MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. . 1
2. Tình hình nghiên cứu. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 8
6. Đóng góp của luận văn. 8
7. Kết cấu của luận văn. 9
NỘI DUNG. 10
CHưƠNG 1. CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT
GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ
VI. 10
1.1. Khái quát những điều kiện cho sự du nhập và phát triển của Phật
giáo Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI) . 10
1.1.1.Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội. . 10
1.1.2 Điều kiện Văn hóa, tín ngưỡng. 18
2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ đầu Công nguyên
đến thế kỷ thứ VI. 27
2.1.1. Thời gian và địa điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. . 27
2.1.2 Diện mạo của Phật giáo Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ
thứ VI. . 33
Tiểu kết chương 1. 42
CHưƠNG 2. NỘI DUNG SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT
NAM THỜI KỲ ĐẦU BẮC THUỘC VÀ ẢNH HưỞNG CỦA CHÚNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM . 45
2.1. Ba đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu Bắc thuộc. . 45
2.1.1.Đăc điểm hội nhập của Phật giáo với truyền thống yêu nước của
người Việt từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ VI. . 45
47 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm của phật giáo Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm cổ truyền, tiếp
thu ảnh hưởng kỹ thuật từ Trung Quốc.
16
Nghề phụ quan trọng và phổ biến nhất của nhân dân Việt Nam là nghề dệt
và nghề đan lát, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa
Giao thông vận tải và thương nghiệp.
Trên cơ sở phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc buôn bán
trong, ngoài nước có những bước phát triển mới. Những dòng sông, những con
đê ven sông và những con đường liên làng nối liền dần các huyện trong quận,
các quận trong châu lại với nhau
Đường biển là con đường thông thương quan trọng, nối liền Giao Châu
với Trung Quốc. Biển cũng là gạch nối giữa Giao Châu và Champa cùng các
nước miền biển phương Nam và Ấn Độ Dương.
Ở giai đoạn trước cũng như giai đoạn này, người ta thấy tại Giao Châu đã
hình thành nên những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – tôn giáo, ở đồng
bằng dọc theo những con sông lớn: Long Biên trên sông Cầu và Ngũ Huyên
Khê, Luy Lâu trên sông Dâu, sông Đuống, Mê Linh trên sông Nhị, có thành và
có thị. Trung tâm chính trị, quân sự cũng dần dần trở thành trung tâm kinh tế, có
chợ, có bến, trên bến dưới thuyền hình thành nên chợ búa. Ngoài mạng lưới chợ
quê là chợ huyện, chợ quận, chợ châu. Luy Lâu, Long Biên có nhiều quan, quân
Hoa Hán, cũng có nhiều ngoại kiều tới trú ngụ, buôn bán và truyền đạo. Ngoài
người Hán còn có người Hồ (Ấn Độ, Trung Á) và các cư dân phi Hoa, phi Việt
khác, tiền đồng Trung Quốc vẫn lưu hành. Như vậy, từ đầu Công nguyên (hay
trước đó ít lâu) đã tồn tại các luồng thương mại quốc tế, bắt đầu từ hải cảng A –
lê – xăng đri tỏa sang Nam Ấn Độ, đến Miến Điện và thông với Trung Quốc.
Mặt khác họ tiếp tục vượt biển qua miền bán đảo Đông Dương mà giao thiệp
buôn bán với Nam Hoa[50, 275-260].
Việc trao đổi giữa Giao Châu với các nước cũng có tác dụng kích thích
nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế cũng như văn hóa. Một số mặt hàng
thủ công của nước ta được xuất cảng, một số kỹ thuật của nước ngoài được nhân
17
dân ta tiếp thu. Qua trao đổi kinh tế, việc giao lưu văn hóa giữa các nước cũng
được đẩy mạnh.
Về mặt xã hội.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI, như phần trên phân tích, sức sản xuất
tại làng xã, với nhiều công cụ và dụng cụ bằng sắt, tre, gỗ, đá, tuy bị kìm hãm
nhiều song cũng dần dần phát triển. Rõ ràng sản xuất qua xã hội Giao Châu ở
thời Bắc thuộc mang tính chất hai mặt đối kháng. Mỗi bước tiến trong sự phát
triển sản xuất, mua được bằng những hy sinh đau khổ tận cùng của nhân dân lao
động. Từ thời Mã Viện, chế độ lạc tướng đã bị xóa bỏ, chính quyền đô hộ đã
nắm giữ được cấp huyện, nhưng nó vẫn không khống chế nổi cơ sở hạ tầng của
xã hội Giao Châu là những làng xã.
Cơ cấu làng xã vẫn là những “bầu trời riêng” của người Việt. trên ý nghĩa
đó ta có thể nói rằng: người Việt mất nước nhưng làng không mất. Do không
nắm được cơ sở bên dưới của xã hội, nhà Hán chủ trương muốn giữ được đất đai
mới chiếm được, phải thực hiện chính sách đồn điền, dời tội nhân, dân nghèo
người Hán xuống ở lẫn với người Việt, xâm chiếm và khai phá ruộng đất, lập
đồn điền. Do cống phu, tô thuế nặng nề, do chiến tranh và thiên tai phá hoại mùa
màng, do ruộng đất công dần dần bị quan lại đô hộ và hào trưởng địa phương
xâm đoạt, nhiều dân làng người Việt bị phá sản, phải bán mình, bán vợ, đợ con
cho các nhà quyền quý Hoa Việt để làm nô tì.
Như vậy, bên cạnh sự tồn tại phổ biến của các làng xã mang tính chất ít
nhiều tự trị, đã xuất hiện một số nhỏ đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại
ấp của bọn quan lại, địa chủ gốc Hán ở nước ta “sinh cơ lập nghiệp” cùng một số
thị trấn xóm làng người Hoa. Một hiện tượng xã hội rất quan trọng xảy ra trong
thời đại Bắc thuộc là những trào lưu di dân từ phương Bắc xuống nước ta. Đó là
những người Hán phạm tội bị lưu đày, những người dân từ nội địa Trung Quốc
di cư xuống phía Nam. Cuối đời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc, miền Trung
18
Nguyên rối loạn, các sĩ phu Trung Quốc sang Giao Châu lánh nạn, nương tựa Sĩ
Nhiếp có hàng trăm người.
Những sĩ phu, những quan lại người Hán lập nghiệp nhiều đời ở Giao
Châu dần dần đã Việt hóa. Trong số đó không ít người trở thành những địa chủ,
những dòng họ có thế lực ở Giao Châu. Tầng lớp hào trưởng địa phương người
Việt hẳn vẫn dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng xóm làng và thao
túng việc phân phối ruộng đất, hoa lợi ruộng đất công, bóc lột nhân dân. Sử
Trung Quốc không nói đến họ có nhiều ruộng đất hay không, chỉ nói rằng họ
giàu có về châu, bò, trống đồng, châu báu, nô tì và hùng cứ ở hương thôn.
Tóm lại,từ thế kỷ thứ II một số người Việt (như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương
Trọng ) xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội được đi học chữ Hán, sau đó thi
đỗ và được làm quan. Nhìn chung, tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt bị
lấn hiếp về kinh tế, chèn ép về chính trị, vì vậy họ có nhiều mâu thuẫn với bọn
quan lại và chính quyền Trung Hoa. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào
nhân dân chống chính sách đồng hóa của kẻ xâm lược, tầng lớp hào trưởng địa
phương người Việt ngày càng có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Vai trò lịch sử của
họ là lãnh đạo phong trào nhân dân vùng lên quật đổ chính quyền đô hộ, giành
lại quyền độc lập tự chủ. Họ còn có vai trò chủ động tiếp biến Phật giáo thành
yếu tố có lợi cho sự nghiệp khôi phục quyền tự chủ, thừa nhận sự lựa chọn của
dân chúng với Phật giáo.
1.1.2 Điều kiện Văn hóa, tín ngưỡng
Từ trong các làng xã, người Viêt sống trong điều kiện bị Bắc thuộc vẫn có
ý thức bảo tồn và phát huy cái vốn liếng văn hóa bản địa, nội sinh tích lũy qua
hàng nghìn năm về trước. Đành rằng trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân phải
sống cảnh “chim lồng, cá chậu” luôn bị áp đặt văn hóa ngoại lai chủ yếu mang
tính cưỡng bức. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân dân, nhân dân vẫn
sống trong một môi trường sinh thái cụ thể quen thuộc, không ngừng đấu tranh
để phát triển văn hóa tự mở lấy đường đi.
19
Trong thời kỳ Bắc thuộc, giao tiếp văn hóa Việt – Hán khi đó được diễn ra
dưới hình thức cưỡng bức. Tuy vậy, ngay dưới chế độ cưỡng bức và bóc lột thống
trị, bị trị, trên quan hệ giữa các cộng đồng tộc người, nhân dân ta phân biệt con
đường truyền bá văn hóa cưỡng bức của bọn thống trị và con đường tiếp xúc, giao
lưu văn hóa tự nguyện của nhân dân đôi bên. Đất nước ta tuy rất xa miền nội địa
Trung Quốc, nhưng từ sông Trường Giang trở về Nam, đồng bằng Nhị Hà là một
dải châu thổ rộng lớn, phì nhiêu, thu hút nhiều người phương Bắc xuống sinh
sống và lập nghiệp ở Giao Châu, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các thiết bị
vật chất, kỹ thuật cũng như những thiết chế xã hội – văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng
từ Hán vào xã hội Việt.
Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc văn hóa Hán – Việt không chỉ có một chiều
như vậy, nhiều thành quả văn hóa vật chất của nhân dân ta truyền sang miền nội
địa Trung Hoa, như kỹ thuật trồng lúa hai vụ, trồng khoai lang, kỹ thuật làm
đường mía Mặt khác, trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, với vị trí địa lý
thuận lợi và tài nguyên phong phú của mình, Giao Châu còn có quan hệ trao đổi
kinh tế, văn hóa với nhiều nước miền biển phương Nam, với Ấn Độ, Ba Tư, với
miền Trung và Trung Cận Đông. Do đó, văn hóa Việt cổ cũng hấp thu một số
thành tựu văn hóa của nước đó. Giao Châu là một cái cầu chuyển tải văn hóa
Đông Nam Á, Ấn Độ, phương Tây vào nội địa Trung Hoa. Giao Châu và bán
đảo Đông Dương nói chung, đóng vai trò trung gian của sự giao lưu văn hóa
giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Đông và Tây.
Với bề dầy văn hóa cổ truyền, hình thành rõ nét bản sắc, trong quá trình
tiếp thu văn hóa ngoại lai, người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, đồng
thời tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại lai phù hợp với văn hóa . “Trên cơ sở
một vốn liếng văn hóa bản địa vững chắc, hấp thu các yếu tố văn hóa Đông Nam
Á, Ấn Độ, Trung Á và Tây Á có tác dụng trung hòa ảnh hưởng to lớn của
Trung Hoa khiến cho văn hóa Việt cổ thời Bắc thuộc vẫn mang tính chất độc
đáo, đặc thù khác và vẫn có thể phân biệt với văn hóa Trung Hoa và vẫn duyên
20
dáng mềm mại hơn trong sắc thái hòa đồng văn hóa. Điều đáng tự hào là ở chỗ,
trong khi chịu ảnh hưởng của những quốc gia và những nền văn minh lớn như
Trung Quốc, Ấn Độ, và mặc dù sự giao lưu với Trung Quốc tiến hành dưới hình
thức cưỡng bức, nhân dân ta đã biết “dân tộc hóa” những yếu tố vay mượn. Nhân
dân ta đã biến những của cải đi vay thành tài sản của dân tộc đặng bồi dưỡng xây
dựng và phát triển nền kinh tế và văn hóa dân tộc”[50, 269]
Từ Lạc Việt, Âu Việt đến Việt và Nam ở thế kỷ thứ VI (và tiếp tục sau
đó), trải qua nhiều thế kỷ ở nơi đây, trên đất Giao Châu này đã diễn ra quá trình
hòa trộn, dung hợp nhiều tộc người, chủ yếu là dung hợp Việt cổ - Hán về các
phương diện nhân chủng, văn hóa, xã hội. Song phương hướng chủ yếu là Việt
hóa (ngược với vùng đất Việt khác ở trên cũng có sự dung hợp Việt – Hán sang
phương hướng chủ yếu là Hán hóa). Khi kẻ địch ồ ạt kéo quân xuống xâm chiếm
đất đai, đàn áp tàn bạo nhân dân ta, đại bộ phận người Việt không rời bỏ nơi
chôn nhau, cắt rốn của mình đi di tản, trái lại vẫn kiên trì bám đất, bám làng,
bám chắc địa bàn sinh tụ của dân tộc, đấu tranh để sinh tồn phát triển.
Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt được chống
đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của dân tộc. Tiếng nói
là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt thuộc nhóm
ngôn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á, điều đó chứng tỏ cái gốc
tích lâu dài, bản địa của dân tộc ta trên dải đất này. Trong thời Bắc thuộc, tiếng
Việt hấp thu nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán, ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong
các hư từ, nhưng nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng Hán ngữ một cách độc đáo,
sáng tạo, Việt hóa từ ngữ ấy bằng cách dùng, cách đọc, tạo thành lớp từ mới, sau
này ta gọi là lớp từ Hán – Việt.
Từ thời Hùng Vương, đã có nền phong hóa riêng của người Việt cổ, tuy
còn giản dị, chất phác. Đến thời Bắc thuộc, bọn đô hộ gia sức đưa vào nước ta
nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa, ở những mặt nhất định có ảnh hưởng trực tiếp đến
phong hóa Việt. Tuy nhiên, khả năng thích ứng mạnh mẽ với mọi tình thế, người
21
Việt vẫn giữ gìn được truyền thống dân gian của nền phong hóa Việt. Những mặt
lễ giáo của Trung Hoa ít nhiều tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố
chế độ phụ quyền (từ đầu Công nguyên trở về trước tính chất phụ quyền trong
gia đình Việt còn mờ nhạt), mặt khác nó không thể ngăn cản được sự củng cố ở
mức nhất định những phong tục truyền thống của xã hội làng xóm người Việt. Ví
như lòng tôn kính tổ tiên và biết ơn với cha mẹ tổ tiên, đối với dân tộc ta,
những tổ tiên được biết ơn hơn hết là người có công dựng nước và giữ nước. Bất
chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của bọn đô hộ, các đến thờ Vua Hùng, Vua Thục,
Tản Viên, Hai Bà Trưng, Bà Triệu và các nữ tướng, vẫn được người Việt xây
dựng.
Nét đặc biệt, lòng tôn vinh, kính trọng phụ nữ của phong hóa Việt cổ, lễ
giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ cố sức thắt chặt họ vào cỗ
xe “tam tòng, tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm
đánh giặc, lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng, Bà Triệu Vai trò
của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao. Cùng với
phong tục dùng trống đồng, nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ vững như
tục cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình
thuyền, thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng, ăn trầu cau. Phần cốt lõi của văn
hóa tinh thần, là tư tưởng ngày trước thường biểu hiện chủ yếu dưới hình thức
tín ngưỡng, tôn giáo
Phong tục tập quán thời đầu Bắc thuộc nhìn chung còn thuần hậu chất
phác. Đó là phong hóa và tín ngưỡng của một cư dân sống trong khung cảnh của
nền văn minh nông nghiệp lúa nước đang phát triển. Tín ngưỡng của người Việt
là tín ngưỡng đa thần, trong đó có nhiên thần và nhân thần.
Tục thờ đá: Núi là nơi con người sinh ra, con người từ trên núi xuống
đồng bằng rồi ra biển. Núi nối với trời cao là biểu hiện của sự linh thiêng, nơi có
nhiều kỳ quan (tiên cảnh), nhất là hang động với những hình thù kỳ lạ của thạch
nhũ, thường là nơi trú ngụ của thần linh, có đường lên trời, có đường hầm xuống
22
sâu lòng đất Núi là biểu tượng cho sự vững chắc trường tồn, người Việt thờ
thần núi khắp nơi. Hầu như các công trình thờ phụng đều đặt trên núi, đến như
giữa Hà Nội, không có núi người ta phải đắp núi để thờ, đó là núi Nùng. Theo
quan niệm của người Việt, đá là phần cứng rắn nhất của núi, là hình núi thu nhỏ,
là nơi trú của thần linh, trở thành bùa hộ mệnh của cả cộng đồng.
Tục thờ thần sông, biển, thần nước: Nước ta là văn hóa sông nước (lục
địa) và biển cả (hải đảo). Sông, biển hùng vĩ với con người là quyền năng vô
hạn. Khi hiền hòa thì cho con người mọi thứ, nhất là nước để sống, nhưng khi
giận dữ thì thật kinh hãi; lụt lội cuốn băng những gì có trên mặt đất. Từ thờ thần
sông, biển, con người thờ thần nước để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng
tốt tươi, con người được rửa mát, hưởng hạnh phúc. Có thể nói, thờ thần nước rất
sôi động và có mặt trong nhiều lễ hội, tập trung vào giai đoạn chuyển mùa – vào
mùa mưa và bắt đầu vào vụ sản xuất của người Việt.
Tục thờ thần cây và thần lúa.
Có hai loại cây, con người thờ; cây tự nhiên và cây trồng lấy lương thực.
Những cây tự nhiên thường là những cây cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn,
đó là cây đa, cây si, cây đề, chúng được trồng ở nơi thờ tự của cộng đồng.
Người Việt thường để bát hương, bình vôi ở gốc cây. Loại cây được thờ tự là
những loại cây lương thực chủ yếu do con người sáng tạo, thuần hóa. Người ta
thần thánh hóa những thành quả sản xuất của người Việt.
Nghi lễ phồn thực và tục thờ sinh thực khí: Tín ngưỡng phồn thực là
chung của cư dân nông nghiệp, nó được thể hiện phong phú và rất sớm trong đời
sống xã hội người Việt. Tư duy âm – dương tương hợp được hình thành trước sự
sinh sôi nảy nở của con người và muôn vật thông qua sự giao phối đực - cái, đàn
ông - đàn bàn. Đặc biệt, là ma lực kích động hấp dẫn của tình dục, con người đã
thần thánh hóa ma lực và thờ phụng để cầu xin sự sinh sôi nảy nở và liên tưởng
đến sức mạnh sinh sản của đất đai, sự giao hòa giữa trời (dương) và đất (âm) sẽ
mang lại sức sống, sự sinh sôi nảy nở. Người ta thờ sinh thực khí (Yoni – linga),
23
tổ chức các trò diễn trong các lễ hội dưới hình thức ma thuật thiêng liêng, nhằm
kích động tính dục của thần thánh, trời đất, ruộng đồng, cây cối để cho cây
trồng đơm hoa kết trái, vật nuôi sinh đẻ nhiều, con người sinh con đẻ cái, [23,
103 -104].
Thờ nhân thần: Bắt nguồn từ tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình, sau được
mở rộng thành tục thờ cúng những người có công với cộng đồng, những ông tổ
nghề, tổ làng, tổ cả nước, tổ tiên là những người đã khuất. Việc thờ cúng bắt
nguồn từ hai quan niệm; một là chết không phải là hết, người thân chết vẫn có
mối quan hệ gần gũi với những người đang sống trong gia đình, phải thờ cúng để
tổ tiên phù hộ độ trì và không quấy phá. Hai là “uống nước nhớ nguồn” thờ cúng
những người đã khuất để tỏ lòng tưởng nhớ đến công ơn sinh thành. Đó là sợi
dây bền vững xuất phát từ tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương
lai tạo nên tính liên tục trong sự đứt đoạn của các cộng đồng tộc người từ gia
đình, làng nước.
Ngoài những tổ tiên trong gia đình, những người khi sống có công lao với
đất nước, cũng được người Việt thờ cúng để tưởng nhớ công ơn như: Bà Trưng,
Bà Triệu, thờ Vua Hùng để nhớ về nguồn gốc của người Việt.
Như vậy, tất cả những tín ngưỡng nguyên thủy trên đây được khuôn vào
ba yếu tố chủ yếu: Tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Chúng thâm nhập, đan xen vào với nhau, vô cùng huyền bí. Trên
nền tín ngưỡng của người Việt, các tôn giáo ngoại lai du nhập vào và cấy lên làm
cho nó càng thêm đa dạng, pha trộn, rất khó bóc tách và nhận thức một cách
minh bạch.
Nho giáo: vốn là những tư tưởng triết lý, luân lý, đạo đức, thể chế cai trị
đã có ở Trung Hoa từ thời Tam Đại, nhất là thời Chu, đến cuối đời Xuân Thu
(thế kỷ thứ VI – V TCN) được Khổng Tử và các môn đệ của ông hệ thống hóa,
rồi sau này soạn thành kinh (Ngũ kinh, Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu); những
Thư (là tứ Thư, Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) tạo thành Khổng
24
giáo, kinh điển của Nho gia. Nho giáo, còn gọi là Khổng giáo, từ thời Hán trở đi
dần dần trở thành ý thức tư tưởng chính thống nhất của giai cấp thống trị Trung
Hoa. Nho giáo chủ trương “tôn quân, đại thống nhất”. Ba cương lĩnh cơ bản của
Nho giáo (tam cương) là “Đạo Vua – tôi”, “Đạo cha – con”, “Đạo chồng – vợ”.
Cùng với “tam cương” là “ngũ thường” năm phép ứng xử luân lý và đạo
đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Lễ đặc biệt được đề cao “tiên học lễ”, tức là tôn
trọng trật tự đẳng cấp hiện hành. Mẫu người lý tưởng của đạo Nho giáo là người
“quân tử” tức là người cúi mình tuân theo mệnh trời (thiên mệnh), trung với
Vua, hiếu với cha, mẹ
Ngay từ thời Tây Hán, trong chừng mực nhất định, “lễ giáo” Nho giáo đã
bắt đầu thâm nhập vào xã hội Việt cổ làm công cụ nô dịch nhân dân ta về tư
tưởng và tinh thần. “Nho giáo với nội dung như trên hoàn toàn không hợp với
một xã hội vừa mới thoát thai từ thời Văn Lang – Âu Lạc, chế độ lạc hầu, lạc
tướng như xã hội nước ta hồi đầu Bắc thuộc. Dân ta lúc bấy giờ không cần Nho
giáo, Nho giáo vào nước ta bị bọn thống trị Trung Quốc áp đặt. Thế nhưng tình
hình về sau có khác. Khi nền tảng và cơ cấu xã hội Việt Nam ít nhiều mang tính
chất phương Bắc thì Nho giáo lại là một yêu cầu, một thứ học thuật tư tưởng mà
người trong nước cần phải tiếp thu”[84, 79].
Từ đầu Công nguyên hai thái thú ở Giao Chỉ, Cửu Chân là Nhâm Diên,
Tích Quang “dựng học hiệu dạy lễ nghĩa”. Đời Hán Minh đế (58 – 75), người
Giao Châu là Trương Trọng, chăm học ăn nói giỏi được cử làm kế lại quận Nhật
Nam, sau được cử làm thái thú Kim Thành. Đến thế kỷ thứ II, có Lý Tiến, Lý
Cầm học giỏi thi đỗ ra làm quan vào thời Hán.
Đến khi Sĩ Nhiếp, đời Nam Hán Mạt – làm thái thú ở Giao Chỉ thì Nho
giáo và việc học Nho được phổ biến rộng rãi hơn trước trong tầng lớp quý tộc
thống trị ở Giao Châu. Nói về công lao của Sĩ Nhiếp trong việc truyền bá Nho
giáo sử thần Ngô Sĩ Liên nói “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, là một nước
25
văn hiến là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không chỉ ở đương thời mà còn truyền
mãi đến sau, há chẳng lớn sao? Con không hiền là tội của con thôi”[50, 164].
Mục đích của việc truyền bá Nho giáo ở nước ta lúc bấy giờ là để đào tạo
lên những người làm việc cho chính quyền Hán. Trước hết là con em người Hán
thống trị ở Giao Châu và sau đó là những người chạy loạn từ Trung Hoa sang, vì
lý do nào đấy đã ở lại. Nhưng người Việt cũng tham gia học, một số người trong
họ yên tâm phục vụ chính quyền đô hộ, học Nho là để sử dụng, cũng có người
học Nho để nắm được kiến thức đương thời, để có thêm cơ sở suy nghĩ về tương
lai đất nước mình còn đang rối ren, chưa tìm ra manh mối.
Sang thời Tam Quốc – Lục Triều, ở Trung Hoa, Nho giáo tạm thời đình
đốn, Phật giáo và Lão giáo thịnh hành hơn. Song Nho giáo vẫn được tiếp tục
truyền bá, tuy không bao giờ có thể coi là rực rỡ tại Giao Châu. Thời Tôn Quyền
(225 – 252), Ngu Phiên bị đày sang Giao Châu, tuy là thân tù tội nhưng giảng
học không biết mệt mỏi, môn đồ thường có đến vài trăm người. Đỗ Tuệ đời
Tống – Tấn cũng chăm mở mang trường học nhằm truyền bá ý thức hệ Nho giáo.
Tống thư chép rằng: Đỗ Tuệ cấm đoán thờ cúng bậy bạ, hẳn là cấm những tín
ngưỡng cổ truyền của người Việt. Trong thời kỳ này, chế độ sĩ tộc rất thịnh
hành, tầng lớp quý tộc phân biệt thứ bậc, thân sơ, tôn ti rất kỹ càng, nhân thế sĩ
phu chuyên tâm nghiên cứu và chú giải kinh lễ, đặc biệt là phần tang lễ. Từ đó,
lễ giáo được xem là yếu tố chủ yếu của Nho giáo.
Như vậy, trong những chừng mực nào đó, Nho giáo ít nhiều thâm nhập
vào xã hội Việt Nam. Nhưng Nho giáo chưa thể xem là thịnh hành trên đất Việt.
Số người được học hành, đỗ đạt chẳng có là bao, vả lại việc truyền bá Nho giáo
vào đất Việt theo gót chân của quân xâm lược nên bị người Việt phản ứng quyết
liệt. Vì vậy, Nho giáo trong thời đầu Bắc thuộc chỉ phát triển ở một vài trung tâm
châu trị, quận trị.
Cùng với Nho giáo, Lão – Trang và Đạo giáo cũng được truyền sang đất
Việt và trở thành một bộ phận trong tư tưởng, quan niệm của người Việt. Đạo
26
Lão – Trang (Đạo gia), là đạo phải suy tôn Lý Đam (Lão Tử) làm tổ sư. Tương
truyền Lão Tử về cuối đời viết sách Đạo đức kinh để lại cho đời rồi đi về phía
Tây (từ đây hình thành nên huyền thoại Lão Tử thành Phật ở đất Hồ). Đặc trưng
có Đạo gia là đạo xuất thế, chủ trương “vô vi”, thoát tục cởi bỏ mọi ràng buộc
của xã hội, thuận theo tự nhiên.
Người kế tục, phát triển xuất sắc tư tưởng Lão Tử là Trang Chu (Trang
Tử), sống ở thời Chiến Quốc, tác giả Nam Hoa kinh đầy hình tượng văn học, với
phong cách lãng mạn, miêu tả con người lý tưởng là “chân nhân”. Lối sống “chân
nhân” gọi là “tiêu giao”, tự do, tự tại, tự nhiên hòa cùng thiên nhiên. Tư tưởng
Lão Trang đưa con người đến trạng thái siêu việt, tâm linh có ảnh hưởng nhiều
đến thơ ca Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền tông của Phật
giáo Trung Hoa.
Đạo Lão – Trang trong thời kỳ Bắc thuộc chủ yếu lưu hành trong số người
Hán, những người thất thế trên con đường chính trị và bị ngược đãi tìm đến Lão
– Trang để an ủi mình, để yên với số phận. Ảnh hưởng này lúc đầu trong số
người Việt chưa nhiều, có chăng chỉ là dấu vết của khuynh hướng tự do, tự tại
thể hiện trong các nhà Nho kiêm nhà thơ Việt chịu ảnh hưởng tư tưởng sách
Nam Kinh của Trang Tử và thơ văn của Đào Tiềm thời Tấn. Phải đến cuối thời
kỳ Bắc thuộc khi các Thiền phái Trung Quốc truyền sang ta, tư tưởng Lão Trang
trong Thiền tông mới ảnh hưởng rõ nét đến các nhà tu hành Việt Nam.
Nhưng Đạo giáo thì ảnh hưởng rõ rệt, Đạo giáo là một tôn giáo của Trung
Quốc, không liên quan gì đến tư tưởng của Lão – Trang. Nó dựa một cách hình
thức vào khái niệm “Đạo” của Lão Tử và thờ Hoàng đế Lão Tử. Sau khi thần
thánh hóa Lão Tử, từ đó người ta quen gọi là Đạo giáo.
Đạo giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng Sa – man giáo và ma thuật giáo của
Trung Quốc và vùng du mục lân cận cổ đại hỗn hợp với rất nhiều mê tín và
phương thuật dân gian và cung đình như đoán mộng, xem sao, bói rùa, cúng quỷ
thần, đồng cốt, cầu tiên, chữa bệnh bằng bùa phép luyện đan. Trong Đạo giáo
chia thành Đạo giáo phù thủy và Đạo giáo thần tiên. Đạo giáo phù thủy có đại
diện tiêu biểu là Vu Cát sống ở cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ III tại đất Ngô,
27
có biệt tài làm phù thủy (vẽ bùa trong nước), chữa bệnh hiệu nghiệm như thần.
Đạo giáo thần tiên có đại diện tiêu biểu là Cát Hồng sống ở thời Đông Tấn (326
– 334) ông là người ham mê luyện đan để cầu sống lâu và viết sách thần tiên.
Đạo giáo thần tiên và phù thủy đều ảnh hưởng đến nước ta trong thời Bắc thuộc.
Các quan lại nhà Hán ở đây ngoài Nho giáo, ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đạo
giáo. Mâu Tử ở cuối thế kỷ thứ II, chạy sang Giao Châu từng đọc sách của Đạo
giáo nhưng có thái độ hoài nghi “Mâu Tử đã học kinh truyện Chư Tử, sách
không kể lớn nhỏ, không quyển nào không thích, tuy không ưa binh pháp nhưng
vẫn đọc, tuy đọc sách thần tiên bất tử, dẹp mà không tin cho là dối trá”[72, 263].
Sĩ Nhiếp cũng là người tin theo Đạo giáo “Vương mất, trước Vương ốm, đã chết
đi ba ngày, người tiên là Đổng Phụng cho một viên thuốc hòa vào nước ngậm,
rồi đỡ lấy đầu mà lay động, một chốc lát mở mắt động tay, sắc mặt bình phục
dần dần, ngày hôm sau ngồi dậy được, bốn ngày lại nói được, rồi trở lại bình
thường”[82, 164]. Chính Cao Biền tiết độ sử An Nam thời Đường là người rất
tin theo Đạo giáo, còn người Việt Nam lúc bất giờ vừa chịu ảnh hưởng Đạo giáo
thần tiên và Đạo giáo phù thủy. Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy vì nó
phù hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung những nội dung cần thiết mà tín
ngưỡng dân gian chưa có, vì đó là con đường hy vọng để khắc phục những khổ
đau, bệnh tật, tuy hy vọng đó chỉ mang tính chất an ủi. Tin theo Đạo giáo thần
tiên vì người Việt vốn có tâm hồn lãng mạn, muốn có cuộc đời dài lâu, muốn có
cuộc sống tốt đẹp. Những hình tượng sơ nguyên của Lạc Long Quân, Tản Viên, Sơn
Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, đều dần dần bị Đạo giáo hóa và thần tiên hóa.
Như vậy cùng với Nho giáo, Đạo giáo thì Phật giáo cũng được truyền sang
Giao Châu và trở thành một tôn giáo, một học thuyết về giải thoát có ảnh hưởng từ
thời đầu Bắc thuộc.
2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo từ đầu Công
nguyên đến thế kỷ thứ VI.
2.1.1. Thời gian và địa điểm du nhập của Phật giáo vào Việt Nam.
Thời gian Phật giáo du nhập vào nước ta hiện nay còn có nhiều quan điểm
khác nhau. Câu chuyện huyền thoại liên quan đến sự có mặt sớm nhất của Phật
giáo ở nước ta là “Truyện Nhất dạ trạch” trong Lĩnh Nam trích quái của Vũ
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004742_1_1195_2002827.pdf