Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Hình thức đảm bảo bằng tài sản thế chấp được áp dụng rất phổ biến trong cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Một phần do quan điểm sai lệch của khách hàng về thế chấp tài sản. Người ta nghĩ rằng, cứ có tài sản thế chấp thì ngân hàng phải cho vay mà không hiểu rằng, đối với cán bộ tín dụng để cho vay còn phải dựa vào nhiều yếu tốk hác nữa để xét duyệt như tình hình tài chính, doanh thu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tính khả thi của dự án vay vốn Bên cạnh đó, một lý do quan trọng là sự bếp bênh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kinh nghiệm quản lý còn yếu kém chưa quen với cơ thế thị trường, máy móc cũ nát lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Chi phí trả lãi chiếm lượng lớn trong giá thành sản phẩm đã đội giá lên cao khiến sản phẩm của doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường nội địa cũng đã bị hàng nhập ngoại chiếm lĩnh. Mặt khác, hàng lậu tràn lan, giá rẻ, phù hợp với thị hiếu và mức sống của phần lớn nhân dân Việt Nam.

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển tất cả các thành phần kinh tế bằng chính sách lãi suất công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế. Ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vốn cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hay khách hàng mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phục vụ là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các thành phần tư nhân, cá thể. Tính đến ngày 31/12/1999 tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là 2089 khách hàng. Trong đó : Doanh nghiệp quốc doanh : 14 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 32 Tư nhân, cá thể 2043 Nhìn vào những con số trên ta thấy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể) gồm 2075 khách hàng chiếm tỷ trọng 99,22% trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặt khác do nằm trong địa bàn vốn là nơi tập trung các phố cổ của đất Tràng An xưa và Hà Nội ngày nay nên đường sá còn chật hẹp, điều này không thuận lợi cho việc khuếch trương toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Hơn nưã quận Hoàn Kiếm còn là nơi trập trung hoạt động của nhiều ngân hàng quốc doanh như: ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng ngoại thương, hội sở chính ngân hàng công thương Việt Nam và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài như City Bank, Bank of America, American Express Bank (Hà Lan) nên hoạt động của ngân hàng đòi hỏi tính cạnh tranh cao. Đây có thể nói là một điểm bất lợi nữa cho ngân hàng. Vì vậy mà khách hàng của ngân hàng chủ yếu là khách hàng quen thuộc Tóm lại, với những yếu khách quan cũng như chủ quan Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã và đang cố gắng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khắc phục và vượt qua những khó khăn, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới kinh doanh, sử dụng linh hoạt nguồn vốn nhằm mục tieu “năng suất- chất lượng hiệu quả- an toàn vốn” 2.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1-Công tác huy động vốn Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ nhìn trên kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường ngân hàng với tư cách là motọ trung giạn tài chính dung fnguồn vốn huy động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận. Hay nói khác đi công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mạt của một vấn đề, đó là kinh doanh tiền tệ. Chúng có quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn vốn huy động phải phù hợp vớinhu cầu tín dụng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự có hiệu quả. Trên thực tế, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là motọ ngân hàng phục vụ kinh tế địa phương là chính. Những năm trước đây được ngân hàng công thương Hà Nội giao cho nhiệm vụ huy động vốn là chủ yếu. Sau khi tách ra là một ngân hàng độc lập trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam, thì công tác huy động vốn quả là rất thuận lơị đối với ngân hàng. Mặt khác được sự quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền địa phương nên công tác huy động vốn của ngân hàng không gặp trở ngại gì lớn. Để thấy được tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong năm qua ta nghiên cứu bảng 1: đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu 1989 2000 2001 Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Nguồn vốn huy động 1.524.967 100% 2.082.533466.400 100% 3.502.015 100% 1.Tiền gửi từ dân cư 358.717 292.700 23,52% 73,8% 510.686 308.7171 24,52% 66,2% 620.345 363.744 17,71% 68,6% 2.Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 166.250 103.990 10,91% 26,2% 291.897 157.639 14,4% 33,8% 381.610- 166.256 10,89% 31,4% 3.Đi vay 1.000.000 65,57^ 1.280.000 61,47% 2.500.000 71,4% Nguồn : Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Qua bảng 1 ta thấy năm 2001 là năm ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn hơn so với hai năm 1999 và 2000. So với năm 2000 nguồn vốn huy động năm 2001 tăng 3.502.015 – 2.082.533 đồng và mức tăng 40,53%. Các nguồn vốn huy động trong năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Cụ thể là nguồn tiền gửi tiết kiệm năm 1999 là 358.717 triệu đồng thì sang năm 2000 là 510.686 triệu đồng, tăng 151.969 triệu đồng với tỷ trọng tăng 117,8%. đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng . Năm 1999 chiếm 23,52% tổng nguồn huy động, năm 2000 chiếm 24,52% và năm 2001 chiếm 17,71%. Qua sự phân tích trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, tăng dần qua các năm và chắc chắn nó đã và sẽ là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 1999 đạt 166.280 triệu đồng,sang năm 2000 là 291.847 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 125.597 triệu đồng với tỷ trọng tăng 75,55% năm 2001 giá trị của nguồn này là 381.610 triệu đồng và tăng hơn so với năm 2000 là 89.793 triệu đồng với mức tăng 30,77%. Nhìn chung qua bảng 1 ga thấy tổng giá trị huy động từ 2 nguồn chủ yếu của ngân hàng năm sau đều tăng so với năm trước. Có được kết quả như vậy là do công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền. Vì vậy, mặc dù lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng công thương thấp hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên địa bàn nhưng số tiền gửi của dân cư vẫn được duy trì và tăng trưởng. Như vậy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặc dù trong thời gian qua lãi suất tiết kiệm giảm mạnh song nguồn huy động này ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm vẫn liên tục gia tăng vào các năm. 2.2.Công tác sử dụng vốn. Cũng như các đơn vị kinh tế khác, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vật tư hàng hoá tiêu thụ chậm, thậm chí ứ đọng không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ không thu hồi được vốn. Các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn hướng thương nghiệp trước đây giờ đã chuyển sang đại lý và dịch vụ khách sạn. Nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp không đứng vững trong cơ chế thị trường. Do vậy tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khối lượng tín dụng mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện được với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh này ngày càng ít đi và không thường xuyên nữa. Đây cũng là một phần kết quả của sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Sau khi thực hiện quyết định số 388/CP của chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu như : đổi mới công nghệ, máy móc và trang thiết bị, cải tiến mẫu mã mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… Vì vậy vốn đầu tư (gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) tăng lên rất lớn, cần phải vay từ ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã áp dụng một loạt các hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu vay vốn của khách hàng như cho vay ngắn hạn. trung và dài hạn, cho vay cầm đồ, cầm cố, cho vay tài trợ uỷ thác các dự án (dự án RAP, EC, KFW…) nhằm khai thác triệt để nhu cầu tín dụng của khách hàng, của mọi thành phần kinh tế. Do đặc điểm của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, trụ sở đóng tại khu phố cổ là nơi dân cư đông đúc, phần nhiều làm nghề buôn bán. Do đó nhu cầu vay vốn của các hộ tư thương kinh doanh nhỏ là rất lớn, mặc dù họ thường vay vốn nhỏ và thời gian ngắn do đặc điểm kinh doanh quay vòng vốn. vì vậy hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cần hết sức chú trọng công tác tín dụng đối vớikv kinh tế ngoài quốc doanh, đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm và tìm mọi biện pháp để đầu tư vốn, cho vay có hiệu quả. Trong điều kiện nước ta hiện nay, quy mô tín dụng và đầu tư quyết định hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt là chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn vốn đầu tư và quyết định tình hình tài chính của ngân hàng.Nếu chất lượng tín dụng kém, khả năng rủi ro cao ngân hàng thương mại không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy, ban giám đốc Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn chú trọng đến nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tăng trưởng dư nợ lành mạnh, vững chắc chọn khách hàng và các dự án khả thi để đầu tư vốn, hạn chế tới mức thấp nhất nợ qhá hạn, tăng thu nhập từ nghiệp vụ tín dụng. Chúng ta có thể xem xét khái quát kết quả nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm qua bảng sau : Bảng 2 : Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Doanh số cho vay 1.385.000 1.690.106 1.916.500 Doanh số thu nợ 1.490.310 1.695.019 1.823.740 Dư nợ đến 31/12 502.264 547.351 620.111 Nguồn : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Qua bảng ta thấy tổng doanh số cho vay từ 1998 đến 2000 đều tăng. Năm 1998 doanh số cho vay là 1.385.000 triệu đồng, năm 2000 là 1.690.106 triệu đồng và năm 2001 là 1.916.506 . Năm 2001 doanh số cho vay tăng 13,34% so với nănm 2000. đồng thời công tác thu nợ của chi nhánh cũng đạt được kết quả tốt chứng tỏ ngân hàng đã có sự phối hợp chặt chẽ viữa công tác cho vay và công tác thu nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Xét về cơ cấu đầu tư tín dụng qua các năm thể hiện trong bảng sau : Bảng 4 : Cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/1989 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Tổng dư nợ và đầu tư khác 502.264 100% 547.351 100% 620.111 100% -Dư nợ ngắn hạn 352.321 70,15% 395.308 72,2% 409.648 66,06% -Dư nợ trung và dài hạn 149.943 29,85% 152.043 27,78% 210.463 33,94% -Kinh tế quốc doanh 385.116 76,67% 334.564 61,13% 393.750 63,5% -Kinh tế ngoài quốc doanh 117.148 23,33% 212.782 38,87% 226.361 36,5% Đầu tư khác Nguồn : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Qua bảng ta thấy phần lớn vốn tín dụng của ngân hàng để đầu tư ngắn hạn. Vốn tú ngắn hạn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng . Năm 1998 là 352.321 triệu đồng tương đương 70,15%, năm 2000 là 395.308 triệu đồng tương đương 72,22%, còn năm 2001 đạt 409.648 triệu đồng chiếm 66,06%. Vốn ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu cho vay phục vụ các doanh nghiệp mua vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là ngân hàng thương mại quốc doanh chủ yếu đầu tư vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng dùng một bộ phận vốn đầu tư chiều sâu giúp các doanh nghiệp chủ yếu là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có điều kiện đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng… Hiện nay hoạt động cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chưa phát triển ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm khoảng 20% và không có xu hướng tăng lên. Trong khi quận Hoàn Kiếm là địa bàn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động rất sôi động. Việc bỏ trống khu vực này sẽ làm giảm doanh thu của ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng khác cạnh tranh. Sở dĩ ngân hàng không muốn cho vay khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh là do một số nguyên nhân: -Đầu tư khối kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng. -Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả, thiếu kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, một sốbị lừa đảo hoặc buôn lậu dẫn đến phá sản. Sau khi thực hiện chỉ thịu của chính phủ và của thống đốc Ngân hàng nhà nước về chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chỉ cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu vào khu vực ngoài quốc doanh. Thông thường nợ quá hạn của khu vực này chiếm tỷ lệ rất lớn trên 90%. Qua đây ta thấy việc cho khối kinh tế ngoài quốc doanh vay là kém an toàn và kém hiệu quả. Bởi vậy, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã dùng nhiều biện pháp hữu hiệu để hạn chế những rủi ro đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hộ cá thể… Một trong những biện pháp không thể thiếu là sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố. II.Các hình thức đảm bảo tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Việc chuyển sang cơ chế thị trường đòi hỏi phải đưa các quan hệ vay nợ vào hành lang pháp lý mới, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, vừa đảm bảo tạo sự năng động, linh hoạt của các bên tham gia. Khi khách hàng đặt vấn đề vay vốn, sau khi xem xét tính hợp pháp (thủ tục pháp lý và sự cho phép của luật pháp) của hồ sơ xin vay ngân hàng còn phải quan tâm đến các hình thức đảm bảo cho khoản vay đó. Mặc dù tài sản đảm bảo không phải là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng tín dụng nhưng trong điều kiện hiện nay hầu như ngân hàng nào cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Do thị trường của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm rất phức tạp, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nên ngân hàng đã chú ý nhiều đến các hình thức đảm bảo tín dụng. Chúng ta hãy xem bảng sau: Bảng 5: Các hình thức đảm bảo tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Các hình thức đảm bảo 1999 2000 2001 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ 91968 100% 117148 100% 108008 100% -Thế chấp 48024 52,2% 69283 59,1% 73569 68,1% -Cầm cố 23534 25,5% 5292 4,5% 13678 12,7% -Bảo lãnh 20380 22,1% 42528 36,3% 20723 19,1% -Không có đảm bảo 30 0,2% 45 0,1% 38 0,1% Nguồn: Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Chúng ta thấy ngân hàng hầu như không cho vay không có đảm bảo đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này do trước đây trình độ chuyên môn của nhân viên còn chưa theo kịp với những biến động của nền kinh tế. Năng lực của cán bộ nhân viên ngân hàng giữ một vị trí rất quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng, đặc biệt là trong khâu thẩm định, đánh giá cácông đoànự án đầu tư trước khi quyết định cho vay cũng như khâu theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Thực tế cho thấy, nhiều rủi ro tín dụng đã xảy do ra lỗi từ phía ngân hàng do không đánh giá đúng hiệu quả của dự án vay vốn học do không theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn vay nên khách hàng đã sử dụng sai mục đích dẫn đến mất vốn mà ngân hàng không phát hiện kịp thời. Điển hình là trong thời gian qua, khi xảy ra các cơn sốt bất động sản nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất động sản. Nhưng do thị trường bất động sản biến động mạnh, bất động sản bị xuống giá và khó tiêu thụ nên doanh nghiệp đã không trả được nợ làm quá hạn của ngân hàng tăng cao. Mặt khác khi cùng cho vay một khách hàng với các ngân hàng khác, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không tính đến khả năng đảm bảo cho các khoản nợ từ tài sản thựccó của khách hàng. Khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh thì lập tức các ngân hàng cho vay gánh chịu hậu quả. Hình thức đảm bảo bằng tài sản thế chấp được áp dụng rất phổ biến trong cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Một phần do quan điểm sai lệch của khách hàng về thế chấp tài sản. Người ta nghĩ rằng, cứ có tài sản thế chấp thì ngân hàng phải cho vay mà không hiểu rằng, đối với cán bộ tín dụng để cho vay còn phải dựa vào nhiều yếu tốk hác nữa để xét duyệt như tình hình tài chính, doanh thu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tính khả thi của dự án vay vốn… Bên cạnh đó, một lý do quan trọng là sự bếp bênh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kinh nghiệm quản lý còn yếu kém chưa quen với cơ thế thị trường, máy móc cũ nát lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Chi phí trả lãi chiếm lượng lớn trong giá thành sản phẩm đã đội giá lên cao khiến sản phẩm của doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường nội địa cũng đã bị hàng nhập ngoại chiếm lĩnh. Mặt khác, hàng lậu tràn lan, giá rẻ, phù hợp với thị hiếu và mức sống của phần lớn nhân dân Việt Nam. Hàng hoá không bán được là nguyên nhân rõ nhất cắt nghĩa cho những tình huống doanh nghiệp vi phạm thời hạn trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc vi phạm trong hoạt động ngân hàng xảy ra trong thời gian qua không chỉ do lỗi từ phía ngân hàng mà chủ yếu từ phía doanh nghiệp. Từ năm 1991 đến nay theo thống kê có khoảng 335 vụ lừa đảo ngân hàng gây thiệt hai 1732880 tỷ đồng (chưa kể thiệt hai do vụ công ty TNHH Minh Phụng-EPCO, Tamexco). Những năm gần đây mức độ thiệt hại ngàycàng gia tăng. Đối tượng lừa đảo ngân hàng có đến 90% là các doanh nghiệp tư nhân dưới dạng công ty TNHH. Nhiều khách hàng tìm cách trốn tránh nợ ngân hàng bằng cách giải thể, thành lập mới hay bỏ trốn. Chính vì vậy ngân hàng rất chú trọng các hình thức đảm bảo tín dụng nhằm hạn chế một phần rủi ro. Để đạt được điều đó một vấn đề rất quan trọng là khi đã xác định cóthể cho vay thì phải xác định được tỷ lệ giữa số tiền cho vay và giá trị tài sản đảm bảo sao cho an toàn. Người ta thường nói đến một tỷ lệ chung cho tất cả các trường hợp là không thoả đáng. Như vậy có nghĩa là chỉ căn cứ vào hiện giá của tài sản đảm bảo mà thực tiễn đòi hỏi đảm bảo được đặt ra là do yêu cầu an toàn trong kinh doanh. An toàn trong kinh doanh tiền tệ phải được duy trì thường xuyên suốt trong quá trình vay nợ. Do đó, đảm bảo có đáp ứng được yêu cầu hay không tài chính đảm bảo đó phải chịu đựng được mọi sự thử thách, mọi biến động của thị trường theo thời gian. Hiện giá vẫn chỉ là cơ sở ban đầu cho việc thiết lập quan hệ vay nợ nên các yếu tố khác cũng cần phải tính đến một cách thận trọng và đầy đủ Như vậy có thể khái quát về mức độ quan hệ tín dụng là do độ an toàn của quan hệ quyết định. Độ an toàn này hình thành từ những yếu tố cơ bản như uy tín của khách hàng, tính hợp pháp của thủ tục vay, của các đảm bảo ( được pháp luật cho phép); giá trị của tài sản đảmbảo và khả năng biến động thị trường tài sản đó. Là một trong các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế. Đôi khi đó cũng là những rủi ro lớn gây ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng dư nợ 502.264 547.351 620.111 Nợ quá hạn 37.364 7,44% 31.395 5,73% 17.430 2,81% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm. Đơn vị: Triệu đồng Năm Nợ quá hạn 1999 2000 2001 Nợ ngắn hạn 32.133,04 26.999,7 14.989,8 Nợ trung dài hạn 5.230,96 4.395,3 2.440,2 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh 1999, 2000, 2001) Nhìn chung tỷ trọng nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm tương đối an toàn,nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp và giảm dần theo từng năm,đặc biệt trong năm 2001 nợ quá hạn được giữ ở mức thấp là 2,81%.Dư nợ quá hạn chủ yếu là của các khoản cho vay trước năm 1998.Trong cơ cấu nợ quá hạn,nợ quá hạn trung dài hạn năm 2001 là 2.440,2 triệu đồng,giảm 1955,1 triệu (44,48%) so với năm 2000 và chiếm 14% trong tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn trong hệ thống Ngân hàng Công Thương giảm mạnh trong những năm gần đây là do NHCT đã thực hiện chỉ thị 08 của Thống đốc NHNN cho phép hạch toán chuyển sang tài khoản 39 đối với dư nợ cho vay đối với các đơn vị đang bị khởi tố,thực hiện khoanh nợ,giãn nợ,xoá nợ.Đây là giải pháp tình thế tháo gỡ khó khăn trước mắt cho Ngân hàng song không vì thế mà ta phủ nhận nỗ lực to lớn của Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm trong việc hạ thấp nợ quá hạn.Đó là việc Chi nhánh đã tập trung vào việc khắc phục,giải quyết vấn đề nợ quá hạn,cho vay,đảo nợ,xiết nợ cũng như nhiều cố gắng trong quản lý điều hành,đổi mới lề lối làm việc,cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,tăng cường kiểm tra,giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn,nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm hiệu quả hoạt động của mình. Nếu như coi việc cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn sẽ là mặt trái cho ta cái nhìn toàn diện về kết quả tín dụng của Ngân hàng.Điều đáng nói là mặc dù Ngân hàng đã phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài về mặt tài chính,các ngân hàng nước ngoài dám cho các dự án khả thi vay mặc dù một số điều kiện khác không đủ và họ có một nguồn tài trợ rất lớn của ngân hàng mẹ ở nước ngoài đủ để có thể bù đắp nếu rủi ro xảy ra nhưng tỷ trọng Nợ quá hạn/Tổng dư nợ có xu hướng giảm nhanh qua các năm từ 7,74% năm 1999 xuống còn 5,73% năm 2000 và 2,81% năm 2001 cho thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh có dấu hiệu khởi sắc. Nếu như trong năm 1999 nợ quá hạn ngắn hạn của NHCT Hoàn Kiếm là 32.133,04 triệu đồng thì sang năm 2000 xuống còn 26.999,7 triệu và đến năm 2001 là 14.989,8 triệu đồng.Song song với nó là sự giảm xuống của nợ quá hạn trung dài hạn.Trong năm 1999 là 5.230,96 triệu đồng và giảm cho đến năm 2001 là 2.440,2 triệu trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao trong hoạt động cho vay của Chi nhánh nhưng đang có sự tăng trưởng và phát triển.Điều này cho thấy trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên một hạn chế của Chi nhánh là nợ khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối cao so với mức nợ quá hạn,chiếm từ 60% năm 1999 và giữ ở mức 58% ở các năm 2000 và 2001.Nguyên nhân của thực trạng trên là do trong giai đoạn 1994,1995,1996 Ngân hàng thực hiện mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.Sự mở rộng này diễn ra quá ồ ạt,chủ yếu quan tâm đến tăng quy mô nên các khoản vay nằm ngoài tầm quản lý của Ngân hàng.Đến khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ,phá sản đã đẩy số nợ không thu hồi của Ngân hàng lên cao.Một nguyên nhân nữa là ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập.Trong vài năm gần đây với các biện pháp tích cực được Ngân hàng áp dụng cùng với việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đã làm cho tỷ trọng cũng như số lượng nợ khó đòi tại Chi nhánh giảm dần. 2.4.1.Kết quả đạt được Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển toàn diện của ngân hàng, tín dụng trung, dài hạn đã đạt được bước tiếnm ới có thể đánh giá trên những mặt chủ yếu sau: Hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngày càng được mở rộng và đa dang hoá, dư nợ vay trung, dài hạn tăng cả về khối lượng và tỷ trọng. Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy đọng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng đến đầu tư trung, dài hạn. kết quả là dư nợ trung, dài hạn so với tổng dư nợ từng bước tăng nhanh cả về nội tệ và ngoại tê, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế. Trong năm 2002, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phấn đấu nâng dư nợ cho vay trung, dài hạn là 140 tỷ động trong 4000 tỷ dư nợ. Như vậy mở rộng tín dụng trung, dài hạn đã đi đôi với đa dạng hoá hình thức tín dụng (cho vay hợp vốn các dự án lớn Na Dương, Cao Ngạn…) mở rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho sự tiếp cận vốn trung, dài hạn với doanh nghiệp thuận lợi hơn. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp nông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung và phát triển kinh doanh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng. Vốn tín dụng trung, dài hạn đã tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị, kỹ thuật côngnghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Bằng đồng vốn vay trung, dài hạn ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm để trang bị máy móc công nghệ mới nhiều doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, góp phần cải thiện vị trí sản phẩm nội địa, phát triển kinh tế địa phương làm giảm tâm lý chuộng hàng ngoại, tăng khả năng tiêu thụ, kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Trong đó phải kể đến sản phẩm của ngành bao bì, chiếu sáng, hoá chất, xây dựng, khách sạn, than… Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Nếu như từ trước năm 1997, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gần như chỉ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, đến nay đã có sự chuyển đổi phần lớn dư nợ ngân hàng các khách hàng quốc doanh. Từ năm 1997-1999 khối lượng đầu tư tín dụng trung, dài hạn cho doanh nghiệp tư nhân vẫn là chủ đạo, nhưng đối tượng đầu tư mở rộng hơn bao gồm các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế thay đổi đúng hướng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá, tập trung vào các khách hàng sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2014.doc
Tài liệu liên quan