Luận văn Một số giải pháp về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Nam Định

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH . 5

1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế. 5

1.1.1. Khái niệm về thuế . 5

1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế. 6

1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế. 8

1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. 11

1.2. Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 14

1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường . 14

1.2.2. Các sắc thuế đối với các doanh nghiệp . 19

1.3. Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 25

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh . 25

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế. 27

1.3.3. Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 29

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM

ĐỊNH. . 34

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 34

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 35

2.1.3. Tình hình phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh

Nam Định . 36

2.2. Khái quát về Cục thuế tỉnh Nam Định. 37

2.2.1. Sự hình thành và phát triển . 37

pdf110 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cán bộ công chức còn lại 90 12,8 111 16,8 131 19,4 169 24,3 III Phân theo trình độ 699 100 661 100 675 100 693 100 1 Đại học trở lên 259 37,1 282 42,7 336 49,8 353 50,9 2 Cao đẳng, trung cấp 411 58,8 351 53,1 318 47,1 321 46,4 3 Sơ cấp 29 4,1 28 4,2 21 3,1 19 2,7 43 thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trước yêu cầu quản lý thuế mới. Số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra trên tổng số công chức chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra (khoảng 30%). Trong khi nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, với tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra như hiện nay, việc giám sát, kiểm tra, thanh tra sẽ không đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng. Số cán bộ quản lý ở các đội thuế (quản lý hộ kinh doanh) còn nhiều chiếm trên 30% nhưng số thu chỉ chiếm 10,4 % số thu ngân sách. Nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, tăng cường công tác quản lý thuế, hàng năm Cục thuế đã xây dựng và tổ chức triển khai thực kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng như cử công chức đi học sau đại học, đại học, tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tài chính, Tổng cục thuế tổ chức. Bên cạnh đó Cục thuế thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ công chức toàn ngành, việc tổ chức đào tạo được tổ chức dựa trên các chương trình, giáo trình đã được Tổng cục thuế phê duyệt và theo phương pháp kết hợp nhiều hình thức, nhiều cấp đào tạo, liên kết đào tạo với các trường, các cơ sở đào tạo của các bộ, ngành và địa phương. Số liệu thể hiện qua Bảng 2.5. Bảng 2.5: Thống kê đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Đơn vị: lượt người Số công chức cử đi đào tạo bồi dưỡng Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quản lý Nhà nước 44 40 184 171 60 Tin học 230 170 325 215 250 Bồi dưỡng nghiệp vụ 1.475 1.592 2.047 2.568 2.300 Đại học 15 15 15 15 10 Thạc sĩ 0 14 23 39 33 Lý luận chính trị 9 5 2 7 6 Cộng 1.773 1.386 2.596 3.015 2.659 (Trích: Báo cáo tổng kết hàng năm- Nguồn: Cục Thuế Nam Định) Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được Cục thuế Nam Định thường xuyên quan tâm. Tuy nhiên công tác này vẫn còn tồn tại, hạn chế đó là: - Vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo yếu về kiến thức quản lý kinh tế, quản lý vĩ mô, do đó phương pháp chỉ đạo điều hành công tác quản lý thuế chưa đạt hiệu quả cao. Trình độ tin học của công chức để khai thác các chương trình ứng dụng quản lý 44 thuế còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn yếu, chưa đủ điều kiện tham gia các khóa học về nghiệp vụ ở nước ngoài để đáp ứng công việc được giao trong thời kỳ hội nhập quốc tế. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa theo kịp sự phát triển của ngành, đào tạo chưa có tính hệ thống, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của ngành thuế. - Đội ngũ giảng viên chủ yếu dựa vào giảng viên kiêm chức phải tập trung triển khai nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia vào công tác đào tạo còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo chính qui về phương pháp giảng dạy. - Chưa có địa điểm riêng để tổ chức các khoá bồi dưỡng, tập huấn: chưa có phòng máy tính để tập huấn các ứng dụng tin học; chưa có địa điểm để tập huấn chuyên môn nghiệp vụ... dẫn tới việc thiếu chủ động trong quá trình triển khai tổ chức đào tạo bồi dưỡng cũng như chi phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng tăng lên rất nhiều. 2.3.2. Công tác kê khai và kế toán thuế 2.3.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế (cấp mã số thuế) Thực hiện Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế, từ năm 2006 đết hết năm 2008 cơ quan thuế trực tiếp cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp. Từ tháng năm 2009 đến nay việc cấp mã số thuế cùng với đăng ký kinh doanh và cấp dấu thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH- BTC-BCA ngày 29 /07/2008 Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của chính phủ. Đến hết năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có 3.668 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế và được cấp mã số thuế để quản lý thu, giai đoạn 2008 - 2012 bình quân mỗi năm cấp mới cho khoảng 380 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 20%. Từ số liệu Bảng 2.6 cho thấy, loại hình công ty cổ phần gia tăng mạnh nhất tốc độ tăng bình quân 5 năm là 32%, tiếp đến là loại hình công ty TNHH, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 22%, hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tốc độ gia tăng thấp và không đáng kể. 45 Giai đoạn trước năm 2008 việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, còn mã số thuế do Cục thuế cấp; sự phối hợp thống nhất để quản lý doanh nghiệp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nên nhiều doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đến đăng ký thuế còn chậm so với quy định (chiến khoảng 4,5%). Còn tồn tại một số doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để có đầy đủ thủ tục thuê đất nhưng chưa thực hiện dự án và không đăng ký cấp mã số thuế, kê khai thuế (chiếm khoảng 1%). Bảng 2.6: Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thuế Giai đoạn 2008-2012 Năm (%) So sánh TT Loại hình doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 09/08 10/09 11/10 12/11 Tăng bình quân (%) 1 Cty TNHH 864 1.122 1.330 1.619 1.902 130 119 122 117 122 2 Cty cổ phần 348 508 748 917 1.072 146 147 123 117 132 3 DN tư nhân 409 471 496 495 538 115 105 100 109 107 4 Hợp tác xã 147 151 151 153 156 103 100 101 102 102 Cộng 1.768 2.252 2.725 3.184 3.668 127 121 117 115 120 (Trích: Báo cáo tổng kết hàng năm- Nguồn: Cục thuế Nam Định) 2.3.2.2. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế Doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, căn cứ vào chính sách thuế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD để xác định số thuế phải nộp, các ưu đãi miễn, giảm thuế, để kê khai vào hồ sơ khai thuế gửi về cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý thuế chuyển sang thực hiện các chức năng chủ yếu là: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Để giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc nộp hồ sơ khai thuế, từ năm 2007 Cục thuế Nam Định đã thực hiện cơ chế “Một cửa” để tiếp nhận hồ sơ khai thuế, niêm yết công khai các thủ tục hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó Cục thuế đã cung cấp phần mềm ứng dụng công nghệ kê khai thuế bằng mã vạch 2 chiều (mã hoá thông tin 46 thành các mã vạch) để hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp kê khai thuế giúp doanh nghiệp kê khai thuế đảm bảo nhanh chóng, chính xác, tránh được nhiều sai sót, nhầm lẫn. Qua công tác hỗ trợ của cơ quan thuế thì việc kê khai thuế của doanh nghiệp đã chủ động hơn, trong giai đoạn 2008-2012 tỷ tệ tờ khai đã nộp tăng dần qua các năm, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn tương đối ổn định, tỷ lệ các tờ khai thuế bị lỗi được giảm thiểu và chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp tờ khai 5 năm từ năm 2008- 2012: - Số lượt tờ khai thuế GTGT phải nộp là 163.490 tờ khai, số tờ khai đã nộp là 158.925 tờ khai đạt 97%, trong đó có 151.580 tờ khai nộp đúng hạn chiếm 95%, số tờ khai sai sót là 4.260 tờ khai chiếm 2,7%, - Số lượt tờ khai quyết toán thuế TNDN phải nộp là 13.624 tờ khai, số tờ khai đã nộp là 12.977 tờ khai đạt 95%, trong đó có 11.940 tờ khai nộp đúng hạn chiếm 92%, số tờ khai sai sót là 468 tờ khai chiếm 3,6%, Số liệu từng năm thể hiện qua Bảng 2.7; Bảng 2.8 Bảng 2.7: Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: lượt tờ Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn Tờ khai lỗi, sai sót Năm Tờ khai phải nộp Số lượng Tỷ lệ TK đã nộp/TK phải nộp (%) Số lượng Tỷ lệ TK nộp đúng hạn/ TK đã nộp (%) Số lượng Tỷ lệ TK lỗi, sai sót/TK đã nộp (%) 2008 21.216 20.367 96 19.145 94 611 3,0 2009 27.026 25.945 96 24.647 95 726 2,8 2010 33.024 32.033 97 30.432 95 833 2,6 2011 38.208 37.444 98 35.946 96 1.011 2,7 2012 44.016 43.136 98 41.410 96 1.079 2,5 Cộng 163.490 158.925 97 151.580 95 4.260 2,7 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) 47 Bảng 2.8: Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Lượt tờ Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn Tờ khai lỗi, sai sót Năm Tờ khai phải nộp Số lượng Tỷ lệ TK đã nộp/TK phải nộp (%) Số lượng Tỷ lệ TK nộp đúng hạn/ TK đã nộp (%) Số lượng Tỷ lệ TK lỗi, sai sót/TK đã nộp (%) 2008 1.768 1.644 93 1.480 90 66 4,0 2009 2.252 2.094 93 1.885 90 80 3,8 2010 2.752 2.587 94 2.354 91 101 3,9 2011 3.184 3.057 96 2.843 93 107 3,5 2012 3.668 3.595 98 3.379 94 115 3,2 Cộng 13.624 12.977 95 11.940 92 468 3,6 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) Trên thực tế vẫn còn một số lượng tờ khai không nộp, hoặc nộp không đúng hạn, có sai sót. Nguyên nhân chính như sau: - Một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động SXKD nên không nộp; hoặc có đăng ký thuế nhưng đã bỏ trốn, mất tích; hoặc đến kỳ kê khai nhưng vắng người đại diện pháp luật. - Một số doanh nghiệp không nộp tờ khai do đang trong thời gian làm các thủ tục giải thể, phá sản, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. - Sự hiểu biết về pháp luật thuế của một số doanh nghiệp còn hạn chế, không nắm bắt được quy định về thời hạn kê khai thuế, phương pháp kê khai, các nội dung trong tờ khai thuế. - Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa tốt, cố tình không nộp, nộp chậm, khai sai để giảm nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó việc xử lý của cơ quan thuế đối với các trường hợp này chưa kiên quyết như việc đôn đốc nhắc nhở, mời làm việc hoặc lập biên bản vi phạm hành chính. 2.3.2.3. Quản lý doanh thu và thực hiện dự toán thu thuế GTGT. (1) Về kê khai doanh thu: Quản lý doanh thu không những nhằm mục đích quản lý tốt thuế GTGT mà còn quản lý tốt các loại thuế khác. Khi đã thực hiện tốt công tác quản lý người nộp 48 thuế thì công tác quản lý doanh thu là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thu thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đã làm cho doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra giai đoạn 2008-2012 tăng nhanh. Số liệu Bảng 2.9 cho thấy, doanh thu đến năm 2012 đạt 30,4 nghìn tỷ đồng tăng trên 4 lần so với năm 2008, mức tăng bình quân chung của cả giai đoạn là 44%, điều đó cho thấy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2012 phát triển theo chiều hướng tốt. Bảng 2.9: Doanh thu thực hiện của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: tỷ đồng Doanh thu (%) so sánh Loại hình doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 09/ 08 10/ 09 11/ 10 12/ 11 Tỷ lệ tăng BQ C.ty TNHH, C.ty cổ phần 6.786 8.988 16.517 18.302 27.707 132 184 111 151 145 DNTN, HTX 553 586 645 2.185 2.681 106 110 339 123 169 Tổng cộng 7.338 9.574 17.162 20.487 30.388 130 179 119 148 144 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) (2) Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, song nó đòi hỏi công tác quản lý thuế hết sức chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến thất thu lớn cho NSNN qua việc gian lận trong khâu kê khai khấu trừ thuế đầu vào làm giảm số thuế phải nộp hoặc hoàn thuế. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng nộp tờ khai thuế và nộp thuế phát sinh vào NSNN, nếu kê khai có sai sót các doanh nghiệp được kê khai bổ sung điều chỉnh vào kỳ kê khai tiếp theo, hết năm các doanh nghiệp không phải hồ sơ quyết toán thuế GTGT năm. Số liệu Bảng 2.10 cho thấy, giai đoạn 2008-2012 tình hình thực hiện dự toán thu thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn hoàn thành vượt mức dự toán giao, trong đó thuế GTGT hàng năm cũng đều hoàn thành vượt mức dự toán, số thu năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008 thuế GTGT thực hiện là 55,5 tỷ đạt 135% dự toán, đến năm 2012 thực hiện 191,5 tỷ đạt 133% dự toán, tăng 3,4 lần so 49 với năm 2008. Thuế GTGT là loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2012 tỷ trọng thuế GTGT trong tổng số thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tăng mà có chiều hướng giảm, tốc độ tăng thuế GTGT thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, đây là điểm không bình thường, vì vậy việc quản lý sắc thuế này cần phải được quan tâm, chú trọng. Giai đoạn 2008 - 2012 công tác quản lý doanh thu, thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đạt được kết quả nhất định, nhìn chung các doanh nghiệp đã chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế chưa tốt, thể hiện qua công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thuế đã phát hiện các trường hợp kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; kê khai từ thuế suất cao sang thuế suất thấp; hoặc dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế GTGT, các trường hợp này xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, xăng dầu, vận tải, xây dựng. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thường trốn doanh thu bằng cách bán hàng không viết hoá đơn giao cho khách hàng hoặc viết hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng khi hoàn thành quyết toán công trình thường không lập hoá đơn kịp thời, do chủ đầu tư còn nợ chưa thanh toán. Bảng 2.10: Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: Triệu đồng Dự toán pháp lệnh Thực hiện (%) so với DT TT Năm Tổng số Tr.đó thuế GTGT Tổng số Tr.đó thuế GTGT Tổng số Tr.đó thuế GTGT (%) Cơ cấu thuế GTGT/ thuế DN NQD A B 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 5=3/2 1 2008 50.000 41.000 67.170 55.479 134 135 83 2 2009 75.000 58.900 92.467 71.152 123 121 77 3 2010 110.000 83.400 127.961 99.406 116 119 78 4 2011 153.000 114.800 172.965 144.344 113 126 83 5 2012 197.000 143.700 248.414 191.575 126 133 77 Cộng 585.000 441.800 708.977 561.956 121 127 79 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) 50 2.3.2.4. Quản lý thu nhập chịu thuế và thực hiện dự toán thu thuế TNDN. Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, quy mô kinh doanh và doanh thu tính thuế thì thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng mạnh mẽ, Số liệu Bảng 2.11 cho thấy thu nhập chịu thuế đến năm 2012 là 401,1` tỷ đồng tăng trên 5 lần so với năm 2008, mức tăng bình quân chung của cả giai đoạn là 58%, điều đó khảng định hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngày càng đem lại hiệu quả, lợi nhuận đem lại nhiều hơn. Bảng 2.11: Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Ngoài quốc doanh giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: tỷ đồng Thu nhập chịu thuế (%) so sánh Loại hình doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 09/ 08 10/ 09 11/ 10 12/ 11 Tỷ lệ tăng BQ C.ty TNHH, C.ty cổ phần 72,8 106,8 106,8 227,2 382 147 100 213 168 157 DNTN, HTX 3 1,2 0,8 5,3 19,1 40 67 663 360 282 Tổng cộng 76 108 108 233 401 142 100 216 173 158 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) (2) Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN: Các hoạt động SXKD đem lại doanh thu và được công nhận là hợp pháp đều phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, bước đầu quản lý thuế GTGT tạo tiền đề cho việc quản lý thuế TNDN được thuận lợi. Thuế GTGT là loại thuế kê khai và nộp theo tháng, thuế TNDN kê khai tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm. Vì vậy quản lý chặt đối tượng nộp thuế GTGT, tình hình sử dụng hóa đơn ấn chỉ của doanh nghiệp cũng có nghĩa là quản lý được doanh nghiệp về mặt doanh thu tính thuế TNDN. Vấn đề còn lại là cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế theo định kỳ hoặc đột xuất để xác định tính trung thực và hợp lý trong việc kê khai thuế TNDN của các doanh nghiệp. Số liệu Bảng 2.12 cho thấy, các năm 2008, 2009, 2010, 2012 tình hình thực hiện dự toán thu thuế TNDN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều hoàn thành vượt mức dự toán giao, riêng năm 2011 mới đạt 73% dự toán là do thực hiện chính sách giảm, gia hạn nộp thuế TNDN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp 51 hoạt động trong lĩnh vực dệt, may, da giầy theo Nghị Quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo an sinh xã hội. Số thu từ thuế TNDN năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2008 thuế TNDN thực hiện là 8,6 tỷ đạt 122% dự toán, đến năm 2012 thực hiện 44,8 tỷ đạt 115% dự toán, tăng 5,2 lần so với năm 2008. Bảng 2.12: Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Triệu đồng Dự toán pháp lệnh Thực hiện (%) so với dự toán TT Năm Tổng số Tr.đó thuế TNDN Tổng số Tr.đó thuế TNDN Tổng số Tr.đó thuế TNDN (%) Cơ cấu thuế TNDN/ thuế DN ngoài quốc doanh A B 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2 7=4/3 1 2008 50.000 7.000 67.170 8.575 134 122 13 2 2009 75.000 13.000 92.467 14.647 123 113 16 3 2010 110.000 18.500 127.961 20.424 116 110 16 4 2011 153.000 27.500 172.965 20.198 113 73 12 5 2012 197.000 39.000 248.414 44.792 126 115 18 Cộng 585.000 105.000 708.977 108.635 121 103 15 (Nguồn: Cục thuế Nam Định) Thực tế qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ngành thuế Nam Định đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp kê khai không trung thực các khoản chi phí nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán tăng chi phí so với thực tế; hoặc không kê khai các khoản thu nhập chịu thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể, qua công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp đã phát hiện các hình thức gian lận trong kê khai thuế TNDN như sau: 52 - Hợp pháp hoá các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế: Đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê khai thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, như kê khai thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được vấn đề này, doanh nghiệp sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thoả thuận trong hợp đồng cao hơn mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn có được việc làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho NSNN. Hoặc có trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN. - Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà hàng... thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai về số lượng, đơn giá và lập bảng kê... Mặt khác lại không có định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào nên việc kê khai hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của doanh nghiệp, cơ quan thuế rất khó kiểm soát. - Lợi dụng tình trạng một số khách hàng không lấy hoá đơn, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đó để cho hoặc bán cho một số doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào. - Một số đơn vị hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí để tính thuế TNDN, nhưng thực tế không thực hiện sữa chữa, làm tăng chi phí để giảm thuế TNDN phải nộp. - Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN các khoản chi phí không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế, các khoản này chủ yếu nằm ở chi phí khác. - Không kê khai các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính như: các khoản chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng; chiết khấu thương mại được nhận bằng tiền, các khoản thưởng trên doanh thu bán hàng từ nhà cung cấp... Hình thức này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cấp 1, cấp 2. 2.3.2.5. Công tác hoàn thuế GTGT Do đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định có nhiều doanh nghiệp SXKD hàng dệt may xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư dự án mới... nên thường phát sinh các trường hợp được hoàn thuế GTGT. 53 Công tác hoàn thuế đã được Cục thuế Nam Định thường xuyên quan tâm, thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo quy định của Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và Quy trình hoàn thuế. Hoàn thuế đúng quy định đã tạo nên sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn, có thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư và xuất khẩu, giúp tăng trưởng doanh nghiệp để tạo nên nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy SXKD phát triển. Công tác kiểm tra hoàn thuế cũng được Cục thuế Nam Định coi trọng, các trường hợp mới thành lập, hoặc có nghi vấn trong kê khai thuế đều được kiểm tra trước khi hoàn thuế. Trước và sau khi hoàn thuế Cục thuế luôn giám sát quá trình SXKD của doanh nghiệp, tiến hành xác minh hóa đơn và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Số liệu Bảng 2.13 cho thấy trong 5 năm Cục thuế Nam Định đã giải quyết hoàn thuế cho 592 doanh nghiệp số thuế hoàn là 799,5 tỷ đồng, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm tăng dần qua các năm, năm 2008 tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm là 24% đến năm 2012 là 69%, tỷ lệ bình quân 5 năm là 48%. Các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu trong việc sử dụng hóa đơn GTGT không đúng quy định như: Sử dụng hóa đơn sửa chữa, tẩy sóa; hóa đơn ghi không đầy đủ chỉ tiêu theo quy định; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ mục đích SXKD; sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ có giái trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không thanh toán qua ngân hàng... 54 Bảng 2.13. Hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Triệu đồng Kết quả kiểm tra hoàn thuế TT Năm Số DN hoàn thuế Số thuế hoàn Số DN vi phạm Số thuế loại trước khi hoàn Số thuế thu hồi hoàn Tỷ lệ DN vi phạm/ DN hoàn thuế (%) 1 2008 127 95.506,8 30 765,4 202,5 24 2 2009 97 94.927,2 42 591,7 744,5 43 3 2010 161 279.925,8 88 1.067,0 1.004,0 55 4 2011 123 169.241,3 66 616,8 3.637,3 54 5 2012 84 159.910,3 58 1.088,3 839,1 69 Cộng 592 799.511,4 284 4.129,2 6.427,4 48 (nguồn Cục thuế Nam Định) 2.3.3. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được xác định là một khâu quan trọng của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế; giúp doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc xác định số thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ với NSNN; hạn chế và loại bỏ những vi phạm pháp luật về thuế do thiếu hiểu biết của Người nộp thuế, đồng thời hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng chính sách, pháp luật thuế. Cục thuế Nam Định đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền luôn được đổi mới về nội dung, hình thức nên đã đạt được một số kết quả tiến bộ, Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Tạo được quan hệ mang tính hợp tác, phục vụ của cơ quan thuế, đảm bảo từng bước dân chủ hóa công tác quản lý thuế, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp và Người nộp thuế. Việc tuyên truyền tập trung vào chính sách thuế nói chung, đặc biệt là các quy định sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế, bên cạnh đó đã chú trọng đến công tác tuyên truyền về các quan điểm, nội dung dự kiến sửa đổi bổ sung các luật thuế để các doanh nghiệp biết tham gia ý kiến. Với việc tập trung tuyên truyền về 55 phương diện này đã giúp cho các doanh nghiệp nắm kịp thời nội dung chính sách thuế và những quy định sửa đổi, bổ sung để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhiều hình thức tuyên truyền mới như: phối hợp với các tổ chức đoàn thể (Ban Tuyên giáo, Hội Phụ nữ, Hội khuyến học, Hiệp hội nghề nghiệp); Phối hợp với Báo Nam Định, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Cáp đẩy mạnh và đổi mới tuyên truyền trên báo, đài, mở mục hỏi đáp p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272302_1832_1951713.pdf
Tài liệu liên quan