TRANG PHỤ BÌA.
LỜI CAM ĐOAN .v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
DANH MỤC CÁC HÌNH. viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1.Tính cấp thiết của đề tài. .1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
3.Đối tượng và phạm vi và thời gian nghiên cứu.2
4.Phương pháp nghiên cứu.2
5.Đóng góp của đề tài. .2
6.Bố cục luận văn.3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG.4
1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường. .4
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng.4
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng. .5
1.1.2.1. Xét theo mục đích: .5
1.1.2.2. Xét theo thời hạn: .5
1.1.2.3. Xét theo tài sản đảm bảo (TSĐB): .6
1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả: .6
1.1.2.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:.6
1.1.3 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng.6
1.1.3.1. Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác
định.6
1.1.3.2. Việc sử dụng vốn vay. .7
1.1.3.3. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.7
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. .7
1.1.4.1. Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng
thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế:.7
94 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam (vietinbank) – Chi nhánh thị xã Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất
khách, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức
như:
- Mua bảo hiểm cho vay.
- Cho vay đồng tài chợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một
khác hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro.
- Bán rủi ro: Là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu
đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu
nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoạc
một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.
+ Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay: Các quyết định cho vay
đưa ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Nếu
có nhiều thông tin về khoản vay hơn, ngân hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm
thiểu rủi ro. Vì thông tin ngày nay cũng là hàng hoá có giá trị, nếu muốn có nó
chúng ta phải bỏ ra một số chi phí. Ở các nước, ngân hàng có thể mua thông tin về
các khoản vay ở các tổ chức hoặc các công ty tư vấn có uy tín.
+ Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Trình độ cán bộ tín dụng quyết định
đến việc khoản vay đó có được an toàn và có hiệu quả hay không vì thế mà việc
nâng cao trình độ cán bộ tín dụng đồng nghĩa cho vay được giảm thiểu rủi ro hơn.
32
Trong những kỹ thuật giảm thiểu hoặc hạn chế rủi ro nêu trên, các biện pháp
chuyển rủi ro, bán rủi ro hoặc chung lưng gánh chịu rủi ro là hướng chuyển giao
toàn bộ hoặc một phần rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro, các chủ
thể này bằng chức năng đặc biệt của mình có thể triệt tiêu rủi ro hoặc giảm chúng
xuống mức tối thiểu.
Kết luận chương 1
Rủi ro tín dụng trong ngân hàng có tính tất yếu khách quan, không thể tránh
khỏi. Vì thế, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế rủi ro tín dụng
ở một mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Cơ sở lý thuyết trong chương 1 đã khái
quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín
dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo. Trong chương 2 luận văn sẽ vận dụng
các lý thuyết này vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – chi nhánh Thị xã Phú Thọ.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH
THỊ XÃ PHÚ THỌ.
2.1. Tổng quan về Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương thị xã Phú Thọ (NHTMCP
Công thương thị xã Phú Thọ) là Chi nhánh cấp 1 thuộc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam (NHTMCP Công thương Việt Nam) từ ngày 15/07/2006 theo
quyết định số 192/QĐ/HĐQT – NHCT1 ngày 29/06/2006 của Hội đồng quản trị
NHTMCP Công thương Việt Nam về việc chuyển chi nhánh cấp 2 NHCT thị xã
Phú Thọ trực thuộc NHTMCP Công thương tỉnh Phú Thọ thành Chi nhánh cấp 1,
Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng, nhận và sử dụng có hiêụ quả vốn của Nhà nước giao. Với hệ thống giao
dịch một cửa NHTMCP Công thương thị xã Phú Thọ đã, đang và sẽ cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.
Qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh thị xã phú Thọ
đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một Chi nhánh NHTM có tiềm lực
mạnh với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng,
chất lượng và hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế được
khẳng định, thể hiện vai trò hết sức quan trong và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá
trình phát triển KT – XH địa phương. Mô hình hoạt động của Chi nhánh gồm 01
Hội sở chính, 02 Phòng giao dịch loại 1 và 4 Phòng giao dịch loại 2 và 70 cán bộ
công nhân viên. Mạng lưới hoạt động được bố trí tập trung ở các khu vực thị trấn thị
xã, có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng ứng dụng các dịch vụ
Ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của NHCT đã được mở rộng tới mọi thành phần
kinh tế, ngành nghề sản xuất kinh doanh với phương châm “Nâng giá trị cuộc
sống”.
Tại Chi nhánh đã áp dụng công nghệ Ngân hàng đã theo hướng hiện đại, đáp
ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay kỹ
34
thuật tin học đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh,
như thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và phòng
ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý về lao động tiền lương; thông tin, báo cáo, .
Chi nhánh đã có nhiều quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chất
chính trị, có năng lực quản lý và có trình độ nghiệp vụ, từng bước đáp ứng được yêu
cầu của hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong cơ chế thị trường. Đây là một trong
những nhân tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT đã và đang
có sự phát triển tốt, nguồn vốn huy động tăng nhanh, đầu tư tín dụng đối với nền
kinh tế đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh doanh ngày càng
được nâng cao.
Chi nhánh đã triển khai ứng dụng có hiệu quả một số dịch vụ ngân hàng theo
hướng kinh doanh đa năng, điển hình là: dịch vụ thanh toán trong nước qua hệ
thống máy tính với chương trình thanh toán hiện đại Incas, dịch vụ thanh toán quốc
tế qua mạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán kiều hối, tư
vấn khách hàng, các dịch vụ về ngân hàng điện tử: Ipay, SMS banking, Intenet
banking, thẻ,
Huy động vốn thông qua nhiều hình thức: Nhận tiền gửi bằng VNĐ hay
ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư, vay vốn phát hành các loại giấy tờ có giá
khi được phép.
Kinh doanh tín dụng: cấp tín dụng cho các đối tượng như cho vay ngắn hạn,
trung – dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng
theo kế hoạch đầu tư phát triển của nhà nước. Thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu,
cầm cố, bảo lãnh.
Nghiệp vụ phục vụ kế toán, ngân quỹ, thanh toán bù trừ với các đơn vị trong
cùng địa bàn tỉnh.
Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp
giao dịch thường xuyên tại Chi nhánh thị xã Phú Thọ. Ngoài ra còn thực hiện các
35
nghiệp vụ đại lý, tư vấn và các dịch vụ liên quan tới hoạt động Ngân hàng theo quy
định.
2.1.3. Mục tiêu chiến lược của Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ.
Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là nhằm mang lại lợi nhuận cho các cổ
đông, tạo ra việc làm ổn định cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân
sách Nhà nước, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, thúc đẩy phát
triển kinh tế địa phương, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Cùng với mục tiêu chung của Vietinbank là định hướng trở thành Tập đoàn
tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa
năng, cung cấp sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới kênh phân
phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế,
công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến.
2.1.4. Phương thức hoạt động
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính đang diễn ra
mạnh mẽ, Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ hướng đến hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng
thương mại hiện đại – đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng
như năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua chi nhánh thị xã Phú Thọ đã có
những tiến bộ vượt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng
dịch vụ đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Với sức mạnh nội lực
được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập
thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, tạo tiền đề cho chi nhánh có thể thể vượt qua mọi
thử thách.
Chi nhánh thị xã Phú Thọ chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng,
công tác an sinh xã hội nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, tăng quy mô về tiền gửi,
tiền vay, thanh toán, kho quỹ, dịch vụ về ngân hàng điện tử, kho quỹ, dịch vụ thẻ
36
Chi nhánh thị xã Phú Thọ đã mở rộng mạng lưới đến các huyện trong địa bàn tỉnh
Phú Thọ như: Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa...
Chi nhánh thị xã Phú Thọ luôn quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để
đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của
khách hàng trong khả năng cho phép của mình.
2.1.5 Bộ máy tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ.
Bộ máy tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ được áp dụng
theo phương thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi
hoạt động của chi nhánh; Giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả
các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở
chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch; các phòng giao dịch
hoạt động như một chi nhánh trực thuộc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của đơn vị mình.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank – chi nhánh thị xã Phú Thọ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Ban giám đốc
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
kế
toán
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
giao
dịch
Bộ
phận
TTTM
và KD
ngoại
tệ
Bộ
phận
QLRR
&
NCVĐ
Bộ
phận
thông
tin
điện
toán
Bộ
phận
thẻ và
Dịch
vụ NH
điện tử
37
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh
vực: Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác
phòng tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo
chi nhánh trong quản lý, khai thác và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng
doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: Chủ động tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc duy trì quan hệ
thường xuyên với các khách hàng doanh nghiệp. Khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại
tệ từ các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác như đơn vị hành chính sự
nghiệp, các ban quản lý dự án theo quy định hiện hành của NHCT. Khai thác
nguồn vốn nước ngoài từ các chương trình tín dụng quốc tế như JICA, JBIC.
Tìm kiếm, tiếp nhận, thẩm định phương án và tài sản bảo đảm đề xuất tín
dụng cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Kiểm tra giám
sát chặt chẽ trước trong và sau cho vay. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu, nợ
XLRR.
* Phòng khách hàng cá nhân:
Phòng khách hàng cá nhân có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo chi
nhánh trong quản lý, khai thác và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng cá
nhân.
Nhiệm vụ: Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng là cá nhân hộ gia
đình; phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ
của NHCT cho các KHCN; Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng cung cấp, hoàn thiện
hồ sơ đề nghị vay vốn, bảo lãnh, chiết khấu, ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp ín
dụng khác bao gồm cả các hình thức tài trợ thương mại, phối hợp tiếp nhận hồ sơ,
hoàn thiện thủ tục mở thẻ Tín dụng quốc tế.
Xây dựng phương án thu nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn.
38
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ,
quy trình giao dịch đối với KHCN. Triển khai thực hiện đánh giá tổng kết kết quả
triển khai các sản phẩm dịch vụ.
* Phòng Tổng hợp:
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong
công tác lập, xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh,
công tác quản lý rủi ro hoạt động. Nhiệm vụ: Tính toán xác định lãi suất đầu vào,
đầu ra giúp ban giám đốc triển khai kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tính
toán, phân bổ đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu các phòng định kỳ, đầu mối phát
triển mạng lưới, báo cáo thống kê.
* Phòng kế toán tài chính:
Chức năng: Trực tiếp giới thiệu, tư vấn hỗ trợ và thực hiện các giao dịch,
dịch vụ trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên
quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toán giao dịch; tổ
chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện giao dịch tài chính và phi tài chính của
toàn chi nhánh đúng theo quy định hiện hành của NHCT; Thực hiện kiểm soát đối
với các giao dịch tài chính đã phát sinh tại đơn vị sau mỗi ngày, mỗi tháng, quý,
năm; Thực hiện nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài
chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.
Nhiệm vụ: Trực tiếp giới thiệu tư vấn, cung ứng/bán và hỗ trợ khách hàng sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ của NHCT nhanh chóng chính xác, an toàn hiệu quả.
Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát và hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các giao
dịch tài chính liên quan đến khách hàng đúng chế độ kế toán. Tiếp nhận hợp đồng
tín dụng, giấy nhận nợ, Thư bảo lãnh từ phòng khách hàng thực hiện kiểm soát, giải
ngân, thu nợ, thu lãi, tất toán khoản vay
* Phòng tiền tệ kho quỹ:
Phòng tiền tệ kho quỹ chức năng: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy
tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm; bảo đảm công tác an toàn kho
39
quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vậ chuyển; Điều
hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả
Nhiệm vụ: Quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn
chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo
quản và trên đường vận chuyển theo đúng quy định của NHNN và NHCT. Điều
phối tiền mặt hợp lý giữa Hội sở chi nhánh với các phòng giao dịch, máy ATM.
Thực hiện việc lĩnh, nộp tiền mặt với NHCT và NHNN của tỉnh. Chịu trách nhiệm
cuối cùng về tình hình quản lý tiền mặt hàng ngày của chi nhánh.
* Các phòng giao dịch:
Mỗi một phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận
huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phân kế toán đảm
nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế
toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán
quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân
công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.
2.1.6. Tác động của suy thoái kinh tế đối với Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú
Thọ.
Trong giai đoạn 2008 – 2010 kết thúc với nhiều biến động phức tạp, khó
lường và được đánh giá là một năm đặc biệt khó khăn đối với kinh tế thế giới nói
chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ những bất ổn của thị trường nhà
ở và hoạt động cho vay dưới chuẩn, hàng loạt các ngân hàng và các tập đoàn lớn
của Hoa Kỳ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Khủng hoảng tài
chính bắt đầu tại Hoa Kỳ, lan rộng sang khu vực Châu Âu rồi ảnh hưởng đến toàn
thế giới.
Việt Nam tuy chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng thị
trường trong nước vẫn bị sức ép khá lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thể hiện qua
việc sụt giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, việc giải ngân dòng vốn đầu
tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng,
chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán đóng băng
40
Trong bối cảnh đó, Chính phủ mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có
các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát thị trường tài chính trong nước
như gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định lãi suất trần, buộc các ngân hàng thương
mại mua tín phiếu bắt buộc Tất cả những chính sách này đã đặt các ngân hàng
thương mại trong nước vào tình thế hết sức khó khăn khi phải tham gia cuộc đua lãi
suất để đảm bảo khả năng thanh khoản, lại vừa phải đối mặt với nguy cơ khủng
hoảng nợ xấu do khách hàng mất khả năng thanh toán
Trong tình hình đó, việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Phú Thọ đã bị ảnh hưởng lớn
bởi những khó khăn chung của nền kinh tế. Thật vậy, trong năm 2012, Chi nhánh
thị xã Phú Thọ đã phải tạm gác mục tiêu tăng trưởng nhanh để tập trung cho nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu giữ vững khách hàng tốt, tăng cường công tác huy động
vốn, tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh đang quan hệ với ngân
hàng khách trên địa bàn, đồng thời tập trung xử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro
duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động.
Đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của kinh tế
toàn cầu, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đáng kể đến tình
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chi nhánh thị xã Phú Thọ không hoàn
thành được mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú
Thọ.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Trong giai đoạn 2010 – 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát, cạnh tranh
về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy động
vốn của NHTM nói chung và Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ nói riêng.
Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Chi nhánh thị xã Phú Thọ đã
chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường,
tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động.
41
Với hệ thống mạng lưới 6 PGD đặt tại trung tâm các huyện, trong những
năm qua chi nhánh đã làm khá tốt công tác truyền thông, tiếp thị, mở rộng đối tuợng
khách hàng tiền gửi trên cơ sở các mối quan hệ, chất lượng phục vụ, tiện tích sản
phẩm dịch vụ.
Trong 3 năm trở lại đây, Vietinbank – Chi nhánh thị xã Phú Thọ đã cố gắng
rất nhiều để vượt qua khủng hoảng, điều đó được thể hiện qua tình hình biến động
nguồn vốn trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Số dư Tỷ trọng Số dư
Tỷ
trọng Số dư
Tỷ
trọng
Tổng Nguồn vốn 600,285 715,763 902,261
- Phân theo đơn vị tiền tệ:
+ Nguồn vốn VND 500,004 83% 603,742 84% 790,383 88%
+ Ngoại tệ quy ra VND 100,281 17% 112,021 16% 111,878 12%
-Phân theo kỳ hạn:
+ Không kỳ hạn 127,102 21% 131,500 18% 180,000 20%
+ Có kỳ hạn 473,183 79% 584,263 82% 722,261 80%
-Phân theo loại KH:
+ KH tổ chức 158,425 26% 181,813 25% 262,659 29%
+ KH cá nhân 421,860 70% 483,950 68% 569,602 63%
+ Vốn vay 20,000 4% 50,000 7% 70,000 8%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Vietinbank TX Phú Thọ năm 2010, 2011, 2012)
Hình 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2010,2011,2012
42
Bảng 2.2 Tốc độ tăng giảm nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
Chỉ tiêu
Tăng giảm Tỷ lệ tăng Tăng giảm
Tỷ lệ
tăng
Tổng Nguồn vốn 115,478 19% 186,498 26%
-Phân theo đơn vị tiền tệ
+ Nguồn vốn VND 103,738 21% 186,641 31%
+ Ngoại tệ quy ra VND 11,740 12% -143 0%
-Phân theo kỳ hạn
+ Không kỳ hạn 4,398 3% 48,500 37%
+ Có kỳ hạn 111,080 23% 137,998 24%
-Phân theo loại KH
+ KH tổ chức 23,388 15% 80,846 44%
+ KH cá nhân 62,090 15% 85,652 18%
+ Vốn vay 30,000 150% 20,000 40%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Vietinbank TX Phú Thọ năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu thống kê cho thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh có
sự tăng trưởng khá ổn định năm sau so với năm trước, đến 31/12/2011 tăng 115.478
triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng: 19%; đến 31/12/2012 tăng 186.498 triệu đồng, tỷ lệ
tăng trưởng: 26%, đạt 100% kế hoạch năm 2012.
Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh đến 31/12/2012 tăng 48.500
triệu đồng, tăng 37% so với năm 2011. Để có được điều này chi nhánh đã mở rộng
tiếp thị khách hàng tiền gửi doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi thanh toán (cụ thể
trong năm 2012 đã mở mới được 10 tài khoản thanh toán của các công ty lớn trên
địa bàn), với việc gia tăng nguồn tiền gửi này sẽ làm giảm chi phí vốn.
Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với
nguồn vốn này chi nhánh chỉ cần bán vốn cho NHCTVN cũng đem lại khoản chênh
lệch: 1,2%/năm.
Trong bối cảnh nền kinh kế chịu ảnh hưởng của suy thoái và sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, với kết quả đạt được thể
hiện sự cố gắng rất lớn của chi nhánh trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã
thực hiện linh hoạt một số chính sách nhằm thu hút một cách tối đa lượng vốn huy
43
động như: chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với
từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị khuyến mãi, sản phẩm mới lãi suất
bậc thang ... Công tác tiếp thị tiếp tục được tăng cường dưới nhiều hình thức khác
nhau như phát tờ rơi, thông tin phát thanh tuyên truyền qua phường; thực hiện văn
minh trong giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm huy động vốn; đặc
biệt trong năm qua bộ phận thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh đã rất
quan tâm chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn tiền gửi có chênh lệch lãi suất đầu
vào và đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Ngân hàng huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để
phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận.
Cùng với việc huy động vốn tăng thì kết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời
gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được
mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua Vietinbank Chi nhánh Thị xã Phú
Thọ đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay
và đầu tư, tuân thủ đúng các bước của quy trình cho vay.
Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng
truyền thống, Chi nhánh đã tăng cường tiếp cận các khách hàng mới thuộc lĩnh vực:
Sản xuất chế biến răm gỗ, thương mại, xi măng... đi đôi với cải tiến chất lượng phục
vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào phục vụ khách hàng.
Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những
dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn.
Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đối với nhu cầu vay tiêu dùng có
nguồn trả nợ ổn định hàng tháng, là các cán bộ công chứng công tác tại các sở ban
nghành, trường học, bệnh viện; mở rộng cho vay các khách hàng hoạt động kinh
doanh khu vực chợ có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh lâu năm, có
nhiều kinh nghiệm, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao.
Với cách này chi nhánh hạn chế các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến ngành
hàng, để phân tán rủi ro không cách nào hay hơn cách cho vay khách hàng cá nhân.
Tình hình sử dụng vốn được thể hiện cụ thể như sau:
44
Bảng 2.3 Hoạt động cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Số dư Tỷ trọng Số dư
Tỷ
trọng Số dư
Tỷ
trọng
Doanh số cho vay 757,230 888,944 1,101,262
Doanh số thu nợ 730,288 739,343 1,062,744
Tổng dư nợ 544,013 693,614 732,132
Theo đối tượng CV:
- Dư nợ QD 228,657 42% 285,199 41% 244,700 33%
- Dư nợ NQD 315,356 58% 408,415 59% 487,432 67%
Theo ngành kinh tế:
- Công nghiệp, chế
biến 141,234 26% 162,398 23% 184,321 25%
- Xây dựng 97,645 18% 112,678 16% 104,230 14%
- Thương mại 113,457 21% 150,531 22% 164,732 23%
- Vận tải 95,431 18% 112,457 16% 98,743 13%
- Khác 96,246 18% 155,550 22% 180,106 25%
Theo thời hạn:
- Cho vay Ngắn hạn 342,728 63% 475,656 69% 522,477 71%
- Cho vay trung hạn 54,401 10% 74,303 10% 79,126 11%
- Cho vay dài hạn 146,884 27% 143,655 21% 130,529 18%
Theo đơn vị tiền tệ:
- VNĐ 445,250 82% 582,021 84% 599,851 82%
- Ngoại tệ quy VNĐ 98,763 18% 111,593 16% 132,281 18%
(Nguồn Báo cáo cho vay Vietinbank TX Phú Thọ năm 2010, 2011, 2012)
+ Năm 2011 tốc độ tăng trưởng dư nợ số tuyệt đối là: 149.601 trđ, tăng 27%
so với năm 2010, trong đó tăng mạnh cả dư nợ quốc doanh: tỷ lệ tăng 33% và dư nợ
ngoài quốc doanh tỷ lệ tăng 23%. Tuy nhiên đang có sự thay đổi nhỏ về tăng dần tỷ
lệ dư nợ cho vay ngắn hạn: năm 2010 tỷ lệ này: 63%, năm 2011 là: 69%
+ Năm 2012 tốc độ tăng trưởng có sự chậm lại đáng kể, cụ thể cả năm 2012
tăng: 38.518 trđ, tỷ lệ tăng 6% so với năm 2011. Do chất lượng tín dụng có dấu hiệu
45
xấu đi, cũng như thị trường kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các dự án dài hạn
có nhiều tác động bất lợi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp hơn so với dự kiến.
Điều chỉnh lại danh mục đầu tư tín dụng theo hướng đánh giá lại các khoản
nợ, tình hình tài chính khách hàng, tình hình tài sản bảo đảm đối với các nghành,
lĩnh vực khó khăn như: Xây dựng, vận tải (đặc biệt là vận tải thuỷ) để hạn chế đầu
tư và có kế hoạch rút giảm dần đầu tư tín dụng.
Bảng 2.4 Tốc độ tăng giảm cơ cấu tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2011/ 2010 Năm 2012 / 2011 Chỉ tiêu
Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272691_7512_1951742.pdf