Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội

Năm 2008 có thể nói là năm tỷ giá hối đoái có sự biến động rất mạnh và khó lường, nhất là tỷ giá VND/USD. Trong khoảng 4 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD khá ổn định xung quanh mức 16100 VND/USD cho nên không có nhiều tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Thế nhưng tới các tháng tiếp theo, trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, tỷ giá liên tục được đẩy lên cao, song có lúc lại giảm mạnh, điều này đã gây ra những ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu hàng hóa. Sự biến động mạnh của tỷ giá khiến cho công việc thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn, đồng thời rủi ro bù lỗ doanh nghiệp tăng cao, dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ. Và tình hình này vẫn còn tiếp tục diễn ra trong quý I năm 2009.

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc ở trên thì tiến hành công việc điều tra phỏng vấn bằng các mẫu phiếu điều tra đã tạo dựng để thu thập thông tin về phân tích. (Chi tiết mẫu phiếu điều tra xem tại phụ lục) 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Cũng như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu cũng có rất nhiều phương pháp khác nhau trong phân tích nhưng trong giới hạn luận văn này xin chỉ phân tích dữ liệu theo phương pháp giản đơn. * Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích dữ liệu: như trong báo cáo luận văn này phân tích dữ liệu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt kim tại Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu của Công ty. * Bước 2: Lựa chọn tài liệu để phân tích: Đây là công đoạn khá phức tạp, ta cần lựa chọn những tài liệu chính xác và phù hợp nhất. Đặc biệt khi thực hiện công việc điều tra bằng phiếu điều tra phỏng vấn ta cần chú ý tính xác thực của những thông tin trên phiếu điều tra mà đối tượng đã cung cấp. * Bước 3: Tiến hành lập báo cáo tổng hợp từ đó phát hiện ra những thiếu sót và đề ra phương hướng giải quyết. 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu. 3.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian gần đây. Có thể nói, tỷ giá hối đoái đã đóng vai trò chủ yếu và hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Trong thời gian qua, khi mà dòng vốn FDI tăng mạnh thì việc giữ ổn định tỷ giá, nhất là so với đồng USD sẽ thực sự khó khăn, bởi sự biến động của tỷ giá sẽ tác động rất rõ rệt đến nền kinh tế, đặc biệt gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hình 3.1: Biến động tỷ giá VND/USD năm 2008 Năm 2008 có thể nói là năm tỷ giá hối đoái có sự biến động rất mạnh và khó lường, nhất là tỷ giá VND/USD. Trong khoảng 4 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD khá ổn định xung quanh mức 16100 VND/USD cho nên không có nhiều tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Thế nhưng tới các tháng tiếp theo, trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, tỷ giá liên tục được đẩy lên cao, song có lúc lại giảm mạnh, điều này đã gây ra những ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu hàng hóa. Sự biến động mạnh của tỷ giá khiến cho công việc thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn, đồng thời rủi ro bù lỗ doanh nghiệp tăng cao, dẫn tới nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ. Và tình hình này vẫn còn tiếp tục diễn ra trong quý I năm 2009. Trước sự tác động của tỷ giá, đã khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2008 mặc dù có tăng, song mức tăng không đạt mức kế hoạch đề ra. Đối với ngành dệt may nói riêng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Điều này được thể hiện rõ ở bảng số liệu dưới đây: Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 và 2008 Đơn vị tính: tỷ USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008/2007 Xuất khẩu 48,57 62,9 +29,5% Nhập khẩu 62,13 79,22 +27,5% Tổng kim ngạch 110,7 142,12 +28,0% Xuất khẩu dệt may 7,77 9,1 +17% (Nguồn bộ kế hoạch và đầu tư) Trước sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến nền kinh tế nói chung, tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng,đòi hỏi về phía nhà nước cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá, từ đó đưa ra các điều chỉnh hợp lý phù hợp cho hoạt động xuất khẩu; đồng thời về phía các doanh nghiệp xuất khẩu cũng nên có những biện pháp hợp lý để không phải đối mặt với sự biến động của tỷ giá một cách thụ động. 3.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đối với sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải chịu những tác động rất to lớn từ các nhân tố môi trường, cụ thể: * Nhóm nhân tố môi trường vi mô bao gồm toàn bộ các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp: Khả năng thanh toán, khả năng dự trữ, khả năng huy động vốn, nguồn nhân lực,… Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đối với một đơn hàng đã đặt trước, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị thua lỗ khi tỷ giá nội tệ tăng điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng dự trữ của doanh nghiệp rất quan trọng, nó đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thông suốt. Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, việc dự trữ đặc biệt quan trọng, bởi một đơn đặt hàng nếu bị lỡ thì ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới doanh thu mà tới cả uy tín của doanh nghiệp và rộng hơn là ảnh hưởng tới cả hình ảnh của một quốc gia. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, khả năng huy động vốn để duy trì và phát triển sản xuất của doanh nghiệp cũng đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, mặc dù là một Công ty có uy tín và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt kim, song không vì thế Công ty không mắc phải những khó khăn hay chịu những tác động từ các yếu tố trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn như hiện nay. Cụ thể: - Thị trường xuất khẩu chịu nhiều sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác, đặc biệt Trung Quốc. - Khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. - Do phải nhập khẩu các nguyên liệu, vật tư để sản xuất cho nên trước sự biến động của tỷ giá đã gây nhiều khó khăn cho Công ty. Khi giá nguyên liệu đầu vào cao, chi phí để sản xuất sản phẩm sẽ cao, cho nên khả năng cạnh tranh về giá so với các nước xuất khẩu không phải nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít nguyên liệu sản xuất. - Khả năng dự trữ của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là dự trữ về vốn, nguyên liệu, kho bãi cất trữ hàng hóa,… * Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô đó chính là các chính sách, các mục tiêu chung của quốc gia,… đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giả sử khi xảy ra lạm phát, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn tới lãi suất trong nước cao hơn lãi suất thế giới, khi đó dòng tiền nước ngoài chảy vào trong nước khiến đồng nội tệ tăng giá, điều này khiến cho xuất khẩu giảm và ngược lại. Một ví dụ khác, vì một lý do nào đó chính phủ chủ động tăng giá đồng nội tệ, điều này khiến cho tỷ giá nội tệ tăng và làm xuất khẩu ròng giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Thêm nữa, khi Việt Nam tham gia vào kinh tế Thế giới, hạn ngạch được nới rộng, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào thị trường Việt Nam, điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi trội là khó khăn về giá cả và chất lượng sản phẩm. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới năng lực xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp… Từ những luận điểm trên, ta có thể thấy được cả nhân tố vi mô và vĩ mô đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm về sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt kim tại Công ty Cổ phần dệt kim Hà Nội. 3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm Việc điều tra phỏng vấn thu thập số liệu được tiến hành với danh sách phỏng vấn như sau: Bảng 3.2: Danh sách các đối tượng được phỏng vấn STT Họ và tên Chức vụ 1 Ông: Bùi Tuấn Anh Giám đốc Công ty 2 Ông: Nguyễn Tạo Tư Trưởng phòng hành chính 3 Ông: Hoàng Văn Cự Trưởng phòng tổ chức 4 Bà: Phạm Thị Thanh Cúc Trưởng phòng xuất nhập khẩu 5 Ông: Phạm Đình Tú Trưởng phòng SX & KD Số phiếu được phát ra là 5 phiếu, sau khi kết thúc điều tra phỏng vấn số phiếu thu về là 5. 3.3.2. Kết quả đánh giá của chuyên gia Sau khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, em nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều có những quan điểm tương đồng nhau, và có những đánh giá ngắn gọn, tổng quát nhất về tình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty như sau: Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt kim phục vụ thị trường nội địa và quốc tế. Trên thị trường quốc tế, Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng của mình sang một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng đó là thị trường Mỹ và Nhật Bản. Hai thị trường này chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, cho nên một sự thay đổi nhỏ hoặc là một nhân tố nào đó tác động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu của Công ty. Trong các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty, thì vấn đề tỷ giá được các chuyên gia quan tâm nhất, đặc biệt là sự biến động tỷ giá VND/USD và VND/JPY. Theo như kết quả điều tra phỏng vấn, có thể thấy trong 3 năm gần đây sự biến động thất thường của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng rất lớn tới giá cả cũng như kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Phần lớn vật tư, nguyên vật liệu dùng trong sản xuất Công ty phải nhập khẩu, cho nên khi mà tỷ giá nội tệ có xu hướng tăng đã khiến cho doanh thu của Công ty giảm. Mặt khác, Công ty còn chịu sức ép về giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Trung Quốc khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty bị giảm. Sự ảnh hưởng của tỷ giá chiếm khoảng trên 60% trong tổng các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả và kim ngạch xuất khẩu của công ty đó là ước lượng của các chuyên gia. Hiện nay tỷ giá VND/USD đang tăng mạnh cho nên theo các chuyên gia nhận định, trong khoảng 3 năm tới tỷ giá VND/USD có xu hướng ổn định chiếm 40% và khó dự đoán chiếm 60%. Chính vì điều này cho nên Công ty đã sử dụng khá nhiều công cụ để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tỷ giá. Đó là lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, mua bảo hiểm hoặc là tăng cường công tác dự trữ hàng hóa. Không chỉ vậy, Công ty còn thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề dự báo tỷ giá, mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều thiếu xót. Do đó, trước sự biến động của tỷ giá và trước sự thay đổi chính sách tiền tệ của nhà nước, mức độ ứng phó của Công ty chỉ đạt ở mức độ khá (chiếm 60%), còn ở mức độ trung bình chiếm 40%. Sau khi kết thúc công việc điều tra phỏng vấn, đồng thời qua thời gian thực tập tại Công ty được tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với các thông tin đã thu thập được, em xin được đánh giá về thực trạng tình hình sản xuất của Công ty trong 3 năm gần đây. 3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 3.4.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội 3.4.1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tiêu thụ của công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội chuyên sản xuất bít tất các loại. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh là sản xuất đơn chiếc từng loại bít tất, tất người lớn, tất trẻ em theo đơn đặt hàng mà Công ty ký hợp đồng. Sản phẩm bít tất của công ty có nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Sản phẩm bít tất sau khi được sản xuất xong sẽ được đưa sang phân xưởng hoàn thành và kiểm tra chất lượng thành phẩm. Thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được nhập kho chờ xuất bán. Công ty thường áp dụng hình thức tiêu thụ là bán buôn theo hợp đồng đã ký và bán đại lý. - Công ty thực hiện bán buôn với 2 hình thức có thể giao hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc chuyển hàng đến nơi khách hàng yêu cầu. Việc bán buôn này thực hiện trên những hợp đồng ký kết với khách hàng và do phòng kinh doanh đảm nhận. Đồng thời để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn công ty áp dụng các hình thức giảm giá và chiết khấu nhằm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ. - Bán hàng giao nhận đại lý: hiện nay công ty đã có rất nhiều đại lý. Công ty có những quy định chung áp dụng cho tất cả các đại lý, bên nhận làm đại lý phải đảm bảo tiêu thụ đúng kế hoạch và khu vực bán ghi trong hợp đồng. Ngoài bán buôn và bán giao nhận đại lý, khách hàng có thể mua hàng tại công ty khi có nhu cầu. Về hình thức thanh toán: Khách hàng có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán trả chậm, có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau như: Có thể trả trực tiếp bằng tiền mặt, ngân phiếu hoặc thanh toán qua ngân hàng như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,... Về thị trường tiêu thụ: Bên cạnh thị trường nội địa thì thị trường Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu chính của Công ty. Hiện nay Công ty còn đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường tiêu thụ khác nhằm đa dạng hóa thị trường tăng đơn đặt hàng xuất khẩu. Song giới hạn một báo cáo luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu vào hai thị trường chính đó là Mỹ và Nhật Bản. 3.4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của doanh nghiệp Số lao động có đến 31/12/2008: 400 người trong đó 257 nữ. Thu nhập bình quân: 1.536.113 đồng/người/tháng. Sau đây là bảng tổng kết 1 số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu 29.902,56 39.008 42.518,09 Tổng chi phí 28.337,5 37.197 40.172,76 Lợi nhuận trước thuế 1.565,06 1.811 2.345,33 Thuế thu nhập doanh nghiệp Được miễn 507,08 656,7 Lợi nhuận sau thuế (% lợi nhuận/doanh thu) 1.565,06 (5,23%) 1.303,92 (3,34%) 1.688,63 (3,97%) (Nguốn: Phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà nội) Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy được những diễn biến khá rõ về tình hình kinh doanh của Công ty. Năm 2006 tổng doanh thu của Công ty là 29,90256 tỷ đồng và lợi nhuận của Công ty thu về là 1,56506 tỷ đồng. Thế nhưng đến năm 2007, mặc dù tổng doanh thu của Công ty đã tăng rất cao, khoảng hơn 30% thế nhưng Công ty chỉ thu lợi nhuận về là 1,30392 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tại thời điểm này, các doanh nghiệp dệt may đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (28%). Đến năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều gặp khó khăn về chi phí sản xuất: vật tư, nguyên liệu, tiền lương,… tăng cao cho nên sản lượng của các doanh nghiệp dệt may trong nước không được tăng cao. Đối với Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội cộng thêm một khó khăn nữa là vật tư máy móc trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu, cho nên tổng doanh thu của Công ty chỉ tăng 9% và lợi nhuận tăng 29,5% so với năm 2007. Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất năm 2006-2008 Đơn vị tính: triêu đôi, triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng 2,06 3,4 3,93 Doanh thu 20.096,51 33.169,08 38.339,55 (Nguốn: Phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà nội) Hình 3.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất năm 2006-2008 Nhận thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất chiếm chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty. Số lượng các đơn đặt hàng tăng đáng kể theo từng năm. Năm 2007, nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ đồng thời có phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, lượng bit tất xuất khẩu tăng 65% kéo theo doanh thu thuần xuất khẩu tăng gần 70% so với năm 2006. Đây là năm mà tốc độ đạt doanh thu thuần cao nhất từ trước tới nay. Song đến năm 2008, Công ty đã gặp phải nhiều khó khăn đã nói ở trên nên lượng bit tất xuất khẩu tăng không mạnh, chỉ tăng 23% so với năm 2007. Chính vì vậy Công ty cần phải có những điều chỉnh kịp thời và chính xác để các năm tới kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng mạnh hơn. Trong các thị trường xuất khẩu sản phẩm bit tất, bên cạnh các thị trường nhỏ như Lào, Séc,… chỉ chiếm một lượng tiêu thụ nhỏ và Công ty đang tiếp tục khai thác thì Mỹ và Nhật Bản vẫn là hai thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của Công ty. Điều này được thể hiện rõ ở bảng số liệu dưới đây. Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất tại thị trường Mỹ và Nhật Bản năm 2006-2008 Đơn vị tính: triệu đôi, triệu đồng Chỉ tiêu Mỹ Nhật Bản 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Số lượng 1,2 2,3 2,74 0,36 0,6 0,79 Doanh thu 11.706,7 22.437,84 26.730,29 3.512 5.853,35 7.706,91 (Nguốn: Phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà nội) Hình 3.3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất tại thị trường Mỹ và Nhật năm 2006-2008 Qua biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bit tất sang thị trường Mỹ và Nhật Bản từ năm 2006 đến 2008, ta dễ dàng nhận thấy Mỹ là thị trường rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. So với năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 91,66%) và tăng chậm đến năm 2008 (tăng 19,2% so với năm 2007). Còn tại thị trường Nhật Bản, mặc dù là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của Công ty, song kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa thực sự đúng với tiềm năng mà Công ty có thể khai thác được. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ bằng 1/3 so với thị trường Mỹ, do đó đòi hỏi trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp hợp lý để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đồng thời tiếp tục là bạn hàng lớn tại thị trường Mỹ. 3.4.2. Tình hình biến động và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt kim của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội. 3.4.2.1. Tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây * Tỷ giá USD/VND Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái liên tục có những biến động mạnh, điều này được thể hiện qua các điều chỉnh biên độ tỷ giá của nhà nước. Cụ thể: Ngày 24/12/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mở rộng biên độ dao động tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá công bố từ +/- 0,5% lên +/- 0,75%. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ trương tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới. Với lập luận rằng nhằm kiềm chế lạm phát, ngày 10/3/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ tỷ giá thêm 0,25%. Biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ +/-0.75% lên +/-1%. Ngày 26/6/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố nhiều quyết định quan trọng liên quan đến chính sách điều hành thị trường tiền tệ, bao gồm việc cho phép các NHTM nới biên độ tỉ giá USD lên ± 2% và chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ. Ngày 6/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) trong biên độ ±3% có hiệu lực từ ngày 7/11/2008. Nhằm tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững. Trước khi NHNN thực hiện tăng biên độ tỷ giá, tối 5/11/2008, tỷ giá bán ra USD tại thị trường tự do đã tăng hơn 17.000đ/USD, khoảng 17.200đ/USD. Tới chiều ngày 6/11/2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng được niêm yết là 16.511đ/USD; tại các ngân hàng thương mại là 16.831- 16.841đ/USD; trên thị trường tự do từ 16.570đ/USD đến 16.650đ/USD. Ngày 24/3/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 622/QĐ-NHNN ngày 23/3/2009 về điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND lên mức +/-5% thay cho mức +/-3% hiện hành. Biên độ mới có hiệu lực kể từ ngày 24/3/2009. Đây là lần điều chỉnh thứ ba trong gần 1 năm qua, đưa biên độ tỷ giá từ 1% lên đến 5% nhằm giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Ngày 23/3, tỷ giá USD tự do được giao dịch phổ biến 17.740đ (mua vào) - 17.760đ (bán ra). Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố mức: 1 USD = 16.980 VND. Có thể thấy trong thời gian rất ngắn chỉ hơn 1 năm có tới năm lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 0.75% (ngày 24/12/2007) lên 5% (ngày 24/3/2009). Và tỷ giá cũng liên tục tăng và được giao dịch kịch trần trong thời gian qua. Hình 3.4: Tỷ giá USD/VND từ 8/2008 tới 3/2009 (Nguồn: vneconomy.vn) * Tỷ giá hối đoái JPY/VND Về mặt nguyên tắc, không có tỷ giá trực tiếp giữa JPY/VND mà được tính thông qua trung gian bằng đồng USD theo công thức JPY/VND= USD/VND: USD/JPY. Do đó hướng đi của cặp tiền JPY/VND phụ thuộc vào hai yếu tố: + Biến động cặp tiền USD/JPY + Biến động cặp tiền USD/VND Chính vì điều này cho nên việc nghiên cứu biến động tỷ giá JPY/USD sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ta có thể xem xét việc quy đổi tỷ giá như sau: Bảng 3.6: Quy đổi tỷ giá JPY/VND STT Thay đổi (%) USD/VND USD/VND Thay đổi (%) USD/JPY USD/JPY JPY/USD 1 0,00 17.478 20 104,4 167,5 2 20 20.984 104,4 20 201 3 12,97 19.755 20 104,4 189,22 4 12,97 19.755 15 100,05 197,45 (nguồn www.kimeng.com.vn ) Trong ví dụ 1, trường hợp JPY giảm giá mạnh nhất với VND, tỷ giá USD/VND không thay đổi và USD/JPY tăng giá 20% khi đó tỷ giá JPY/VND còn 167,5 Trong ví dụ 4, với giả định USD/VND sẽ tăng giá và được giao dịch ở mức 19.755 và với USD/JPY chỉ tăng giá 15% khi đó tỷ giá JPY/VND sẽ là 197,45. * Tỷ giá hối đoái USD/JPY Hình 3.5: Biến động tỷ giá USD/JPY giai đoạn 01/2008- 4/2009 (Nguồn Tình hình biến động tỷ giá USD/JPY trong giai đoạn 01/2008-4/2009 là tương đối phức tạp. Cụ thể, tháng 1 năm 2008 tỷ giá USD/JPY là 114,12 song đến tháng 2 tỷ giá USD/JPY giảm mạnh xuống 106,16 và lại trở lại mức 114,44 ngay sau tháng 3, điều này có thể lý giải là do tình hình biến động bất thường và khó dự đoán của nền kinh tế thế giới. Trong quý 2 và quý 3, mặc dù Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, song với các chính sách riêng của mình, Nhật Bản giữ được mức tỷ giá USD/JPY khá ổn định và xoay quanh mức 106,33. Đến quý 4 năm 2008, tỷ giá USD/JPY lại giảm mạnh có thời điểm ở mức 87,56 khiến cho xuất khẩu của Nhật bị sụt giảm mạnh, điều này biểu hiện nền kinh tế Nhật này càng trầm trọng hơn. Để hỗ trợ cho việc xuất khẩu, Bộ tài chính Nhật Bản đã duy trì chính sách đồng JPY suy yếu, chính vì vậy trong 3 tháng đầu năm 2009 tỷ giá USD/JPY ở mức 93,03-101,02. 3.4.2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt kim của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội Theo thống kê nội bộ, Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội lựa chọn đồng USD làm đồng tiền tính toán và thanh toán chủ yếu, thanh toán bằng đồng JPY hầu như chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Việc Công ty phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Và mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của đồng USD. Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD biến động sẽ tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt hoạt động xuất khẩu của Công ty. Và điều này đã trở thành thực tế trong thời gian vừa qua, đặc biệt là năm 2008 – với những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái, biên độ dao động lớn, chu kỳ biên động ngắn, song có lúc lại có những biến động đột ngột theo những cơn sốt giá ngọa tệ đã gây ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thứ nhất, sự biến động của tỷ giá đã ảnh hưởng đến nguồn cung hàng xuất khẩu của Công ty. Điều này được giải thích là do: Phần lớn nguyên vật liệu, vật tư dùng trong sản xuất, Công ty phải nhập khẩu. Với xu hướng tỷ giá nội tệ giảm làm cho giá nguyên vật liệu nhập tính theo đồng nội tệ tăng khiến cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể. Mặt khác, hầu hết máy móc thiết bị của Công ty đều cũ và lạc hậu, không theo kịp với nhu cầu, năng lực sản xuất làm hạn chế việc phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước tình hình đó, Công ty đã đầu tư thêm máy móc trang thiết bị nhập khẩu, song điều này trước mắt lại gặp một vấn đề lớn đó là đồng VND mất giá, khiến chi phí nhập khẩu tăng cao và làm hạn chế lợi nhuận của Công ty trong năm qua. Bảng 3.7: Tổng giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu và máy (năm 2007 và 2008) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (kg) Trị giá Số lượng (kg) Trị giá Nguyên liệu sợi 98.865,82 5.419,698 88.709,79 6.313,998 Thuốc nhuộm 1295 360,377 735 177,520 Phụ tùng và máy 3.972,160 4.067,551 Tổng giá trị 9.752,832 10.559,068 (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà nội) Qua bảng trên ta có thể thấy số lượng nhập khẩu năm 2008 giảm mạnh nhưng tổng giá trị lại cao gần tương đương so với năm 2007 điều này là do đồng USD tăng giá, đồng nội tệ mất giá. Thứ hai, khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến cầu hàng xuất khẩu của Công ty. Thật vậy, tình hình kinh tế Thế giới đang suy thoái nghiêm trọng, người dân đã ý thức được sự tiết kiệm trong chi tiêu của mình. Do đó, mức tiêu dùng của họ sẽ giảm dẫn tới cầu hàng hóa giảm và điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực xuất khẩu của Công ty. Các đơn đặt hàng trong các tháng của những năm vừa qua đã giảm, doanh thu thuần của Công ty tăng không cao và điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của công nhân viên trong Công ty, đòi hỏi Công ty có những giải pháp để hạn chế khó khăn này. Thứ ba, sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty với các nước xuất khẩu khác. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù đồng VND mất giá, song mức mất giá của VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim H.doc