MỤC LỤC .1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .4
LỜI CAM ĐOAN .5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.10
CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .10
1.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp .10
1.1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp .10
1.1.2. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính của
doanh nghiệp.11
1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.12
1.2.1. Phương tiện và nhân sự phục vụ phân tích .12
1.2.2. Thu thập thông tin.13
1.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính .13
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) .15
1.2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN).16
1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN).16
1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) .17
1.2.3.5. Các thông tin khác .18
1.3. Phương pháp phân tích tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại các doanh
nghiệp.19
1.3.1. Phương pháp so sánh .19
1.3.2. Phương pháp loại trừ .21
1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối.22
1.3.4. Phương pháp Dupont .23
1.3.5. Phương pháp đồ thị.24
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. .24
1.4.1. Phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.24
1.4.2. Phân tích cơ cấu tài sản.25
1.4.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.26
1.4.4. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .27
1.4.5. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.28
1.4.5.1. Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp .28
1.4.5.2. Phân tích tình hình các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của doanh nghiệp .29
1.4.5.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .31
1.4.5.4. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. .33
1.4.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh.34
1.4.6.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh.34
1.4.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.35
1.4.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và vốn vay .37
1.4.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí .39
1.4.6.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư .40
1.4.7. Phân tích rủi ro tài chính và dự báo tài chính .41
113 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh một thành viên thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện hiện có.
- Tiến độ phân tích
- Hoàn thành các báo cáo phân tích.
1.5.2. Trình tự phân tích
Giai đoạn phân tích bao gồm các bước công việc như: sưu tầm số liệu và xử
lý số liệu; tính toán, phân tích và dự đoán; tổng hợp kết quả và rút ra kết luận.Trình
tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với
từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau :
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 47
Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích
Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin
-Thông tin tài chính nội bộ
-Thông tin khác từ bên ngoài
Áp dụng các công cụ phân tích
-Xử lý thông tin tài chính
-Tính toán các chỉ số
-Tập hợp các bảng biểu
Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảng biểu
-Biểu hiện hoặc nguyên nhân khó khăn
-Điểm mạnh và điểm yếu
-Cân bằng tài chính
-Năng lực hoạt động tài chính
-Cơ cấu vốn và chi phí vốn
-Cơ cấu đầu tư và doanh lợi
Tổng hợp và chỉ dẫn
Xác định:
-Hướng phát triển
-Giải pháp tài chính, giải pháp khác
Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ
qua một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp.
Sưu tầm số liệu và xử lý số liệu
Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích việc thu thập số liệu và xử lý số
liệu trước hết cần đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu: chính xác, toàn diện và khách quan.
Phân tích tình hình tài chính không phải chỉ giới hạn những tài liệu thu thập được từ
tất cả các báo cáo tài chính mà còn phải thu thập các thông tin liên quan khác như:
các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế, các thông tin về kinh tế
ngành, về phương hướng, về kinh tế của doanh nghiệp. Những thông tin liên quan
đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Ngoài báo cáo tài chính, còn phải thu
thập các tài liệu trên báo cáo kế toán quản trị, ngoài các chỉ tiêu tổng hợp, cần phải
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 48
thu thập các chỉ tiêu chi tiết Có như vậy, mới cung cấp đầy đủ những thông tin
hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu thập
được. Bởi vậy, sau khi thu thập được đầy đủ tài liệu, cần phải tiến hành kiểm tra độ
tin cậy của những số liệu. Việc kiểm tra những tài liệu thu thập được cần tiến hành
trên nhiều mặt, như: tính hợp pháp và chính xác của các tài liệu và số liệu trên bảng
biểu, tính thống nhất và phương pháp tính các chỉ tiêu.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình thu thập và kiểm tra thông tin là xử lý các
thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã
thu thập được theo những mục đích nhất định, nhằm tính toán, so sánh, giải thích,
đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh tiếp theo. Đồng thời, cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ cho
việc dự báo, dự đoán tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương
lai.
Tính toán, phân tích và dự đoán
Sau khi đã thu thập được đầy đủ các tài liệu cần thiết, vận dụng các phương
pháp phân tích phù hợp, cần xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu tính
ra có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.. Các chỉ tiêu này có thể phản
ánh khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoặc phản ánh nguồn vốn và
chính sách huy động vốn, các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán
của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoặc có
thể tính ra các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này có thể so sánh
với kế hoạch, kỳ kinh doanh trước, hoặc với tiêu chuẩn định mức trong ngành.
Các chỉ tiêu trên có thể được trình bày dưới dạng biểu mẫu, biểu đồ hay đồ
thị, hoặc có thể bằng các phương trình kinh tế qua đó có thể vận dụng các
phương pháp thích hợp, giúp cho việc đánh giá sâu sắc thực trạng tài chính doanh
nghiệp.Đồng thời cũng là cơ sở để dự báo, dự đoán xu thế phát triển tài chính của
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 49
doanh nghiệp.Trên cơ sở xác định ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích, cần xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng. Đây là căn
cứ quan trọng để đề xuất kiến nghị và giải pháp.
Tổng hợp kết quả và rút ra kết luận
Phân tích tài chính có thể tiến hành trên từng báo cáo tài chính hoặc phân
tích các chỉ tiêu có mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính. Nhưng giai đoạn cuối
cùng của quá trình phân tích là tổng hợp lại, đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh
giá chung toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc phản ánh đúng theo
mục tiêu và nội dung phân tích đã được đề ra trong chương trình phân tích.
Dựa trên cơ sở những kết quả đã phân tích cần rút ra những nhận xét, những
đánh giá, những ưu điểm và những tồn tại, những thành tích đã đạt được, những yếu
kém cần khác phục trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.5.3. Hoàn thiện hồ sơ phân tích
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
là báo cáo kết quả phân tích. Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ
bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh hoạ, rút ra từ quá trình phân tích.Việc
đánh giá cùng những số liệu minh hoạ cần nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng cần
khai thác.Cuối báo cáo phân tích cần đề xuất những kiến nghị. Những kiến nghị đề
xuất phải rõ ràng, thiết thực và rất cụ thể kèm theo các điều kiện thực hiện để các
kiến nghị đó có thể thực hiện được, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh, cũng như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động tài chính doanh
nghiệp.
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 50
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG (CÔNG TY ADCC)
2.1. Tổng quan về Công ty ADCC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một thực tế đặt
ra là nhu cầu khảo sát, thiết kế, quy hoạch, xây dựng nâng cấp hệ thống sân bay
trong cả nước còn rất lớn cả trước mắt cũng như lâu dài. Sau một thời gian nghiên
cứu tìm hiểu, Quân chủng PK-KQ đã đưa ra được dự án về tổ chức thành lập một
đơn vị làm kinh tế với chức năng khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình sân bay,
hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế độc lập. Đây là một giải pháp phù
hợp với yêu cầu giảm quân số thường trực trong quân đội, nhưng vẫn giữ được lực
lượng cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành sân bay của Quân chủng.
Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chức năng, ngày 6 tháng 11 năm 1990,
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 296/QĐ-QP thành lập xí nghiệp khảo
sát, thiết kế và xây dựng công trình hàng không thuộc Quân chủng không quân.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 1993, Tư lệnh Quân chủng không quân ký quyết
định 101/BTL về việc tách xí nghiệp thành hai doanh nghiệp độc lập với hai chức
năng khác nhau. Đó là doanh nghiệp thực hiện chức năng thiết kế và tư vấn xây
dựng công trình hàng không và doanh nghiệp thực hiện chức năng xây dựng công
trình hàng không. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1993, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã
ký quyết định số 374/QĐ-QP về việc thành lập lại Công ty thiết kế và tư vấn xây
dựng công trình hàng không thuộc Quân chủng không quân. Tên giao dịch quốc tế
là Airport Design and Constructinon Consultancy Company (viết tắt là ADCC).Đây
là một bước tiến quan trọng của Công ty ADCC, một doanh nghiệp kinh tế - quốc
phòng trong cơ chế thị trường. Trụ sở chính đặt tại số 186 đường Trường Chinh –
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 51
Phường Khương Thượng – Quận Đống Đa – TP Hà Nội. Ngành nghề chính của
Công ty ADCC là :
- Khảo sát, quy hoạch, thiết kế, lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật các công
trình hàng không và các công trình công nghiệp dân dụng khác.
- Nghiên cứu các dự án khoa học, kỹ thuật công trình hàng không. Nghiên
cứu xử lý, ứng dụng vật liệu nổ.
Ngày 17/5/1996, Tư lệnh Quân chủng Không quân ký quyết định số 34/QĐ-
QC-PKKQ sát nhập Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không vào
trực thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam.
Chuyển về trực thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, bước đầu cơ cấu
tổ chức và biên chế của công ty chưa có gì thay đổi.Trụ sở của Công ty đặt tại 180
đường Trường Chinh, Hà Nội. Công ty được xác định có 6 nhiệm vụ chủ yếu:
- Khảo sát, quy hoạch, thiết kế, lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật các công
trình hàng không, giao thông và các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Tư vấn đầu tư cải tạo, phát triển và quản lý xây dựng các công trình hàng
không.
- Nghiên cứu các dự án khoa học kỹ thuật công trình hàng không, nghiên cứu
xử lý, ứng dụng vật liệu nổ.
- Nghiên cứu về ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức các dịch vụ kinh tế,
kỹ thuật phục vụ các công trình hàng không và xây dựng cơ bản khác.
- Giám định chất lượng các công trình hàng không, giao thông và xây dựng
khác.
- Thiết kế, thi công nội, ngoại thất.
Ngày 16/7/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 100/2005/QĐ-
BQP chuyển Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam về trực thuộc Bộ Quốc phòng,
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 52
Công ty ADCC tách khỏi Tổng công ty để hoạt động độc lập và trực thuộc Quân
chủng Phòng không – không quân.
Ngày 16/11/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 4265/QĐ-
BQP chuyển thành CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ TƯ VẤN XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG (CÔNG TY ADCC).
Trụ sở chính Công ty tại:
Số 180 đường Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84 4) 38537988; Fax: (84 4) 38534468
Email: ADCC@gmail.com
* Một số dự án điểm và mốc lịch sử phát triển của Công ty ADCC:
- Năm 1991: Thực hiện dự án khảo sát, thiết kế, quy hoạch CHK Quốc tế
Nội Bài.
- Năm 1993: Thực hiện dự án khảo sát, thiết kế, thi công công trình cải tạo,
nâng cấp đường lăn, sân đỗ sân bay Nha Trang.
- Năm 1994: Thực hiện dự án Quy hoạch tổng thể, lập luận chứng kinh tế kỹ
thuật và thiết kế giai đoạn một công trình cải tạo, nâng cấp sân bay Cần Thơ.
- Năm 1994: Thực hiện dự án Khảo sát, thiết kế cải tạo, sân đỗ nhẹ, sân VIP,
sân quân sự bàn giao thành sân đỗ nặng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
- Năm 1996: Thực hiện dự án Quy hoạch hệ thống sân bay toàn quốc.
- Năm 1997: Thực hiện dự án khảo sát, thiết kế nâng cấp đường cất, hạ cánh
25L CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất.
- Năm 1998 : Thực hiện dự án khảo sát, thiết kế cải tạo, kéo dài đường cất hạ
cánh 35R-17L CHK Quốc tế Đà Nẵng.
- Năm 2001: Thực hiện dự án khảo sát, lập dự án và thiết kế công trình cải
tạo nâng cấp và kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Buôn Ma Thuột.
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 53
- Năm 2004: Thực hiện dự án cải tạo mở rộng CHK Cần Thơ.
- Năm 2005: Công ty ADCC từ trực thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt
Nam nay tách ra hoạt động độc lập và trực thuộc Quân chủng phòng không – không
quân.
- Năm 2009 : Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không đổi
tên thành Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không
(Công ty ADCC).
-Năm 2009: Liên doanh Tư vấn giám sát ADCC-ADPI-WSA nhà ga
CHKQT Đà Nẵng
-Năm 2010: Thực hiện DA Quy hoạch, lập dự án, thiết kế CHK Phú Quốc.
-Năm 2012: Thực hiện DA Quy hoạch, lập dự án, thiết kế CHK Cát Bi – Hải
Phòng.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây
dựng công trình hàng không (Công ty ADCC)
Công ty ADCC là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Quân chủng phòng
không – không quân. Bộ máy lãnh đạo có chức năng quản lý cao nhất là Ban Giám
đốc gồm 4 đồng chí:
Đại táNguyễn Bách Tùng - Giám đốc kiêm Chủ tịch công ty
Thượng tá Bùi Văn Tiến – Bí thư Đảng ủy – Phó giám đốc kế hoạch
Đại tá Nguyễn Hồng Minh – Phó giám đốc kỹ thuật
Trung tá Trần Hồng Lĩnh – Phó giám đốc kinh doanh
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 54
Các phòng chức năng gồm:
- Văn Phòng
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
- Phòng Chính trị
- Phòng Tổ chức lao động tiền lương
- Phòng Kỹ thuật
- Phòng Tài chính
- Kiểm soát viên
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 55
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty ADCC
Phòng
KH –
Kinh
doanh
Phó
GĐ
Kế
hoạch
XN
Thiết
kế Giao
thông 1
TT Khảo
sát và
Kiểm
định
GĐ – Kiêm Chủ tịch công ty
Kiểm
soát
viên
Phòng
Tài
chính
Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
Chính
trị
Phòng
Tổ
chức
LĐ-TL
Văn
phòng
Phó
GĐ
Kỹ
thuật
Phó
GĐ
Kinh
doanh
XN
Thiết
kế Giao
thông 2
XN Xây
dựng
công
trình
TT
Kinh tế
-Đầu tư
XN Đầu
tư và Kinh
doanh
BĐS
Đội KS địa chất
XN
Thiết
kế DD
và CN
Đội KS Trắc địa Phòng thí
nghiệm VLXD
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 56
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tạiCông ty ADCC:
2.2.1. Thông tin, phương pháp phân tích, tổ chức phân tích tài chính:
* Thông tin chủ yếu Công ty ADCCsử dụng để phục vụ cho công tác phân tích
tài chính doanh nghiệp là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, bao gồm: Bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, Công ty ADCC còn sử dụng Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo.
* Phương pháp phân tích tài chính là cách thức dùng để xử lý các thông tin
tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty ADCC. Có rất nhiều
phương pháp để phân tích tài chính nhưng tại Công ty ADCC chủ yếu dùng 2
phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá kết quả,
xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích
báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh
ngang và so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động
cả về trị số tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu qua các thời kỳ kế toán, còn so
sánh dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể để rút ra kết luận.
- Phương pháp tỷ lệ: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng trong phân
tích báo cáo tài chính của Công ty. Theo phương pháp này, tỷ số được dùng để phân
tích, đó là các tỷ số đơn được thiết lập giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác.
* Tổ chức phân tích tài chính: Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tập hợp các
sự kiện, thông tin kinh tế tài chính và tham gia trực tiếp vào hoạt động phân tích tài
chính của Công ty ADCC. Kế toán tổng hợp tiến hành công tác phân tích tài chính qua
các số liệu được lập ra trong các Báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Kế hoạch sản xuất kinh
doanh năm tiếp theo... Các kết quả phân tích thường được đưa vào cùng với Báo cáo tài
chính năm và được chuyển cho kế toán trưởng phê duyệt, sau đó được gửi cho Giám
đốc Công ty. Sơ đồ trình tự phân tích được mô tả như sau:
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 57
Sưu tầm tài liệu Tiến hành phân tích Người ký kiểm tra Người phê duyệt
Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Giám đốc Công ty
2.2.2. Nội dung phân tích tài chính của Công ty ADCC:
2.2.2.1. Phân tích tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
ADCC:
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn là nội dung phân tích tài chính rất cơ
bản và đã được thực hiện tại hầu hết các Doanh nghiệp vì những ai quan tâm đến
tình hình tài chính của một Công ty thường quan tâm đến tỷ trọng và sự biến đổi
của các khoản mục trên Bảng Cân đối kế toán. Bước công việc này đã được các
nhân viên phòng Tài chính kế toán thực hiện đều đặn hàng năm.
a- Phân tích tình hình biến động của tài sản:
Trong báo cáo phân tích tài chính năm 2012:
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 58
Bảng 2.01. Bảng phân tích tình hình biến động của tài sản
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
CHỈ TIÊU
Mã số
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt đối Tỷ lệ %
A. Tài sản ngắn hạn 100 73.147.156.813 78,85 112.998.946.823 84,01 39.851.790.010 54,48
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3.917.107.238 4,22 2.477.153.182 1,84 -1.439.954.056 -36,76
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 20.200.000.000 21,78 40.247.750.001 29,92 20.047.750.001 99,25
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 14.803.818.606 15,96 20.079.480.396 14,93 5.275.661.790 35,64
IV. Hàng tồn kho 140 32.613.269.737 35,15 47.391.928.449 35,24 14.778.658.712 45,31
V Tài sản ngắn hạn khác 150 1.612.961.232 1,74 2.802.634.795 2,08 1.189.673.563 73,75
B. Tài sản dài hạn 200 19.625.042.438 21,15 21.499.713.178 15,99 1.874.670.740 9,55
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 0 0
II. Tài sản cố định 220 11.418.178.077 12,3 10.247.957.720 7,62 -1.170.220.357 -10,25
III. Bất động sản đầu tư 240 3.206.864.361 3,46 2.628.720.909 1,95 -578.143.452 -18,03
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 5.000.000.000 5,39 8.511.500.000 6,34 3.511.500.000 70,23
VI. Tài sản dài hạn khác 270 111.534.549 0,08 111.534.549
Tổng cộng tài sản 92.772.199.251 100 134.498.660.001 100 41.726.460.750 44,98
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ADCC năm 2012)
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 59
Trong báo cáo phân tích tài chính năm 2012, Công ty đã nêu:
Tài sản ngắn hạn: Năm 2011, trong kết cấu tài sản của Công ty thì chủ yếu là
tài sản ngắn hạn (chiếu 78,85%), trong đó chủ yếu là hàng tồn kho (35,15%) và các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (21,78%). Sang năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên
một cách đáng kể (tăng lên 54,48%), chỉ có tiền và các khoản tương đương tiền
giảm (giảm 36,76%), còn tất cả các khoản khác đều tăng mạnh.Tăng mạnh nhất là
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: tăng 20.047.750.001đ tương ứng với tăng
99,25%. Giải thích cho điều này Công ty có nêu do trong năm 2012, doanh thu của
Công ty tăng đột biến, Công ty nhanh chóng thu hồi được công nợ và gửi tiết kiệm
do trong năm 2012 lãi suất gửi tiết kiệm khá cao. Một chỉ tiêu nữa cũng tăng mạnh
là chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng 1.189.673.563đ tương ứng tăng 73,75%, Công
ty cũng đã giải thích trong báo cáo do đẩy mạnh sản xuất nên lượng tạm ứng các
khoản đều tăng, và cũng nêu được kiến nghị là tăng cường, đôn đốc công tác thanh
toán để giảm tiền tạm ứng. Một chỉ tiêu nữa cũng tăng mạnh là hàng tồn kho tăng
14.778.658.712đ tương ứng với 45,31%, nhưng Công ty cũng giải thích đây là điều
hợp lý do doanh thu năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (70,45%). Các khoản
phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh (35,64%) chủ yếu là do các khoản phải thu khác
(chiếm đến 82,29%) do Công ty có liên doanh để đầu tư vào một số dự án xây dựng,
đây là số tiền sử dụng đất mà đối tác phải nộp.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là
1.874.670.740đ tương ứng tăng 9,55%. Công ty có giải thích trong báo cáo phân
tích tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính dài hạn
tăng 70,23%, các chỉ tiêu khác như tài sản cố định, bất động sản đầu tư đều giảm do
Công ty thực hiện trích khấu hao đối với tài sản. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
tăng chủ yếu là do chỉ tiêu đầu tư dài hạn khác: do công ty góp vốn liên doanh với
Công ty khác và góp vốn chuẩn bị thành lập Công ty con.
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 60
b. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn:
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm biết được khả năng tự tài trợ về mặt
tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh
doanh hay những khó khăn mà công ty đang hay sẽ gặp phải, từ đó có những biện
pháp xử lý kịp thời.
Bảng 2.02: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty ADCC
ĐVT: VNĐ
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
CHỈ TIÊU Mã số Số tiền Tỷ lệ % Số tiền
Tỷ lệ
% Số tiền
Tỷ lệ
%
Nợ phải trả 300 74.907.616.783 80,7 110.167.098.895 81,9 35.259.482.112 47
Nợ ngắn hạn 310 69.119.864.711 74,5 104.975.281.895 78,1 35.855.417.184 51,8
Nợ dài hạn 330 5.787.752.072 6,2 5.191.817.000 3,8 - 595.935.072 -10,3
Nguồn vốn
chủ sở hữu 400 17.864.582.468 19,3 24.331.561.106 18,1 6.466.978.638 36,2
Vốn chủ sở
hữu 410 17.864.582.468 19,3 24.331.562.106 18,1 6.466.978.638 36,2
Nguồn kinh
phí quỹ khác 430
Lợi ích của cổ
đông thiểu số
Tổng nguồn
vốn 440 92.772.199.251 100 134.498.660.001 100 41.726.460.750 44,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ADCC năm 2012)
Qua bảng 2.02 Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn, bộ phận
phân tích của Công ty đã nêu trong báo cáo phân tích: Nguồn vốn cũng như tài sản
của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 41.726.460.750đ, tương ứng tăng
44,9%.
Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 35.855.417.184đ, tương ứng
51,8%, Công ty đã nêu được các vấn đề: các chỉ tiêu trong Nợ ngắn hạn đều tăng
mạnh, trừ chỉ tiêu Quỹ khen thưởng, phúc lợi là giảm. Công ty đã giải thích như
sau: tăng mạnh nhất là các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác là do các đối tác
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 61
trong lĩnh vực đầu tư của Công ty đặt cọc. Các khoản tăng mạnh nhất như chi phí
phải trả (83,4%), thuế và các khoản phải nộp (78,9%), phải trả nội bộ (63,4%),
người mua trả tiền trước (31,6%) là các khoản công ty đã đi chiếm dụng. Riêng
khoản vay và nợ ngắn hạn tăng 56,4% do Công ty là vay vốn lưu động để mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn: Nợ dài hạn của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là
595.935.072đ, tương ứng là 10,3%. Công ty giải thích là do thực hiện chính sách
mới bỏ quỹ trợ cấp mất việc làm chuyển sang thu nhập khác, một chỉ tiêu nữa giảm
mạnh là Doanh thu chưa thực hiện giảm 70% do công ty thu hồi lại một số văn
phòng cho thuê. Vay và nợ dài hạn không tăng, trong năm 2012 Công ty không vay
thêm nợ dài hạn, trong năm 2012 Công ty không mua sắm TSCĐ nhiều, chủ yếu
mua bằng nguồn vốn tự có.
Nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2012 tăng so với năm 2011 là 6.466.978.638đ,
tương ứng với 36,2%, nhưng tỷ trọng lại giảm từ 19,3% xuống 18,1%, do Nợ phải
trả của Công ty tăng mạnh. Tăng mạnh nhất là chỉ tiêu Quỹ đầu tư phát triển
3.270.832.671đ do Công ty trích bổ sung Quỹ từ lợi nhuận. Chỉ tiêu Quỹ dự phòng
tài chính cũng tăng mạnh 42%, do trích từ lợi nhuận. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
tăng 15,4% do được Nhà nước tăng vốn góp. Công ty cũng đã nêu: mức độ đảm bảo
và tính chủ động trong kinh doanh tăng lên, tất cả các khoản mục của nguồn vốn
chủ sở hữu đều tăng mạnh chứng tỏ tình hình kinh doanh trong năm qua là có hiệu
quả cao.
Công ty đã đưa ra kết luận: Công ty đã kinh doanh có hiệu quả trong năm
2012, tuy nhiên chỉ tiêu Nợ phải trả tăng mạnh ảnh hưởng đến tình hình tự chủ tài
chính của Công ty, bên cạnh đó cũng có mặt tích cực là Công ty đã tích cực đi
chiếm dụng vốn. Trong năm tới Công ty cần có biện pháp để giảm Nợ phải trả
xuống, tránh ảnh hưởng đến tình hình tự chủ tài chính của Công ty.
LUẬN VĂN CAO HỌC QTKD ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HVTH: Nguyễn Thị Huyền Dung Khóa: 2012A-QTKD1-TT 62
2.2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh:
Bảng 2.03. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần 50.213 71.941 21.728 43,27
2. Giá vốn hàng bán 34.378 49.870 15.492 45,06
3. Lợi nhuận gộp 15.835 22.071 6.236 39,38
4. Doanh thu hoạt động tài chính 2.793 3.369 576 20,62
5. Chi phí tài chính 12 100 88 733
Trong đó: Lãi vay phải trả
6. Chi phí bán hang
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.200 16.030 3.830 31,39
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.415 9.310 2.895 45,12
9. Thu nhập khác 429 429
10. Chi phí khác 60 1.286 1.226 2.043
11. Lợi nhuận khác - 60 - 857 - 797 - 1328
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 6.355 8.452 2.097 33
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.123 1.491 368 32,76
14. Lợi nhuận sau thuế 5.232 6.961 1.729 33,05
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty ADCC năm 2012)
Từ bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty đã nêu
trong báo cáo phân tích:
- Doanh thu thuần năm 2012 tăng 21.728 triệu đồng (43,27%) so với năm
2011, đó là do kinh doanh chính của Công ty là Tư vấn thiết kế xây dựng tăng
155,8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272943_9773_1951985.pdf