Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC HÌNH .vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH .6

1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động du lịch.6

1.1.1 Các khái niệm.6

1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.13

1.1.3 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch.15

1.1.4 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch.17

1.2 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.20

1.2.1 Tính hiệu quả của các văn bản triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà

nước về du lịch .21

1.2.2 Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.21

1.2.3 Tính hiệu quả trong QLNN về hoạt động du lịch .21

1.2.4 Tính hiệu quả của bộ máy quản lý .25

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với

hoạt động du lịch.25

1.3.1 Yếu tố khách quan.26

1.3.2 Yếu tố chủ quan.27

1.4 Kinh nghiệm QLNN đối với HĐDL ở một số địa phương và bài học cho huyện

Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn .29

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở huyện Ba Vì,

thành phố Hà Nội. .29

1.4.2 Kinh nghiệm QLNN đối với HĐDL ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.32

1.4.3 Bài học quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cho huyện Hữu Lũng,

tỉnh Lạng Sơn .34

pdf106 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chính trị và tổ chức đảng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước trưởng thành, thích ứng ngày càng tốt với yêu cầu nhiệm vụ mới. 41 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GRDP) phân theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5.335 6.853 7.642 8.352 8.916 6,7 Công nghiệp, xây dựng 7.945 10.136 11.216 12.453 13.147 5,6 Dịch vụ 6.353 7.270 8.594 9.644 10.261 6,4 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm bình quân lao động phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng/ người/năm 2014 2015 2016 2017 2018 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,93 15,51 17,47 19,23 21,14 Công nghiệp, xây dựng 109,91 130,88 140,74 151,04 162,51 Dịch vụ 295,63 305,01 344,45 378,44 396,83 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Về nông lâm nghiệp và thủy sản Đây là ngành kinh tế trọng yếu của huyện. Huyện hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, khai thác được lợi thế của từng vùng, kinh tế hộ gia đình, kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại. Tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế năm 2018 là 8.916 tăng gấp 1,67 lần năm 2014 (5.335 tỷ đồng). Tổng thu nhập bình quân năm 2018 là 21,24 triệu đồng/người/năm tăng 1,77 lần so với năm 2014. Công nghiệp, xây dựng Huyện Hữu Lũng là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như lâm nghiệp, khai khoáng, hóa chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng,. Huyện có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung. Năm 2014 tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế là 7.945 tỷ đồng, đến năm 2018 đã tăng gấp 1,65 42 lần đạt mức 13.147 tỷ đồng. Năm 2014 tổng sản phẩm bình quân lao động đạt 109,91 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 tăng 1,48 lần (162,51 triệu đồng/người/năm). Dịch vụ Năm 2018, ngành dịch vụ của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn chiếm 34% tổng GDP của huyện. Tổng sản phẩm GRDP phân theo ngành kinh tế năm 2014 là 6.353 tỷ đồng, tăng lên 1,61 lần vào năm 2018 (10.261 tỷ đồng). Tổng thu nhập bình quân năm 2018 là 396,83 triệu đồng/người/năm tăng 1,34 lần so với năm 2014. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển KT-XH thời gian qua, nhưng nhìn chung nền kinh tế của huyện vẫn còn nhiều bất cập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Hoạt động sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển chưa sôi động; quy mô các doanh nghiệp du lịch còn nhỏ bé, khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Về địa hình: Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A. Địa hình Huyện Hữu Lũng khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng - Về khí hậu: Huyện Hữu Lũng là huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của huyện Hữu Lũng là 22.7 độ C được phân ra hai mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm trên toàn huyện có từ 2-3 tháng có 43 nhiệt độ dưới 18 độ C. Vào mùa hè do ảnh hưởng của địa hình nên nhiệt độ ở đây không quá cao. Bảng 2.3: Sự phân mùa khí hậu ở khu vực huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Tháng Tính chất Đặc điểm nổi bật Đánh giá với HĐDL 12, 1, 2 Lạnh, rét và khô Nhiệt độ dưới 18 độ C, trời lạnh khô, cực trị có thể tới dưới 10 độ C vào tháng 1, 2. Hay có sương giá ở nơi không có độ che phủ Ít thuận lợi 3, 4, 5 Hơi ẩm, ẩm mát Nhiệt độ 18-27 độ C, thời tiết ẩm, hơi ẩm, tháng 3 còn có mưa phùn nhưng ít Rất thuận lợi cho du lịch văn hóa, lễ hội 6-9 Nắng nóng, mưa nhiều Nhiệt độ 27-30 độ C, lượng mưa TB 278mm/tháng, cực đại vào tháng 8 là 384mm, chịu ảnh hưởng của bão Thuận lợi cho du lịch tham quan, cắm trại, du lịch sinh thái 10, 11 Hơi ẩm đến khô, hơi lạnh đến lạnh Nhiệt độ 19-25 độ C, thời tiết khô, mát mẻ Thuận lợi Nguồn: Tổng hợp từ Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Lạng Sơn Với những đặc điểm khí hậu như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt là các vùng núi với khí hậu trong lành mát mẻ, cây rừng luôn xanh tươi là những đặc điểm thu hút khách du lịch. Những nơi có khí hậu á nhiệt kết hợp với địa hình có khả năng xây dựng những khu nghỉ mát, khu bảo tồn phục vụ du lịch như Yên Thịnh, Hữu Liên. - Về sông ngòi, ao đầm: Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông Hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. - Về tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện nay có 25.940ha, đặc biệt có khu rừng đặc dụng Hữu Liên với tổng diện tích tự nhiên 10.604 ha, trong đó có hơn 7.000 ha thuộc diện khoanh nuôi, bảo vệ. Rừng nguyên sinh Hữu Liên có nhiều loài cây nguyên sinh quí hiếm hàng trăm năm tuổi và nhiều loài động vật quí hiếm nằm trong danh mục sách đỏ thế giới. Đây là 44 vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cao, có nhiều giá trị về khoa học và du lịch, được coi như là lá phổi của vùng Đông Bắc. - Các khu bảo tồn: Huyện Hữu Lũng có một số khu bảo tồn quan trọng có giá trị kinh tế, khoa học và đặc biệt có giá trị về du lịch như: Khu bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên Tài nguyên du lịch nhân văn: - Về các di tích văn hóa lịch sử: Toàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có 637 di tích bao gồm nhiều loại hình: đình, chùa, đền, đài, miếu trong đó có 51 di tích được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích có ý nghĩa địa phương. - Các lễ hội truyền thống: Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Mẹt, hội chợ Phổng, hội chợ Bắc Lệ, hội Trò Ngô; Có nhiều hội đền như đền Bắc Lệ, đền Suối Ngang, đền Quan Giám Sát và đền 94, đền Ba Nàng. Tài nguyên nhân văn khác: Tài nguyên nhân văn liên quan tới dân tộc học: Huyện Hữu Lũng là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Do vậy, ngoài người Kinh trong huyện còn có khoảng trên 20 dân tộc anh em khác cùng sinh sống, trong đó đông hơn cả là dân tộc Tày, sau đó là người Nùng, và người Dao. Nét độc đáo trong nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Hữu Lũng chính là sự hòa quyện, đan xen của văn hóa các dân tộc, mỗi dân tộc lại có một bản sắc riêng. Chính điều đó hấp dẫn sự quan tâm, tìm hiểu và khám phá của nhiều du khách. Nhìn chung, tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Hữu Lũng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên 45 và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng tăng. 2.2.2 Yếu tố chủ quan Một là, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Bảo đảm QLNN về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý. - Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn: Phòng Văn hóa - thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của phòng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật. Ở các xã, thị trấn công tác QLNN được giao cho cán bộ Văn hóa xã. - Nguồn lực quản lý: Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Văn hóa - thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn TRƯỞNG PHÒNG PHÒNG CHUYÊN MÔN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Chuyên viên 1 Chuyên viên 2 Chuyên viên 3 Trung tâm Văn hóa thông tin và truyền thông PHÓ TRƯỞNG PHÒNG 46 Nguồn: Mô hình hóa của tác giả Phòng Văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có 1 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng, 3 chuyên viên và 1 đơn vị trực thuộc. Trong đó quản lý ngành du lịch có: 1 Trưởng phòng, 1 phó Trưởng phòng, 1 Chuyên viên, 1 ban Thanh tra. Ngoài ra có BQL Dự án Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa thể thao và truyền thông là các đơn vị trực thuộc có liên quan đến ngành du lịch. Xét về mô hình là tương đối hợp lý nhưng so với chức năng, nội dung quản lý và xu thế phát triển ngành du lịch, bộ phận quản lý nhà nước về du lịch trong Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với qui mô, số lượng, chưa tính đến chất lượng bộ máy. - Cơ chế hoạt động: Trong quan hệ quản lý, việc phân định và phối hợp giữa Phòng Văn hóa - thông tin với các cơ quan chuyên môn khác của UBND huyện như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm xúc tiên đầu tư, còn nhiếu bất cập. Thường biểu hiện ở sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ quản lý, có khi gây đùn đẩy, bỏ trống nhiệm vụ. Nguyên nhân tình trạng đó là Nhà nước chưa quy định rõ ràng, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý. Nhận thức quan điểm thực hành công vụ của công chức, cán bộ ở mỗi cơ quan vẫn theo tư tưởng cũ, lợi ích cục bộ và quyền lực cá nhân lấn át mọi suy nghĩ và hành động. Hai là, chính sách Pháp luật do Nhà nước ban hành Giai đoạn 2014-2018, huyện Hữu Lũng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch từ nhằm thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hằng năm Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch phát triển du lịch. Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề mục tiêu tới năm 2023 là: hoàn thành việc quy hoạch các khu, điểm du lịch; xác định các tuyến du lịch trọng điểm. Đồng thời xây dựng Đề án Phát triển du lịch cấp huyện, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; phát triển các khu du lịch, dịch vụ mua sắm gắn với các khu sản xuất, 47 chế biến tiêu thụ nông sản sạch; kết nối điểm du lịch trên địa bàn huyện với các vùng phụ cận để hình thành các tuyến du lịch trong và ngoài huyện.. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái, cộng đồng của huyện, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tư là Khu du lịch sinh thái Hữu Liên. QLNN về HĐDL được tăng cường, việc hướng dẫn, thanh kiểm tra các đơn vị kinh doanh HĐDL được thực hiện thường xuyên. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch được xây dựng làm định hướng cho công tác quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch. Các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của huyện và công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Từ các nguồn vốn đầu tư đã hình thành cơ bản kết cấu hạ tầng du lịch thiết yếu và đưa vào khai thác các dự án thành phần tại các khu du lịch trọng điểm của huyện. Hình thành các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đặc trưng (Du lịch văn hóa tâm linh gắn với di sản văn hóa phi vật thể của huyện Hữu Lũng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Kết quả đạt được chỉ là bước đầu, để phấn đấu đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII còn gặp không ít khó khăn trong điều kiện huyện Hữu Lũng là huyện miền núi nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lượng thấp. Trên địa bàn huyện chưa tạo được những sản phẩm du lịch đặc thù có chất lượng cao; thiếu các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch nên chưa thu hút được khách du lịch lưu trú dài ngày, mức chi tiêu của khách còn thấp, hiệu quả kinh doanh hạn chế. Ba là, trình độ, năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý Bảng 2.4. Bảng chất lượng công chức tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Tổng số Trình độ đào tạo Tin học Anh văn Đảng viên Phụ nữ Dân tộc ít người Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp A B A B 7 0 1 4 2 0 0 7 0 7 7 2 6 Nguồn: Báo cáo Chất lượng cán bộ Công chức, viên chức 48 Phòng Văn hóa - thông tin và đơn vị trực thuộc Bảng 2.5. Bảng chất lượng viên chức tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Tổng số Trình độ đào tạo Tin học Anh văn Đảng viên Phụ nữ Dân tộc ít người Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại A B A B 11 0 0 6 3 2 9 9 9 3 8 Nguồn: Báo cáo Chất lượng cán bộ Công chức, viên chức Phòng Văn hóa - thông tin và đơn vị trực thuộc Nhìn chung, số cán bộ công viên chức tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến trong những năm gần đây. Số cán bộ công chức có 7 người, có 1 người ở trình độ thạc sĩ, đại học cao đẳng 6 người. Trong đó Đảng viên có 7 người, chiếm 100% số cán bộ công chức tại Phòng Văn hóa thông tin huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cán bộ viên chức có 11 người trong đó trình độ đại học cao đẳng 6 người, trung cấp 3 người. Trong có có 9 Đảng viên chiếm 81,8% tổng số viên chức. 2.3 Kết quả hoạt động du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở huyện Hữu Lũng Trong 5 năm trở lại đây, hệ thống đường giao thông đến các xã được đầu tư, đi lại thuận lợi. Cùng với đó các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đặc biệt hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ trên địa bàn huyện phát triển khá đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và dừng chân của du khách. Bình quân trong 3 năm qua, mỗi năm lượng khách đến địa bàn huyện ước đạt từ 450.000 – 700.000 lượt khách. Trong đó khách du lịch tâm linh chiếm khoảng 70%; giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động trực tiếp và gián tiếp. Hiệu quả kinh tế – xã hội thu được từ hoạt động du lịch bước đầu có khả quan, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh. Để thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ đầu năm 2018 đến nay, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch phát triển du lịch. Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề ra trong 3 năm tới là: hoàn thành việc quy hoạch các khu, điểm du lịch; xác định các tuyến du lịch trọng điểm. Đồng thời xây dựng Đề 49 án Phát triển du lịch cấp huyện, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; phát triển các khu du lịch, dịch vụ mua sắm gắn với các khu sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản sạch; kết nối điểm du lịch trên địa bàn huyện với các vùng phụ cận để hình thành các tuyến du lịch trong và ngoài huyện. Theo đó, huyện xây dựng một số giải pháp trọng tâm thực hiện từ nay đến năm 2020 như: củng cố, xây dựng các điểm, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bằng nhiều nguồn, trong đó chú trọng xã hội hóa; quan tâm đến môi trường, cảnh quan các điểm du lịch và di tích bảo đảm tiêu chí xanh, sạch, đẹp; huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông vào các tuyến du lịch trọng yếu; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động du lịch 2.3.1 Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018 2.3.1.1 Kết quả phát triển du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Trong thời gian qua, du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Lượng khách du lịch đến Huyện Hữu Lũng liên tục tăng. Năm 2014, huyện Hữu Lũng đón được 392.769 lượt khách lưu trú, đến năm 2018 đã thu hút được 842.143 lượt khách (trong đó khách quốc tế là 107.039 lượt khách, khách trong nước là 735.104 lượt khách), bình quân mỗi năm tăng 21,01%. Như vậy, số lượt khách năm 2018 tăng gấp 2,14 lần so với năm 2014, gấp 1.96 lần so với năm 2015; 1,35 lần so với năm 2016 và tăng gấp 1,22 lần so với năm 2017 (Bảng 2.1). Bảng 2.6: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018 ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) Khách DL các đơn vị lưu trú - Lượt khách + Khách quốc tế + Khách trong nước - Ngày khách + Khách quốc tế + Trong nước Lượt khách Ngày khách 392.769 29.440 363.329 255.826 3.339 252.487 429.828 42.562 387.266 255.473 4.031 251.442 623.997 45.968 578.029 317.574 4.142 313.432 691.519 93.695 597.824 361.080 4.550 356.530 842.143 107.039 735.104 485.475 5.638 479.837 21,78 14,24 22,96 34,45 23,91 34,58 50 Tổng doanh thu - Doanh thu dịch vụ LT - Doanh thu bán HH -Doanh thu ăn uống - Doanh thu khác Tr. đồng 84.896 361.722 517.620 3.979 80.835 374.565 753.625 4.840 119.907 325.004 1.015.083 7.026 139.565 389.004 1.224.927 8.400 147.451 411.219 1.390.313 9.203 5,65 5,71 13,50 9,56 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Bảng 2.7. Số ngày lưu trú trung bình/ khách Năm Khách quốc tế Khách trong nước Lượt khách Ngày khách Ngày lưu trú TB/ khách Lượt khách Ngày khách Ngày lưu trú TB/ khách 2014 29.440 3.339 8,82 363.329 252.487 1.44 2015 42.562 4.031 10,56 387.266 251.442 1.54 2016 45.968 4.142 11,10 578.029 313.432 1.84 2017 93.695 4.550 20,59 597.924 356.530 1.68 2018 107.039 5.638 18,99 735.104 479.837 1.53 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Lượng khách quốc tế đến các cơ sở lưu trú năm 2018 tăng gấp 3,63 lần so với năm 2014, gấp 2,51 lần so với năm 2015, gấp 2,33 lần so với năm 2016 và gấp 1,14 lần lượng khách quốc tế năm 2017. Lượng khách quốc tế năm 2018 tăng khá chậm, tuy nhiên vẫn có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2014-2018 là 38,09%. Lượng khách trong nước đến các cơ sở lưu trú nhìn chung tăng đều qua các năm, năm 2018 tăng gấp 2,02 lần so với năm 2014, gấp 1,9 lần so với năm 2015, gấp 1,27 lần so với năm 2016 và gấp 1.23 lần so với năm 2017. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2014-2018 đạt 19,26%. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến huyện Hữu Lũng có thời gian lưu lại rất ít (bình quân 1,73 ngày) và chủ yếu là khách quốc tế (87,29%). Tổng số ngày khách lưu trú qua các năm: năm 2014 là 255.826 ngày (khách quốc tế là 3.339 ngày, khách trong nước 252.487 ngày), năm 2015 là 255.473 ngày (khách quốc tế 4.031 ngày, khách trong nước 251.442 ngày), năm 2016 là 317.574 ngày (khách quốc tế 4.142 ngày, khách trong nước 313.432 ngày), đến năm 2017 là 361.080 317.574 ngày (khách quốc tế 4.550 ngày, khách trong nước 356.530 ngày) và năm 2018 là 485.475 361.080 ngày (khác quốc tế 5.638 ngày, khách trong nước 479.837 ngày). Số liệu này cho thấy, số ngày lưu trú của du khách tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018 số ngày lưu trú 51 tăng 1,9 lần so với năm 2014, tăng 1,9 lần so với năm 2015, tăng gấp 1,53 lần so với năm 2016 và tăng 1,34 lần so với năm 2017 . Tốc độ phát triển bình quân đối với khách quốc tế là 13,99% và 17,41% đối với lượng khách trong nước. Bảng 2.8: Kết quả GDP du lịch ở Huyện Hữu Lũng giai đoạn 2014-2018 ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển BQ (%) GDP du lịch Tỷ đồng 118,5 162,3 233,1 311,3 366,5 17,73 Tỷ trọng GDP du lịch/ GDP ngành dịch vụ % 3,93 3,97 4,05 4,12 4,26 Tỷ trọng GDP du lịch/ GDP toàn huyện % 0,96 1,04 1,16 1,19 1,2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (2018) Tổng sản phẩm (GDP) du lịch có mức tăng trưởng cao so với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,73%. Tuy nhiên tỷ trọng GDP du lịch còn khá thấp, năm 2018 mới đạt 4,26%; tỷ trọng GDP du lịch/GDP toàn huyện chỉ đạt 1,2%. Bảng 2.9: Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) Cơ sở kinh doanh + Khách sạn, nhà nghỉ + Cơ sở ăn uống + Du lịch lữ hành 158 4.477 5 182 4.394 7 209 4.937 8 213 4.426 12 232 4.352 13 8,92 8,33 Cơ sở vật chất - Số buồng Hệ số sử dụng buồng - Số giường Hệ số sử dụng giường - Khách sạn + Số buồng + Số giường TĐ: KS xếp TC sao + Số buồng + Số giường - Nhà nghỉ, nhà khách + Số buồng + Số giường Buồng % Giường % Buồng Giường Buồng Giường Buồng Giường 2.266 40,95 3.357 38,71 875 1.524 830 1.458 1.391 1.833 2.505 35,53 3.652 39,05 898 1.543 853 1.488 1.607 2.109 2.754 35,98 3.961 39,54 872 1.506 853 1.488 1.882 2.455 2.959 35,73 4.268 39,44 898 1.543 853 1.488 2.061 2.725 3.016 34,18 4,524 37,89 898 1.543 853 1.488 2.353 3.530 1,93 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 52 Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch: CSVC-KT du lịch, bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, các phương tiện vận chuyển, Số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn (không bao gồm hộ kinh doanh cá thể) năm 2014 là 158 cơ sở với 2.266 phòng, năm 2015 là 182 cơ sở với 2.505 phòng, năm 2016 là 209 cơ sở với 2.754 phòng, năm 2017 là 213 cơ sở với 2.959 phòng và 232 cơ sở với 3.016 phòng vào năm 2018. Như vậy, số cơ sở lưu trú, khách sạn năm 2018 tăng gấp 1,47 lần so với năm 2014, gấp 1,27 lần so với năm 2015, gấp 1,11 lần so với năm 2016 và gấp 1,09 lần so với năm 2017. Số phòng nghỉ tăng gấp 1,33 lần so với năm 2014, tăng gấp 1.2 lần so với năm 2015, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2016 và tăng gấp 1,02 lần so với năm 2017. Tốc độ phát triển bình quân số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn và số phòng nghỉ cho khách giai đoạn 2014-2018 khá cao. Tốc độ phát triển bình quân của số cơ sở lưu trú là 8,92%, số phòng là 1,93%. Bảng 2.10. Số lao động trong ngành du lịch ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ PTBQ (%) Tổng số lao động Khách sạn Nhà hàng Du lịch lữ hành Người 10.611 1.987 8.591 33 10.495 1.643 8.789 63 11.282 2.238 9.006 38 10.198 2.249 7.895 54 10.693 2.254 7.901 59 4,85 0,22 0,07 9,25 Nguồn: Phòng thống kê huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Số lao động trong ngành du lịch: Nhìn chung, số lao động trong các đơn vị kinh doanh du lịch chuyển biến khá, có sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2014, tổng số lao động là 10.611 người, đến năm 2015 tăng lên 10.495 người, đến năm 2016 số lao động tăng lên 11.282 người, đến năm 2017 số lao động là 10.198 và đế năm 2019 là 10.693 tăng gấp 1,01 lần so với năm 2014 và 1,02 lần so với năm 2015. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huẩn và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ ngắn hạn đến đại học đã được các đơn vị kinh doanh quan tâm hơn, từ đó góp phần nâng cao đáng kể chất lượng phục vụ của ngành. 53 2.3.1.2 Đánh giá chung về hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn - Những mặt tích cực: Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chủ trương chính sách phát triển KT-XH của Nhà nước, HĐDL ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này thể hiện trên một số mặt cụ thể như sau: Một là, HĐDL ở huyện bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp trong huyện đã tạo được mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành trong nước và nước ngoài. Một số khu, điểm du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch sinh thái đã được đưa vào khai thác đem lại kết quả khả quan. Hai là, thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong phú hơn, đa dạng hơn, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch và việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên, các loại hình du lịch được du khách đánh giá cao như: du lịch sinh thái, chữa bệnh, du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa, Do đó, khách du lịch đến huyện Hữu Lũng ngày càng nhiều hơn, doanh thu du lịch tăng lên qua các năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_hoan_thien_quan_ly_nha_nuoc_doi_vo.pdf
Tài liệu liên quan