MUC LỤC
LƠI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay
1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CUẢ NHTM.1
1.1. Khái niệm về NHTM.1
1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM.1
2. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY CỦA NHTM.5
3. CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TIỀN VAY CỦA NHTM.8
3.1. Quan niệm về đảm bảo tiền vay.8
3.2. Các hình thức đảm bảo tiền vay.9
4. NỘI DUNG NGHIỆP VỤ BẢO ĐẢM TIỀN VAY.13
4.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản.13
4.2. Bảo đảm tiền vay khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.19
5.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY
5.1. Chất lượng bảo đảm tiền vay.21
5.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cho vaycó bảo đảm.21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NHCTVN
1.KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I- NHCTVN .25
1.1.Sự ra đời, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức.25
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh.28
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SGDI-NHCTVN
2.1. Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ bảo đảm tiền vay.32
2.2. Tình hình cho vay có bảo đảm theo các hình thức bảo đảm tại SGDI.37
2.2.1.Tổng quan về các hình thức bảo đảm tiền vay mà hiện tại SGDI áp dụng.37
2.2.2.Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản. .37
2.2.3. Tình hình hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản.40
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân. .47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SGDI-NHCTVN
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA SGDI-NHCTVN.53
2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SGDI- NHCTVN.
2.1. Nhóm giải pháp đối với cho vay có bảo đảm trong trường hợp không có bảo đảm bằng tài sản.54
2.2. Nhóm giải pháp đối với hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản.57
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.64
3.1. Kiến nghị với Chính phủ.64
3.2. Kiến nghị với NHNN.72
3.3. Kiến nghị với bộ ngành liên quan.76
3.4. Kiến nghị với NHCTVN.77
Kết luận
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường bảo đảm tiền vay tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kiện của tài sản bảo đảm theo các hình thức này (thuộc sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh; được phép giao dịch; không có tranh chấp và phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật), các điều kiện đối với người bảo lãnh và thủ tục bảo lãnh như quy định. Nhưng NHCTVN chỉ thị hướng dẫn chỉ áp dụng đối với bên bảo lãnh là các TCT nhà nước. Khi cho vay phải chú ý đến việc xác định phương thức xử lý tài sản, bên giữ tài sản và bên giữ giấy tờ về tài sản. Việc xác định gía trị tài sản trước khi quyết định cho vay NHCTVN quy định chi nhánh phải thành lập tổ thẩm định gồm (1 lãnh đạo chi nhánh, 1 lãnh đạo phòng kinh doanh, 2 cán bộ tín dụng phòng kinh doanh); Trường hợp cho vay mà mức cho vay từ 100 triệu trở xuống TGĐ giao cho giám đốc chi nhánh xem xét quyết định thành lập hay không thành lập tổ thẩm định. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% so với tài sản bảo đảm, đối với tài sản là kim khí-đá quý tối đa là 80%, tài sản cầm cố là trái phiếu-tín phiếu-ký phiếu-chứng chỉ tiền gửi-sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác được bằng tiền do Chính phủ, Bộ tài chính, NHTM quốc doanh phát hành thì chi nhánh tự quyết định trên nguyên tắc đủ thu nợ gốc, lãi, phí.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: thì NHCTVN yêu cầu theo đúng luật quy định không hạn chế thêm, hay có quy định hướng dẫn cụ thể hơn. Hình thức này áp dụng trong cho vay trung dài hạn và do Chính phủ giao trong một số trường hợp cụ thể. Với khách hàng vay thì phải có tín nhiệm, có khả năng tài chính, có dự án khả thi, có khả năng hoàn nợ, có mức vốn tự có tham gia tối thiểu 50% vào dự án, giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu bằng 50%. Tài sản hình thành từ vốn vay phải xác định được quyền sở hữu của khách hàng, danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm tài sản, được phép giao dịch, không có tranh chấp và mua bảo hiểm theo quy định.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: tổ chức tín dụng được quyền lựa chọn khách hàng để cho vay không bảo đảm bằng tài sản, cho vay theo chỉ thị của Chính phủ và cho cá nhân, hộ nghèo vay bằng bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị xã hội. Khách hàng nếu được lựa chọn cho vay không bảo đảm bằng tài sản phải có tín nhiệm đối với NH, và cũng như bảo đảm khác; riêng đối với doanh nghiệp thì phải có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xin vay, NH có quyền yêu cầu xác nhận của kiểm toàn về kết quả đó. Về lựa chọn khách hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì Tổng giám đốc NHCTVN uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh NHCT quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và quy định cụ thể cho các khách hàng như: DNNN theo như quy định của nhà nước nhưng không vượt mức uỷ quyền phán quyết; DNNQD còn phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán về kết quả SXKD, tình hình tài chính; DN chỉ mở tài khoản giao dịch, vay vốn tại NHCT; Sau khi DN đã sử dụng hết tài sản để thế chấp, cầm cố cho chi nhánh. Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định cụ thể của NHCTVN là tối đa bằng nguồn vốn chủ sở hữu của DN tại thời điểm cho vay, nhưng không quá 10 tỷ đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, 5 tỷ đối với DNNQD khác; Trường hợp phương án SXKD vay vốn NH (hàng hoá, nguyên liệu lưu thông mua bán bình thường trên thị trường), DN có vốn tự có tham gia tối thiểu 30% và chi nhánh được xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo từng phương án nhưng tổng mức cho vay không vượt quá mức uỷ quyền phán quyết của tổng giám đốc; Các trường hợp cho vay không có bảo đảm vượt các quy định trên, chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét; Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hội nông dân thực hiện theo quy định
QĐ67 của CP, CV320 của NHNN, CV1034 của NHCT, mức cho vay từ 10 triệu trở xuống; Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV thực hiện theo CV34 của NHNN, CV98 của NHNN, CV150 của NHCT, mức cho vay từ 10 triệu trở xuống. Còn cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì NHCTVN phải thực hiện theo chỉ thị. Cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội cho cá nhân, hộ nghèo vay vốn thì tối đa là 10 triệu đồng.
2.2. Tình hình cho vay có bảo đảm theo các hình thức bảo đảm tại SGDI
2.2.1. Các hình thức bảo đảm tiền vay mà hiện tại SGDI áp dụng
Theo như NĐ 178/CP thì SGDI hiện đang áp dụng đầy đủ các hình thức cho vay có bảo đảm như:
* Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
* Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Tự NH quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ. Cho vay cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
2.2.2.Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản
2.2.2.1. Tình hình cho vay bằng tín chấp
Biểu 3: tình hình cho vay có bảo đảm.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
1246.6
100
1497
100
2060
100
Tín chấp
1084.4
86.99
1291.9
86.3
1732.46
84.1
Bảo lãnh
14.46
1.16
17.22
1.15
21.63
1.05
Thế chấp
128.52
10.31
163.62
10.93
280.16
13.6
Cầm cố
19.2
1.54
24.25
1.62
25.75
1.25
(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay có bảo đảm tại SGDI)
Trong thời gian vừa qua, tình hình cho vay bằng tín chấp tại SGDI vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù có giảm xuống song không nhiều. Năm 2000, cho vay bằng tín chấp chiếm tới 86.99% trong tổng dư nợ, tương ứng với 1084.4 tỷ đồng; sang 2001 còn có 86.3% so với tổng dư nợ, nhưng là 1291.9 tỷ đồng tăng lên so với 2000 là 207.5 tỷ đồng; và năm 2002 đạt được doanh số là 1732.46 tỷ đồng chiếm 84.1%, tăng so với 2001 là 440.56 tỷ đồng. Qua tình hình này cho thấy, thời gian vừa qua SGDI đã không ngừng củng cố hơn nữa lòng tin của mình trong lòng khách hàng, tỷ lệ khách hàng có uy tín với NH là rất cao cho thấy họ phải là những khách hàng có tiềm lực và có uy tín đối với NH.
Biểu 4: thực trạng và diễn biến NQH.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm
2001
2002
Tổng số
NQH/T.DN (%)
Tổng số
NQH/T.DN (%)
Tổng dư NQH
58
3,87
62
3
- KTQD
45
3,32
49,5
2,85
- KTNQD
13
9,15
12,5
3,86
NQH phát sinh
8
41
NQH thu được
10
37
(Nguồn: Báo cáo về thực trạng và diễn biễn NQH)
Mặc dù vậy, cho vay bằng tín chấp tại SGID vẫn chủ yếu áp dụng cho các thành phần kinh tế quốc doanh, đây là hình thức và từ lâu NH đã áp dụng. Song hình thức này về lâu dài NH nên có kế hoạch xem xét lại. Nhìn vào tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế càng cho thấy rõ điều đó. Các khoản cho vay ngoài quốc doanh nói chung cũng như khoản cho vay có bảo đảm không bằng tài sản nói riêng tuy chiếm tỷ trọng lớn, song về chất lượng thì các khoản cho vay này cần được xem lại. Năm 2001, khi tỷ lệ nợ quá hạn đối với quốc doanh là 45 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 78% trong tỷ lệ nợ quá hạn (chiếm 3,32% trong tổng dư nợ quốc doanh); còn cho vay ngoài quốc doanh thì chiếm 22% tức là khoảng 13 tỷ đồng (chiếm 9,15% trong tổng dư nợ ngoài quốc doanh), tuy vậy đó đều là những khoản nợ từ trước năm 1998, còn từ 1998 tới nay hầu như không phát sinh nợ xấu. Năm 2002, tỷ lệ nợ quá hạn là 62 tỷ đồng, nợ quá hạn phát sinh là 41 tỷ đồng, nợ quá hạn thu được là 37 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn cho vay quốc doanh tăng lên, còn cho vay ngoài quốc doanh thì lại hầu như không phát sinh thêm từ những món nợ mới. Điều này, thực chất là do việc cho vay đối với nền kinh tế quốc doanh tại SGDI từ trước luôn áp dụng không bảo đảm, vì đó là thành phần kinh tế nhà nước, đã hoạt động lâu năm, có quan hệ lâu dài với khách hàng và độ tín nhiệm bảo đảm là cao. Song trên thực tế hiện nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước, các đơn vị quốc doanh liên tục gặp khó khăn do không nắm bắt và theo kịp tình hình biến động đó. Chủ trương đưa các doanh nghiệp tiến hành tự chủ trong kinh doanh dường như không được thực thi xuân xẻ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ càng nhiều. Chính vì thế, cũng nên thấy rằng độ tín nhiệm đối với nền kinh tế quốc doanh nên được đánh giá lại. Mức độ tín nhiệm đối với một đơn vị kinh doanh nên được đánh giá trên nhiều góc độ như là chỉ tiêu tài chính, tình hình hoạt động, phương án vay vốn...Còn là doanh nghiệp quốc doanh chỉ là bước đầu có cái nhìn tin tưởng hơn mà thôi, không nên vì thế mà cho vay không có bảo đảm. Chỉ khi khoản vay xuất hiện yếu tố không đảm bảo mới áp dụng biện pháp bảo đảm thì có thể là muộn.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, SGDI tích cực thực hiện các chương trình cho vay như: cho vay Việt Đức, cho vay Sinh viên, cho vay CBCNV. Các khoản vay này mang tính xã hội cao, trợ giúp khó khăn cho một bộ phận không nhỏ trong nền kinh tế để họ có thể đảm bảo cuộc sống, học tập, làm việc và kinh doanh.
- Cho vay Việt Đức: đây là khoản cho vay hỗ trợ những người từ Đức trở về. Khoản vay này, do Đức đổ vốn cho cho CP VN vay và đưa vốn vào NHNNVN hỗ trợ những người từ Đức trở về, hỗ trợ cho họ vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Với khoản cho vay này, CP Đức không thu lãi đối với CP VN, song họ yêu cầu CP VN phải bảo an toàn vốn cho họ khi đến kỳ hạn họ thu về. Trong năm vừa qua, SGDI đã cho vay 3 món với tổng dư nợ là 1.988 triệu đồng, tăng lên 1386 triệu đồng (tăng hơn 2 lần) và chủ yếu tập trung vào dự án sản xuất túi nhựa, sửa chữa có ô tô, nhà hàng ăn uống.
- Cho vay Sinh viên: năm 2002, cho vay sinh viên có tổng dư nợ 761 triệu, tăng lên 382 triệu. Số món vay là 400 món, tập trung vào một sô trường như Dược, Y, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, đáp ứng được chi phí cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một khoản cho vay tốt và trong năm tới SGDI chủ trương phát triển.
- Cho vay CBCNV: trong năm vừa qua, SGDI cho vay được 40 món, dư nợ là 720 triệu. Khoản cho vay này tuy hỗ trợ được một khoản vay không lớn cho CBCNV, song nó lại góp phần hỗ trợ giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
2.2.2.2. Tình hình bảo lãnh của bên thứ ba
Tình hình hoạt động này tại SGDI trong thời gian qua chủ yếu là do người tại SGDI bảo lãnh cho ngươì nhà chính, vì vậy mà tỷ trọng của nó cũng khá nhỏ so với tình hình bảo đảm khác. Năm 2000, bảo lãnh chỉ có 1.16%, tức là 19.95 tỷ đồng; năm 2001 chỉ còn là 17.22 tỷ đồng và chiếm 1.15%; sang đến 2002 tình hình này tiếp tục giảm còn là 1.05% chiếm 21.63 tỷ đồng. Điều này cho thấy về lâu dài hình thức bảo lãnh của bên thứ ba chủ yếu là bắt buộc thông qua tài sản của bên thứ 3 chứ hạn chế bằng tín chấp, vì hình thức này còn rủi ro hơn nhiều hình thức cho vay khác, trách nhiệm sẽ không còn khi người bảo lãnh chấm dứt hoạt động, nên để đảm bảo thì NH sẽ chủ yếu bắt buộc bằng tài sản.
2.2.2.3. Tình hình hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Tình hình chung
Việc cho vay tại SGDI đã dựa trên tính khả thi của phương án, dự án xin vay vốn, mức độ tín nhiệm, khả năng uy tín của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...xin vay vốn. Theo đó, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ, giảm rủi ro (trừ loại hình cho vay cầm đồ - cầm cố, cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản TCCC...). Nếu xét thấy việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản đối với một phương án, dự án, khách hàng vay nào đó là bắt buộc để đảm bảo an toàn vốn cho vay, SGDI sẽ áp dụng các quy định của nghị định 178/1999/NĐ-CP. Nếu khách hàng đã đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì việc có áp dụng hay không biện pháp bảo đảm bằng tài sản do SGDI chủ động thoả thuận với khách hàng. Trong thực tế, việc cho vay áp dụng có bảo đảm bằng tài sản được SGDI dùng với tất cả các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thời gian qua, tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại SGDI tăng lên, khẳng định SGDI đang cố gắng triển khai và thực hiện kế hoạch đề ra có hướng mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, cũng như nắm bắt được tình hình nền kinh tế hiện nay, khu vực ngoài quốc doanh là khu vực đang mạnh dần và hoạt động ngày một có hiệu quả hơn. Trên thực tế thì loại hình này đưa lại rất nhiều thuận lợi cho cả NH, khách hàng và nền kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp ngày một phải cạnh tranh gay gắt hơn, họ luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Việc cho vay như vậy sẽ đảm bảo cho khả năng trả nợ của khách hàng, giúp khách hàng tích cực, cố gắng hoạt động để có thể trả nợ cho NH cả gốc và lãi đúng hạn, còn về NH sẽ giúp họ đảm bảo được an toàn cho vốn của NH, đảm bảo có khả năng trả nợ thứ hai từ phía khách hàng do có tài sản bảo đảm.
Tình hình bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp
Suốt thời gian từ 2000-2002, tỷ trọng cho vay thế chấp luôn chiếm ưu thế và tăng lên so với tình hình cho vay bằng cầm cố, thể hiện rõ tính ưu việt của hình thức này. Năm 2000, cho vay thế chấp là 10.31% trong tổng dư nợ, đạt doanh số là 128.52 tỷ đồng; 2001 là 163.62 tỷ đồng chiếm 10.93% và 2002 là 280.16 tỷ đồng chiếm 13.6%.. Tỷ trọng của cho vay cầm cố cũng tăng lên trong giai đoạn vừa qua, 2000 đạt 19.2 tỷ đồng chiếm là 1.54%; 2001 tăng lên đến 24.25 tỷ đồng và chiếm 1.62%; sang 2002, hình thức này tiếp tục tăng, đạt là 25.75 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm trước và chỉ đạt có 1.25%. Điều này thực chất là do sự tăng lên không đồng đều giữa tổng dư nợ và hoạt động cho vay bằng thế chấp, cầm cố. Trên thực tế cho thấy, khi mà giá nhà cửa, đất đai đang ngày một biến động và tăng cao, hơn nữa CP đang có chính sách quy hoạch thì tình hình bảo đảm bằng tài sản bất động sản ngày một khó khăn và SGDI nên có chính sách giảm thiểu và thay bằng hình thức khác. Và trong tương lai, hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hinh thành từ vốn vay đang được mở rộng và nên tăng cường bảo đảm bằng cầm cố bằng sổ tiết kiệm.
Tình hình cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản
Tình hình thế chấp tài sản
Do đặc điểm về khu vực địa lý là trung tâm Hà Nội, nơi có nhiều doanh nghiệp nên đồi tượng khách hàng của SGDI vô cùng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và tổ sản xuất, công ty liên doanh...Tuy nhiên hoạt động tín dụng của SGDI thường tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế quốc doanh, chính là doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn các DNNN này lớn, làm ăn có uy tín, có hiệu qủa. Hơn nữa cho vay họ ít rủi ro hơn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh nơi mà sự phức tạp và rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy hình thức bảo đảm tiền vay tại SGDI bằng tín chấp chiếm 84.1%, hình thức bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh bằng uy tín của người bảo lãnh và do vậy chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2000, cho vay thế chấp là 10.31% trong tổng dư nợ, đạt doanh số là 128.52 tỷ đồng; 2001 là 163.62 tỷ đồng chiếm 10.93% và 2002 là 280.16 tỷ đồng chiếm 13.6%.
Nhưng cái khó của hoạt động thế chấp tại SGDI là nhiều khách hàng thế chấp, họ thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau, dẫn tới lượng tài sản thế chấp tại SGDI vô cùng phong phú về tính năng và hoạt động của từng loaị gây khó khăn cho công tác phát mại thế chấp tại SGDI về sau này. Các loại tài sản được thế châp tại SGDI chủ yếu bao gồm: nhà cửa, quỳên sử dụng đất, các loại tái sản liên quan đến sản xuất kinh doanh như dây chuyền máy móc thiết bị, hàng hoá...Các loại tài sản này đều có thị trường chuyên dụng để mua bán,giao dịch, mặt khác việc phát mại tài sản này ngày càng thuận lợi hơn do thẩm định và quản lý dễ ràng, nhu cầu của xã hội tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ. Một số tài sản khác được phép thế chấp theo quy định nhưng không thường được chấp nhận do khi phát mại gặp nhiều khó khăn về thủ tục và quy trình xử lý cũng như hạn chế về khả năng, trình độ của cán bộ thẩm định.
Ví dụ về hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng thế chấp
Công ty vật liệu xây dựng và lâm sản Bộ Thương Mại, địa chỉ số 100 phố Lò Đúc - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Ngành sản xuất của công ty là kinh doanh vật liệu xây dựng và lâm sản. Số hiệu tài khoản tại SGDI là 710 A - 00608, tiền vay VNĐ là 001 R - 00608, tiền vay ngoại tệ là 001 A – 00608. Người đại diện cho công ty là Ông Nguyễn Duy Thiêm, giám đốc công ty, số điện thoại là 8262808.
Vào cuối năm 1996, khi có nhu cầu về vốn công ty đã lập Hồ sơ xin vay vốn đầu tư vào dự án "cải tạo đầu tư xưởng sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu". SGDI sau khi thẩm định khách hàng và dự án của khách hàng thì đã thành lập Hợp đồng tín dụng là HĐTD 01/HDVT trung và dài hạn ngày 19/12/1996.
Và khi đó với quyết định duyệt vốn cho vay trung và dài hạn số 2364 ngày 14/11/1996 của NHCTVN cho vay bằng vốn của Đài Loan, cho công ty vay với số tiền là 92000 USD, lãi suất là 4,5% năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% mức lãi suất cho vay cuối cùng đối với khoản vay khi cho vay đang áp dụng đối với khoản vay đối với số tiền bị chuyển nợ quá hạn, thời gian vay vốn là 47 tháng, thời gian ân hạn 6 tháng, thời gian thu nợ là vào tháng 6/2000. Mức trả nợ mỗi kỳ là 2244 USD/tháng.
Nhưng từ quý 3 năm 1998, công ty làm ăn thua lỗ, dây chuyền nhập về nhưng gặp khó khăn do đó không thể đưa vào sản xuất được. Sau khi khoản vay đến hạn mà công ty đã không trả được nợ, khoản nợ thành nợ quá hạn khi đó SGDI yêu cầu công ty có tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Và theo tinh thần của công văn số 757/KD - SGDI, công ty đã bàn giao lại dây chuyền sản xuất gỗ cho SGDI.
Vào ngày 14/6/2001, nợ quá hạn là 36.632 USD, đã trả là 55.368 USD gốc và một phần lãi suất. Công ty tổng cộng là 36.632 USD nợ gốc và 6, 589,82 USD lãi.
Ngày 18/12/2001, SGDI họp bán dây chuyền sản xuất, thành lập Hội đồng xử lý rủi ro bao gồm có 1 giám đốc SGDI và 5 cán bộ tín dụng cuả SGDI. Khi đưa ra bán đấu giá tài sản đây cũng là thành phần của Hội đồng bán đâu giá, cùng với thành viên của công ty đi vay, thành viên mua tài sản. Phiên bán đấu giá đã bán cho Ông Hà Văn Sáng, số nhà 22 ngõ 465 đường Đội Cấn - Quận Ba Đình - Hà Nội. Số tiền bán đấu giá tài sản là 316.500.000 tương đương là 20.700 USD với tỷ giá là 15.000 đồng cho một USD. Sau khi trừ khấu hao và hao mòn vô hình thì chỉ bán được giá 20.700 USD, số tiền này chưa đủ trả hết cho SGDI, số tiền còn lại của công ty còn nợ SGDI được chuyển sang theo dõi ngoại bảng và trích lập quỹ xử lý cho khoản rủi ro này.
Tình hình cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
Tình hình cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
Hiện nay, SGDI đang phát triển mạnh hoạt động cho vay có tài sản cầm cố bảo đảm là sổ tiết kiệm, đặc biệt là càng thích hợp hơn với những người kinh doanh, hộ kinh doanh, xí nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Thủ tục cho vay trong loại hình cho vay này rất thuận tiện, nhanh chóng cả về hai phía: SGDI và người vay. NH không mất nhiều thời gian thẩm định dự án, xem xét phương án kinh doanh của khách hàng vì sổ tiết kiệm có tính bảo đảm cao, người vay có thể nhanh chóng có được một khoản tiền phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng nhìn chung là những khoản tiền vay muốn vay có bảo đảm bằng sổ tiết kiệm là rất ít so với giá trị của SGDI, SGDI nên hoạt động linh hoạt hơn với loại hình này. 2000 đạt 19.2 tỷ đồng chiếm là 1.54%; 2001 tăng lên đến 24.25 tỷ đồng và chiếm 1.62%; sang 2002, hình thức này tiếp tục tăng, đạt là 25.75 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm trước và chỉ đạt có 1.25%, và bằng sổ tiết kiệm là chiếm 95% trong cho vay cầm cố.
Ví dụ về hợp đồng cho vay cầm cố
Tổ hợp tác Nam Thành địa chỉ số 2 ngõ 87 đường Nam Trinh - Quận Đống Đa - .Hà Nội. Ngành sản xuất là mặt hàng nhựa các loại. Vào tháng 12/1993 có nhu cầu vay vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất các mặt hàng về nhựa, chục lọc, mắc áo,....Tổ hợp tác Nam Thành đã lập hồ sơ xin vay vốn gừi đến SGDI bao gồm phương án sản xuất kinh doanh của Tổ hợp tác Nam Thành, bảng cân đối kế toán mới nhất của Tổ hợp tác Nam Thành, bảng cân đối phát sinh của Tổ hợp tác Nam Thành, bản hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ. Tổ hợp tác Nam Thành được thành lập theo quyết định số 372 QĐ UB 19/10/1991 của UBND Quận Hai Bà Trưng. Tài khoản tiền gửi của Tổ hợp tác Nam Thành là 710A - 00178 tại SGDI - NHCTVN. Tổ hợp tác Nam Thành đã có mối quan hệ với SGDI từ rất lâu, đã nhiều lân vay vốn tại SGDI và trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổ hợp tác Nam Thành đến lần vay vốn này là rất tốt, cho đến thời điểm vay vốn của Tổ hợp tác Nam Thành là đáng tin cậy.
Và số dư tiền vay tại thời điểm làm hợp đồng là 592 triệu. Khoản vay là 600 triệu cho một tháng, lãi suất là 1,8% cho một tháng, thời hạn cho vay là 12 tháng. TSCC là toàn bộ dây chuyền sản xuất nhựa của đơn vị Tổ hợp tác Nam Thành giá trị TSTC là 1.012.000.000 đồng(theo hồ sơ kiểm kê và xác định giá trị tài sản của công ty chứng khoán có đến ngày 24/12/1993), hiện tại dây chuyền sản xuất đặt tại 87 đường Nam Trinh. Tới thời điểm trả nợ thì tổng số tiền đã trả là 424.000.000, dư nợ quá hạn đến ngày 31/12/2001 là 168.000.000. Thời gian chuyển nợ quá hạn cuối cùng là 4/4/1995. Lãi treo chưa trả là 651.654.020 đồng. Lãi trong hạn là 52.089.570 đồng. Lãi quá hạn là 599.564.450 đồng.
Trong quá trình đi vay phải di chuyển địa điểm sản xuất do lý do môi trường. Chính vì thế khiến cho Tổ hợp tác Nam Thành lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Và đến hạn trả nợ, Tổ hợp tác Nam Thành đã không trả được nợ cho SGDI.
Đến khi nợ vay được chuyển thành nợ quá hạn, SGDI quyết định bán đấu giá tài sản. Căn cứ vào quyết định số 703/SGDI ngày 25/10/2002, SGDI đã đồng ý bán cho bà Triệu Thị Yến. Bà Triệu Thị Yến đã trả giá cao nhất cho dây chuyền sản xuất nhựa đó là 103.000.000 đồng, trong phiên đấu gía công khai đầu tiên ngày 24/12/2001. Việc phát mại dây chuyền sản xuất nói trên của bên cho vay (SGDI) được chủ động thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bên đi vay cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SGDI thực hiện bán đấu giá. Trong thời gian cầm cố SGDI đồng ý cho bên vay sử dụng bình thường dây chuyền sản xuất đang cầm cố tại SGDI. Khi có tranh chấp hai bên thoả thuận gặp nhau thương lượng, sau đó nếu không thoả thuận được thì hai bên sẽ nhờ toà án giải quyết, phí chứng do bên vay trả nếu số tiền dưới 1 tỷ, còn trên 1 tỷ thì chia phần trăm cho hai bên.
Tình hình bảo đảm bằng tài sản theo hình thức khác
Cho vay theo hình thức này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong hoạt động cho vay của SGDI. Trong năm 2002, khi tổng dư nợ của cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 214 tỷ đồng thì cho vay bằng tài sản của khách hàng vay chiếm tới 90.1% tương ứng với 192.814 tỷ đồng trong tổng cho vay bằng tài sản bảo đảm, trong khi đó tỷ trọng của cho vay từ tài sản của bên thứ 3, của tài sản hình thành từ vốn vay chiếm rất nhỏ, thậm chí là quá nhỏ. Cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3 là 7.276 tỷ đồng chiếm 3.4% và chủ yếu là do người nhà bảo đảm cho nhau, còn tài sản hình thành từ vốn vay là 13.91 tỷ đồng chiếm 6.5%.
Biểu 6: Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản năm 2002.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Ts của khách vay
Ts bên thứ 3
Ts từ vốn vay
Tổng số
Dư nợ
192.814
7.276
13.91
214
Tỷ trọng (%)
90.1
3.4
6.5
100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động cho vay bảo đảm bằng tài sản)
2.3. Đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay tại SGDI
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Năm 2002, với phương châm hoạt động "phát triển - an toàn - hiệu quả", cùng sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành có liên quan, hoạt động kinh doanh của SGD I đã đạt được những kết quả nổi bật, phát triển đồng đều và toàn diện trền tất cả các mặt công tác, góp phần đáng kể vào hệ thống NHCTVN, cũng như sự phát triển nền kinh tế trên địa bàn thủ đô.
So sánh kết quả đạt được trong năm 2002 với 2001 cho thấy hoạt động cho vay của SGDI đã đạt các chỉ tỉêu hết sức khích lệ, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và SGD đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Trong năm 2002, tổng nguồn huy động là 14.605 tỷ đồng, tăng lên là 3.017 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 26% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn huy động của toàn hệ thống NHCTVN.
Với tình hình huy động như vậy, tính đến cuối năm 2002, tổng dư nợ cho vay và đầu tư của SGDI là 2.806 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.060 tỷ đồng, tăng 563 tỷ đồng so với năm 2001, đạt tốc độ tăng là 37,7%. Trong đó, cho vay nền kinh tế quốc doanh đạt 1.736 tỷ đồng tăng 381 tỷ đồng, tốc độ tăng là 28% và chiếm tỷ trọng 84% tổng dư nợ, cho vay nền kinh tế ngoài quôc doanh chiếm 324 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng, tốc độ tăng là 128,2% và chiếm tỷ trọng là 15,7% tổng dư nợ.
Đặc biệt trong năm qua tại SGD đã không phát sinh nợ quá hạn từ những món vay mới, đồng thời thu được 2,1 tỷ đồng nợ quá hạn khó đòi cũ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ từ 3,87% vào năm 2001 xuống còn là 3% năm 2002. Tính đến 31.12.2002 thì tổng nợ quá hạn là 62 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng chiếm 3% tổng dư nợ. Tổng số nợ quá hạn khó đòi nếu không có tài sản bảo đảm thì hầu như là không có khả năng thu hồi còn lại có tài sản đảm bảo chủ yếu là có thể thu hồi được. Trong thực tế thì nợ quá hạn tăng lên là do giãn nợ cho một số đơn vị đó là: Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là 15.203 triệu đồng, Công ty sản xuất xe đạp xe máy là 11.939 triệu đồng, Công ty xuất nhập khẩu vật tư ngành in là 7.563 triệu đồng, Công ty khoáng sản 6 là 605 triệu đồng và Công ty lâm sản là 29.660 triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100672.doc