lựa chọn những phương tiện này để tưởng tượng mình đang sử dụng phương tiện này để di chuyển. Các kinh nghiệm này có khi trẻ được trải nghiệm từ các hoạt động khác và cũng có khi là sự trải nghiệm mà trẻ có từ môi trường gia đình, xã hội. Khi kể về chuyến đi chơi xa, một số trẻ có thể nghĩ ra những chi tiết không có thật mà trẻ quan sát được trong lúc đi chơi như: “Xe ô tô chạy rất nhiều, kẹt xe mấy tiếng đồng hồ”;“Con được lái canô chạy vòng vòng biển”; “Con thả con diều to lắm, nó bay cao rồi bay lên bầu trời mất tiêu” Kinh nghiệm cá nhân được trẻ mang vào trong bất kì tình huống hoặc dạng kể chuyện nào mà trẻ tham gia một cách thú vị. Chính các kinh nghiệm này khi gặp điều kiện thuận lợi là các đồ dùng đồ chơi có liên quan sẽ khơi gợi lại vốn kinh nghiệm trong trẻ và từ đó giúp trẻ có thể liên kết lại và kể thành một câu chuyện. Tuy nhiên, dù là kể chuyện theo trí nhớ như với cách nhìn của trẻ con thì khả năng tưởng tượng vẫn được bộc lộ nếu trong quá trình kể có sự tác động đúng lúc và hợp lý từ các yếu tố bên ngoài. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các trẻ đều rất thích lựa chọn đồ dùng trực quan để kết hợp kể chuyện nhưng những đồ dùng và số lượng thì lại phụ thuộc rất lớn vào giới tính của trẻ. Hầu hết các trẻ nam thường chọn ít đồ chơi hơn nhưng khi kể chuyện lại sử dụng có hiệu quả các đồ dùng đã chọn. Chuyện kể có chủ kiến riêng của bản thân, mang tính dứt khoát, thể hiện sở thích cá nhân thì trẻ nữ thì chọn nhiều đồ chơi hơn nhưng đa số là những món đồ dùng quen thuộc , khi kể chuyện thì sử dụng để kể 60 những câu chuyện mang những chi tiết có tính “hài hòa”và nhẹ nhàng. Nếu như các trẻ nam lựa chọn các đồ chơi để thể hiện những câu chuyện cảm giác mạnh mà các em yêu thích như đua xe trên bãi biển, lái ca nô, đua chó thì trẻ nữ hầu hết lại chọn cho mình những trải nghiệm mang tính phổ biến như tắm biển, chơi cát dù trong kinh nghiệm của trẻ có thể có những hoạt động khác phong phú hơn. Kết quả dự giờ khảo sát cũng như trao đổi với giáo viên về việc đánh giá hoạt động kể chuyện của trẻ, hầu hết các cô đều có cùng những yêu cầu hướng đến việc trẻ thuộc và kể lại như mẫu của cô, đặt được tên chuyện và kể lại rõ ràng là đạt chứ ít hướng đến việc tạo ra những hình ảnh mới. Điều này cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Qua kết quả điều tra về bảng hỏi đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuồi về mức độ các biểu hiện tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện, kết quả thu được như sau: Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về khả năng tưởng tượng sáng tạo củatrẻ trong hoạt động kể chuyện STT Nội dung Mức độ Mean SD Thấp Trung bình Cao 1 Tự đặt tên cho chuyện 10 62 48 2.317 0.622 8.3% 51.7% 40.0% 2 Thay đổi lời thoại, tình huống, kết thúc 2 100 18 2.133 0.387 1.7% 83.3% 15.0% 3 Thêm bớt các nhân vật trong khi kể 28 74 18 1.917 0.616 23.3% 61.7% 15.0% 4 Sử dụng ngôn ngữ của trẻ khi kể 0 80 40 2.367 0.484 0.0% 66.7% 33.3% 5 Thay đổi sự xuất hiện của nhân vật, tranh ảnh, tình tiết 20 76 24 2.033 0.607 nhưng vẫn giữ được một nội dung chuyện nhất định 16.7% 63.3% 20.0% 6 Thay đổi tính cách, đặc điểm của nhân vật khi kể 34 68 18 1.867 0.647 28.3% 56.7% 15.0% 61 7 Dựa vào các tình huống phát sinh trong khi hoạt động để kể chuyện 28 74 18 1.917 0.616 23.3% 61.7% 15.0% 8 Tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan để tạo ra một câu chuyện từ những dữ kiện cho trước 34 54 32 1.983 0.745 28.3% 45.0% 26.7% 9 Sắp xếp các ý mới phát sinh logic 40 64 16 1.800 0.656 33.3% 53.3% 13.4% 10 Kể chuyện có sử dụng nét mặt, cử chỉ điệu bộ phù hợp với các tình tiết mới phát sinh 6 72 42 2.300 0.559 5.0% 60.0% 35.0% Nhìn vào bảng kết quả trên có thể nhận thấy giáo viên mầm non phần lớn đều đánh giá những biểu hiện tưởng tượng sáng tạo của trẻ thể hiện trong hoạt động kể chuyện ở mức độ trung bình là chủ yếu. Cụ thể như trong số 10 biểu hiện khảo sát thì có đến 9/10 biểu hiện tỉ lệ trẻ đạt mức trung bình trên 50% trải dài từ 51.7% đến 83.3%. Như vậy, có thể khẳng định giả thuyết ban đầu của nghiên cứu về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện ở Thị xã Dĩ An chỉ đạt ở mức độ trung bình. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để có thể tiến hành các biện pháp nhằm phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện. Bên cạnh đó, trong 10 biểu hiện đã nêu, có duy nhất một biểu hiện tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan cho sẵn để thiết lập một câu chuyện theo ý mình có tỉ lệ trung bình đạt 45%, chưa đủ ½ mẫu nghiên cứu. Sở dĩ như thế là do tỉ lệ dàn đều ở 3 mức: thấp 28.3% - Trung bình - 45% và cao là 26.8%. Có thể lý giải vấn đề này như sau: trẻ thường có hứng thú với đồ dùng trực quan biểu hiện ở việc rất thích thú khi được lựa chọn đồ dùng để kể chuyện. Trẻ thường chọn nhiều đồ dùng, có những đồ dùng có liên quan nhưng cũng có những đồ dùng chỉ đơn thuần vì trẻ thích nên chọn mà không thể sử dụng có hiệu quả trong khi kể chuyện. Chính vì lý do đấy nên mà trẻ đôi khi lúng túng hoặc “bí”ý tưởng khi kể chuyện. Các biểu hiện được đánh giá ở mức độ cao bao gồm: tự đặt tên truyện (40%), sử dụng kinh nghiệm cá nhân khi kể (26,7%) và sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp (35%). Tuy vậy, bên cạnh các giáo viên đánh giá các biểu hiện trên ở mức độ cao thì cũng trong cùng biểu hiện này, mức độ trung bình cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Ở biểu hiện tự đặt tên truyện có hơn phân nữa mẫu khảo sát (55%) đánh giá khả năng này chỉ đạt mức độ trung 62 bình. Trong đó, 84% là con số thể hiện tỉ lệ giáo viên đánh giá trẻ mình đạt mức trung bình trong việc sử dụng kinh nghiệm cá nhân khi kể và cũng có hơn 3/5 giáo viên được khảo sát (35%) chọn mức trung bình cho biểu hiện sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt. Qua việc khảo sát thực trạng, có thể nhận thấy có sự tương đồng với nhận định của giáo viên và kết quả mà chúng tôi quan sát được ở hoạt động kể chuyện theo trí nhớ: chuyến đi chơi xa của bé. Nếu như chuyện mẫu của cô là đi Vũng Tàu thì có hơn nửa lớp chọn địa điểm cho chuyến đi của mình là ở biển hoặc thậm chí là ở Vũng Tàu. Một số trẻ có chọn địa điểm khác như Nha Trang, Phú Quốc nhưng không chiếm số lượng nhiều. Hầu như các trẻ chỉ chọn nơi đến là biển mà bỏ quan các địa điểm khác như khu vui chơi hoặc leo núi, cắm trại. Cũng có trẻ khi trò chuyện với giáo viên đã có ý muốn chọn những nơi khác nhưng khi nghe các bạn kể về biển thì cũng thay đổi câu chuyện của mình sang hướng kể cề chuyến đi biển. Có 40/120 khách thể ( chiếm 33.33%) nhận định rằng khả năng sắp xếp các ý mới phát sinh một cách logic khi kể chuyện. Kết quả này hoàn toàn tương thích với kết quả khảo sát thực trạng trên trẻ. Hầu hết trẻ có thể nảy sinh ý tưởng nhưng việc liên kết các ý tưởng lại với nhau sau cho các yếu tố này tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh về cấu trúc lại là một yêu cầu tương đối khó khăn với một số lớn trẻ. Đây cũng chính là một trong những yếu tố cần lưu ý trong việc đề xuất các biện pháp nhằm giúp trẻ có khả năng liên kết các ý tưởng để kể thành mô câu chuyện có cấu trúc và nội dung hợp lý. 2.2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện a. Nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện Trên cơ sở phát phiếu thăm dò và trao đổi trực tiếp với giáo viên về biểu hiện tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động kể chuyện, thu nhận được kết quả như sau: Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện Các mặt Tần số Tỉ lệ % Kể lại có hướng dẫn 14 11.7 Bắt chước bạn 2 1.7 63 Kể lại độc lập 50 41.7 Thay đổi chi tiết 30 25.0 Kể mới hoàn toàn 24 20.0 Tổng 120 100.0 Có hơn 97% tỉ lệ giáo viên được thăm dò cho rằng tưởng tượng sáng tạo có vai trò quan trọng đối với trẻ mầm non. Nhưng trong thực tế, kết quả trả lời câu hỏi và kết quả hoạt động của giáo viên diễn ra chưa thật sự đồng bộ và có hiệu quả. Cô Đặng Thị H - giáo viên lớp Lá 4 trường Mẫu giáo Anh Đào tâm sự: “Ai cũng muốn con lớp mình giỏi vượt trội và phát huy hết tiềm năng nhưng áp lực công việc quá nhiều làm chúng tôi không có đủ thời gian để tìm tòi và đầu tư cho “mảng”sáng tạo này”. Qua trao đổi trực tiếp với nhiều giáo viên tại bốn trường khảo sát, các cô cho rằng những hoạt động mà trẻ thường thể hiện khả năng này bao gồm: tạo hình, trò chơi đóng vai, kể chuyện Hầu hết các giáo viên đã có nhận định tương đối chính xác về tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên khi được thăm dò và trao đổi trực tiếp vẫn còn đánh giá hoạt động kể chuyện được xem là sáng tạo khi trẻ “rập khuôn”theo mẫu của cô hoặc bắt chước bạn (chiếm 13,4%). Khi tổ chức hoạt động kể chuyện, các cô vẫn nhận thấy có nhiều trẻ bộc lộ tương đối sớm và tốt khả năng này như tưởng tượng thêm nhiều nhân vật cho câu chuyện mà vẫn giữ được sự logic cho câu chuyện cho đến kết thúc, thay đổi kết thúc của các câu chuyện cổ tích Nói khác đi, nhận thức của giáo viên, đặcbiệt là bước chuyển từ nhận thức đến hoạt động thực tế là một nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động kể chuyện. b. Cách thức tổ chức hoạt động kể chuyện của giáo viên mầm non Tiến hành tham dự một số hoạt động kể chuyện của các trường khảo sát nhằm tìm hiểu về cách thức tổ chức hoạt động kể chuyện và nhận thấy như sau: Hầu hết các giáo viên đã thực hiện các hoạt động kể chuyện theo chương trình, có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy và chú ý phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Phần lớn, các hoạt động kể chuyện thường được thực hiện trong hoạt động Làm quen tác phẩm văn học. Các dạng kể chuyện trong hoạt động Phát triển ngôn ngữ và góc chơi có diễn ra nhưng với mật độ ”thưa thớt”và chưa được đầu tư nhiều. Các giờ dạo chơi tham quan ngoài trời cũng là cơ hội “vàng”để giáo viên giúp trẻ tự do kể lại các câu chuyện thì hầu hết lại không được chú trọng thực hiện do lượng trẻ quá động nên khi tiến hành các hoạt 64 động ngoài trời giáo viên chủ yếu chỉ cho trẻ tự tiêp thu vốn biểu tượng thông qua quan sát là chính. Với hoạt động kể chuyện theo trí nhớ, giáo viên tiến hành như sau: + Cho trẻ xem đoạn video hoặc tranh ảnh về cảnh đẹp, địa điểm du lịch của Việt Nam và các nước lân cận. + Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về đoạn video được xem bằng hệ thống các câu hỏi mà cô đã chuẩn bị trước đó. Hầu như cô bám sát vào các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và ít thỏa mãn cho trẻ trước các câu hỏi mà trẻ có nhu cầu. + Cô hỏi trẻ về một số địa điểm du lịch trẻ đã được đi tham quan xa nhà. + Cô yêu cầu một đến hai trẻ kể lại cho lớp nghe chuyến du lịch của mình. + Cô kể mẫu chuyến đi của cô theo cấu trúc: Nhân dịp gì – địa điểm đến – đi với ai – nơi đó có những gì nổi bật – các hoạt động tại nơi đến – nêu cảm nghĩ của bản thân. + Trẻ kể dưới sự tương tác của cô. + Nhận xét, kết thúc. Nhằm tìm hiểu rõ và khách quan hơn về cách thức tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ chúng tôi kết hợp dự giờ và phát phiếu thăm dò, kết quả thu được như sau: Bảng 2.5. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các khâu sau trong quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện của GVMN Nội dung Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng a. Tạo hứng thú cho trẻ 0 0% 0 0% 120 100% b. Tổ chức trò chuyện, đàm thoại làm sống lại kinh nghiệm, chất liệu kể đã có 0 0% 32 26.7% 88 73.3% c. Cung cấp nhiều đồ dùng trực quan, phương tiện hỗ trợ 2 1.7% 20 16.7% 98 81.7% d. Cô kể mẫu 0 0% 32 26.7% 88 73.3% 65 e. Khuyến khích trẻ tự do thể hiện 27 22.5% 30 25.0% 63 52.5% f. Nhận xét và góp ý câu chuyện được sáng tạo 4 3.3% 38 31.7% 78 65% Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết các giáo viên mầm non đều nhận thức rõ vai trò của các khâu (bước) trong việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với hoạt động kể chuyện một cách sáng tạo. Có đến 100% mẫu được khảo sát đánh giá việc tạo hứng thú cho chiếm vai trò quan trọng trong các khâu tổ chức. Trong quá trình quan sát các hoạt động, trước và trong khi tiến hành cho trẻ kể chuyện giáo viên thường tạo cho trẻ hứng thú với đề tài bằng cách sử dụng các thủ thuật giới thiệu bài để lôi kéo trẻ. Để tạo hứng thú cho trẻ cô sử dụng nhiều thủ thuật khi giới thiệu đề tài. Trong hoạt động kể chuyện theo tranh: Chú Dê đen cô sử dụng trò chơi Tai ai tinh - cho trẻ nghe tiếng kêu đoán con vật từ máy tính và giới thiệu chú dê đen đang gặm cỏ trên cánh đồng. Ở hoạt động đóng kịch tác phẩm văn học: Chú Dê đen cô lại sử dụng câu đố về chú dê để trẻ suy nghĩ và trả lời, liên tưởng đến câu chuyện đã học; Kể chuyện bằng đồ chơi tự chọn cô sử dụng trò chơi “Chiếc hộp kì lạ”cho trẻ sờ và đoán các đồ chơi có trong chiếc hộp mà cô mang đến tặng cho cả lớp.Với hoạt động kể chuyện theo trí nhớ: Chuyến đi chơi xa của bé cô sử dụng các clip quay lại các cảnh đẹp trong và ngoài nước và tổ chức cho trẻ xem như một buổi chiếu phim. Không dừng lại ở đó, trong xuyên suốt hoạt động, cô thường lồng ghép các trò chơi, câu đố, sử dụng nhiều hoạt động lồng ghép tích hợp một cách hợp lý làm cho trẻ không bị nhàm chán hoặc duy trì hứng thú dài lâu trong khi kể chuyện. Có thể nhận định đây là biện pháp mà giáo viên thật sự chú ý khi tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non, trong đó có hoạt động kể chuyện. Có 27,6% giáo viên đánh giá yếu tố tổ chức trò chuyện, đàm thoại làm sống lại kinh nghiệm, chất liệu kể đã có là ít quan trọng. Khi trao đổi với giáo viên, các cô cho rằng chỉ cần trẻ có mẫu của cô là đã có thể kể chuyện được mà ít hướng trẻ đến với sự khơi gợi và vận dụng vốn kinh nghiệm đã có để tự kể chuyện. Trẻ bị phụ thuộc vào mẫu cô rất nhiều. Gia L. (lớp Lá 1, MN Hoa Hồng 1) trả lời khi được khuyến khích kể lại câu chuyện theo bức tranh được cung cấp: “Con không biết kể đâu, cô chưa dạy con mà”. Dù được cô khuyến khích nhưng rõ ràng, trẻ bị chi phối bởi cô giáo rất nhiều. Đôi khi trẻ nảy sinh ý tưởng mới nhưng cô lại bảo “Cái đó khó lắm, con kể giống như cô chỉ ấy”. Ban đầu mẫu 66 của cô là chuẩn nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ tạo cho trẻ một lối mòn trong suy nghĩ cũng như tâm lý ỷ lại, không tự tin. Rõ ràng đây là một con số khá khiêm tốn trong khi việc có được các biểu tượng sẽ là một bước đệm quan trọng để trẻ kích thích sáng tạo nhưng vẫn còn gần ¾ giáo viên chưa thực hiện điều này trên thực tế. Một vấn đề cần lưu ý trong bảng số liệu trên chính là yếu tố khích trẻ tự do thể hiện chiếm đến 22,5% và 25,0% tỉ lệ đánh giá là không quan trọng và ít quan trọng. Yếu tố then chốt trong việc tạo ra môi trường khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo chính là cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_2551788030_2147_1871461.pdf
Tài liệu liên quan