LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.4
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị. 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò kế toán quản trị . 4
1.1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị . 4
1.1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị . 6
1.1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị . 7
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị . 9
1.1.2.1. Chức năng của kế toán quản trị . 9
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị. 10
1.1.3. So sánh kế toán tài chính với kế toán quản trị . 11
1.1.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản và yêu cầu thông tin trong kế toán quản
trị. 13
1.1.4.1. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị. 13
1.1.4.2. Các yêu cầu thông tin trong kế toán quản trị. 14
1.1.5. Các phương pháp của kế toán quản trị. 15
1.1.5.1. Nhóm phương pháp thu nhận, xử lý và tổng hợp thông tin . 15
1.1.5.2. Nhóm phương pháp phân tích chỉ tiêu . 16
1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản
xuất.18
1.2.1. Xác định các trung tâm chi phí . 18
1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp . 20
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế (chức năng hoạt động). 20
110 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đề xuất hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại nhà máy nhuộm - Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp chi phí thực tế hầu như không được áp dụng. Hiện tại các doanh nghiệp
ở Mỹ có thể áp dụng một trong các phương pháp kế toán chi phí sau: Phương pháp kế
toán chi phí theo hoạt động (ABC), phương pháp kế toán chi phí truyền thống, phương
pháp chi phí biến đổi. Các phương pháp kế toán khác nhau có bản chất và phạm vi
thông tin khác nhau. Hơn nữa việc lựa chọn áp dụng một hệ thống kế toán quản trị chi
phí nào đó là do sức ép bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, với các yếu tố về quá
trình sản xuất, mức độ cạnh tranh, mức độ sử dụng công suất
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 37
1.3.3. Kinh nghiệm và hướng vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm kế toán quản trị chi phí được hình thành và phát triển
khoảng hơn 10 năm nay và được tập trung nghiên cứu, ứng dụng sâu hơn từ năm 2008.
Theo kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị ở các nước trên thế giới, ngay tại
các nước có nền kinh tế phát triển thì việc áp dụng lý thuyết về kế toán quản trị chi phí
hiện đại còn hạn chế. Chính vì vậy, với điều kiện phát triển kinh tế thấp hơn và nền
móng về kế toán quản trị chi phí ở mức độ thấp, những lý thuyết về kế toán quản trị
chi phí hiện đại chưa thể áp dụng ngay trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước
mắt các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng lý thuyết kế toán quản trị chi
phí truyền thống nhưng vẫn có ích trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản trị
doanh nghiệp, từng bước áp dụng lý thuyết về kế toán quản trị chi phí hiện đại để nâng
cao chất lượng thông tin quản trị. Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán nên áp dụng
theo mô hình kế toán kết hợp như ở Mỹ để không làm xáo trộn cơ cấu bộ máy kế toán
trong doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu nhận, xử lý
và cung cấp thông tin, phù hợp với trình độ của người làm kế toán hiện nay. Khi xây
dựng mô hình kết hợp, cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng người
trong phòng Kế toán nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, đảm bảo
thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy.
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY NHUỘM - TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ
phần Dệt May Nam Định.
2.1.1. Tổng quan về Nhà máy Nhuộm
- Tên doanh nghiệp: Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định.
- Tên viết bằng tiếng nước ngoài: Dyeing Factory - Nam Dinh Textile Garment
Joint Stock comporation.
- Tên viết tắt: VinatexNamdinh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0600019436; Do: Phòng Đăng ký
kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp ngày 25/12/2007, thay đổi lần
thứ nhất ngày 06/12/2012.
- Địa chỉ: 43 Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, TP. Nam Định
- Điện thoại: 0350.3834928; Fax: 0350.3835704
- Mã số thuế: 0600019436
- Ngành nghề kinh doanh chính: Nguyên vật liệu, sản phẩm ngành dệt may.
- Sản phẩm chính: Gia công tẩy trắng, nhuộm màu: Sợi, Vải, Khăn các loại
- Tổng diện tích: 32.640 m2
Nhà máy Nhuộm là một đơn vị được Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định
cho tách ra hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập từ năm 2005, Nhà máy là một trong
những đơn vị chính nằm trong chuỗi cung ứng của Tổng công ty cổ phần Dệt May
Nam Định, với thế mạnh bề dầy truyền thống trên 120 năm sản xuất kinh doanh trong
ngành Dệt may nên Nhà máy có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý giàu kinh nghiệm và
công nhân lành nghề.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Do Nhà máy Nhuộm là một đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần Dệt
May Nam Định nên quá trình hình thành phát triển của Nhà máy gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 39
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam
Định
Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, trải qua nhiều thời kỳ có tên gọi
khác nhau: Từ năm 1996 về trước được gọi là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam định,
tháng 01/1997 chuyển thành Công ty Dệt Nam Định, tháng 04/2005 đổi thành Công ty
TNHH NN MTV Dệt Nam Định và từ 01/2008 đến nay là Tổng công ty cổ phần Dệt
May Nam Định.
Tiền thân là tổ hợp kéo sợi của một Tư bản người Hoa thành lập năm 1889, lúc
đầu với 17 máy sợi thủ công, số người làm thuê là 40 người. Khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta, Pháp đã chú ý đến mở rộng xây dựng đầu tư một số ngành, khai thác tài
nguyên ở nước ta trong đó có mục tiêu khai thác nhân lực rẻ mạt... Pháp đã mua lại cơ
sở này của người Hoa, nâng cấp thành xưởng Sợi, Dệt và dần dần chuyển thành nhà
máy Sợi Nam Định với 3 công đoạn chính là: kéo sợi, dệt vải và nhuộm để tăng
cường bóc lột sức lao động của công nhân.
Quá trình phát triển của Tổng công ty được gắn liền với trang sử hào hùng của
dân tộc Việt Nam, truyền thống đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung
và nhân dân thành phố Dệt Nam Định nói riêng.
Trong kháng chiến chống Pháp Nhà máy Liên hợp dệt Nam Định đã được Đảng
và Chính Phủ tặng thưởng nhiều huân chương. Trải qua 10 năm khôi phục và phát
triển sản xuất (1955-1965), Cán bộ công nhân viên Nhà máy đã luôn luôn phấn đấu
hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước, mà đỉnh cao là năm 1964 Nhà máy đã phấn
đấu vượt mức kế hoạch 155% với tổng sản lượng là 67.000.000 mét vải các loại...
Được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 2004.
Trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt từ khi chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang tự
chủ hạch toán kinh doanh, Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn, máy móc thiết
bị, công nghệ lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của cơ chế thị trường, cơ cấu - cơ
chế quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy việc làm và thu nhập của
người lao động còn hết sức khó khăn, làm cho Tổng công ty có lúc cảm tưởng khó có
thể đứng vững được trong cơ chế mới.
Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 40
Định đã thực hiện hàng loạt các biện pháp lớn nhằm đưa Tổng công ty thoát khỏi tình
trạng khó khăn trong thời kỳ đổi mới.
Đáng nói nhất kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 được sự hỗ trợ của Nhà nước
Công ty Dệt Nam Định đã thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp chuyển thành Công ty
TNHH NN MTV Dệt Nam Định. Công ty đã có sự thay đổi rõ rệt, sản xuất kinh doanh
được phát triển, đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao và ổn định, đóng
góp và hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Tháng 01 năm 2008 Công ty TNHH NN MTV Dệt Nam Định đã hoàn thành
công tác cổ phần hoá, đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định.
Hiện nay, Tổng công ty có dây truyền công nghệ khép kín từ khâu kéo sợi, dệt
vải, nhuộm hoàn tất và may thêu.
- Mô hình tổ chức của Tổng Công ty là mô hình công ty mẹ - con, bao gồm: bộ
máy phòng ban Tổng công ty và 9 đơn vị thành viên đó là: Nhà máy Sợi; Nhà máy
Dệt; Nhà máy Nhuộm; Nhà máy Động lực; Xí nghiệp Cung ứng dịch vụ; Xí nghiệp
May 2; Xí nghiệp May 3; Chi nhánh Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định tại Hà
Nội; Chi nhánh Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định tại Hà Nam Ngoài ra
Tổng Công ty còn tham gia góp cổ phần ở nhiều công ty trong nước, tập trung chủ yếu
ở địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó đang giữ cổ phần chi phối ở 5 công ty là: Công ty
cổ phần May 1 Dệt Nam Định, Công ty cổ phần May 4 Dệt Nam Định, Công ty cổ
phần dịch vụ thương mại Dệt Nam Định, Công ty cổ phần Chỉ khâu Dệt Nam Định và
Công ty cổ phần Chăn len Dệt Nam Định.
- Tổng số CBCNVC trước năm 1990 của Công ty là 18.750 người, sau khi thay
đổi mô hình tổ chức, sắp xếp lại lao động hiện nay còn 7.500 người.
- Diện tích nhà xưởng: 200.000 m2.
Trải qua trên 120 năm hình thành và phát triển Tổng công ty cổ phần Dệt May
Nam Định đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là một trong những trung tâm Dệt
may của cả nước, góp phần xây dựng thành phố Nam Định với tên gọi “Thành phố Dệt
anh hùng”, để kỷ niệm ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, Tổng công ty đã lấy ngày
25/3 là ngày truyền thống của giai cấp công nhân Dệt Nam Định.
2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Nhuộm
Nhà máy Nhuộm là một trong 5 đơn vị thành viên chính của Tổng công ty cổ
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 41
phần Dệt May Nam Định.
Đầu ra của Nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong đầu ra của Tổng Công ty, sản
phẩm chủ yếu của Nhà máy là vải, sợi, khăn... Các sản phẩm này được tẩy trắng,
nhuộm đủ các màu sắc, mẫu mã khác nhau. Số lượng cán bộ công nhân viên trước
ngày 31/03/2005 là: 617 người, sau 31/03/2005 do chuyển đổi mô hình thành Công ty
TNHH NN MTV Dệt Nam Định, được sự hỗ trợ của Nhà nước số lao động dôi dư
được nghỉ và hưởng theo chế độ 41/CP nên số lượng lao động giảm còn 342 người.
Đến 31/12/2007 sau cổ phần hoá Tổng công ty thì số lao động của Nhà máy chỉ còn
219 người. Tính đến thời điểm hiện tại lạo động của Nhà máy là: 186 người.
Diện tích nhà xưởng là 32.640 m2; bao gồm 75 máy móc chính và hàng loạt các
thiết bị phụ trợ khác của các nước có nền công nghiệp hàng đầu như Hà lan, Italia,
Anh, Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan...
Nhà máy Nhuộm được hình thành từ xưởng Nhuộm của những năm 1903, lúc
đầu chỉ có vài máy nhuộm zigơ của Pháp với diện tích bằng 1/10 hiện nay.
Sau khi tư bản Pháp hùn vốn mở rộng và lắp đặt thêm hệ thống nhuộm bông
màu (làm chăn chiên), các máy xé bông, trộn bông, máy sấy, đóng kiện... Đến năm
1937, Pháp đầu tư lắp đặt các nồi nấu vải của Đức và hàng loạt hệ thống máy giặt, tẩy
trắng... với sản lượng từ 3-5 triệu mét/năm, đến năm 1939 đạt 20 triệu mét vải/năm.
Năm 1956 Nhà máy Nhuộm được củng cố phục hồi, năm 1959 được mở rộng
với các thiết bị mới của Trung Quốc như: Nồi nấu vải, máy đốt lông, máy giặt, máy
làm bóng, máy sấy văng, máy nhuộm liên hợp... Số lượng thiết bị ngày một đa dạng,
lực lượng sản xuất ngày một tăng lên, từ đó sản lượng tăng vọt, những 1962 - 1963 sản
lượng có năm đạt 60 triệu mét vải một năm, màu sắc cũng đa dạng hơn...
Trong những năm chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc nước ta của Đế quốc
Mỹ, một số máy móc thiết bị phải tháo dỡ đưa đi sơ tán, một số vẫn giữ lại để bám trụ
sản xuất. Đến năm 1973 chiến tranh phá hoại miền Bắc chấm dứt, máy móc được đầu
tư lắp đặt thêm như máy zigơ, máy sấy văng nhiệt cao...
Trong những năm 1983-1987 Nhà máy đã đầu tư thêm một số thiết bị của Ấn
Độ như: Dây truyền in hoa lưới quay 8 màu, hệ thống lò dầu, máy trưng hấp, máy sấy
văng định hình nhiệt cao... Phải nói rằng giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhất của
Nhà máy (nâng cấp từ phân xưởng lên thành nhà máy) với sản lượng tuy không cao
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 42
như thập kỷ 70 về trước. Chỉ đạt 45 - 48 triệu mét/năm, song các mặt hàng đa dạng
phong phú chất lượng cao, giá trị lớn... Nhiều sản phẩm của Nhà máy đã xuất sang
Đông Âu, Bắc Mỹ, Liên Xô
Đặc biệt từ các năm 1995 đến nay Nhà máy đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị
cao cấp như: trang thiết bị nhuộm thí nghiệm cao cấp của Hà lan và Nhật Bản, các loại
máy nhuộm cao áp, máy nhuộm thường áp, máy làm bóng của Hà lan, dây chuyền
nhuộm vải của Nhật Bản, dây chuyền nhuộm sợi bobbin của Đài loan và Nhật Bản...
để nâng cao năng lực sản xuất.
Về lao động, Nhà máy đã thực hiện tinh giản bộ máy cồng kềnh trước đây, nên
bộ máy hiện tại đã gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Nhà máy xác định nguồn nhân lực là
nhân tố có vai trò quan trọng quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác do vậy
ngoài việc tích cực huy động vốn để mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ
cho sản xuất thì Nhà máy thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho
công nhân, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Mặt khác Nhà máy luôn tích cực tìm kiếm
khách hàng mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế, có phương án sản xuất
kinh doanh phù hợp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, sản phẩm của
Nhà máy đã được khẳng định về chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng từng
bước tăng lên.
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Nhà
máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định
2.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định có nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh các sản phẩm ngành dệt may chủ yếu là sợi, vải, khăn phục vụ cho
sản xuất và tiêu dùng trong nước và nước ngoài theo các hình thức sau:
- Nhận gia công sản phẩm trong nội bộ Tổng công ty: Nhà máy nhận nguyên
vật liệu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty theo hợp đồng
để sản xuất thành sản phẩm.
- Nhận gia công sản phẩm ngoài: Nhà máy nhận nguyên vật liệu của khách
hàng theo hợp đồng để sản xuất thành sản phẩm theo yêu cầu.
2.2.2. Đặc điểm qui trình công nghệ
Qui trình công nghệ của Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 43
Nam Định là qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục.
Với 2 quy trình công nghệ chủ yếu là tẩy trắng và nhuộm màu cho sợi, vải và
khăn, cụ thể:
- Quy trình công nghệ với sợi:
+ Công nghệ tẩy trắng: Sợi mộc (nguyên liệu) từ kho → Đánh xốp → Nấu tẩy
→ Sấy khô → Đánh ống cứng → Hoàn tất.
+ Công nghệ nhuộm màu: Sợi cuối công đoạn nấu tẩy → Nhuộm màu → Sấy
khô → Đánh ống xốp → Hoàn tất.
- Quy trình công nghệ với vải:
+ Công nghệ tẩy trắng: Vải mộc (nguyên liệu) từ kho → Kiểm tra phân loại,
khâu lật thành lô (tấm) → Đốt lông, ngấm NaOH và ủ hồ → Giặt rũ hồ → Nấu tẩy →
Làm bóng → Sấy văng → Hoàn tất.
+ Công nghệ nhuộm màu: Vải cuối công đoạn Nấu tẩy → Nhuộm màu → Giặt
(loại bỏ tàn dư hoá chất, thuốc nhuộm) → Giặt nóng lạnh hoặc Làm bóng → Sấy văng
→ Hoàn tất.
- Quy trình công nghệ với khăn:
+ Công nghệ tẩy trắng: Khăn mộc (nguyên liệu) từ kho → Kiểm tra phân loại,
khâu lật thành lô (tấm) → Ngấm NaOH và ủ hồ → Giặt rũ hồ → Nấu tẩy → Sấy rung
→ Hoàn tất.
+ Công nghệ nhuộm màu: Khăn cuối công đoạn nấu tẩy → Nhuộm màu → Giặt
(loại bỏ tàn dư hoá chất, thuốc nhuộm) → Sấy rung → Hoàn tất.
2.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Mọi hoạt động của Nhà máy hàng tháng, hàng quý đều do ban lãnh đạo của
Nhà máy chỉ đạo và trực tiếp giám sát. Để việc sản xuất kinh doanh tiến hành tốt, phối
hợp nhịp nhàng và đồng bộ, bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo mô hình
quản lý trực tuyến để đáp ứng linh hoạt nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị.
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 44
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ MÁY NHUỘM
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ
phần Dệt May Nam Định
Ngành
Hoàn thành
Phòng
Kinh doanh
Phân xưởng
Nhuộm 1
Phân xưởng
Sợi Bobbin
Phân xưởng
Nhuộm 2
Ngành
Cơ điện
GIÁM ĐỐC
Phòng
TCHC
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
TCKT
Phó giám đốc
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 45
Qua sơ đồ 2.1 ta thấy, tổ chức quản lý của Nhà máy theo cơ cấu Giám đốc chỉ
đạo tập trung cho toàn Nhà máy.
- Giám đốc: Là lãnh đạo cao nhất của Nhà máy, phụ trách chung các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Nhà máy, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng, đồng
thời là người đại diện hợp pháp của Nhà máy trong các quan hệ giao dịch kinh doanh,
thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước.
- Phó giám đốc: Giúp điều hành công việc ở phân xưởng, các phòng Kinh
doanh, phòng Kỹ thuật và thay quyền giám đốc điều hành Nhà máy khi giám đốc uỷ
quyền.
- Khối phòng ban chức năng, gồm 4 phòng:
+ Phòng Tổ chức hành chính: Là đơn vị tổng hợp có chức năng quản lý lao
động, tiền lương, chế độ, chính sách, xã hội và các công việc hành chính.
+ Phòng Kinh doanh: Quản lý công tác kế hoạch sản xuất, tham gia đàm phán
ký kết các hợp đồng kinh tế, mua bán nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, quản lý
các kho.
+ Phòng Kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện; nghiên cứu
ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng
sự phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng tổ chức điều hành toàn bộ công tác
kế toán, tài chính trong Nhà máy; tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tài
chính kế toán của Nhà máy nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đúng mục đích, đúng
chế độ chính sách.
- Khối sản xuất chính:
+ Phân xưởng Nhuộm 1: Gồm các thiết bị chuẩn bị, là các máy móc thiết bị tẩy,
nhuộm cũ chức năng sản xuất vải khổ hẹp, khăn các loại.
+ Phân xưởng Nhuộm 2: Gồm các thiết bị chuẩn bị và nhuộm đầu tư mới, đồng
bộ của Nhật Bản, Hà Lan cố nhiệm vụ sản xuất vải khổ rộng chất lượng cao.
+ Phân xưởng Sợi Bobbin: Gồm các thiết bị chuyên dùng tẩy, nhuộm sợi của
Nhật Bản, Đài Loan.
- Các đơn vị phụ trợ:
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 46
+ Ngành hoàn thành: Gồm các thiết bị kiểm tra, phân loại chất lượng vải, khăn
và các thiết bị đóng kiện, phân loại theo lô là nơi hoàn thiện đóng gói sản phẩm
nhập kho.
+ Ngành Cơ điện: Có nhiệm vụ duy trì hoạt động máy móc thiết bị, hệ thống lò
hơi cung cấp nhiệt, hệ thống cung cấp điện, nước cho các phân xưởng sản xuất và
trong toàn Nhà máy.
Về cơ cấu và trình độ lao động của Nhà máy tại thời điểm 31/12/2012 được
phản ảnh trong bảng 2.1 và 2.2
CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Danh mục Tổng số
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số cán bộ công nhân viên 186 100,00
Số công nhân công nghệ 134 72,04
Số công nhân gián tiếp, phục vụ 29 15,59
Số công nhân phụ trợ 23 12,37
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của Nhà máy Nhuộm
TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG
Danh mục Tổng số
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động bao gồm 186 100,00
- Trình độ đại học + cao đẳng 22 11,83
- Trình độ trung cấp 30 16,13
- Thợ bậc từ bậc 5 -> bậc 7 42 22,58
- Thợ bậc từ bậc 5 trở xuống 92 49,46
Bảng 2.2. Trình độ lao động của Nhà máy Nhuộm
2.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán.
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng Tài chính kế toán Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May
Nam Định thực hiện hạch toán kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Để thuận lợi trong công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán tài chính và
báo cáo kế toán quản trị thì ngoài việc sử dụng các phần mềm ứng dụng Winword,
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 47
Excel cho soạn thảo văn bản, lập bảng biểu tính toán, phòng còn sử dụng phần mềm kế
toán Fast Accounting 2005.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY NHUỘM
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt
May Nam Định
* Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên.
- Trưởng phòng: Là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế
toán; đưa ra ý kiến đề xuất, tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định, lập
kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của Nhà máy, cụ thể:
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán, quản lý nhân sự của phòng;
+ Tổ chức lập và xét duyệt kế hoạch tài chính của Nhà máy;
+ Tổ chức lập và xét duyệt báo cáo tài chính; báo cáo hợp nhất với Tổng công
ty và Tập đoàn;
+ Nghiên cứu các chế độ, chính sách liên quan đến thuế, tài chính, kế toán
của Nhà nước nhằm đưa ra biện pháp thực hiện phù hợp;
+ Tổ chức lập và xét duyệt báo cáo quản trị theo yêu cầu của sản xuất kinh
doanh;
- Kế toán tổng hợp:
Trưởng phòng
Tài chính Kế toán
Kế toán
Hàng tồn kho; Công nợ;
Thuế và các khoản nộp
ngân sách NN
Kế toán
Tập hợp chi phí
và tính giá thành SP;
XDCB, TSCĐ
Kế toán
Vốn bằng tiền;
Lương; Các khoản trích
theo lương
Kế toán
Tổng hợp
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 48
+ Thay mặt trưởng phòng điều hành công tác kế toán khi được uỷ quyền;
+ Phụ trách mảng tin học và phát triển phần mềm kế toán
+ Thực hiện lập kế hoạch tài chính của Nhà máy;
+ Thực hiện lập và hướng dẫn các bộ phận lập báo cáo tài chính; báo cáo hợp
nhất với Tổng công ty và Tập đoàn;
+ Thực hiện phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.
- Kế toán Tập hợp chi phí và tính giá thành SP, XDCB, TSCĐ:
+ Tập hợp chi phí phát sinh, tính giá thành theo từng loại sản phẩm, tính giá
vốn và tiêu thụ sản phẩm;
+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo quý, năm;
+ Theo dõi quản lý Dự án, công trình XDCB dở dang, TSCĐ, lập kế hoạch và
trích khấu hao TSCĐ.
- Kế toán Hàng tồn kho, Công nợ, Thuế:
+ Theo dõi mua nguyên vật liệu, bán sản phẩm, hàng hóa, hàng tồn kho;
+ Theo dõi tình hình công nợ và thanh toán với khách hàng;
+ Thực hiện kê khai thuế theo quy định.
- Kế toán Vốn bằng tiền; Lương; Các khoản trích theo lương:
+ Theo dõi vốn bằng tiền, thực hiện thu chi theo chế độ quy định;
+ Theo dõi tiền lương của CBCNV, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ;
+ Lập kế hoạch lương và các khoản trích theo lương.
Theo sự phân chức năng nhiệm vụ như trên: Các kế toán trong phòng Tài chính
kế toán song hành 2 chức năng nhiệm: Kế toán tài chính và kế toán quản trị, trên cơ sở
nhiệm vụ về kế toán tài chính của mình kết hợp với các kế toán viên khác, các bộ phận
nghiệp vụ có liên quan của phòng Tổ chức hành chính, phòng Kinh doanh, phòng Kỹ
thuật lập báo cáo quản trị theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu
công việc.
* Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, sử dụng sổ
nhật ký chung để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và
quan hệ đối ứng tài khoản. Hệ thống tài khoản sổ sách được lập theo đúng chế độ kế
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại NM Nhuộm - TCT CP Dệt May Nam Định
Đoàn Văn Dũng Quản trị kinh doanh 2012 49
toán do Bộ Tài Chính ban hành, phù hợp với tình hình thức tế của đơn vị.
Cụ thể đối với phần kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định như sau:
Từ các chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập các dữ liệu vào phần mềm kế toán.
Trên cơ sở đó hàng tháng kế toán lập bảng kê phát sinh TK 621, TK 622, TK 627, TK
154. Cuối tháng kế toán tập hợp các bảng phân bổ, bảng kê xuất vật tư bảng chi tiết
phát sinh và các TK đối ứng của các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154.
Từ các bảng này kế toán lập bảng tổng hợp chi phí, từ đó tiến hành lập bảng
phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm quy đổi. Căn cứ vào bảng
phân bổ chi phí, bảng tổng hợp chi phí, bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng
cùng các báo cáo sản xuất trong tháng để lập bảng tính giá thành.
2.3. Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy Nhuộm - Tổng công
ty cổ phần Dệt May Nam Định
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt
May Nam Định chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng của Tổng công ty, các đơn
vị thành viên trong Tổng công ty và khách hàng trong nước. Đối với chi phí trực tiếp
phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó và chi tiết cho
từng loại sản phẩm. Riêng đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp cho từng
phân xưởng sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất
chính.
2.3.1. Phân loại chi phí tại Nhà máy Nhuộm
Tại Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, chi phí được
phân ra thành 5 khoản mục chính, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được chia thành 2 loại là chi phí nguyên vật
liệu chính và chi phí vật liệu phụ.
+ Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: sợi, vải, khăn mộc.
+ Chi phí vật liệu phụ: chủ yếu là hoá chất, thuốc nhuộm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản chi phí về lương sản phẩm,
tiền thưởng, phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy
định.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí phục vụ chung cho cả quá trình
Một số đề xuất hoàn thiện công tác KTQT chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272936_4208_1951983.pdf